Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT LẦN 4 MÔN SINH HỌC SỞ GD & ĐT NINH BÌNH Trường THPT Nho Quan C pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.36 KB, 13 trang )

SỞ GD & ĐT NINH
BÌNH
Trường THPT Nho
Quan C
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT
LẦN 4
NĂM HỌC 2010 – 2011
MÔN SINH


Câu 1: Ở gen cấu trúc, theo thứ tự từ đầu 3’-5’ của mạch
mang mã gốc, thứ tự các vùng của gen cấu trúc lần lượt là:
A. vùng điều hoà - vùng mã hoá - vùng kết thúc.
B. vùng mã hoá - Vùng điều hoà - vùng kết thúc
C. vùng điều hoà - vùng kết thúc - vùng mã hoá
D. vùng kết thúc - Vùng điều hoà - vùng mã hoá
Câu 2: Phần lớn các gen của sinh vật nhân thực có vùng mã
hóa không liên tục xen kẽ các đoạn mã hóa axitamin (exon)
là các đoạn không mã hóa axit amin (intron). Vì vậy các gen
này được gọi là:
A. gen cấu trúc B. gen mã hóa
C. gen không phân mảnh D. gen phân mảnh
Câu 3: Trong quá trình tự nhân đôi của ADN, mạch bổ sung
được tổng hợp từng đoạn ngắn gọi là các đoạn okazaki. Các
đoạn này được nối liền với nhau tạo thành mạch mới nhờ
enzim:
A. ADN - polimeraza B. ARN - polimeraza
C. nối ligaza D. proteaza
Câu 4: Mã di truyền mang tính thoái hóa vì:
A. một bộ ba (côđon) chỉ mã hóa cho một loại axit amin
B. nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định một loại axit amin trừ


AUG và UGG
C. Một bộ ba mã hóa cho nhiều axitamin
D. có những bộ ba không mã hóa cho một loại axitamin nào
như UAA, UAG, UGA
Câu 5: Sự truyền thông tin di truyền từ phân tử ADN mạch
kép sang phân tử ARN mạch đơn là quá trình:
A. di truyền B. phiên mã C. giải mã D. tự
sao
Câu 6: Cơ chế hoạt động của Opêron Lac ở E.Coli khi không
có chất cảm ứng lactôzơ là:
A. chất cảm ứng lactôzơ tương tác với chất ức chế gây biến
đổi cấu hình của chất ức chế
B. chất ức chế kiểm soát lactôzơ, không cho lactôzơ hoạt hóa
opêron
C. chất ức chế bám vào vùng vận hành ngăn cản quá trình
phiên mã, Opperon không hoạt động
D. các gen cấu trúc phiên mã tạo các mARN để tổng hợp các
prôtêin tương ứng
Câu 7: Một gen bị đột biến không làm thay đổi chiều dài. Số
liên kết Hiđrô của gen giảm đi 1 liên kết. Loại đột biến đó là:
A. mất một cặp A-T. B. thay thế một cặp A-T
bằng cặp G-X
C. thêm một cặp A-T. D. thay một cặp G-X
bằng cặp A-T.
Câu 8: Bệnh ung thư máu ở người do:
A. đột biến mất đoạn ở NST 21. B. đột biến lặp đoạn
NST 21.
C. đột biến chuyển đoạn NST 21. D. đột biến mất 1
NST 21.
Câu 9: Hợp tử bình thường của 1 loài có 2n = 78. Kết luận

nào sau đây sai
khi nói về loài trên?
A. thể 1 nhiễm có 77 nhiễm sắc thể B. thể 3 nhiễm có
79 nhiễm sắc thể
C. thể không nhiễm có 76 nhiễm sắc thể D. thể 1 nhiễm
kép có 80 nhiễm sắc thể
Câu 10: Trong trường hợp trội hoàn toàn, các gen phân li
độc lập phép lai cho tỉ lệ kiểu hình 1:1 là:
A. Aa x Aa B. Aa x aa C. AA x Aa D. aa
x aa
Câu 11: Để cho các alen của một gen phân li đồng đều về các
giao tử, 50% giao tử chứa alen này, 50% giao tử chứa alen
kia thì cần có điều kiện gì?
A. Bố mẹ phải thuần chủng B. Số lượng cá thể
con lai phải lớn
C. Alen trội phải trội hoàn toàn so với alen lặn D. Quá
trình giảm phân phải xảy ra bình thường
Câu 12: Theo quy luật phân ly độc lập của Menđen với các
gen trội là trội hoàn toàn. Nếu P thuần chủng khác nhau bởi
n cặp tính trạng tương phản thì tỷ lệ kiểu hình ở đời con khi
bố mẹ dị hợp là:
A. (3:1)
n
B. 9:3:3:1 C. (1:2:1)
n

D. (1:1)
n
Câu 13: Theo quy luật phân li độc lập, một cá thể có kiểu gen
AaBbCCDd có thể tạo bao nhiêu loại giao tử?

A. 3. B. 4. C. 6.
D. 8.
Câu 14: Ở ngô, 3 cặp gen không alen (Aa, Bb và Dd) nằm
trên 3 cặp nhiễm sắc thể thường, tương tác cộng gộp cùng
quy định tính trạng chiều cao cây. Sự có mặt của mỗi gen
trội trong kiểu gen làm cây cao thêm 5cm. Cho biết cây thấp
nhất có chiều cao 130 cm. Kiểu gen của cây cao 140cm là:
A. AabbDd B. AABBDD C. AaBBDD
d. aaBbdd
Câu 15: Lai phân tích cá thể dị hợp hai cặp gen liên kết hoàn
toàn trên một cặp NST thường, tỉ lệ kiểu gen thu được ở đời
con là:
A. 1:1 B. 1:2:1 C. 3:1 D. 1:1:1:1
Câu 16: Ở người, một tính trạng luôn được truyền từ bố cho
con trai. Gen quy định tính trạng đó nằm ở:
A. NST thường. B. NST X C. NST Y
D. trong ti thể.
Câu 17: Phép lai nào sau đây có thể sử dụng để phát hiện các
quy luật gen trên NST thường, gen trên NST giới tính và gen
trong tế bào chất?
A. Lai thuận nghịch B. Lai xa kèm đa bội
hoá
C. Lai phân tích D. Lai khác dòng
Câu 18: Một quần thể thực vật có thế hệ xuất phát là 50 %
thể dị hợp Aa, các thể đồng hợp và dị hợp có sức sống và
sinh sản ngang nhau. Qua 3 lần tự thụ phấn liên tiếp, tỉ lệ %
Aa là:
A. 50 B. 12, 5 C. 6,25 D. 25
Câu 19: Một quần thể ngẫu phối đã đạt trạng thái cân bằng,
tỉ lệ kiểu gen đồng hợp lặn (aa) là 0,16. Tỉ lệ kiểu gen Aa

trong quần thể là:
A. 0,36 B. 0,16 C. 0,48
D. 0,32
Câu 20: Ưu thế lai giảm dần ở các thế hệ sau là do
A. tỉ lệ đồng hợp tử trội ngày càng tăng và tỉ lệ đồng hợp tử
lặn ngày càng giảm.
B. tỉ lệ đồng hợp tử lặn ngày càng giảm và tỉ lệ dị hợp tử ngày
càng tăng.
C. tỉ lệ dị hợp tử ngày càng giảm và tỉ lệ đồng hợp tử lặn ngày
càng tăng.
D. tỉ lệ dị hợp tử ngày càng tăng và tỉ lệ đồng hợp tử ngày
càng giảm.
Câu 21: Các bước tiến hành trong kĩ thuật chuyển gen theo
thứ tự lần lượt là:
A. tạo ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận→
phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp.
B. tách gen và thể truyền → cắt và nối ADN tái tổ hợp → đưa
ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
C. tạo ADN tái tổ hợp → phân lập dòng ADN tái tổ hợp → đưa
ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
D. phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp→ tạo ADN tái tổ
hợp→ chuyển ADN tái tổ hợp vào TB nhận.
Câu 22: Cừu Đôly có kiểu gen giống với cừu nào nhất trong
các con cừu sau:
A. cừu cho trứng B. cừu mang thai
C. cừu cho nhân tế bào D. cừu cho trứng và cừu
mang thai.
Câu 23: Thành tựu nào sau đây không phải
là thành tựu của
tạo giống biến đổi gen?

A. Tạo cừu biến đổi gen sản sinh prôtein người trong sữa.
B. Tạo giống dâu tằm tam bội có năng suất lá cao dùng
cho ngành chăn nuôi tằm.
C. Tạo chuột nhắt chứa gen hoocmôn sinh trưởng của
chuột cống.
D. Chuyển gen trừ sâu từ vi khuẩn vào cây bông, tạo được
giống bông kháng sâu bệnh
Câu 24: Bệnh phêninkêtô niệu xảy ra do:
A. chuỗi bêta trong phân tử hêmôglôbin có sự biến đổi một
axit amin
B. đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể giới tính X
C. thiếu enzim xúc tác cho phản ứng chuyển phênilalanin
trong thức ăn thành tirôzin
D. thừa enzim chuyển tirôzin thành phênilalanin làm xuất hiện
phênilalanin trong nước tiểu
Câu 25: Cơ quan tương đồng là những cơ quan
A. bắt nguồn từ một cơ quan tổ tiên mặc dù hiện tại các cơ
quan này không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm
B. bắt nguồn từ một cơ quan tổ tiên mặc dù hiện tại các cơ
quan này có thể thực hiện các chức năng khác nhau.
C. bắt nguồn từ một cơ quan tổ tiên, đảm nhiệm những
chức phận giống nhau.
D. có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng
trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
Câu 26: Theo quan điểm Lamac, hươu cao cổ có cái cổ dài là
do
A. ảnh hưởng của ngoại cảnh thường xuyên thay đổi.
B. ảnh hưởng của các thành phần dinh dưỡng có trong
thức ăn của chúng.
C. kết quả của chọn lọc tự nhiên.

D. ảnh hưởng của tập quán hoạt động.
Câu 27: Trong các nhân tố tiến hoá sau, nhân tố có thể làm
biến đổi tần số alen của quần thể một cách nhanh chóng, đặc
biệt làm kích thước quần thể nhỏ bị giảm đột ngột là:
A. đột biến. B. di - nhập gen.
C. các yếu tố ngẫu nhiên. D. giao phối không
ngẫu nhiên.
Câu 28: Đối với quá trình tiến hoá nhỏ, nhân tố đột biến
(quá trình đột biến) có vai trò cung cấp
A. nguồn nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên.
B. các biến dị tổ hợp, làm tăng sự đa dạng di truyền của quần
thể.
C. các alen mới, làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác
định.
D. các alen mới, làm thay đổi tần số alen của quần thể một
cách chậm chạp.
Câu 29: Trong phương thức hình thành loài bằng con đường
địa lí (hình thành loài khác khu vực địa lí), nhân tố trực tiếp
gây ra sự phân hoá vốn gen của quần thể gốc là:
A. cách li địa lí. B. chọn lọc tự nhiên.
C. tập quán hoạt động. D. cách li sinh thái.
Câu 30: Đối với vi khuẩn, tiêu chuẩn có ý nghĩa hàng đầu để
phân biệt hai loài thân thuộc là:
A. tiêu chuẩn hoá sinh. B. tiêu chuẩn sinh lí.
C. tiêu chuẩn sinh thái. D. tiêu chuẩn di truyền.
Câu 31: Chiều hướng tiến hoá cơ bản nhất của sinh giới là:
A. ngày càng đa dạng, phong phú. C. tổ chức
ngày càng cao.
B. thích nghi ngày càng hợp lý. D. cả B và C.
Câu 32: Theo quan điểm hiện đại, cơ sở vật chất chủ yếu của

sự sống là:
A. axit nuclêic và prôtêin. B. cacbohyđrat và
prôtêin.
C. lipit và gluxit. D. axit nuclêic và lipit.
Câu 33: Những yếu tố khi tác động đến sinh vật, ảnh hưởng
của chúng không phụ thuộc vào mật độ của quần thể bị tác
động là:
A. yếu tố hữu sinh. B. yếu tố vô sinh.
C. các bệnh truyền nhiễm. D. nước, độ ẩm, ánh
sáng, sinh vật.
Câu 34: Quần thể là một tập hợp cá thể
A. cùng loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định, có
khả năng sinh sản tạo thế hệ mới.
B. khác loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác
định, vào một thời điểm xác định, có khả năng sinh sản tạo
thế hệ mới.
C. khác loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác
định, vào một thời điểm xác định.
D. cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác
định, vào một thời điểm xác định, có khả năng sinh sản tạo
thế hệ mới.
Câu 35: Sơ đồ (a), (b), (c) minh họa sự phân bố của các cá
thể trong không gian. (a), (b), (c) lần lượt là các kiểu phân
bố:



(a) (b) (c)
A. ngẫu nhiên, đều, theo nhóm B. ngẫu nhiên, theo
nhóm, đều

C. theo nhóm, đều, ngẫu nhiên D. theo nhóm, ngẫu
nhiên, đều
Câu 36: Chuỗi và lưới thức ăn biểu thị mối quan hệ:
A. giữa thực vật với động vật.
B. dinh dưỡng.
C. động vật ăn thịt và con mồi.
D. giữa sinh vật sản xuất với sinh vật tiêu thụ và sinh vật
phân giải.
Câu 37: Từ một rừng lim sau một thời gian biến đổi thành
rừng sau sau là diễn thế
A. nguyên sinh. B. thứ sinh. C. liên tục.
D. phân huỷ.
Câu 38: Quan hệ giữa chim sáo với trâu thuộc quan hệ:
A. hợp tác. B. cạnh tranh. C. Ký sinh
D. hội sinh.
Câu 39: Các quá trình chủ yếu trong chu trình cacbon là:
1. sự đồng hoá CO
2
khí quyển trong quang hợp.
2. trả CO
2
cho khí quyển do hô hấp của động vật và thực
vật.
3. trả CO
2
cho khí quyển do hoạt động hô hấp của vi sinh
vật hiếu khí.
4. vi sinh vật phân giải xác động thực vật chứa cacbon.
Phương án đúng là:
A. 1, 2, 3, 4. B. 1, 2, 3. C. 1, 3, 4 D. 2,

3, 4.
Câu 40: Hiệu ứng nhà kính là kết quả của:
A. tăng nồng độ CO
2
. B. tăng nhiệt độ khí
quyển.
C. giảm nồng độ O
2
. D. làm thủng tầng
ôzôn.

Hết


×