Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Giáo án Vật lý 12 nâng cao - TIẾT 19- B CỦNG CỐ DAO ĐỘNG TẮT DẦN VÀ DAO ĐỘNG DUY TRÌ potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.93 KB, 6 trang )

Giáo án Vật lý 12 nâng cao - TIẾT 19- B
CỦNG CỐ
DAO ĐỘNG TẮT DẦN VÀ DAO ĐỘNG DUY TRÌ
I/ MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Củng cố kiến thức về dao động tắt dần và dao động duy
trì .
2. Kỹ năng:
- Giải thích cách duytrì dao động, phân biệt dao động duy
trì và dao động tự do.
- Ưng dụng của dao động tắt dần, dao động duy trì trong
thực tế đời sống và trong kỹ thuật.
II/ CHUẨN BỊ
1/ Giáo viên:
2/ Học sinh:
- Ôn lại kiến thức dao động tắt dần, dao động duy trì.
III/ KIỂM TRA BÀI CŨ:
- Thế nào là dđ tắtdần. Trong dđ tắt dần biên độ và vận tốc
cực đại cái nào giảm nhanh hơn vì sao ?
- Thế nào là dao động duy trì? So sánh chu kỳ của dao động
tắt dần và dao động duy trì ?
IV/ NỘI DUNG
Câu 1. Chọn câu Đúng. Dao động duy trì là điện tắt dần
mà người ta
A. làm mất lực cản của môi trường đối với vật chuyển
động.
B. tác dụng ngoại lực biến đổi điều hoà theo thời gian
vào vật chuyển động.
C. tác dụng ngoại lực vào vật dđ cùng chiều với chuyển
động trong một phần của từng chu kỳ
D. kích thích lại dao động sau khi dao động bị tắt dần.


Câu 2. Nhận xét nào sau đây là không đúng?
A. Dao động tắt dần càng nhanh nếu lực cản của môi
trường càng lớn.
B. Dao động duy trì có chu kỳ bằng chu kỳ dao động
riêng của con lắc.
C. Dao động cưỡng bức có tần số bằng tần số của lực
cưỡng bức.
D. Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc
vào tần số lực cưỡng bức.
Câu 3. Nguyên nhân gây ra dao động tắt dần của con lắc
đơn dao động trong không khí là
A. do trọng lực tác dụng lên vật.
B. do lực căng của dây treo.
C. do lực cản của môi trường.
D. do dây treo có khối lượng đáng kể.
Câu 4. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Dao động duy trì là dao động tắt dần mà người ta đã
làm mất lực cản của môi trường đối với vật dao động.
B. Dao động duy trì là dao động tắt dần mà người ta đã
tác dụng ngoại lực biến đổi điều hoà theo thời gian
vào vật dao động.
C. Dao động duy trì là dao động tắt dần mà người ta đã
tác dụng ngoại lực vào vật dao động cùng chiều với
chiều chuyển động trong một phần của từng chu kỳ.
D. Dao động duy trì là dao động tắt dần mà người ta đã
kích thích lại dao động sau khi dao động bị tắt hẳn.
Câu 5. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Biên độ của dao động riêng chỉ phụ thuộc vào cách
kích thích ban đầu để tạo lên dao động.
B. Biên độ của dao động tắt dần giảm dần theo thời

gian.
C. Biên độ của dao động duy trì phụ thuộc vào phần
năng lượng cung cấp thêm cho dao động trong mỗi
chu kỳ.
D. Biên độ của dao động cưỡng bức chỉ phụ thuộc vào
biên độ của lực cưỡng bức.
Câu 6. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trong dao động tắt dần, một phần cơ năng đã biến
đổi thành nhiệt năng.
B. Trong dao động tắt dần, một phần cơ năng đã biến
đổi thành hoá năng.
C. Trong dao động tắt dần, một phần cơ năng đã biến
đổi thành điện năng.
D. Trong dao động tắt dần, một phần cơ năng đã biến
đổi thành quang năng.
Câu 7. Con lắc lò xo ngang gồm lò xo có độ cứng k =
100N/m và vật m = 100g, dao động trên mặt phẳng ngang,
hệ số ma sát giữa vật và mặt ngang là  = 0,01, lấy g =
10m/s
2
. Sau mỗi lần vật chuyển động qua VTCB biên độ
dao động giảm 1 lượng là
A. A = 0,1cm. B. A = 0,1mm. C. A =
0,2cm. D. A = 0,2mm.
Câu 8. Một con lắc lò xo ngang gồm lò xo có độ cứng k =
100N/m và vật m = 100g, dao động trên mặt phẳng ngang,
hệ số ma sát giữa vật và mặt ngang là  = 0,02. Kéo vật
lệch khỏi VTCB một đoạn 10cm rồi thả nhẹ cho vật dao
động. Quãng đường vật đi được từ khi bắt đầu dao động
đến khi dừng hẳn là

A. S = 50m. B. S = 25m. C. S = 50cm.
D. S = 25cm.

V/ CỦNG CỐ - DẶN DÒ
- Yêu cầu HS về tham khảo thêmcác câu hỏi và bài tập
trong sách BT vật lý 12 NC.


×