Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Xử trí khi trẻ bị co giật potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.71 KB, 4 trang )

Xử trí khi trẻ bị co giật
Cha mẹ cần giữ bình tĩnh để có biện pháp xử lý kịp thời khi tình huống
này xảy ra.
Nguyên nhân trẻ bị co giật
- Sốt cao: Khi sốt cao, hệ thần kinh dễ bị kích thích nên trẻ có thể bị co
giật trong 1 – 2 ngày đầu. Một số gia đình có tính di truyền. Có khoảng 2
- 5% trẻ dưới 5 tuổi bị sốt co giật. Trẻ bị co giật ở lứa tuổi càng muộn
hoặc co giật khi sốt nhẹ dễ có nguy cơ động kinh (khoảng 5 – 10 %).
- Rối loạn trong máu: Trẻ bị tiêu chảy mất nước, uống oresol pha không
đúng tỉ lệ gây rối loạn, còi xương, hạ canxi máu, hạ hoặc tăng đường
huyết.
-Nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương như viêm não, viêm màng
não:Trẻ có biểu hiện sốt cao, quấy khóc nhiều, đau đầu, lơ mơ, nói mê
sảng hoặc hôn mê, nôn trớ nhiều, cổ cứng, ở trẻ nhỏ có thóp phồng…


- Có bệnh lý mạch máu não:Ở trẻ dưới 3 tháng tuổi, nếu không được
tiêm phòng vitamin K có thể bị xuất huyết não.
- Do chấn động não, chấn thương não.
- Bị nhiễm độc.
- Do bị động kinh: Động kinh là bệnh lý có cơn co giật cục bộ hoặc toàn
thể tái phát. Trong cơn giật toàn thể, trẻ bị giật chân tay, ngưng thở
ngắn, trợn mắt, sùi bọt mép, tím tái Nếu cơn giật kéo dài hoặc nhiều
cơn liền nhau có thể gây phù não, ngừng thở, nguy hiểm đến tính mạng
trẻ.
- Ở trẻ nhỏ trước 3 tháng tuổi, đôi khi có máy giật chân tay lúc ngủ, dễ
giật mình khi nghe tiếng động to. Đây có thể là lành tính, cha mẹ không
nên lo lắng nhiều mà cần theo dõi để tư vấn bác sĩ.

Xử trí trước cơn co giật
Khi trẻ bị co giật, cha mẹ nên hết sức bình tĩnh. Trước hết, đặt trẻ nằm


ngiêng phải gối đầu thấp khoảng 45 độ. Nếu trẻ đang ăn, cần móc thức
ăn ra, không ôm giữ chặt trẻ, nới rộng quần áo, bỏ khăn quấn cổ cho trẻ
dễ thở, mở cửa phòng hoặc cửa sổ cho thoáng khí. Không cần đặt vật gì
ngáng giữa hai hàm răng của trẻ vì có thể gây tổn thương răng lợi và
niêm mạc miệng. Nếu co giật quá 1 phút, có thể kích thích cho trẻ thở lại
bằng một số cách như: ấn vào huyệt nhân trung (chỗ lõm ở giữa môi trên
và mũi), bấm mạnh vào gót chân trẻ. Bạn không nên vội đưa trẻ tới bệnh
viện ngay vì trên đường đi, nếu không được theo dõi, trẻ có thể bị ngừng
thở dài, nguy hiểm tính mạng. Với những trẻ có cơn co giật kéo dài, cần
gọi cấp cứu ngay.
Sau khi hết cơn co giật, nên cho trẻ đi khám bác sĩ. Hãy kể thông tin đầy
đủ diễn biến tình trạng của trẻ để bác sĩ xác định nguyên nhân, chỉ định
xét nghiệm và cho thuốc phù hợp. Khi được bác sĩ tư vấn, gia đình cần
thực hiện điều trị dự phòng co giật cho trẻ. Đối với những trẻ bị sốt co
giật, bạn nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt kịp thời, chườm khăn ấm, cởi bớt
quần áo, mặc đồ làm từ vải có chất liệu thoáng, mềm.
Sau khi được điều trị, về nhà, bạn cần theo dõi sức khỏe và cho trẻ uống
thuốc theo chỉ định. Những trẻ bị động kinh, phải uống thuốc lâu dài
hàng năm, theo dõi chặt chẽ, cho khám định kỳ. Cha mẹ nên có sổ ghi
chép theo dõi sức khỏe của trẻ, diễn biến cơn giật, các tác dụng phụ của
thuốc. Cần đảm bảo cho trẻ chế độ dinh dưỡng đầy đủ, sinh hoạt hợp lý,
môi trường sống an toàn. Nên thông báo cho giáo viên, y tế trường biết
về sức khỏe để giúp đỡ trẻ kịp thời. Luôn động viên, tạo điều kiện cho
trẻ có tâm lý vui vẻ tự tin, sống hòa nhập với gia đình và cộng đồng.
Theo Th.S Quách Thúy Minh - BV Nhi Trung ương
Tạp chí Bầu

×