Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Cài đặt tư duy học Ngoại Ngữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.77 KB, 12 trang )

CÀI ðẶT TƯ DUY HỌC NGOẠI NGỮ

Bạn ñã bao giờ tự hỏi tại sao một số người dường như sinh ra là ñể giàu có, thành công
và hạnh phúc, trong khi một số người dường như sinh ra là ñể nghèo khó và thất bại?
Nguyên nhân phải chăng là do sự khác nhau về học vấn, sự thông minh, kỹ năng giao
tiếp, thời cơ, mối quan hệ hay sự may mắn? Câu trả lời ñầy ngạc nhiên là: Không phải bất
cứ yếu tố nào ở trên.
Thực tế là người giàu có cách suy nghĩ rất khác so với người nghèo. Chính cách suy nghĩ
ñó quyết ñịnh hành ñộng của họ và vì thế quyết ñịnh kết quả của họ.

Suy nghĩ nhỏ =>Hành ñộng nhỏ =>Kết quả nhỏ.
Suy nghĩ lớn => Hành ñộng lớn => Kết quả lớn.

Lập trình từ quá khứ -> suy nghĩ -> cảm xúc -> Hành ñộng -> Kết quả

Bây giờ chúng ta hãy cùng xem tư duy của chúng ta bị lập trình như thế nào. Cách suy
nghĩ của bạn bị chi phối, ảnh hưởng bởi những người xung quanh từ lúc nhỏ cho tới lúc
lớn lên. Sau ñây là trường hợp của bé A
a) Trường hợp 1: Bé A sinh ra trong một gia ñình làm tổng thống, và từ lúc nhỏ cho
ñến lúc lớn lên, bé A có cơ hội ñược gặp rất nhiều nhân vật nổi tiếng trong giới
chính trị, ñồng thời bé A thường xuyên nghe bố mẹ nói chuyện với nhau về chính
sự Kết quả là bé A nghĩ rằng việc tôi lớn lên làm tổng thống, thủ tướng hay ít
nhất là bộ trưởng là ñiều hiển nhiên
b) Trường hợp 2: Bé A sinh ra trong một gia ñình doanh nhân và bố mẹ, ông và bé A
ñang sở hữa một tập ñoàn hàng tỷ ñô. Từ lúc sinh ra cho tới lúc lớn lên, bé A
thường xuyên ñược bố mẹ kể về chuyện làm ăn kinh doanh: các chiến lược phát
triển tập ñoàn, cách mở rộng mối quan hệ …. Vô tình những ñiều này ñã ñược cài
ñặt dần dần trong tư duy của bé A, và bé nghĩ rằng việc tôi lớn lên sở hữu một
doanh nghiệp là chuyện rất bình thường
c) Trường hợp 3: Bé A sinh ra trong một gia ñình làm ruộng và bố mẹ bé A quanh
năm chỉ biết “ Bán mặt cho ñất, bán lưng cho trời”. Từ lúc nhỏ cho ñến lúc lớn lên


bé A thường xuyên ñược bố mẹ khuyên rằng : “Con phải cố gắng vào ñại học,
học cho thật tốt, sau ñó xin một công việc thật ổn ñịnh”. Cứ dần dần như thế bé A
nghĩ rằng mình phải tập trung học thật tốt chuyên nghành rồi cầm tấm bằng ñi xin
việc
d) Trương hợp 4. Bé A không may sinh ra bố mẹ mất sớm và từ nhỏ e ñã phải sống
cùng với những ñứa trẻ ở gầm cầu. Từ lúc nhỏ tới lúc lớn lên em không ñược học
hành, em cứ bắt chước những gì những ñứa trẻ lớn hơn mình làm ñể làm sao sống
cho qua ngày. Tư duy của em bị cài ñặt từ ñó, em chỉ nghĩ ñến việc làm sao kiếm
tiền ñể tồn tại, và có thể thấy rất rõ một ñiều là cách cư xử của bé A mang ñậm
văn hóa nơi em sinh ra và lớn lên

Học ngoại ngữ cũng vậy, một trong những trở ngại lớn nhất khi chúng ta khi học
ngoại ngữ là tư duy về ngôn ngữ của chúng ta bị cài ñặt từ trước, rất khó ñể gỡ bỏ.
Hay nói cách khác hệ thống niềm tin của chúng ta về việc học ngoại ngữ ñã ñược cài ñặt
từ trước
Có thể bạn ñã nghe ai ñó nói rằng mỗi người ñều có mục tiêu và những phương pháp học
khác nhau. ðiều ñó hoàn toàn ñúng nhưng người ñó có thực sự là người thành công trong
việc học ngoại ngữ không? Và ñiều quan trọng hơn là người ñó ñã giúp cho bao nhiêu
người có thể nghe và nói tốt tiếng Anh ?
Có một ñiều tôi tin chắc rằng hơn 90% chúng ta học ngoại ngữ (cụ thể là tiếng Anh ) với
mục ñích là ñể giao tiếp.
Dưới ñây tôi có trích dẫn về kinh nghiệm học tiếng Anh của thầy Duy Nhiên-một thầy
giáo rất tâm huyết, nhiệt tình. Các bạn cùng tham khảo nhé

“LÀM SAO NGHE ðƯỢC TIẾNG ANH

Một trong những trở ngại lớn nhất của chúng ta khi học một ngoại ngữ ấy là chúng
ta quá… thông minh và có quá nhiều kinh nghiệm

Quá thông minh: vì mình không thể nào chấp nhận nghe một câu mà mình không hiểu:

cần phải hiểu một câu nói gì trước khi nghe tiếp câu thứ hai, nếu không thì mình không
buồn nghe tiếp.

Quá kinh nghiệm: Cuộc ñời ñã dạy ta không nghe những gì người khác nói mà chỉ hiểu
những gì mà nội dung chuyển tải. Nếu không hiểu nội dung, chúng ta không thể lặp lại
lời người kia. Cũng vì thế mà - trong giai ñoạn ñầu học ngoại ngữ - mỗi lần nghe một câu
tiếng Anh thì trong ñầu phải dịch ra ñược tiếng Việt thì mới yên tâm, bằng không thì …
câu ấy không có nghĩa.
Thế nhưng, ñấy là lối học sinh ngữ ngược chiều. Tôi biết ñược 6 ngôn ngữ, trong ñó có
ba ngôn ngữ thành thạo nghe nói ñọc viết: Việt - Anh - Pháp, và tôi thấy rằng trong các
ngôn ngữ tôi biết thì, một cách khách quan, nghe và nói tiếng Việt là khó nhất (vì ở
phương tây, không có ngôn ngữ nào mà mình ñổi cao ñộ của một từ

thì ý nghĩa từ ấy lại
thay ñổi: ma - má - mà - mạ - mã - mả). Nhưng các bạn ở forum này, cũng như tôi, ñều
không có vấn ñề gì cả với cái sinh ngữ khó vào bậc nhất ấy!
Tuy nhiên, những thầy cô dạy chúng ta nghe nói tiếng Việt chẳng phải là những vị
chuyên viên ngôn ngữ như các thầy cô ngoại ngữ mà ta học tại các trường. Thầy dạy
tiếng Việt chúng ta là tất cả những người quanh ta từ ngày ta ra ñời: cha mẹ, anh chị,
hàng xóm, bạn bè… nghĩa là ñại ña số những người chưa có một giờ sư phạm nào cả,
thậm chí không có một khái niệm nào về văn phạm tiếng Việt. Thế mà ta nghe tiếng Việt
thoải mái và nói như sáo. Còn tiếng Anh thì không thể như thế ñược. Ấy là vì ñối với
tiếng Việt, chúng ta học theo tiến trình tự nhiên, còn ngoại ngữ thì ta học theo tiến
trình phản tự nhiên

Từ lúc sinh ra chúng ta ñã NGHE mọi người nói tiếng Việt chung quanh (mà chẳng bao
giờ ta phản ñối: "tôi chẳng hiểu gì cả, ñừng nói nữa"! Mới sinh thì biết gì mà hiểu và
phản ñối!). Sau một thời gian dài từ 9 tháng ñến 1 năm, ta mới NÓI những tiếng nói ñầu
tiên (từng chữ một), mà không hiểu mình nói gì. Vài năm sau vào lớp mẫu giáo mới
học ðỌC rồi vào lớp 1 (sáu năm sau khi bắt ñầu nghe) mới tập VIẾT… Lúc bấy giờ,

dù chưa biết viết thì mình ñã nghe ñưọc tất cả những gì người lớn nói rồi (kể cả ñiều
mình chưa hiểu). Như vậy, tiến trình học tiếng Việt của chúng ta là Nghe - Nói - ðọc -
Viết. Giai ñoạn dài nhất là nghe và nói, rồi sau ñó từ vựng tự thêm vào mà ta không bao
giờ bỏ thời gian học từ ngữ. Và ngữ pháp (hay văn phạm) thì ñến cấp 2 mới học qua loa,
mà khi xong trung học thì ta ñã quên hết 90% rồi.
Nhưng tiến trình ta học tiếng Anh (hay bất cứ ngoại ngữ nào) thì hoàn toàn ngược
lại.
Thử nhìn lại xem: Trước tiên là viết một số chữ và chua thêm nghĩa tiếng Việt nếu cần.
Và kể từ ñó, học càng nhiều từ vựng càng tốt, kế ñến là học văn phạm, rồi lấy từ vựng ráp
vào cho ñúng với văn phạm mà VIẾT thành câu! Rồi loay hoay sửa cho ñúng luật! Sau
ñó thì tập ðỌC các chữ ấy trúng ñược chừng nào hay chừng ấy, và nhiều khi lại ñọc một
âm tiếng Anh bằng một âm tiếng Việt! (ví dụ fire, fight, five, file… ñều ñược ñọc là
‘phai’ ). Sau ñó mới tới giai ñoạn NÓI, mà ‘nói’ ñây có nghĩa là ðọc Lớn Tiếng những
câu mình viết trong ñầu mình, mà không thắc mắc người ñối thoại có hiểu 'message' của
mình hay không vì mình chỉ lo là nói có sai văn phạm hay không. Lúc bấy giờ mới
khám phá rằng những câu mình viết thì ai cũng hiểu, như khi mình nói thì chỉ có
mình và … Thượng ðế hiểu thôi, còn người bản xứ (tiếng Anh) thì ‘huh - huh’ dài
cổ như cổ cò! Thế là học nói bằng cách sửa ñổi phát âm những từ nào chưa chuẩn
cho ñến khi người khác có thể hiểu ñược.
Sau thời gian dài thật dài, mình khám phá rằng mình từng biết tiếng Anh, và nói ra thì
người khác hiểu tàm tạm, nhưng khi họ nói thì mình không nghe ñược gì cả (nghĩa là
nghe không hiểu gì cả). Lúc bấy giờ mới tập NGHE, và rồi ñành bỏ cuộc vì cố gắng mấy
cũng không hiểu ñược những gì người ta nói.
Vấn ñề là ở ñó: chúng ta ñã học tiếng Anh ngược với tiến trình tự nhiên, vì quá
thông minh và có quá nhiều kinh nghiệm. Tiến trình ấy là Viết - ðọc - Nói - Nghe!
Vì thế, muốn nghe và nói tiếng Anh, chuyện ñầu tiên là phải quên ñi kinh nghiệm và trí
thông minh, ñể trở lại trạng thái ‘sơ sinh và con nít’, và ñừng sử dụng quá nhiều chất xám
ñể phân tích, lý luận, dịch thuật!
Và ñây là bí quyết ñể Nghe:
A. Nghe thụ ñộng:

1. - ‘Tắm’ ngôn ngữ. Nghe không cần hiểu: Hãy nghe! ðừng hiểu.
Bạn chép vào CD một số bài tiếng Anh (vì dụ từ trên forum này). Mỗi bài có thể dài từ 1
ñến 5 phút.
Khi nào bạn ở nhà một mình, thì mở các bài ñó ra vừa ñủ nghe, và cứ lặp ñi lặp lại mãi ra
rả như âm thanh nền suốt ngày. Bạn không cần ñể ý ñến nó. Bạn cứ làm việc của mình,
ñánh răng, rửa mặt, học bài làm bài, vào internet… với tiếng lải nhải của bài tiếng Anh.
(thậm chí, trong lúc bạn ngủ cũng có thể ñể cho nó nói).
Trường hợp bạn có CD player, USB player hay iPod, thì ñem theo ñể mở nghe khi mình
có thời gian chết - ví dụ: di chuyển lâu giờ trên xe, ñợi ai hay ñợi ñến phiên mình tại
phòng mạch.
Công việc ‘tắm ngôn ngữ’ này rất quan trọng, vì cho ta nghe ñúng với từng âm của
một ngôn ngữ lạ. Tai của chúng ta bắt rất nhanh một âm quen, nhưng loại trừ
những âm lạ. Ví dụ: Nếu bạn nghe câu: ‘mặt trời mọc cánh khi chim voi truy cập chén
chó’, một câu hoàn toàn vô nghĩa, nhưng bảo bạn lặp lại thì bạn lặp lại ñược ngay, vì bạn
ñã quá quen với các âm ấy. Nhưng khi một người nói một câu bằng chừng ấy âm (nghĩa
là 11 âm/vần), trong ngôn ngữ bạn chưa từng học, và bảo bạn lặp lại thì bạn không thể
nào lặp lại ñược, và bảo rằng… không nghe ñược! (Bạn có ñiếc ñâu! Vấn ñề là tai bạn
không nhận ra ñược các âm!) Lối 'tắm ngôn ngữ' ñó chỉ là vấn ñề làm quen ñôi tai, và
sau một thời gian (lâu ñấy chứ không phải vài ngày) bạn sẽ bắt ñược các âm của
tiếng Anh, và thấy rằng âm ấy rất dễ nghe, nhưng hoàn toàn khác với âm
Việt. ðừng nản lòng vì lâu ngày mình vẫn không phân biệt âm: hãy nhớ rằng bạn ñã tắm
ngôn ngữ tiếng Việt ít ra là 9 tháng liên tục ngày ñêm trước khi mở miệng nói ñược tiếng
nói ñầu tiên và hiểu ñược một hai tiếng ngắn của cha mẹ; và sau ñó lại tiếp tục 'tắm ngôn
ngữ' Việt cho ñến 4, 5 năm nữa!
2 - Nghe với hình ảnh ñộng.
Nếu có giờ thì xem một số tin tức bằng tiếng Anh (một ñiều khuyên tránh: ñừng xem
chương trình tiếng Anh của các ñài Việt Nam, ít ra là giai ñoạn ñầu, vì xướng ngôn viên
Việt Nam, phần lớn, nói rất gần với âm Việt Nam (kể cả pronunciation), nên mình dễ
quen nghe, và từ ñó lỗ tai mình lại hỏng, về sau lại khó nghe người bản xứ nói tiếng Anh
- thế là phải học lại lần thứ hai!). Các hình ảnh ñính kèm làm cho ta ‘hiểu’ ñược ít nhiều

nội dung bản tin, mà không cần phải ‘dịch’ từng câu của những gì xướng ngôn viên nói.
Bạn sẽ yên tâm hơn, sau khi nghe 15 phút tin tức, tự tóm lược lại, thì thấy rằng mình ñã
nắm bắt ñược phần chính yếu của nội dung bản tin. Và ñây là cách thứ hai ñể tắm ngôn
ngữ.
B. Nghe chủ ñộng.
1. Bản tin special english:
- Thu một bản tin, và nghe lại rồi chép ra nhiều chừng nào hay chừng nấy… nhớ là ñừng
tra cứu tự ñiển hay tìm hiểu nghĩa vội. ðoán nghĩa trong nội dung câu, và nhớ lại âm
thanh của từ, hay cụm từ ñó, sau này tự nó sẽ rõ nghĩa, nếu trở ñi trở lại hoài.
(Ngày xưa, trên ñài VOA, sau mỗi chương trình tôi thường nghe một cụm từ tương tự
như: statue, statute hay statu gì ñó, mà không biết viết thế nào, tuy vẫn hiểu ñại loại là:
hãy ñợi ñấy ñể nghe tiếp. Mãi sau này tôi mới biết rằng thuật ngữ rất quen thuộc ấy là
'stay tuned', nhưng một thời gian dài, chính tả của chữ ấy ñối với tôi không thành vấn ñề!)
2. Chăm chú nghe lại một số bài mình từng nghe trong giai ñoạn ‘tắm ngôn ngữ’
- Lấy lại script của những bài mình từng nghe, ñọc lại và nhớ lại trong tưởng tượng lời
ñọc mà mình từng nghe nhiều lần.
Sau ñó xếp bản script và nghe lại ñể hiểu. Lần này: tự nhiên mình sẽ nghe rõ từng tiếng
và hiểu. Trường hợp không hiểu một từ hay cụm từ, thì gắng lặp lại nhiều lần ñúng như
mình ñã nghe, sau ñó lật lại script ñể so sánh.
3. Một số bài Audio trong Forum này: nghe nhiều lần, trước khi ñọc script. Sau ñó, ñọc
lại script, chủ yếu kiểm tra những từ mình ñã nghe hoặc ñoán, hoặc những từ mà mình có
thể phát âm lại nhưng không hiểu viết và nghĩa thế nào. Qua việc này, nhiều khi ta phát
hiện rằng một từ mình rất quen thuộc mà từ xưa ñến nay mình cứ in trí là phải nói một
cách nào ñó, thì thực ra cần phải nói khác hẳn và phát âm như thế thì mới mong nghe
ñúng và nói cho người khác hiểu. Sau ñó, xếp bản script và nghe lại một hai lần nữa. (Ví
dụ: hai chữ tomb, bury, khi xưa tôi cứ ñinh ninh là sẽ phát âm là 'tôm-b(ơ), bơri' - sau này
nghe chữ 'tum, beri' tôi chẳng hiểu gì cả - dù cho tôi nghe rõ ràng là tum, beri -cho ñến
khi xem script thì mới vỡ lẽ!)
4. Học hát tiếng Anh, và hát theo trong khi nghe.
Chọn một số bài hát mà mình thích, tìm lyrics của nó rồi vừa nghe vừa nhìn lyrics. Sau

ñó học thuộc lòng và hát song song với ca sĩ, và gắng phát âm cũng như giữ tốc ñộ và
trường ñộ cho ñúng. Khi nào buồn buồn cũng có thể tự hát cho mình nghe (nếu không có
giọng tốt và hát sai giọng một tí cũng không sao, vì chủ yếu là tập phát âm, tốc ñộ, trường
ñộ và âm ñiệu tiếng Anh).
Và nói cho ñúng giọng (qua hát) cũng là một cách giúp mình sau này nhạy tai hơn khi
nghe, vì thường thường ngôn ngữ trong các bài hát khó nghe hơn những câu nói bình
thường rất nhiều.

Trước khi tạm dừng topic này, tôi muốn nói thêm một ñiều.
Có bạn bảo rằng hiện nay mình chưa hiểu, nên cố gắng nghe nhiều cũng vô ích, ñể mình
học thêm, khi nào có nhiều từ vựng ñể hiểu rồi thì lúc ñó sẽ tập nghe sau.
Nghĩ như thế là HOÀN TOÀN SAI. Chính vì bạn chưa hiểu nên mới cần nghe nhiều
hơn những người ñã hiểu. Muốn biết bơi thì phải nhảy xuống nước, không thể lấy lý do
rằng vì mình không thể nổi nên ở trên bờ học cho hết lý thuyết rồi thì mới nhảy xuống, và
sẽ biết bơi! Chưa biết bơi mà xuống nước thì sẽ uống nước và ngộp thở ñấy, nhưng phải
thông qua uống nước và ngộp thở như thế thì mới hy vọng biết bơi.
Muốn biết bơi, thì phải nhảy xuống nước, và nhảy khi chưa biết bơi. Chính vì chưa biết
bơi nên mới cần nhảy xuống nước.
Muốn biết nghe và hiểu tiếng Anh thì phải nghe tiếng Anh, nghe khi chưa hiểu gì cả! Và
chính vì chưa hiểu gì nên cần phải nghe nhiều”

Khi mình còn là sinh viên, rất nhiều người bạn của mình nghĩ rằng( tư duy ñã bị lập trình)
ñể nghe và nói tốt thì cần phải giỏi ngữ pháp. Cứ như vậy rất nhiều bạn ñã ra các trung
tâm tiếng Anh chọn những khóa ngữ pháp nhưng chỉ học ñược khoảng 6 tháng là cảm
thấy chán và từ bỏ việc học tiếng Anh. Nhưng khi nhìn lại một ñứa trẻ học ngoại ngữ,
bạn có thể thấy rằng một ñứa trẻ khoảng 3-4 tuổi có thể giao tiếp khá tốt mặc dù chưa
biết một mặt chữ cái nào.Một ví dụ nữa nhé, năm 1945 khoảng 90 % dân số ta mù chữ,
có biết gì về ñọc và viết ñâu nhưng vẫn giao tiếp một cách thoải mái. Ở ñây mình chỉ
muốn nhấn mạnh một ñiều, chúng ta hoàn toàn có thể nghe, nói bất kì một ngôn ngữ nào
mà không cần học ngữ pháp. Và khi bạn ñã nghe nói tốt rồi thì hãy quay lại học ngữ

pháp, làm như vậy sẽ tiết kiệm thời gian rất rất nhiều. Bây giờ tôi sẽ chỉ cho các bạn biết
cách tư duy của các bạn (khoảng 90 %) bị lập trình như thế nào khi học ngoại ngữ

-Thứ nhất: Ngữ pháp là nền tảng cơ bản ñể nghe và nói
-Thứ hai: Phương pháp ñóng góp tới 70-80 % thành công trong việc học ngoại ngữ

Như các bạn có thể thấy, ñể học ngoại ngữ nhanh nhất (theo chiều tự nhiên ) chúng ta sẽ
bắt ñầu từ nghe. Vậy một câu hỏi ñặt ra là làm sao ñể nghe tốt ???
ðể nghe tốt bạn phải hiểu ñược cách phát âm các âm cơ bản trong tiếng Anh ( gồm 12
nguyên âm, 24 phụ âm và 8 nguyên âm ñôi ).




Dưới ñây là chiến thuật luyện nói tiếng Anh, các bạn
cùng tham khảo nhé

Bước 1: Luyện từ

1. Phát âm (hay âm cơ bản, chưa tính trọng âm )

Cái lớn bắt ñầu từ cái nhỏ, ñể có thể nói ñược tiếng Anh thì việc ñầu tiên bạn phải ñọc
chuẩn từng từ. ðể làm ñược ñiều này bạn phải học cách phát âm chuẩn từng âm cơ bản (
12 nguyên âm, 24 phụ âm và 8 nguyên âm ñôi ). Bạn mất khoảng 1 tháng ñể có thể học
cách ñọc chuẩn từng âm cơ bản này

2.Trọng âm
Bạn có thể phát âm sai nhưng nếu bạn nhấn trọng âm ñúng thì người bản ngữ vẫn có thể
hiểu ñược. Tiếng Anh là ngôn ngữ của âm nhạc, khác với tiếng Việt rất nhiều, người ta
chỉ nghe trọng âm là chính. Do vậy bạn phải học cách nhấn trọng âm

Trọng âm gồm có 3 yếu tố: ñộ to, ñộ cao, ñộ dài .ðiều này có nghĩa là trọng âm phải to
hơn, cao hơn và dài hơn các thành phần không ñược nhấn trọng âm ( trong từ có từ 2 âm
tiết trở lên )

Dưới ñây là một số lỗi thường gặp về phát âm và trọng âm

a. Thiếu phụ âm cuối (ending sound)

Nếu bạn ñọc thiếu âm cuối thì các âm sau bạn sẽ ñọc như sau
Ví dụ 1: five, fight, fire, fired ( bạn sẽ ñọc là fai)
Ví dụ 2: one, once, won, ones ( bạn ñều ñọc là wan)

b. ðọc các biến dạng của cùng 1 từ như nhau

Mọi người có thói quen ñọc một cách tự phát các dạng của từ (danh từ, ñộng từ, tính
từ…) như nhau
Ví dụ 1:
photograph, photography, photographic
Ví dụ 2: economy, economic, economical

c. Thiếu trọng âm phụ

ðối với các từ có từ 3-4 âm tiết trở lên thì ngoài trọng âm chính còn có trọng âm phụ.
Cần phải ñọc rõ các trọng âm này ( về ñộ to, ñộ cao, ñộ dài ) và các âm còn lại có thể ñọc
nuốt ñi
Ví dụ: nationalization
Ví dụ 2: environmental (in,vairơn'mentl)

d. Trọng âm nhấn chưa ñủ ñộ
Trọng âm nhấn chưa ñủ ñộ nghĩa là trọng âm thiếu ñộ to, ñộ cao và ñộ dài . ðể nói ñược

hay, thì trọng âm chính cần phải có âm lượng gấp 2-2.5 lần âm thường, và có ñộ dài cũng
tương tự, còn ñối với trọng âm phụ thì cũng phải 1.5-2 lần. Nhiều khi các âm không phải
trọng âm có thể nuốt (ñọc rất nhỏ trong cổ họng), nhưng phải nhấn các trọng âm rất rõ,
rất to và dài (chưa nói là còn phải luyến nữa).

ðể có thể ñọc chuẩn ñược từng từ bạn phải luyện tập rất nhiều, mất khoảng 1 tháng ñể
luyện các âm cơ bản (nguyên âm và phụ âm ) và mất khoảng 3-4 tháng ñể thay máu(tùy
vào mức ñộ ñọc sai của từng bạn ). Tức là bạn phải ñọc lại tất cả những từ bạn ñã biết vì
ña số những từ ñó bạn toàn ñọc sai

Bước 2: Luyện các dạng nối âm, biến âm , trọng âm trong câu

Khi bạn ñã hoàn thành bước 1, nghĩa là bạn có khả năng ñọc chuẩn từng từ 1 ( âm và
trọng âm ) nhưng bạn nghe người bản xứ giao tiếp với nhau bạn vẫn không hiểu bởi vì
khi người bản ngữ giao tiếp với nhau họ thường nối các âm lại với nhau ( nối âm, biến
âm) hay là nuốt âm. Mặt khác ñể nghe hiểu ñược bạn phải làm quen vơi chất giọng
accent của từng miền ( Anh –Anh, Anh-Mỹ, Anh-Úc…). Chẳng hạn như cùng là người
Việt Nam nếu như bạn nghe 2 ông Nghệ An, Hà Tĩnh nói chuyện với nhau, chắc là: má
ơi, chỉ có thượng ñế mới hiểu ñược.

1. Các hiện tượng nối âm
a. Phụ âm + nguyên âm
Khi một từ kết thúc bằng phụ âm và từ tiếp theo bắt ñầu bằng 1 nguyên âm thì có xu
hướng nối lại với nhau
Ví dụ 1: I like it ( ai laikit )
Ví dụ 2: To find out ( tơ findaut)

b. Nguyên âm + nguyên âm ( thêm các âm trượt j, w cho dễ ñọc)
Ví dụ 1: Go away ( gou (w)ơ’wei)
Ví dụ 2: I also ( ai (j) ‘o:lsou)

….

2. Các hiện tượng biến âm
a. Y + T=CH
Ví dụ:
Don’t you like it?
Nice to meet you
How about you?
Can I get you a drink?

b. D +Y =J
Did you see it ?
How did you like it?
Could you tell?
Where did you send your check

3. Luyện ngữ ñiệu trong câu

ðể có thể nói ñúng ngữ ñiệu trong câu bạn cần phải nắm ñược từ thuộc về nội dung và từ
thuộc về mặt cấu trúc. Ngoài ra ngữ ñiệu trong câu còn phụ thuộc vào các tình huống
khác nhau, phụ thuộc vào cảm xúc của người nói…
Hầu hết các từ trong câu ñược chia làm 2 loại :

+Từ thuộc về nội dung : là những từ chìa khoá của một câu.Chúng là những từ quan
trọng,chứa ñựng nghĩa của câu.

+Từ thuộc về mặt cấu trúc : những từ không quan trọng lắm,chỉ ñể cho
các câu ñúng về mặt ngữ pháp.Nghĩa là nếu bạn bỏ qua các từ này khi
nói,mọi người vẫn hiểu ñược ý của bạn.


Vậy phân biệt 2 loại từ này như thế nào?
- Từ thuộc về mặt nội dung : ñược ñánh trọng âm,gồm có :

+ðộng từ chính SELL, GIVE, EMPLOY
+Danh từ CAR, MUSIC, MARY
+Tính từ RED, BIG, INTERESTING
+Trạng từ QUICKLY, LOUDLY, NEVER
+Trợ ñộng từ (t/c phủ ñịnh ) CAN''T ,DON''T

- Từ thuộc về mặt cấu trúc : ko ñánh trọng âm

+ ðại từ he, we, they
+ Giới từ on, at, into
+Mạo từ a, an, the
+Liên từ and, but, because
+Trợ ñộng từ do, be, have, can, must

Chiến thuật luyện nói :
- Luyện từng từ: ñọc từng từ một cho chuẩn rồi mới luyện ñọc cả ngữ (dùng từ ñiển ñể tra
phát âm và trọng âm)
-Luyện từng ngữ: ñọc từng ngữ một cho chuẩn một (vài) lượt rồi mới ñọc cả câu.
-Luyện từng câu: ðọc từng câu một cho chuẩn rồi mới ñọc cả ñoạn.

Trăm hay không bằng tay quen, bởi vì sự thật là ñể học tiếng Anh, hay bất cứ một ngoại
ngữ nào, hoặc bất kì một kĩ năng nào và ñể làm chủ ñược nó, bạn cần phải có sự lặp ñi
lặp lại (bắt chước ) rất nhiều lần. ðiều này hầu hết mọi người ñều không thích và cảm
thấy nhàm chán nhưng ñây là ñiều bắt buộc các bạn. ðể cảm thấy không nhàm chán, bạn
cần một môi trường-một môi trường luôn tiếp ñộng lực và năng lượng cho các bạn học
tiếng Anh. Tôi muốn bạn tràn ñầy năng lượng, crazy khi học tiếng Anh. Và bạn ñừng
quên rằng 80 % thành công trong việc học tiếng Anh của bạn phụ thuộc vào tâm lý học(

ñộng lực, năng lượng, niềm tin, nguyên tắc, cảm xúc….) của bạn .
Chúng ta cùng bắt ñầu nhé, trước hết bạn hãy tìm 1 bài ñọc có kèm them bài nghe ( giả sử
Effortless chẳng hạn). Bạn ñọc file PDF 1 vài lượt rồi nghe phấn câu chuyện chính (main
story) và phần từ vựng (vocabulary ) một vài lần . Sau ñó bạn dùng bút chì ngắt nhịp
câu, ñồng thời gạch chân các trọng âm câu. Sau ñó là luyện ñọc, với các yêu cầu sau:

- Thong thả nói chung
- To và rõ ràng
- Nhấn trọng âm từ (1.5-2 lần dài và to hơn bình thường)
- Nhấn trọng âm câu (2-2.5 lần so với bình thường)
- Nghỉ giữa các ngữ (tuỳ vào mỗi người, thông thường là không dưới 1/3-1/2 giây)
- Dần dần nuốt các âm tiết không quan trọng như các quán từ (a, an, the); các giới từ (to,
in, on, up… trừ khi ta muốn nhấn mạnh các quán từ này); và các âm không phải trọng âm
trong từ ña âm tiết. Kỹ thuật nuốt âm là ñọc nhỏ và lướt nhanh, gần như không ñể âm
thoát ra khỏi cuống họng.

Cuối cùng sự khác nhau là “hành ñộng”. Nếu bạn có 1 tư duy mở, luôn luôn học
hỏi, kiên trì học tập và sẵn sàng ñầu tư thời gian cho việc học tiếng Anh thì tôi tin chắc
rằng bạn có thể nói tiếng Anh khá trôi chảy trong vòng 3-6 tháng. Chúc các bạn thành
công

Do kiến thức và trình ñộ có hạn, rất mong sự ñóng góp chân thành của các bạn . Mọi ý
kiến ñóng góp xin gửi về
Mr Dzung,
President of Langmaster English Club
Pronunciation and TOEIC instructor
Email:

Phone number: 0988867009
Website:

Facebook:

Copyright by Mr Dzung








.

×