Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Sai lầm thường gặp khi nuôi con đầu lòng ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.96 KB, 4 trang )

Sai lầm thường gặp khi nuôi con đầu lòng
Nhiều bậc cha mẹ con nhầm lẫn rằng cho bé uống nhiều sữa sẽ giúp bé
tăng trưởng tốt, điều đó không hoàn toàn đúng.
Trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sẽ tăng sức đề kháng và
giảm được một số bệnh nguy hiểm như tiêu chảy, hen suyễn… Vì vậy,
các chuyên gia dinh dưỡng và bác sỹ nhi khoa luôn khuyên và khích lệ
bạn nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, vì một số lý do hoặc bạn không
đủ sữa cho bé bú, tốt nhất bạn nên chọn cho bé một loại sữa công thức
phù hợp, nhưng không phải là sữa bò. Nghèo chất sắt nhưng lại giàu
chất đạm, sữa bò khiến quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng từ các sản
phầm khác giảm, lượng đạm quá mức cần thiết khiến trẻ dưới 1 tuổi khó
tiêu và nguy cơ béo phì cao.


1. Bạn nên cân nhắc trước khi cho bé ăn sữa ngoài.
Hơn nữa, nhiều bậc cha mẹ nhầm lẫn rằng cho bé uống nhiều sữa sẽ
giúp bé tăng trưởng tốt. Bạn nên biết, quá dư thừa canxi sẽ gây lắng
đọng và sinh ra các bệnh lý về thận. Vì vậy, cần phải căn cứ theo tháng
tuổi và cân nặng để cho trẻ uống lượng sữa thích hợp. Trẻ từ 5 – 6 tháng
tuổi, mỗi ngày uống 2 – 3 bình sữa cho đến khi 6 tuổi.
2. Cho trẻ ăn dặm quá sớm
Trẻ dưới 6 tháng tuổi hệ thống tiêu hóa còn yếu, chưa thể ‘xử lý’ được
thức ăn mà mẹ cho ăn bổ sung nên dễ suy dinh dưỡng khi ăn dặm quá
sớm. Vì vậy, tổ chức Y tế Thế giới WHO khuyến cáo các bà mẹ không
nên cho bé dưới 6 tháng tuổi ăn dặm. Việc tập cho bé ăn dặm phải được
tiến hành một cách từ từ, thoạt đầu bạn chỉ cần vài muỗng bột để cho bé
làm quen. Khi hệ tiêu hóa của bé đã thích ứng, bạn nên tăng dần thành
bữa chính.
3. Cho bé ăn quá thanh đạm
Một số bà mẹ trẻ cho rằng đồ ăn dầu mỡ khiến trẻ khó tiêu hóa và dễ gây
béo phì cho trẻ. Việc không thêm dầu mỡ vào bát bột của bé dễ gây


thiếu hụt dinh dưỡng. Một số khác còn kiêng cá, tôm, trứng cho bé vì sợ
dị ứng hay chỉ dùng nước rau quấy bột… Điều này dễ gây chán ăn, suy
dinh dưỡng ở trẻ và tạo thói quen ăn uống lệch lạc, khó thay đổi về sau.
Nên chọn thực đơn phong phú cho bé.
Bạn cần lưu ý, bữa ăn của trẻ cần bao gồm đủ 4 nhóm dinh dưỡng chính:
- Tinh bột: gạo, khoai, bánh mỳ…
- Chất đạm: Cá, thịt, trứng, tôm, cua…
- Rau xanh và trái cây
- Dầu thực vật: Tốt nhất nên dùng dầu mè, dầu ô-liu, dầu hướng dương
Hãy linh động trong mỗi thực đơn nấu ăn cho trẻ. Việc lặp đi lặp lại một
món ăn dễ gây thừa chất này, thiếu chất kia và sẽ làm trẻ chán ngán. Bạn
cũng không nên nêm quá nhiều muối vào món ăn của bé. Lượng muối
cao gây yếu thận và gia tăng nguy cơ cao huyết áp.
4. Nỗi lo lắng thường trực
Với những cặp đôi lần đầu làm cha mẹ, sự lo lắng cho con cao gấp bội.
Một số bà mẹ trẻ còn cảm thấy thần kinh căng thẳng tột độ mỗi khi con
quấy khóc hay vì lo lắng con ăn không đủ lo, ngủ không đủ giấc và nỗi
ám ảnh thân hình mập mạp sau khi sinh… Việc quá lo lắng sẽ khiến bạn
rơi vào stress, dễ dẫn tới trầm cảm. Vì vậy, các bà mẹ trẻ nên chia sẻ
việc chăm con với chồng và tham khảo ý kiến của các bác sỹ nhi khoa.
Theo Eva

×