Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Phương pháp tự học ngoại ngữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.03 KB, 41 trang )

Phương pháp
tự học ngoại ngữ
Trần Công Bảo
Khoa CLC, ĐHBK Đà Nẵng

Lời nói đầu
 Theo đánh giá, nếu xét dưới góc độ chính sách ngôn ngữ, Việt Nam là một trong những
nước đặt nặng vai trò của năng lực ngoại ngữ trong đào tạo và sử dụng nhân lực.
o Trong tuyển dụng, trình độ ngoại ngữ là một trong những yêu cầu quan trọng để
bổ nhiệm và lựa chọn nhân sự.
o Trong đào tạo, đa số các nước việc dạy ngoại ngữ chỉ được thực hiện trong nhà
trường phổ thông, thì ở Việt Nam đây vẫn xem là môn học bắt buộc ở bậc đại
học. Đó là chưa kể Bộ Giáo dục - Đào tạo còn có những yêu cầu hết sức nghiêm
ngặt về năng lực ngoại ngữ của sinh viên; trong đó có những quy định như là
điều kiện bắt buộc để được công nhận tốt nghiệp đại học, là một trong những yêu
cầu thi tuyển hoặc tốt nghiệp của các chương trình đào tạo sau đại học, là điều
kiện bắt buộc để được tham gia chương trình đào tạo sau đại học ở nước ngoài
bằng ngân sách nhà nước.
 Động cơ học tiếng Anh của học viên ở các trung tâm ngoại ngữ dựa trên kết quả khảo
sát của đề tài “Nghiên cứu thực trạng dạy và học tiếng Anh tại các trung tâm ngoại ngữ
khu vực TP.HCM và giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo”:
o 45 đơn vị, cơ quan trả lời phiếu thăm dò cho thấy nhu cầu sử dụng tiếng Anh
trong công việc hàng ngày ở các công ty Việt Nam khá cao, từ trung bình đến
nhiều, chiếm 69%.
o Thậm chí tiếng Anh còn được xem là cơ sở để xét đề bạt hay tăng lương: đơn vị
trong nước là 56%, còn ở các doanh nghiệp nước ngoài và liên doanh là 100%.
o Qua khảo sát phụ huynh, 83% cho con đi học “vì tiếng Anh tạo điều kiện tốt
hơn”, 75% “vì tiếng Anh giúp tham khảo tài liệu nước ngoài dễ dàng” và 63%
chọn “vì tiếng Anh là môn học và môn thi bắt buộc”.
 Học sinh ở Việt Nam học sinh ngữ 7 năm ở trường phổ thông, nhưng sau đó lại không
có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh, cho dù có đi học thêm ở các trung tâm đi chăng nữa.


o Một cuộc khảo sát bỏ túi cho thấy 86,8 % học sinh lớp 12 tự nhận mình không có
khả năng hay sự tự tin để giao tiếp với người nước ngòai bằng tiếng Anh dẫu cho
chỉ là những câu xã giao thông thường.
o Sinh viên tốt nghiệp đại học ngoại ngữ dịch và đọc thì giỏi nhưng nói thì rất khó.
 “Đánh giá hiệu quả đào tạo tiếng Anh như một ngoại ngữ tại các trường đại học trên
địa bàn TP.HCM” do Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM (2004):
o Tiếng Anh của sinh viên: chưa đủ dự bị. “Kết thúc năm thứ hai, sinh viên chỉ mới
đạt được khoảng 360-370 điểm TOEFL. Theo Hiệp hội Các nhà trắc nghiệm
ngôn ngữ châu Âu, ở trình độ này, sinh viên chưa thể tham gia vào các cuộc trao
đổi ý kiến dù ở mức thấp nhất mà chỉ mới tiếp nhận những thông tin đơn giản
trong những bối cảnh quen thuộc. Với hướng đi này, dự kiến khi ra trường, các
sinh viên cũng chỉ đạt trình độ khoảng 400 điểm TOEFL hoặc 4.0 điểm IELTS.
Ở mức này, sinh viên tốt nghiệp đại học vẫn chưa đủ trình độ để tham gia các
chương trình tiếng Anh dự bị đại học ở các nước nói tiếng Anh.
o Hơn một nửa đi học thêm ngoài chính khóa. Theo khảo sát, có đến 51% SV có đi
học thêm tiếng Anh. Điều này cho thấy chương trình đào tạo hiện nay không đáp
ứng được nhu cầu học tập của SV trong chương trình, mặc dù họ vẫn phải tham
gia mọi giờ lên lớp và mọi bài kiểm tra (và đa số là đạt!). Với tỷ lệ học thêm này,
khó có thể khẳng định tất cả những kết quả đạt được của SV (tức sự tăng trưởng
về trình độ) chính là kết quả của quá trình đào tạo của nhà trường.
o Trong số gần 1.000 SV trả lời câu hỏi về các chứng chỉ trình độ ngoại ngữ, 29%
trả lời "có chứng chỉ quốc gia", chủ yếu là chứng chỉ B. Đáng lưu ý là chỉ có 3%
"có chứng chỉ quốc tế" (TOEFL hoặc IELTS). Điều này chứng tỏ sự chênh lệch
về trình độ của SV. Nhưng đáng nói ở đây là những SV có chứng chỉ quốc tế (với
điểm số khá cao) này đang phải ngồi học trong cùng một lớp với các SV có trình
độ tiếng Anh trung bình.
Trên đây là thực trạng dạy và học tiếng Anh ở Việt Nam mà mình tổng kết từ
Internet. Đa số chúng ta đều hiểu rõ tầm quan trọng của tiếng Anh và chăc hẳn cũng đã có
nhiều nổ lực để cải thiện trình độ tiếng Anh nhưng tại sao kết quả lại tệ như vậy? Đâu là
nguyên nhân? Ở đây mình không đề cập nguyên nhân về sự yếu kém trong quản lý giáo

dục mà tập trung vào việc dạy và học.
Theo mình nghĩ có 4 yếu tố chính cho việc học bất cứ môn gì:
1. Động lực
2. Điều kiện học
3. Khả năng
4. Phương pháp dạy và học
Đông lực sẽ quyết định bạn sẽ học siêng năng hay không. Như đã nói ở trên, ở nước
ta, vai trò tiếng Anh được đánh giá rất cao do đó chúng ta có “động lực”. Có điều sau
nhiều năm học tiếng Anh, động lực học ngoại ngữ của nhiều học sinh, sinh viên giảm sút.
Điều này có liên quan trực tiếp đến phương pháp dạy và học. Còn điều kiện học, rõ ràng
chúng ta còn nghèo nên không thể nâng cao trình độ tiếng Anh cho một bộ phận lớn dân số
nhưng với một số điều kiện cơ bản như một chiếc máy nghe nhạc là đủ để tự học tiếng
Anh và một số giáo trình cơ bản. Nếu có được máy tính và Internet thì mình nghĩ là quá đủ
để học tiếng Anh tốt. Nước Nhật giàu hơn chúng ta cả 100 lần nhưng đang gặp vấn đề lớn
trong việc nâng cao trình độ tiếng Anh của học sinh, sinh viên. Còn điều kiện thứ 3, theo
nghiên cứu về ảnh hưởng của đặc điểm, tích cách của người học đối với sự thành công
(hay không thành công) trong việc học ngoại ngữ thì “sự thông minh có liên hệ đến khả
năng phát triển của khả năng đọc, ngữ pháp, từ vựng; nhưng nó không liên quan đến kĩ
năng nghe, nói”. Một sự thật là chúng ta chả cần thông minh để có thể nghe nói tiếng Việt
tốt. Tiếng Việt của ta rất phong phú, và hệ thống “ngữ âm” của tiếng Việt không kém phức
tạp hơn bất kì ngôn ngữ nào ở châu Á nên mình nghĩ nguyên nhân thứ 3 không phải là yếu
tố quan trọng.
Cho nên theo mình, nguyên nhân chính là nguyên nhân thứ 4. Bạn thích học tiếng
Anh không? Bạn có xem tiếng Anh là môn học ưa thích nhất của mình? Bạn có thích đến
lớp học tiếng Anh ko? Thầy cô đã từng bày bạn cách nào học tiếng Anh cho tốt chưa? Bạn
đã áp dụng chưa và có thấy hiệu quả không? Nếu câu trả lời cho một trong những câu trên
là Không. Hi vọng cuốn tài liệu nhỏ có thể giúp bạn ít nhiều.
Đây là những bài viết dựa trên kinh nghiệm học tiếng Anh của bản thân cộng với
kiến thức mình thu được từ cuốn sách “How Languages are Learned” của Nany Spada và
Pasty Lightbrown, và những bài mình dịch lại từ các tác giả của “Effortless English Club”.

“How languages are Learned” là cuốn sách về các nghiên cứu việc học ngôn ngữ (cả ngôn
ngữ mẹ đẻ và ngoại ngữ) – hay còn gọi là “Ngôn ngữ học ứng dụng” (Applied
Linguistics) từ các nhà ngôn ngữ uy tín. Effortless English Club là nơi mà mình nghĩ cung
cấp các bài học tiếng Anh mang tính cách mạng, rất mới mẻ, dựa trên những nghiên cứu,
rất nhiều điểm phù hợp với các kết quả trong cuốn “How Languages are Learned”, tuy
nhiên có nhiều điểm mình không đồng ý hoàn toàn và nhiều điều có lẽ không phù hợp với
điều kiện ở Việt Nam. Khi dịch các bài từ Effortless English Club, để tôn trọng tác giả và
muốn bạn có có thông tin chính xác, mình đã cố dịch gần như nguyên vẹn các bài đó. Do
đó, có thể bạn sẽ nhận ra nhiều điểm thiếu thống nhất. Trong trường hợp đó, bạn có thể tự
chọn ý kiến của riêng bạn hoặc liên lạc với mình, chúng ta có thể thảo luận.
Phần lớn việc thảo luận tập trung vào tiếng Anh, nhưng những ý tưởng cơ bản có thể
áp dụng cho hầu hết các ngoại ngữ khác được.
Mình đặt tên “Phương pháp TỰ HỌC ngoại ngữ” là vì nó phục vụ tốt nhất cho việc
tự học. Việc học có giáo viên hướng dẫn sẽ khác đi một số vấn đề. Nhưng mình nghĩ trong
việc học tiếng Anh thì tự học và học nhóm vẫn là chính.
Chương 1: Các nguyên tắc chính

Trong chương này, mình nêu lên 6 nguyên tắc cơ bản nhất trong việc học ngoại
ngữ. Theo mình, đây là những nguyên tắc quan trọng mà chúng ta nên làm theo nếu muốn
tự học có hiệu quả.
Nguyên tắc 1: Tập trung vào việc NGHE
Đây là nguyên tắc quan trọng nhất. Sử dụng ngôn ngữ bao gồm 4 kĩ năng: Nghe,
Nói, Đọc, Viết. Một người bắt đầu làm quen với một ngôn ngữ bằng cách tiếp nhận Dữ
Liệu Vào (Input) bằng 2 cách: Nghe và Đọc. Còn Nói và Viết chính là chúng ta đưa dữ liệu
ra (Output). Ở Việt Nam và nhiều nơi, chúng ta sử dụng việc Đọc là chủ yếu hơn là Nghe.
Đó là một sai lầm. Nó làm cho khả năng Nghe và Nói của chúng ta rất yếu. Đó là lí do hầu
hết chúng ta học 7 năm tiếng Anh phổ thông nhưng không thể giao tiếp với người bản xứ.
Nghe không phải chỉ là để luyện Nghe, mà đó chính là phương pháp chủ yếu mà
chúng ta nên dùng để học tiếng Anh nói chung. Có thể đối với nhiều bạn gặp vấn đề với
tiếng Anh, kĩ năng Nghe là kĩ năng khó nhất. Nhưng thật ra, kĩ năng Nói còn khó gấp

nhiều lần. Các bạn cần biết là cách học nói quan trọng nhất chính là từ việc nghe.
Khi bạn đọc, bạn không thể biết cách phát âm của từ, cụm từ hay cả câu một cách
chính xác được dù có tra từ điển. Khi đọc, bạn không thể nâng cao trình độ nghe, nói nhiều
được. Nhưng khi nghe thì ngược lại, bạn có thể nâng cao khả năng nghe, nói và cả kĩ năng
đọc thông qua việc học từ vựng đi với bài nghe.
Cho nên công cụ quan trọng nhất cho việc học ngoại ngữ là một chiếc máy mp3
(không cần iPod đâu). Khi bắt đầu học, chúng ta nên dành 90% thời gian cho việc nghe.
Khi trình độ của chúng ta nâng lên, chúng ta có thể dành nhiều thời gian hơn cho việc đọc.
Một người bản ngữ “học” nghe và nói trước khi học đọc và viết.
Bạn nên nghe những bài dễ hiểu và phù hợp với trình độ của mình. Bắt đầu, bạn
nên nghe các đoạn hội thoại vì đây là tiếng Anh cơ bản. Sau đó có thể nghe các bài luận
(Facts and Figures, Causes and Effects,…).
Một hay hai lần đầu, có thể bạn nên nghe mà không đọc đoạn text để luyện khả
năng phát đoán,…Sau đó, bạn cần vừa nghe vừa đọc đoạn text của bài nghe đó để phân
tích cách phát âm. Có thể nhiều bạn đã được thầy cô bảo khi nghe thì nhất định không
được đọc đoạn text. Đó là một điều hết sức sai lầm. Trẻ em có thể nghe mà không cần đọc,
tại sao chúng ta lại không làm như vậy?
1. Bộ não của trẻ giai đoạn đầu đời phù hợp cho việc học bất kì ngôn ngữ nào. Nhưng
khi đứa trẻ bắt đầu lớn lên và nghe những người khác nói chuyện bằng tiếng mẹ đẻ,
bộ não của đứa trẻ thay đổi. Bộ não bắt đầu tập trung và phân biệt những âm cần
thiết trong ngôn ngữ mẹ đẻ mà nó được nghe. Và khi chúng bắt đầu nói chuyện, các
bộ phận phát âm như miệng, lưỡi, họng… chỉ quen với việc phát âm những âm trong
tiếng mẹ đẻ (và những âm vô nghĩa khác). Mặc dù chúng có thể tạo ra những âm
thanh khác nhưng rất khó để cho một người đã lớn tạo ra âm trong ngôn ngữ khác
một cách chính xác.
2. Một người học từ vựng tiếng mẹ đẻ mình bằng cách liên kết và suy đoán. Khi nghe
một tù mới (ví dụ như “tiền” ^_^), dù chúng ta không hiểu nghĩa, chúng ta có thể nhớ
chính xác cách phát âm của từ này (thậm chí biết được cách đánh vần nếu chúng ta
đã học hết bộ “Tập đọc”). Sau khi nghe từ “tiền” nhiều lần ở những ngữ cảnh khác
nhau, ta dần dần hiểu nghĩa của từ này. Nhưng đối với các ngoại ngữ, thường chúng

ta không làm được như vậy.
3. Trẻ em được nghe tiếng mẹ đẻ của mình nhiều hơn nhiều lần so với người học ngoại
ngữ nghe tiếng mà mình học. Và trẻ em được tiếp xúc với ngôn ngữ trong nhiều ngữ
cảnh rất dề hiểu. Chúng có thể đoán được nghĩa của từ mới dễ dàng hơn.
4. Đối với tiếng Anh, phát âm của một từ không có qui luật chặt hẽ nên hầu hết các
trường hợp, chúng ta không thể đoán ra được đánh vần của các từ nếu không đọc.
5. Đây là một cách giúp việc nghe dễ dàng hơn, gần với trình độ của bạn hơn. (Mình
nói kĩ hơn về vấn đề này ở bài 2).
OK, chúng ta đã thấy được tầm quan trọng của việc nghe trong việc học ngoại ngữ.
Vấn đề bây giờ là, chúng ta nên nghe những gì và cách nghe như thế nào. Mình sẽ làm rõ ở
những bài sau.
Nguyên tắc 2: Học dễ
Nhiều bạn có thể có suy nghĩ muốn tiến bộ nhanh nên tìm những cuốn sách khó để
học nhưng đó là một sai lầm. Giống như việc học bất cứ môn gì, mọi thứ nên được học từ
dễ đến khó. Để giải được những bài toán lớn, ta phải bắt đầu từ những bài toán nhỏ.
Một nhà ngôn ngữ học ứng dụng (Applied Linguistics), ông Stephen Krashen
(Comprehensible Input Hypothesis) đề xuất một mô hình của việc học ngoại ngữ, trong đó
đề cập đến Input như sau: Việc nắm bắt ngôn ngữ diễn ra khi một người được tiếp xúc với
Input dễ hiếu, thú vị và có chứa “i+1”. ‘i’ đại diện cho cấp độ (level) ngôn ngữ mà người
học đã đạt được. ‘+1’ là phép ẩn dụ chỉ những yếu tố ngôn ngữ (từ vựng, ngữ pháp, phát
âm) chỉ một bước bên ngoài cấp độ đó, tức i.
Vậy chúng ta xác định cấp độ của mình như thế nào. Tiêu chuẩn chung châu Âu
cho ngôn ngữ (Common European Framework for languages) chia học viên thành 3
nhóm, 6 cấp độ:
A: Cơ bản
A1 Breakthrough
A2 Way-stage
B: Độc lập
B1 Threshold
B2 Vantage

C: Thành thạo
C1 Effective Operational Proficiency
C2 Mastery
Level Description
A1
Có thể hiểu và sử dụng các thành ngữ quen thuộc và các cụm từ cơ bản nhất nhằm thỏa
mãm những nhu cầu giao tiếp cụ thể.
Có thể giới thiệu về bản thân và người khác, có thể hỏi và trả lời những câu hỏi về chi tiết
cá nhân như: nơi sống, những người quen biết và vật sở hữu.
Có thể giao tiếp một cánh đơn giản với người khác nếu người này nói chậm rãi, rõ ràng và
sằn sàng giúp đở.
A2
Có thể hiểu các câu và những cách biểu đạt thông dụng liên quan đến những lĩnh vực trực
tiếp nhất (ví dụ: những thông tin cơ bản về cá nhân và gia đình, mua sắm, địa lý địa
phương, nghề nghiệp). Có thể giao tiếp trong những tình huống đơn giản và thường gặp mà
đòi hỏi sự trao đổi thông tin trực tiếp và giản đơn.
Có thể mô tả bằng những lời lẽ đơn giản những khía cạnh: nền tảng( gia đình, học vấn…),
môi trường xung quanh và vấn đề thuộc các lĩnh vực cần thiết nhất.
B1
Có thể hiểu những ý chính từ Input tiêu chuẩn, rõ ràng trong những vấn đề quen thuộc
thường xuyên gặp phải tại nơi làm việc, trường học, nơi giải trí,…
Có thể đối phó với hầu hết các tình huống thường xảy ra khi di chuyển trong khu vực mà
ngôn ngữ được dùng. Có thể tạo ra văn bản đơn giản có tính liên kết, về những chủ đề quen
thuộc hoặc những điều bản thân quan tâm.
Có thể mô tả những kinh nghiệm và những sự kiện, những giấc mơ, hy vọng, những hoài
bão và đưa ra những nguyên nhân và những lời giải thích ngắn gọn về những ý kiến, những
kế hoạch.
B2 Có thể hiểu những ý chính của một đoạn văn phức tạp cả về trừu tượng lẫn cụ thể, bao gồm
các cuộc thảo luận mang tính kĩ thuật về các lĩnh vực chuyên môn của bản thân.
Có thể giao tiếp ở mức độ trôi chảy và tự phát, sao cho những cuộc nói chuyện thông

thường với người bản xứ dễ dàng hơn và không có sự căng thẳng.
Có thể tạo ra những văn bản rõ ràng và chi tiết trong một phạm vi rộng các vấn đề khác
nhau và giải thích quan điểm về một vấn đề, cho thấy ưu khuyết điểm của những lựa chọn
khác nhau.
C1
Có thể hiểu nhiều dạng yêu cầu, những văn bản dài, và nhận biết những ý nghĩa ngầm. Có
thể thể hiện sự trôi chảy và tự nhiên mà không cần nhiều sự tìm kiếm cách biểu đạt.
Có thể sự dụng ngôn ngữ linh hoạt và hiệu quả cho các mục đích xã hội, academic, và nghề
nghiệp.
Có thể tạo ra văn vản rõ ràng, tổ chức tốt, và phức hợp; cho thấy sự sử dụng có điều khiển
những yếu tố ngôn ngữ: organizational patterns, connectors and cohesive devices.
C2
Có thể hiểu dễ dàng hầu như mọi thứ nghe hay đọc.
Có thể tóm tắt thông tin từ những nguồn khác nhau, cả văn nói và văn viết; tái cấu trúc các
lý lẽ, báo cáo trong một bài thuyết trình chặt chẽ.
Có thể biểu đạt ý mình một cách tự nhiên, rất trôi chảy và chính xác, phân biệt được những
mảnh thông tin nhỏ, “mịn” nhất ngay cả trong những tình huống phức tạp nhất.
Còn đây là bản đối chiếu trình các bài thi tiếng Anh quốc tế.

Một cách dễ xác định là dựa vào mật độ từ mới mà bạn gặp phải. Nếu bạn thấy
trong tài liệu bạn học, số lượng từ mới không quá 5% thì như vậy là được. Nếu bạn biết
không quá 95% số từ thì như vậy là hơi khó. Theo nghiên cứu của nhà ngôn ngữ học
Bhatia Laufer (1992) trong việc học từ vựng thông qua đọc sách thì rất là khó để người
học có thể suy ra nghĩa và học từ vựng từ việc đọc sách trừ khi người đó đã biết ít nhất
95% số từ trong bài.
Vậy, bạn không nên nghe hay đọc những tài liệu quá khó. Hãy nghe những tài liệu
dễ hiểu, dễ nghe. Tài liệu bạn học chỉ nên vừa trên trình độ của bạn một chút xíu thôi,
nghĩa là rất ít từ mới (và từ mới tốt nhất là thông dụng), ngữ pháp dễ hiểu, những bài nói
chậm rãi, rõ ràng. Khi nghe những bài với ngữ pháp và từ vựng đơn giản, bạn sẽ cảm
thấy dễ dàng hơn để hiểu ý nghĩa của từ mới, hiểu được ý nghĩa các cụm từ hay câu - từ đó

nắm được các cấu trúc ngữ pháp. Đồng thời, khi nghe những bài chậm rãi, rõ ràng, bạn có
thể nắm bắt tốt hơn cách phát âm của các từ và các câu. Bạn sẽ nâng cao khả năng nghe và
nói tốt hơn là cố gắng nghe những bài khó. Kiên nhẫn!
Nguyên tắc 3: Học chậm và sâu sắc
Dưới đây là một bài mình dịch từ Effortless English Club.
Repetition
Sự thật là để học tiếng Anh, hay bất kì ngôn ngữ nào khác, hay học bất kì một kĩ
năng nào, để trở thành người thành thạo (master) bạn phải lặp lại (repetition) rất nhiều. Và
đây là điều mà nhiều người không thích và họ nói: “Trời ơi! Chán quá. Tôi không muốn
nghe cái này nữa. Tôi không muốn làm đi làm lại điều này nữa.”
Tôi sẽ cho bạn một vài ví dụ nhỏ. Khi một người bắt đầu tham gia những lớp tập
hát, trong tất cả các buổi học họ làm một công việc như nhau. Họ phải tập “gam” (scales):
nah, nah, nah, nah, nah, nah, nah, nah, nah, nah, nah, nah. Tất cả mọi lần. Mỗi ngày,
những gam như nhau, cùng bài tập. Và bất kì ai muốn hát tốt phải làm như vậy. Bạn phải
tập luyện bằng việc lặp lại. Bạn không thê nói “Ô! Tôi đã biết cái này rồi. Tôi đã lặp lại 10
lần rồi. Hãy làm điều gì đó mới đi.” Không may là nhiều người có ý nghĩ này trong việc
học tiếng Anh vì một vài nguyên nhân. Một ví dụ khác là trong thể thao, nếu bạn muốn học
một môn thể thao, bạn phải tập đi tập lại những bài tập cơ bản (again, again and again).
Nếu bạn muốn trở thành một cầu thủ bóng rổ giỏi, bạn phải tập rê bóng again, again and
again. Michael Jordan đã tập bài tập cơ bản này từ khi còn là một đứa trẻ cho đến khi giải
nghệ, trong 20 năm! Và không chỉ tập hời hợt mà tập với cảm xúc (emotion), tập với sức
mạnh (power), tập với năng lượng (energy), mọi ngày trong vòng 20 năm.
Vậy thì tại sao khi chúng ta học tiếng Anh hay một ngôn ngữ khác, ta lại nói “Ô!
Tôi không muốn học cái này thêm nữa. Tôi đã biết rồi. Tôi đã biết ‘thì hiện tại đơn’. Tôi đã
biết những từ này. Tôi đã biết cấu trúc ngữ pháp này rồi.” Có thể bạn đã nghe nó 5 lần, 7
lần? Như thế chưa đủ. Chúng ta cần lặp lại rất nhiều, lặp lại với năng lượng và sự tập
trung cao. Đối với người bản ngữ, từ khi sinh ra, họ nghe tiếng Anh, cùng một tiếng Anh
căn bản lặp đi lặp lại. Họ không nói với người khác “Tôi đã biết thì quá khứ rồi, thôi đừng
dùng nó nữa. Hãy học cái gì đó khó hơn. Bây giờ, hãy học cái gì đó khó hơn. Tôi chán với
thì quá khứ rồi.” Tất nhiên, như thế là lố bịch, đúng không? Họ vẫn tiếp tục nghe thấy thì

quá khứ liên tục, mọi ngày. Và đó là lí do họ có thể dùng thì quá khứ chính xác mà không
cần suy nghĩ, hoàn toàn không cần nỗ lực. Trong bài trước, chúng ta có thảo luận về vấn đề
cấp độ. Bây giờ chúng ta đã thấy, việc thực sự đạt được cấp độ nào đó là không chắc chắn.
Bạn cần luyện tập thường xuyên. Thực sự, bạn cần phải tập trung vào những thứ căn bản
nhất, thường xuyên nhất, phần lõi, chủ yếu, quan trọng nhất của ngôn ngữ.
Bạn sẽ bắt đầu học những từ mới cao hơn. Bạn sẽ học những ngữ pháp cao cấp,
hay mà bạn luôn muốn học. Nhưng những điều này chỉ là phụ thêm (extra). Luôn luôn,
phần lõi, điểm tập trung chính của bạn phải là những từ thường gặp, chủ yếu nhất, cấu trúc
ngữ pháp phổ biến nhất, và những phát âm cơ bản nhất của ngôn ngữ mà bạn học. Bạn
không bao giờ ngừng luyện tập những cái này. Bạn không bao giờ ngừng cải thiện chúng.
Mọi ngày, bạn tiếp tục tập trung vào chúng.
Được rồi, chúng ta đã thấy tầm quan trọng của việc lặp lại. Câu hỏi kế tiếp là, như
thế nào? Bới vì vấn đề là lặp lại nhiều lần có thể rất là chán. Và đây là vấn đề mà mọi
người đều gặp phải. Mình chắc rằng Michael Jordan đôi khi phải nói: “Tôi bịnh với việc
ném bóng tự do (free throw) rồi.” “Free throws” là cú ném căn bản, như nhau mà tất cả
cầu thủ bóng rổ luyện tập mỗi ngày trong suốt cuộc đời. Có thể lúc nào đó, ông ta quyết
định “Oh man, tôi đã ném 20,000 lần rồi, tôi không muốn làm lại nữa.” Nhưng sau ông ta
nói “Ô! Nhưng tôi cần phải làm như vậy”. Ông ta nhận ra là ông ta không thể dừng lại.
Làm sao Michael Jordan tiếp tục luyện tập cùng một thứ mỗi ngày khi ông ta đã
“trùm” (master). Đó là vấn đề về cảm xúc, đúng không? Đó không phải là vấn đề về thể
chất. Làm thì dễ nhưng vấn đề là chúng ta không muốn làm nữa. Đó là vấn đề về tâm lí.
Chúng ta cần phải học cách luyện tập bằng lặp lại nhiều lần nhưng vẫn tiếp tục cảm thấy
khỏe khoắn, tiếp tục có năng lượng và sự tập trung. Có một số cách để duy trì động lực
(motivation) và sự hưng phấn.
Peak State
Đầu tiên, bạn phải đưa bản thân mình lên trạng thái “đỉnh” (peak state). Tức là,
mỗi lần trước khi nghe tiếng Anh, bạn điều kiện cơ thể và tâm lý của mình bằng cách di
chuyển, ngồi thẳng lưng, đầu ngẩng lên, mỉm cười, hít thở sâu.
Điều đó sẽ giúp bạn giữ năng lượng ở mức cao. Nó sẽ giúp bạn lặp lại bài học
nhiều lần mà không cảm thấy chán. Bạn có thể lặp lại nhiều hơn với độ tập trung cao hơn.

Goal
Nghĩ về những lợi ích lớn mà bạn sẽ có được nếu bạn nói được tiếng Anh. Nghĩ về
việc học hay việc làm của bạn khi bạn có trình độ tiếng Anh. Với tiếng Anh, bạn có thể
khai thác một kho dữ liệu khổng lồ trên mạng. Bạn có thể đọc báo, xem phim, hiểu được
những bài hát tiếng Anh ưa thích của mình. Bạn có phải là một người thích du lịch ko?
Giỏi tiếng Anh bạn sẽ tự tin hơn khi đi đến nước mà bạn muốn, tìm hiểu về con người và
văn hóa nơi đó.Bạn sẽ được xem là một người thông minh và được tôn trọng hơn khi có
một trình độ tiếng Anh cao.
Learn Real and Interesting English
Khi trình độ bạn đạt đến mức nhất định, bạn có thể học tiếng Anh bằng cách đọc
báo, xem phim hay nghe nhạc Lúc đó thì chắc bạn sẽ không chán nỗi đâu.Thực ra, mình có
thể đọc báo và xem phim cả ngày.
Find Distinctions
Khi lặp lại, bạn không chỉ làm một việc hoàn toàn như nhau. Mỗi lần, Bạn hãy tìm
những “nét đặc biệt” (distinctions). Một distinction là một sự khác biệt, một sự khác biệt
quan trọng.
Ví dụ như bạn đang nghe một bài hội thoại tiếng Anh mới. Một vài lần đầu, bạn có
thể muốn kiểm tra khả năng nghe và phán đoán của mình, bạn sẽ nghe và cố gắng tìm ra ý
nghĩa cơ bản của toàn bài, sau đó bạn sẽ cố gắng nghe ra từng từ (1
st
distinction). Bạn bỏ
ra có thể 2 hay 3 lần nghe gì đó. Đến lần thứ 4, bạn có thể đọc bài text để tìm ra những chổ
mình chưa nghe được, những từ mới.
Đến lúc này, bạn có thể tập trung nghe kĩ cách phát âm (pronunciation) của nhân
vật trong bài hội thoại (2
nd
distinction). Bạn chú ý đến phát âm của từng từ riêng lẻ. Sau đó,
bạn bắt đầu lắng nghe “ngữ điệu” (intonation). Intonation là một từ quan trọng nếu bạn
muốn học một ngôn ngữ. Intonation kiểu như là âm nhạc của ngôn ngữ, sự lên và xuống
giọng của người nói, độ to nhỏ, sự phát âm dài và ngắn của từ, nó chứa đựng cả cảm xúc

cảm người nói. Tất cả những thứ này đều rất quan trọng. Nếu bạn muốn nâng cao khả năng
nghe và phát âm của mình, bạn phải lắng nghe kĩ. Vậy, bạn tiếp tục nghe cẩn thận, nghe
mọi thứ 5 lần, 10 lần hay 15 lần tùy bạn, tập trung vào phát âm.
OK, bây giờ đến 3
rd
distinction, bước tiếp theo là bạn lặp lại (repeat) những gì
trong bài nghe để luyện phát âm của mình.
4
th
distinction, làm theo (imitate). Imitate chứ không phải repeat (3
rd
distinction).
Bạn không lặp lại, lặp lại không có năng lượng. Imitate nghĩa là sao chép (copy) một cách
hoàn toàn, sao chép mọi thứ. Sao chép chính xác âm thanh của từng từ, từng câu, và cả
“ngữ điệu”, cảm xúc của người nói – như một diễn viên. Hòa mình vào ngữ cảnh, cảm thấy
tự nhiên. Đó là distinction cuối cùng. Bạn có thể xem phim và sao chép các diễn viên. Bạn
có thể bắt chước cả di chuyển của họ. Và đó là một distinction còn cao hơn và sâu hơn.
Michael Jordan, ông ta không chỉ ném, ném và ném như nhau cho tất cả mọi ngày.
Ông ta thay đổi distinctions. Khi ông ta đạt được cấp độ nào đó, ông ta quyết định “Tôi
muốn lên cao nữa.” Ông ta tập trung vào cái gì đó khác đi một chút. Cùng động tác, cùng
kĩ năng, nhưng bây giờ ông ta tập trung vào cái gì đó cao hơn, sâu hơn. Và khi điều đó trở
thành dễ dàng, ông ta tìm những cái khác. Ông ta tiếp tục như vậy không ngừng nghỉ.
Đó là những gì bạn đã làm một cách tự nhiên đối với ngôn ngữ mẹ đẻ của mình.
Bạn không nhận ra, nó xảy ra trong tiềm thức, không cần bạn phải nổ lực. Nhưng đó là
những gì một đứa trẻ làm khi nó lớn lên. Mỗi ngày, mỗi tuần hay mỗi tháng, bạn tập trung
(trong tiềm thức) vào cái gì đó mới trong những thứ bạn vẫn thường nghe mỗi ngày.
Kết luận
Nhiều thứ bạn sẽ nhận ra sau khi học cùng một thứ nhiều lần. Có những thứ bạn nhận
ra một cách có ý thức (conscious) như nghĩa, cách phát âm. Có những cái sẽ đi vào bộ não
của bạn một cách vô thức (subconscious). Điều đó sẽ giúp bạn dùng tiếng Anh một cách

tự nhiên. Sau đây là những điều bạn nên làm:
1. Nghe một bài không chỉ một lần mà nhiều lần. Theo mình cỡ 16 lần là tốt. Mình
chọn con số 16 vì theo một nghiên cứu thì một người trung bình cần gặp cùng một
từ 16 lần trong những ngữ cảnh khác nhau thì sẽ nhớ được nghĩa từ đó (và 32 lần
nếu muốn dùng từ đó khi viết và nói). Và mình nghĩ như thế là vừa. Áp dụng
những cách mình đã nói trên, mình nghĩ 16 lần là bình thường. Có thể bạn không
nghe một bài 16 lần liên tục. Nên chia ra, ví dụ, nghe 3 bài một ngày, mỗi bài nghe
5 lần. Ngày hôm sau tiếp tục 3 bài đó và ngày hôm sau nữa, như vậy là đủ 15 lần.
Như vậy thậm chí còn tốt hơn. Chú ý, không nên nghe qua loa, nghe cho đủ số lần,
như thế không hiệu quả. Cần phải nghe với sự tập trung cao và tinh thần thoải mái.
2. 1
st
và 2
nd
distinction mình nghĩ cần thiết cho mọi người. Còn 3
rd
và 4
th
distinction
dành cho những bạn muốn tập phát âm. Những bạn không cần luyện phát âm (chỉ
muốn đọc sách hay thi các bài thi TOEIC, TOEFL pBT) có thể bỏ qua phần 4
th

hoặc cả phần 3
rd
nếu không thích. Nhưng trước khi quyết định bỏ qua thì bạn cần
phải chú ý, việc học phát âm chắn chắn sẽ giúp ích nhiều cho kĩ năng nghe (luôn có
trong các bài thi) và hơn nữa, nghĩ xem bạn có cần sử dụng kĩ năng nói của mình
hay không (khi ra trường,…).
3. Với một bài học, bạn nên học chậm rãi, cố gắng tiếp thu nhiều mặt của nó. Không

chỉ học cho qua bài khác để rồi quên. Học sâu sắc, bạn sẽ không bao giờ quên.
4. Bạn nên học một chủ đề, lĩnh vực (chính trị, kinh tế, khoa học, xã hội…) nhất định
trong một thời gian rồi hãy chuyển sang chủ đề, lĩnh vực khác. Ví dụ bạn học về
một nhánh của khoa học, chẳng hạn như Vật lý. Ngay cả Vật lý có thể chia ra nhiều
ngành nhỏ: Cơ Học, Trường Điện Từ, Quang Học, Vật lý hạt nhân…Khi học như
vậy, nhiều từ vựng sẽ lặp đi lặp lại nhiều lần trong những ngữ cảnh khác nhau, bạn
có cơ hội để ôn tập một cách tự nhiên. Chúng ta học được những từ như “gia tốc”,
“hệ qui chiếu”, “điện trường”, “từ trường”, “hạt nhân”...là do chúng ta gặp đi gặp
lại nhiều lần trên lớp. Một lợi ích không kém là khi học như vậy, bạn có thể nâng
cao được kiến thức ở nhiều lĩnh vực một cách chắc chắn hơn việc đọc những bài
riêng lẻ, lang mang trong các cuốn sách luyện thi. Hãy sử dụng thời gian của mình
hiệu quả hơn.
5. Khi bắt đầu tập đọc báo (trên mạng), bạn nên chọn một chủ đề nhất định ví dụ như
Chính trị, Xã Hội hay Giáo dục. Nếu bạn muốn đọc về kinh tế, trước tiên mình
nghĩ bạn nên đọc một số sách về Kinh tế vĩ mô cơ bản để hiểu được một số khái
niệm
6. Khi đọc sách ví dụ như tiểu thuyết, bạn nên chọn đọc những truyện có sêri hoặc
sách của cùng một tác giả. Các tác giả có một tập hợp nhất định các từ vựng và
cách diễn đạt ưa thích. Bạn có cơ hội để tạo liên kết nhằm hiểu rõ hơn về nghĩa của
các từ.
Nguyên tắc 4: Không nên tập trung vào ngữ pháp
Chắc bạn đã nghe nói nhiều về việc không nên tập trung vào ngữ pháp, mà nên học
“giao tiếp”, cần học “từ vựng”. Có bao giờ bạn tự hỏi không học ngữ pháp thì học cái gì,
học như thế nào? Những bài thi như TOEIC vẫn có nhiều câu về ngữ pháp, nếu không học
thì làm sao mà làm bài. Chúng ta sẽ thảo luận vấn đề này trong bài này.
Tập trung vào ngữ pháp là sai lầm phổ biến nhất trong việc dạy và học ngoại ngữ.
Đi cùng với việc không chú ý đến việc nghe là 2 sai lầm nghiêm trọng nhất dẫn đến việc
học ngoại ngữ không hiệu quả.
Vậy ngữ pháp là gì và tại sao lâu nay chúng ta vẫn học ngoại ngữ bằng việc học
ngữ pháp? Một ngôn ngữ được cấu thành từ 3 yếu tố: 1-Từ vựng(vocabulary), 2-Ngữ

pháp(grammar), 3-Phát âm(Pronunciation). Ngữ pháp là các cấu trúc, qui luật mà theo đó
ta tập hợp những từ vựng riêng rẻ để tạo thành cụm từ, câu có nghĩa hoàn toàn mà ta muốn
diễn đạt. Ý tưởng của phương pháp tập trung vào ngữ pháp là chúng ta học từ vựng và ngữ
pháp riêng rẻ, khi đó chúng ta kết hợp từ vựng lại với nhau theo các qui luật ngữ pháp đã
học để đặt câu. Và khi chúng ta học thêm cách phát âm, chúng ta có thể nói được. Ban đầu
chúng ta có thể nói chậm, nhưng sau khi luyện tập thành thục bằng các bài tập ngữ pháp,
người ta cho rằng người học có thể nói nhanh hơn và trôi chảy hơn. Những nhà ngôn ngữ
học đặt tên cho phương pháp này là “Grammar translation”. Nguồn gốc của nó là từ việc
dạy các ngôn ngữ cổ: Hi Lạp và La-tinh. Mục đích ban đầu của phương pháp này là giúp
người học đọc văn học hơn là phát triển khả năng nghe và nói.
Trước khi đưa ra nguyên nhân mà do đó chúng ta không nên học ngữ pháp. Mình sẽ
phân tích một số bài viết và ý tưởng liên quan đến vấn đề này.
Subconscious vs. Conscious
Ngôn ngữ không giống như toán hay lịch sử - chỉ là những sự tích tụ dữ liệu và sự
kiện.Với ngôn ngữ, trí nhớ hoạt động ở hai mức độ. Một là ghi nhớ có ý thức (conscious
memorization) – nắm vững các yếu tố ngữ pháp và từ vựng,…để có thể dịch và đặt câu.
Nhưng đến một cấp độ nào đó ngôn ngữ phải chuyển sang tiềm thức (subconscious) và chỉ
có thể xảy ra với một động lực lớn và phương pháp học tốt – sự lặp lại, đoạn hội thoại thực
tế, những bài nghe tốt,…Chỉ ở cấp độ tiềm thức, bạn có thể ghi nhớ được từ vựng và nói
một cách tự nhiên.
Một mô hình tương tự là việc tập lái xe, bạn có thể biết tất cả các bước, các cách xử
lí tình huống cần thiết cho việc lái xe (đọc từ sách hướng dẫn hay người khác bày) nhưng
điều đó không có nghĩa là bạn sẽ lái xe tốt. Khi bạn thật sự lái xe (không phải là luyện tập),
bạn không nghĩ đến những bước lái xe, cách xử lí tình huống mà bạn đã học. Nếu bạn nghĩ
đến những thứ đó, bạn không thể lái xe một cách bình thường, trôi chảy được. Bạn điều
khiển xe bằng tiềm thức là chủ yếu.
Khi học bằng phương pháp “Grammar Translation”, bạn sử dụng bộ não để phân
tích ngữ pháp tiếng Anh, ghi nhớ từ vựng và dịch các đoạn tiếng Anh sang tiếng Việt. Khi
học theo cách đó, bạn không thể nói tốt được. Để nói một câu, bạn cần phải trước tiên là
tìm ra từ vựng thích hợp, dựa vào các qui luật ngữ pháp để nối thành câu, chia động từ,

thêm ‘s’ vào số nhiều, sắp xếp vị trí các từ cho đúng,… sau đó sẽ là nghĩ đến cách phát âm
từng từ, rồi về ngữ điệu, sau đó mới nói ra. Không có cách nào bạn có thể nói với một
đống thủ tục như vậy. Ngay cả những ngữ pháp căn bản nhất mà bạn được học ví dụ như:
cách dùng “a” và “an” hay thêm “s” vào số nhiều. Những qui luật này rất dễ hiểu nhưng lại
cực kì khó khăn khi dùng trong văn nói. Việc nghe cũng tương tự như vậy, chúng ta không
có thời gian để phân tích.
Người bản ngữ nói chuyện, người ta không nghĩ đến ngữ pháp. Thực ra, người ta
không nghĩ nhiều, họ cứ nói ra một cách tự nhiên, không cần nổ lực. Khi nói tiếng Việt,
bạn có suy nghĩ nhiều không? Mình có cơ hội nói chuyện với một vài người Mỹ, khi mình
hỏi họ một số câu về ngữ pháp khó. Họ chỉ nhẩm nhẩm trong miệng, nếu thấy tự nhiên là
được, còn nếu thấy không tự nhiên thì không được. Chỉ như vậy thôi, họ không nghĩ đến
những qui luật (có thể là họ cũng không nhớ). Mình đã thi thử bài thi TOEIC (mà chưa bao
giờ ôn thi) và đã trả lời đúng nhiều câu hỏi về ngữ pháp mà mình chưa từng thực sự học.
Mình chỉ trả lời theo cảm giác. Một người bạn Mỹ của mình tên là Josh, anh ta kể là anh ta
không biết đến từ “Gerund” (danh động từ) cho đến khi vào đại học. Nhưng anh ta vẫn
dùng nó trong suốt 18 năm. Nhiều bạn có lẽ đã biết đến từ này, nhưng liệu bạn đã sử dụng
Gerund đúng chưa?
Quá nhiều để ghi nhớ

Không những thế, nếu học theo kiểu phân tích thì còn vô số thứ bạn cần học thuộc.
Sau đây là một số ví dụ cơ bản:
1. Dễ thấy nhất đó là từ vựng, theo thống kê một người có giáo dục ở các nước nói
tiếng Anh biết trung bình ít nhất 20.000 từ. Số lượng từ tiếng Anh được thừa nhận
bởi một cơ quan chuyên trách (mình quên tên) đã đạt con số 1 triệu một vài năm
trước đây. Làm sơ một phép tính, nếu bạn học 10 từ một ngày, 300 ngày một năm,
như vậy bạn sẽ học 3000 từ một năm. Bạn mất 7 năm để học hết 21.000 từ. Đó là
một số lượng lớn và cách ghi nhớ có ý thức có thể không thực hiện được.
2. Bên cạnh việc học nghĩa và phiên âm của từ, bạn phải học phát âm, theo kiểu phân
tích thì bạn phải nhớ từng đơn âm, nhớ vị trí nhấn âm của từ đó. Bạn cần phải chú ý
đến ngữ điệu nữa. Đó là điều không thể.

3. Bạn nghĩ bạn có thể nhớ hết, hiểu hết và thông thạo được bao nhiêu cấu trúc ngữ
pháp?
4. Hàng trăm thứ khác nữa!
Không giống như việc học lái xe, số bước bạn cần học rất là ít, những thứ bạn cần
nhớ thì nhiều vô số kể, và có những cái phức tạp vô cùng. Vì có quá nhiều thứ phức tạp
phải học, cho dù luyện tập siêng năng, bạn vẫn không thể đạt được khả năng như việc lái
xe không cần suy nghĩ được. Kết quả là bạn có thể biết nhiều về ngữ pháp và việc biên
dịch – nhưng không thể nói và nghe tốt.
Connectionism
Đối với một số bạn có trình độ tiếng Anh tương đối, có thể bạn sẽ tự hỏi: “Nhưng
ngữ pháp của mình vẫn tốt và mình vẫn biết nhiều từ vựng?” Thật ra, đó một phần là do
bạn siêng năng học, còn phần lớn là do bạn đọc nhiều chứ không phải từ việc học và làm
bài tập ngữ pháp.
Những nhà ngôn ngữ theo “Thuyết Liên Kết” (connectionism) cho rằng một người
sau khi nghe đi nghe lại hàng ngàn ví dụ của một yếu tố ngôn ngữ trong những tình huống
đặc biệt nào đó thì sẽ hình thành “mạng lưới những liên kết” (network of connections).
Từ đó người học có thể rút ra một cách có ý thức những qui luật (mình đã nắm được được
nhiều qui luật dựa trên cách này); hoặc vô thức thông qua việc “chú ý” một số tín hiệu
(cues). Một ví dụ là, nếu các bạn đã từng học thì hiện tại hoàn thành, chắc các bạn đã được
bày cách phát hiện thì hiện tại hoàn thành bằng một số từ đặc biệt (tín hiệu) ví dụ như:
already, ever, never, yet…Người bản ngữ cũng sử dụng những tín hiệu này nhưng bằng
tiềm thức, do đó họ có thể dùng chính xác, nhanh và không cần suy nghĩ.
Một liên kết rất quan trọng chính là “cụm từ” (phrases). Nhà ngôn ngữ học Nick
Ellis (ủng hộ thuyết liên kết) cho rằng ngôn ngữ một phần được học theo các “khúc”
(chunks) hơn và từ riêng lẻ. Người bản ngữ không học tiếng anh bằng cách nhớ các từ
riêng lẻ, họ học các cụm từ. Cụm từ là nhóm từ mà đi theo với nhau một cách tự nhiên. Ví
dụ như trong tiếng Việt, ta gặp từ “tình cảm” nhiều hơn là 2 từ “tình” và “cảm” đi riêng lẻ.
Ví dụ trong tiếng Anh, chẳng hạn như cụm từ: “fall in love”. Người Mĩ khi “học” sẽ “học”
cả cụm từ này. Nếu chúng ta học 3 từ riêng lẻ trong đó thì khi cần dùng cụm từ này có thể
chúng ta sẽ ko biết, ko nhớ ra hoặc tốn một thời nhất định.

Một ví dụ cho thấy sự liên quan giữa việc học cụm từ và nâng cao ngữ pháp một
cách tự nhiên đó là “cụm động từ” (verb phrases) và “cụm tính từ” (adjective phrases). Một
trong những chủ điểm ngữ pháp khó nhất trong tiếng Anh chính là giới từ. Trong phần giới
từ thì ngoài cách dùng giới từ chỉ thời gian, không gian… thì chính là các cụm từ chứa giới
từ. Cụm động từ và cụm tính từ là tổ hợp một động từ, tính từ đi với giới từ (preposition).
Ví dụ như: “interested in”, “afraid of”, “go on”, “go off”, “come up with”,…. Có hàng
ngàn cụm từ như vậy trong tiếng Anh. Bằng cách học theo cụm từ, chúng ta sẽ bớt đi việc
phải học đi học lại nhiều lần. Cho nên người học theo cụm từ sẽ có ngữ pháp tốt hơn
nhiều.
Ảnh hưởng không tốt đến động lực và tâm lí người học
Việc học ngữ pháp về cơ bản là khó và chán đối với đa số người học. Có thể vào
giai đoạn đầu, một số bạn thông minh sẽ thấy việc học ngữ pháp cũng hay (có thể thấy nó
giống toán học). Nhưng sau thời gian thì cũng sẽ thấy chán vì 2 nguyên nhân:
1. Có quá nhiều thứ khó, phức tạp cần phải học thuộc.
2. Không giống như học toán học, ta học ngữ pháp là để sử dụng ngôn ngữ và việc sử
dụng ngôn ngữ không có gì giống với việc giải toán. Học ngoại ngữ mà không thể
nghe, không thể nói thì dẫn đến chán
Sau đây là một bài viết của AJ. Hoge từ Effortless English Club về một lớp học tiêu
biểu mà ông quan sát được ở Nhật. Các bạn nên tham khảo. Bạn hãy thử tra nghĩa từ
TRAUMA trong từ điển.
English Trauma
Có một lần tôi được tham dự một lớp học tiếng Anh ở Nhật. Cô giáo người Nhật
đứng ở trước lớp và giữa các học sinh của mình. Các bạn học sinh rất trẻ và háo hức. Tôi
ngồi ở bên để quan sát. Cô giáo viết một câu tiếng Anh lên bảng đen: “John is taller than
Mary”, sau đó cô ấy bắt đầu nói bằng tiếng Nhật. Khi nói, cô khoanh tròn những từ khác
nhau trong câu. Cô ấy khoanh tròn từ John với phấn màu xanh. Cô ấy vẫn cứ nói, nói và

×