Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Giải pháp đẩy mạnh xúc tiến thương mại trong xuất nhập khẩu của Chính phủ cho Doanh nghiệp ở Đà Nẵng - 7 ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.97 KB, 11 trang )

các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác chưa được hỗ trợ một cách hiệu quả
và thường rất khó khăn trong việc tiếp cận các loại hình dịch vụ này. Rất nhiều doanh
nghiệp tuy có như cầu rất lớn về dịch vụ nhưng không biết phải tìm ở đâu khiến cho
doanh nghiệp mất đi rất nhiều cơ hội kinh doanh, làm tăng chi phí và giảm khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp. Mặt khác cũng là do các doanh nghiệp Việt Nam còn chưa ý thức
được lợi ích và chưa có thói quen sử dụng các dịch vụ này. Số liệu thống kê tại thành phố
Đà Nẵng cho thấy rằng:
Những yếu tố bên trong ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ tư vấn quản trị
doanh nghiệp do nhu cầu phát triển của doanh nghiệp chiếm đến 77% số doanh nghiệp
được điều tra, ý kiến chủ quan của doanh nghiệp 68%, yếu tố sử dụng dịch vụ tư vấn quản
trị doanh nghiệp để giải quyết hiệu quả vấn đề phát sinh và tăng khả năng ứng phó chỉ
chiếm khoảng 45% số doanh nghiệp được điều tra, yếu tố ảnh hưởng ít nhất đến quyết
định sử dụng tư vấn là khả năng tài chính của doanh nghiệp chỉ chiếm 16%.
Thêm vào đó, yếu tố bên ngoài như cạnh tranh doanh nghiệp ảnh hưởng đến quyết
định sử dụng dịch vụ tư vấn quản trị doanh nghiệp chiếm 57 % số doanh nghiệp được
phỏng vấn, yếu tố sự phát triển của dịch vụ tư vấn ảnh hưởng đến quyết định của doanh
nghiệp là 49% và 34 % doanh nghiệp được điều tra cho rằng yếu tố xu hướng sử dụng
dịch vụ tư vấn của doanh nghiệp hiện nay đã ảnh hưởng đến quyết định của họ.
Một số loại hình dịch vụ chính phủ cung cấp cho các doanh nghiệp là:
 Dịch vụ tư vấn, đào tạo:
Trong thời gian qua việc cung cấp loại hình dịch vụ này khá phong phú về số lượng
nhưng nhìn chung chất lượng còn chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh
nghiệp. Nhiều ý kiến tư vấn về thị trường, về sản phẩm còn mang tính lý thuyết chung
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
chung, chưa thiết thực phục vụ cho các yêu cầu tác ngiệp của doanh nghiệp. Nhiều hội
nghị hội thảo, khó đào tạo còn mang tính chồng chéo, thiếu nội dung thiết thực, lãng phí
thời gian và tiền bạc của người tham dự.
 Dịch vụ đoàn công tác, khảo sát thị trường:
Các cơ quan của chính phủ và các TSIs trong thời gian qua cũng đã tổ chức được
nhiều đoàn doanh nhân đi khảo sát thị trường cả ở trong và ngoài nước, đã tổ chức nhiều
cuộc gặp gỡ, tiếp xúc, đón tiếp nhiều đoàn doanh nhân nước ngoài vào khảo sát thị trường


Việt nam để xúc tiến thiết lập quan hệ đối tác, bạn hàng giữa các bên. Nhưng công tác này
gặp nhiều khó khăn, hiệu quả và tác dụng chưa cao. Thứ nhất là do khó khăn về kinh phí
đi khảo sát, thứ hai là do khâu tổ chức chưa tốt, việc chuẩn bị cho chuyến đi không được
kỹ càng, không xác định rõ mục đích, nhiệm vụ và chương trình cụ thể của chuyến đi.
Thứ ba là do hạn chế về trình độ, nhất là trình độ ngoại ngữ, năng lực kỹ thuật chuyên
môn,
 Dịch vụ hội chợ triển lãm:
Có thể nói trong thời gian qua các hội chợ triển lãm đã trở nên quen thuộc và giúp cho
doanh nghiệp tham gia ký kết được nhiều hợp đồng XK, tìm kiếm thêm các đối tác bạn
hàng, mở rộng thị trường XK. Tuy nhiên cũng cần phải thừa nhận rằng việc cung cấp các
dịch vụ hội chợ triển lãm của các cơ quan XTTM của chính phủ vẫn còn nhiều yếu kém
và bất cập. Do mặt bằng cho các trung tâm hội chợ triễn lãm còn thiếu thốn, còn quá ít hội
chợ triễn lãm đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế của một hội chợ triển lãm, mặt khác cũng
là do việc tổ chức và tham gia hội chợ triễn lãm nhiều khi còn thụ động thiếu sự chủ động
chuẩn bị về mọi mặt: tài chính, nhân sự, sản phẩm, thiết kế gian hàng, tổ chức hội thảo,
4.2 Những tồn tại trong hoạt động XTXK và nguyên nhân của nó
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Những tồn tại:
Chưa có một khuôn khổ pháp lý rõ ràng và chuẩn xác hỗ trợ XK cho các doanh
nghiệp
Chưa tạo môi trường cạnh tranh công bằng và bình đẳng giữa các loại hình doanh
nghiệp
Các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn thông tin cần thiết
nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (theo thống kê số doanh nghiệp vừa và nhỏ
chiếm 85% trong số DN xuất khẩu đóng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng)
Những hạn chế và bất cập về công tác tổ chức và dịch vụ cung cấp thông tin
thương mại cho các doanh nghiệp. Thông tin thường sai lệch giữa các báo cáo và số liệu
thực tế.
Các cơ quan nhà nước chưa xây dựng được một chiến lược hỗ trợ XK cho các
doanh nghiệp. Mặc dù nhà nước đã có nghị định 90/2001/NĐCP trợ giúp cho các doanh

nghiệp, trong đó có quy định “Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường XK,
tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp liên kết hợp tác với nước ngoài, mở rộng thị
trường hàng hoá, dịch vụ. Thông qua các chương trình trợ giúp XTXK, trợ giúp một phần
chi phí cho DN khảo sát, học tập, trao đổi hợp tác và tham dự hội chợ, triễn lãm giới thiệu
sản phẩm, tìm hiểu thị trường ở nước ngoài.”. Các nghị định này quá chung chung, chưa
quy định một mức cụ thể nào về việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp.
Ở các thành phố lớn như Đà Nẵng cũng đã có những tiến bộ trong công tác quản lý
và hỗ trợ cho các doanh nghiệp như chế độ “một cửa liên thông”, giảm giá thuê đất, tăng
thời gian sử dụng đất thuê, thực hiện chính sách trợ giúp xuất khẩu cho các doanh nghiệp
trong nước, Tuy nhiên các chính sách này vẫn chưa giúp được gì nhiều cho các doanh
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
nghiệp do mức trợ cấp, hỗ trợ còn hạn chế và chưa có một khung pháp lý hợp lý trong
lĩnh vực này.
Chưa tạo được sự thuận lợi cho việc tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ của chính phủ cho
các doanh nghiệp. Thời gian giải quyết các thủ tục còn khá lâu tuy đã có nhiều cải cách
(Đà Nẵng trước năm 2004 việc cấp giấy phép xây dựng là 3 tháng, kể từ ngày 1/7 /2004
thời gian rút lại chỉ còn 15 ngày).
Việc hỗ trợ của nhà nước giúp nâng cao năng lực XTXK của bản thân các doanh
nghiệp còn rất hạn chế. Năng lực của các doanh nghiệp của thành phố còn rất yếu do thiếu
cán bộ chuyên môn được đào tạo một cách bài bản. Chính vì vậy mà họ cần sự hướng
dẫn, hỗ trợ và giúp đỡ của chính phủ và các TSIs để tham gia XK.
Nguyên nhân:
Thứ nhất là do hậu quả của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung. Cách nghĩ và cách
làm của thời kinh tế kế hoạch hoá tập trung chưa thể ngay một lúc mà từ bỏ được mà phải
trải qua quá trình chuyển biến từ nhận thức tới hành động. Những hậu quả của nền kinh tế
kế hoạch hoá tập trung biểu hiện ở những quy định bất bình đẳng của pháp luật đối với
các thành phần kinh tế khác nhau tham gia sản xuất, XK, ở sự quan liêu và duy ý chí
trong công tác xây dựng kế hoạch và chiến lược xuất khẩu. Mặt khác nó còn biểu hiện ở
cơ chế xin cho vẫn còn tồn tại trong quan hệ giữa doanh nghiệp với chính phủ, ở sự thiếu
năng động và sáng tạo, ỷ lại trông chờ vào nhà nước của đội ngũ cán bộ doanh nghiệp.

Thứ hai, nguồn nhân lực còn thiếu kinh nghiệm và kiến thức trong hoạt động
XTXK trong cơ chế kinh tế thị trường. Có thể nói XTTM nói chung và XTXK nói riêng
còn khá mới mẻ đối với nước ta do trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế chúng ta mới
áp dụng những quy tắc và nguyên lý của kinh tế thị trường trong hoạt động sản xuất kinh
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
doanh, thêm vào đó các chính sách này lại thường xuyên được thay đổi liên tục, do vậy
việc tiếp cận với các chính sách này gặp nhiều khó khăn đối với các doanh nghiệp. Có thể
thấy rõ ràng rằng chúng ta chưa có kinh nghiệm trong hoạt động XTXK mà phải học hỏi
kiến thức và áp dụng bài học kinh nghiệm thành công của các nước khác có các đặc điểm
nền kinh tế tương đồng với nước ta nhất là Nhật Bản. Sự non nớt về mặt kinh nghiệm và
thiếu kiến thức, kỹ năng chuyên môn thực hành XTXK hiện hữu hầu như tất cả các mắt
xích của mạng lưới XTXK ở nước ta.
Thứ ba, cơ sở kinh tế nước ta còn kém phát triển, xuất phát từ điểm thấp, sức cạnh
tranh của nền kinh tế còn thấp. Tỷ trong nông nghiệp vẫn chiếm phần lớn trong cơ cấu
GDP của nước ta, tỷ trọng công nghiệp tuy trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến rõ
rệt nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và
vẫn còn không đồng đều giữa các vùng.
Trong năm 2007 VN đứng vị trí thứ 77, tụt ba bậc so với năm ngoái, trong bảng
xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu do Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố .Chỉ
số cạnh tranh toàn cầu được xây dựng dựa trên 9 chỉ số thành phần, gồm thể chế, cơ sở hạ
tầng, kinh tế vĩ mô, giáo dục và y tế phổ thông, giáo dục đại học, hiệu quả thị trường, độ
sẵn sàng về kỹ thuật, mức độ hài lòng doanh nghiệp, và mức độ sáng tạo.
Với VN, yếu tố thể chế được xếp thứ 74, cơ sở hạ tầng 83, kinh tế vĩ mô 53, y tế và
giáo dục phổ thông 56, giáo dục đại học xếp thứ 90, hiệu quả thị trường 73, độ sẵn sàng
về công nghệ 85. Ở hai chỉ số còn lại, VN lần lượt xếp thứ 86 và 75. Trong khối ASEAN,
VN chỉ xếp trên Cambodia (xếp thứ 103). Singapore vẫn dẫn đầu về năng lực cạnh tranh
trên toàn khối, tiếp theo lần lượt là Malaysia (26), Thái Lan (35), Indonesia (50),
Philippines (71). WEF không xếp hạng Brunei, Lào và Myanmar.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Đối với trong nước: 10 chỉ số thành phần được tiến hành điều tra của PCI năm

2007 bao gồm: Chi phí gia nhập thị trường; tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng
đất; tính minh bạch và tiếp cận thông tin; chi phí thời gian để thực hiện các quy định của
Nhà nước; chi phí không chính thức; ưu đãi đối với DNNN (môi trường cạnh tranh); tính
năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh; chính sách phát triển kinh tế tư nhân; đào tạo
lao động; thiết chế pháp lý.
10 tỉnh đứng đầu các chỉ số thành phần
Chỉ số thành phần Tỉnh Điểm số

Gia nhập thị trường

Tiếp cận đất đai

Tính minh bạch

Chi phí thời gian

Chi phí không chính thức

Ưu đãi với DNNN

Tính năng động

Chính sách phát triển kinh tế tư nhân

Đào tạo lao động

Thiết chế pháp lý
Quảng Trị

Long An


Lào Cai
Hà Tây
Hưng Yên, Ti
ền Giang
Bình D
ương
Bình D
ương
TPHCM
Đà N
ẵng
Bắc Kạn
9,49
7,71
8,56
8,18
7,71
8,29
9,20
8,73
8,34
6,57
Hình 2.5 Danh sách 10 tỉnh đứng đầu về các chỉ số thành phần
Thứ tư, công tác chỉ đạo điều hành hoạt động XTXK của nhà nước còn kém hiệu
quả. Từ khi thực hiện đổi mới nền kinh tế, Đảng và nhà nước đã đề ra đường lối, chủ
trương đúng đắn về phát triển kinh tế-xã hội, mở rông mối quan hệ đối ngoại, phát triển
XK. Tuy nhiên cũng cần phải nhìn nhận rằng công tác tổ chức thực hiện đường lối, chính
sách và pháp luật của nhà nước chưa nghiêm, kém hiệu lực, hiệu quả. Sự lãnh đạo, chỉ
đoạ, điều hành của nhà nước có phần thiếu nhanh nhạy, chưa thật sự chủ động chớp lấy

Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
thời cơ, Chức năng quản lý, điều hành của nhà nước ở các cấp chưa được phân định rành
mạch và phát huy đầy đủ. Chưa có sự thống nhất trong nhân thức và thông suốt trong thực
hiện hoạt động XTXK, làm cho việc hoạch định chủ trương, chính sách và thể chế hoá về
XTXK thiếu dứt khoát, chậm trễ. Thêm vào đó công tác cải cách hành chính tiến hành
chậm, thiếu kiên quyết cả về xây dựng và hoàn thiện thể chế, kiện toàn bộ máy, nâng cao
năng lực và làm trong sạch đội ngũ các bộ tổ chức.
Thứ năm, tác động khách quan của môi trường kinh doanh quốc tế. Trong thời gian
qua, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước đã đạt được nhiều thành tựu quan
trọng và thắng lợi lớn, tạo được nhiều thuận lợi cho XK nhưng cũng tạo ra không ít khó
khăn cho quá trình phát triển kinh tế của đất nước như cuộc khủng hoảng kinh tế vào năm
1998-1999, tình hình trượt dốc của nền kinh tế thế giới vào năm 2001-2002 và mới đây là
những dự đoán về sự khủng hoảng về lương thực và tiền tệ trên thế giới trong giai đoạn
2007-2008.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu của
chính phủ cho các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
1. Những thay đổi, tác động của nó đối với hoạt động XTXK ở Việt Nam nói
chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng
1.1 Những bối cảnh và thách thức mới đối với hoạt động XTXK
1.1.1 Tự do hoá thương mại theo WTO
Việt Nam đã gia nhập WTO và là thành viên AFTA điều này cho phép nước ta
có nhiều lựa chọn khi mở cửa thương mại quốc tế
Trên cơ sở tình hình thương mại Việt Nam và những điều kiện mới trong quá trình
hội nhập mà chúng ta có thể lựa chọn hoặc kết hợp các mô hình, điều này ảnh hưởng rất
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
lớn đến các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước cũng như ảnh hưởng rất lớn đến công tác
hoạch định chính sách của từng địa phương trong cả nước vì mỗi mô hình đều có những
điểm mạnh điểm yếu của nó tác đông trực tiếp đến hoạt động của các doanh nghiệp. Do
đó cần phải nhận thức một cách đúng đắn để có thể chọn ra một giải pháp hữu hiệu nhất
cho sự pháp triển của các doanh nghiệp nói chung và cho cả đất nước nói riêng. Các mô

hình:
1. Tiến hành tự do hoá đơn phương. Để làm được điều này thì phải bãi bỏ hoàn toàn
tất cả các loại thuế thương mại xuất nhập khẩu và trợ cấp. Đây là điều mà Việt Nam có
thể làm được mà không cần đàm phán với các nước. Tuy nhiên lại gây ra khó khăn cho
các doanh nghiệp trong nước không cạnh tranh được với các doanh nghiệp của nước
ngoài vì các doanh nghiệp của chúng ta chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, năng lực
sản xuất còn thấp.
2. Đi theo hướng hài hoà hoá thuế suất. Trong đó tất cả các mức thuế của Việt Nam
giảm đi hay tăng lên nhưng vẫn đảm bảo mức bình quân hiện tại (khoảng 11,9% cho các
loại hàng nhập khẩu). Điều này có một lợi ích đáng kể khi giải toả được nỗi lo giảm
nguồn thu ngân sách do cải cách thuế.
Cách tiếp cận này được nhiều nhà kinh tế ưa chuộng vì nó loại bỏ được sư méo mó
giữa hàng hoá nhập khẩu khác nhau về nguồn gốc và chủng loại. Tuy nhiên nó có thể làm
tăng một số loại thuế và giữ nguyên sự bất cập về giá đối với một số hàng hoá và dịch vụ.
3. Đàm phán các hiệp định song phương với các đối tác. Theo mô hình này thì những
nước đang phát triển nếu đạt được thoả thuận với các nước phát triển lớn được coi là có
lợi nhất.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
4. Tự do hoá khu vực. Theo mô hình này, Việt Nam và các nước sẽ mở rộng khu vực
mậu dịch tự do AFTA với các nước Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.
Khả năng này đã được các nước ASEAN thảo luận và bước đầu thực thi. Nhưng hạn
chế ở đây là Nhật Bản chưa là thành viên của bất kỳ nhóm thương mại ưu đãi nào. Trung
Quốc là đối thủ cạnh tranh của rất nhiều nền kinh tế ASEAN mà lợi thế chung vẫn là lao
động dồi dào và giá rẻ.
5. Tự do hoá đa phương. Chính sách đi theo mô hình này đề cập tới một thoả thuận
chung của WTO trong thời gian tới. Tuy nhiên, do các thành viên WTO không đạt được
thỏa thuận nào trong vòng đàm phán ở Hồng Kông năm 2005. Vì vậy, đến nay vẫn chưa
có một điều khoản rõ ràng nào. Giả định được đưa ra là giảm 50% thuế xuất nhập khẩu,
trợ cấp xuất khẩu và hỗ trợ trong nước của tất cả các thành viên.
6. Tự do hoá toàn cầu, hướng tới cắt giảm thuế 100% cho tất cả các nước và khu vực.

Qua nghiên cứu, các chuyên gia cho rằng, hầu hết các kịch bản, không kể kịch bản hài
hoà hoá, đều dẫn đến gia tăng xuất khẩu. Tăng trưởng xuất khẩu có thể là một điều gây
ngạc nhiên trong kịch bản thứ nhất vì chính sách ở đây sẽ không dẫn đến việc cải thiện thị
trường xuất khẩu. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, khi nhập khẩu dễ dàng thì xuất khẩu
cũng sẽ được thúc đẩy để đảm bảo cán cân thương mại.
Qua phân tích của các chuyên gia, mô hình tự do hoá thương mại toàn cầu sẽ tốt nhất
cho các doanh nghiệp Việt Nam. Mô hình này sẽ làm tăng xuất khẩu khoảng 8,6 tỷ USD
và tối đa hoá được phúc lợi hàng năm.
Tuy nhiên, việc đạt được tự do hoá thương mại toàn cầu nằm ngoài sự kiểm soát của
bất cứ một quốc gia nào và khó có thể xảy ra trong tương lai gần. Trong trường hợp này,
so sánh với các mô hình khác có thể thấy, khi chưa thực hiện tự do hoá đa phương, Việt
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Nam có thể thực hiện tự do đơn phương nhưng điều này có nhiều hạn chế và gây ra bất
lợi cho Việt Nam về trước mắt. Do các doanh nghiệp khó có thể thích ứng nhanh với cách
thực hiện này.
Trong khi đó, nếu áp dụng mô hình hài hoà thuế suất sẽ tạo ra phúc lợi xã hội và sự
chuyển dịch không đáng kể trong nền kinh tế. Đồng thời giúp tăng thu khoảng trên 50%.
Trong trường hợp này thứ tự ưu tiên các mục tiêu của chính phủ sẽ là yếu tố quyết định sự
lựa chọn.
Tự do hoá song phương bao gồm tự do hoá với Liên minh châu Âu sẽ gặp phải một
vấn đề rắc rối vì EU dường như chịu thiệt từ mô hình này và có thể sẽ không tham gia.
Mô hình thực tế nhất là tự do hoá khu vực và tự do hoá đa phương, tự do hoá khu vực
sẽ mang lại lợi ích xuất khẩu nhưng tự do hoá đa phương cho lợi ích phúc lợi lớn hơn. Và
đây không phải là mô hình loại trừ lẫn nhau. Cả hai hình thức tự do thương mại này đều
có thể cùng xảy ra.
1.1.2 Xu hướng thị trường mới
Trong năm 2007, trong điều kiện bị cạnh tranh gay gắt, nhưng thị trường xuất khẩu
của Đà Nẵng đã mở rộng đến 95 quốc gia và vùng lãnh thổ. Một mặt gia tăng thị phần XK
tại các thị trường truyền thống như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan mặt khác
đẩy mạnh XTXK vào các thị trường Đông Nam Á ( như Inđonexia, Myanma, Singapore),

Tây Á-Trung Đông (Isarel, Syria), các thị trường EU mới(Czech, Romania, Bungary).
Việc thúc đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường Tây Á và Nam Mỹ đang là xu hướng
mới cho các doanh nghiệp xuất khẩu ở thành phố, do tính chất ổn định của các thị trường
này về nhu cầu, hệ thống kiểm soát không chặt chẽ và giá cả tương đối phù hợp.
Hình 3.1 Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
1.1.3 Thương mại điện tử
Kể từ lần đầu tiên xuất hiện trang web thương mại năm 1994, thương mại điện tử
đã nhanh chóng lan rộng ra trên toàn thế giới, trở thành phương tiện truyền thông, bán
hàng và marketing, thậm chí làm thay đổi diện mạo của nhiều lĩnh vực kinh doanh.
Thương mại điện tử được định nghĩa đơn giản là kinh doanh dựa trên kỹ thuật điện
tử. Thương mại điện tử bao gồm việc chia sẻ các thông tin kinh doanh được tiêu chuẩn
hoá, cấu trúc và phi cấu trúc qua các phương tiện điện tử như: thư hay thông điệp điện tử,
công nghệ World Wide Web, trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) và nhận dữ liệu tự động. Theo
các kết quả nghiên cứu về TMĐT cho tới nay, TMĐT sẽ mang lại những đột phá lớn về
hiệu quả và tăng khả năng hội nhập thị trường trong và ngoài nước bởi thương mại điện tử
tác động đến mộ trong bốn kênh của hoạt động kinh doanh hiện đại đó là kênh thông tin.
Nghiên cứu mới đây của tập đoàn Giga information Group Inc đã chỉ ra rằng tổng mức
tiết kiện chi phí kinh doanh do sử dụng thương mại điện tử đạt từ 17 tỷ USD năm 1998 đã
tăng lên 1250 tỷ USD năm 2002. Tuy nhiên theo khảo sát thực tế của Viện tin học Doanh
nghiệp tại Đà Nẵng, đa số doanh nghiệp ở Đà Nẵng chủ yếu là vừa và nhỏ nên việc triển
khai kinh doanh thương mại điện tử còn rất hạn chế. Có đến 63,1% doanh nghiệp thừa
nhận không sử dụng dịch vụ nào qua mạng máy tính. Số doanh nghiệp tại Đà Nẵng có
website là 18,8%, nhưng phần lớn chỉ mang tính chất giới thiệu, chưa dùng vào mục đích
quản lý, điều hành và khai thác kinh doanh, và chỉ có 2% website phục vụ cho thương mại
điện tử. Vì vậy, công tác này cần phải được sự đầu tư đúng mực của nhà nước và các
doanh nghiệp, cũng theo kết quả khảo sát cho thấy rằng đầu tư của doanh nghiệp nặng về
phần cứng, thiếu đầu tư cho giải pháp tổng thể nên có tới 85,5% doanh nghiệp ứng dụng
CNTT chỉ để phục vụ cho công tác văn phòng. Trong các phần mềm được các doanh
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

×