Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Thai nghén và dùng rượu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.32 KB, 2 trang )

Vietnamese - Number 38d
January 2012


Thai Nghén và Dùng Rượu
Pregnancy and Alcohol Use
Có các rủi ro gì khi tôi uống rượu trong
thời gian có thai?
Có một số rủi ro cho thai nhi đang phát triển nếu
quý vị uống rượu trong thời gian có thai.

Các Chứng Rối Loạn Thai Nhi Vì Rượu (Fetal
Alcohol Spectrum Disorder), còn gọi là FASD, là
tên gọi nhiều loại tác hại do rượu gây ra trong
thời gian có thai. Các loại tác hại này có thể gồm
các chứng khuyết tật bẩm sinh, chậm tăng trưởng,
hư não, và các vấn đề về thị lực và thính lực.
Bao nhiêu rượu thì nguy hiểm?
Không mức dùng rượu nào là an toàn trong thời
gian có thai, do đó an toàn nhất là không uống
rượu khi quý vị có thai hoặc khi quý vị dự định
có thai.

Trường hợp dùng rượu có thể tác hại đến thai nhi
đang phát triển tùy theo tình trạng sức khỏe tổng
quát của người mẹ, dùng bao nhiêu rượu, đồng
thời dùng các loại ma túy hay thuốc men nào
khác, yếu tố di truyền và nhiều yếu tố khác.

Một ly rượu có nghĩa là:
Bia, cider hoặc


cooler
5% cồn
một chai 12 oz. (341 ml)
Rượu vang
12% cồn
một ly 5 oz. (142 ml)
Rượu mạnh
(vodka, rye, gin,
rum, v.v...)
40% cồn
một ly 1.5 oz (43 ml)
(nguyên chất hoặc pha)

(Ghi Chú: 1 ly rượu tiêu chuẩn Canada = 17.05
ml hoặc 13.45g ethanol)
Có lúc nào an toàn để uống rượu trong
thời gian có thai hay không?
Không có lúc nào an toàn để uống rượu trong thời
gian có thai. Não bộ và hệ thống thần kinh của em
bé phát triển trong suốt thời gian có thai.
Những loại thức uống nào có hại?
Tất cả các thức uống có rượu đều có thể tác hại
đến thai nhi đang phát triển. Rượu có trong bia,
rượu vang, rượu mạnh, coolers và ciders.
Nếu tôi uống rượu trước khi biết mình
có thai thì sao?
Phụ nữ có thai có thể đã uống rượu trước khi biết
mình có thai cũng không phải là lạ. Nếu quý vị đã
uống rượu thì điều quan trọng là bỏ uống rượu
trong thời gian có thai.


Bỏ uống rượu và chăm sóc sức khỏe cho mình là
những cách tốt nhất để bảo đảm cho em bé được
khỏe mạnh. Không bao giờ quá muộn để giảm
bớt và bỏ uống rượu.
Tôi có thể làm gì khác nữa để giảm bớt
các rủi ro?
Ngoài việc bỏ uống rượu, còn có những bước
khác quý vị có thể áp dụng để giữ gìn sức khỏe
và bảo vệ thai nhi đang phát triển:
 Nghỉ ngơi nhiều
 Đến bác sĩ, y tá hoặc nhân viên hộ sinh đều đặn
 Ăn uống bổ dưỡng lành mạnh theo Hướng Dẫn
Thực Phẩm của Canada
 Giảm bớt và bỏ hút thuốc và các loại ma túy
khác
 Giảm bớt căng thẳng. Quý vị có thể giảm căng
thẳng bằng cách đi bách bộ hoặc tham gia các
sinh hoạt vận động cơ thể, ngâm người trong
bồn nước nóng, hoặc nói chuyện với một người
bạn hoặc người trong gia đình hỗ trợ quý vị.
Tôi chuẩn bị như thế nào cho những
buổi khám sức khỏe?
Một số phụ nữ thấy khó nói về việc uống rượu
của họ với các chuyên viên chăm sóc sức khỏe.
Quý vị có thể viết ra các câu hỏi trước khi đến
khám. Quý vị cũng có thể đem theo một người hỗ
trợ như bạn bè, bạn tình, hoặc nhân viên hỗ trợ





cộng đồng. Chăm sóc sức khỏe đều đặn là một
bước quan trọng.
Những người khác có thể hỗ trợ như
thế nào?
Bạn tình, gia đình và bạn bè đều giữ một vai trò
quan trọng trong việc hỗ trợ cho phụ nữ bỏ uống
rượu trong thời gian thai nghén. Có thể hỗ trợ
theo nhiều cách khác nhau:

Truyền thông
 Cho bà ta biết là quý vị quan tâm đến bà ta
cũng như em bé
 Lắng nghe bà ta nói ra các cảm xúc
 Hãy thành thực, quan tâm và không phán
xét

Trợ giúp
 Đề nghị trợ giúp thiết thực như giúp
phương tiện chuyên chở đến các buổi hẹn
hoặc điều trị
 Đề nghị chăm sóc cho các trẻ khác
 Cùng tham dự các sinh hoạt không có rượu
– chẳng hạn như đi xi nê hoặc cùng đi bộ
với nhau hoặc tham gia các sinh hoạt vận
động cơ thể khác
 Sinh hoạt với những người không uống rượu
 Đem theo các loại thức uống không có rượu
khi ra ngoài


Khuyến khích
 Khen ngợi các nỗ lực của bà ta và ăn mừng
những thành công nhỏ
 Đề nghị xem xét để giải quyết các vấn đề
và trở ngại để cùng nhau thay đổi
 Hỏi xem có những cách nào khác quý vị có
thể hỗ trợ bà ta hay không
Tôi có thể tìm thêm tin tức và nhờ giúp
ở đâu?
Có nhiều dịch vụ khác nhau để yểm trợ quý vị
giảm bớt và bỏ uống rượu.

Liên Lạc với Trạm Y Tế Công Cộng Địa
Phương
Muốn biết chi tiết liên lạc và tìm xem có các dịch
vụ nào trong khu vực quý vị, hãy đến
www.health.gov.bc.ca/socsec. Khi quý vị gọi
đến, hãy xin nói chuyện với toán phụ trách về sức
khỏe tâm thần và nghiện ngập.

Liên Lạc với Nhân Viên Cố Vấn về Rượu

Dịch Vụ Thông Tin và Giới Thiệu về Rượu và
Ma Túy tại BC làm việc 24 giờ mỗi ngày để
thông tin về nơi có dịch vụ cố vấn trong khu vực
quý vị.
Vùng Lower Mainland/Greater Vancouver
604-660-9382
Ngoài vùng Lower Mainland, gọi số miễn phí

trong B.C.
1-800-663-1441

Đường Dây Trợ Giúp về Rủi Ro cho Người Mẹ
Dùng Rượu và Chất Kích Thích
Thông tin về việc dùng rượu và các loại ma túy
khác trong thời gian có thai và trong khi cho con
bú sữa mẹ
Số điện thoại miễn phí: 1-877-327-4636 hoặc đến


Dịch Vụ QuitNow
Quý vị có thể được giúp để bỏ hút thuốc bất cứ
lúc nào, ngày cũng như đêm – miễn phí
Gọi số 1-877-455-2233 hoặc đến
www.quitnow.ca

Các Chương Trình Tiếp Cận Thai Nghén
Hỗ trợ cho phụ nữ có thai tại các cộng đồng trên
khắp B.C. Muốn tìm một chương trình trong khu
vực quý vị, hãy đến website của Các Chương
Trình Tiếp Cận Thai Nghén tại www.bcapop.ca,
hoặc gọi cho trạm sức khỏe công cộng địa
phương.

Muốn biết thêm chi tiết về FASD, hãy đọc
HealthLink BC File #38e Chứng Rối Loạn Vì
Rượu ở Thai Nhi
Muốn biết thêm các đề tài của BC HealthFile
vào www.HealthLinkBC.ca/healthfiles

hoặc đến phòng y tế công cộng tại địa
phương quý vị.

Bấm vào www.healthlinkbc.ca hoặc gọi số
8-1-1 để biết chi tiết và các dịch vụ sức khỏe
không cấp thiết tại B.C.

Muốn tìm trợ giúp cho người điếc và khiếm
thính, gọi số 7-1-1 tại B.C.

Có dịch vụ dịch thuật với hơn 130 ngôn ngữ
khi có yêu cầu của quý vị.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×