Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ tại Cty cơ khí Ô tô - 2 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99 KB, 7 trang )

+ TK 136 - Phải thu nội bộ. Tài khoản này có 2 TK cấp 2 là : 1361 (vốn kinh doanh
đơn vị trực thuộc) tài khoản này chỉ được mở ở cấp trên để phản ảnh vốn kinh doanh
do cấp trên cấp trực tiếp hoặc hình thành bằng phương thức khác hiện có ở đơn vị trực
thuộc và TK 1368 (phải thu khác) tài phản ánh tất cả các khoản phải thu giữa đơn vị
phụ thuộc của DN.
Hạch toán ở đơn vị cấp trên
Trình tự hạch toán ở đơn vị cấp trên thể hiện ở sơ đồ sau :
HẠCH TOÁN VỐN KINH DOANH ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC
HẠCH TOÁN PHẢI THU KHÁC Ở ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC
Hạch toán ở đơn vị cấp dưới
HẠCH TOÁN PHẢI THU NỘI BỘ Ở ĐƠN VỊ CẤP DƯỚI
4.Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với công nhân viên
4.1. Hạch toán các khoản tạm ứng
4.1.1.Nguyên tắc hạch toán
- Khoản tạm ứng là một khoản tiền hay vật tư do doanh nghiệp giao cho người nhận
tạm ứng để thực hiện nhiệm vụ sản suất kinh doanh hoặc giải quyết một số công việc
nào đó đã được phê duyệt. Người nhận tạm ứng phải là cán bộ công nhân viên hoặc
người lao động làm việc tại doanh nghiệp.
- Người nhận tạm ứng phải chịu trách nhiệm với doanh nghiệp về số đã nhận tạm ứng
và chỉ được sử dụng theo đúng mục đích và nội dung công việc đã được phê duyệt.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
- Khi hoàn thành hoặc kết thúc công việc được giao, người nhận tạm ứng phải quyết
toán toàn bộ, phải dứt điểm khoản đã tạm ứng trên bảng thanh toán tạm ứng. Khoản
tạm ứng sử dụng không hết phải nộp lại quỹ hoặc trừ vào lương của người tạm ứng.
- Kế toán mở sổ chi tiết cho từng đối tượng nhận tạm ứng và ghi chép đầy đủ tình hình
nhận và thanh toán tạm ứng theo từng lần tạm ứng.
4.1.2. Phương pháp hạch toán
Để theo dõi các khoản tạm ứng kế toán sử dụng TK 141.
Sơ đồ hạch toán các khoản tạm ứng thể hiện như sau :
1.2. Hạch toán các khoản phải trả cho nhân viên
Bất cứ ở đâu, khi nào thì lao động vẫn là một nhu cầu tất yếu của cuộc sống. Quá trình


sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không thể tồn tại được nếu không có lao động.
Vì vậy trong công tác quản lý nhân sự, chính sách quản lý nguồn nhân lực luôn được
coi trọng để lôi cuốn người lao động đóng góp sức mình vào sự phát triển chung của
toàn doanh nghiệp. Một trong các chính sách đó là chính sách thù lao lao động biểu
hiện dưới dạng tiền lương.
4.2.1. Nguyên tắc hạch toán
- Tiền lương là khoản tiền công trả cho người lao động, tương ứng với số lượng, chất
lượng, kết quả lao động. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng hiệu
quả thì tiền lương của người lao động sẽ gia tăng. Tuy nhiên, mức tăng tiền lương
không được vượt quá mức tăng năng suất lao động.
- Ngoài tiền lương, người lao động tại doanh nghiệp còn nhận những khoản tiền
thưởng và các trợ cấp bảo hiểm khác.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
- Phải tổ chức ghi chép, phản ánh kịp thời, chính xác số liệu về số lượng, chất lượng và
kết quả lao động. Phải tính toán chính xác và thanh toán kịp thời các khoản tiền lương,
tiền thưởng, trợ cấp BHXH và các khoản trích nộp theo đúng chế độ quy định.
- Phải tính toán và phân bổ chính xác, hợp lý chi phí tiền lương và các khoản trích theo
lương vào các đối tượng hạch toán chi phí.
4.2.2. Phương pháp hạch toán
Để hạch toán các khoản phải trả công nhân viên kế toán sử dụng TK 334
SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ CNV
5.Hạch toán các khoản nợ vay ngắn hạn
5.1.Nguyên tắc hạch toán
- Vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn trả trong vòng một năm hay một chu kỳ
hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường của doanh nghiệp kể từ khi nhận tiền vay.
- Hạch toán vay ngắn hạn phải theo dõi chi tiết theo từng đối tượng vay, từng khế ước
vay về số tiền vay, đã trả, còn phải trả.
- Nếu doanh nghiệp vay bằng ngoại tệ, trả nợ vay bằng ngoại tệ thì phải theo dõi chi
tiết gốc ngoại tệ riêng và phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá liên ngân
hàng công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ vay và trả nợ vay để ghi sổ kế toán.

5.2. Phương pháp hạch toán
SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN TK 311
Hạch toán các khoản nợ vay ngắn hạn thể hiện qua sơ đồ sau :
6.Hạch toán các khoản nợ, vay dài hạn
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Nguồn vốn vay nợ là bộ phận không thể thiếu được trong doanh nghiệp để tài trợ cho
các hoat động kinh doanh của mình. Sử dụng nguồn vốn vay nợ là nhằm hướng đến
một cấu trúc tài chính hợp lý trong chế độ tài chính cho phép để giảm thấp chi phí sử
dụng vốn của doanh nghiệp.
6.1. Nguyên tắc hạch toán
- Vay dài hạn là khoản vay có thể dùng để mua sắm TSCĐ, thanh toán khối lượng công
tác xây, lắp, mua sắm vật tư, thiết bị dùng cho XDCB, đầu tư cổ phiếu, trái phiếu dài
hạn.
- Doanh nghiệp phải tính và lập kế hoạch vay dài hạn vào cuối mỗi niên độ kế toán
đồng thời xác định các khoản vay dài hạn đến hạn trả trong niên độ kế toán tiếp theo để
theo dõi và lập kế hoạch chi trả.
- Phải theo dõi chi tiết cho từng đối tượng vay, khế ước vay.
6.2. Phương pháp hạch toán :
SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN NỢ DÀI HẠN
SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN VAY DÀI HẠN
7. Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với nhà nước
Các khoản thanh toán với nhà nước bao gồm các khoản thuế, phí, lệ phí phải
nộp theo quy định của pháp luật. Hạch toán các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp cho
ngân sách sử dụng tài khoản 133” Thuế GTGT được khấu trừ “, và TK 333” Thuế và
các khoản phải nộp nhà nước”.
7.1.Nguyên tắc hạch toán
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Các cơ sở kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT phải lập và gửi cho cơ
quan thuế tờ khai tính thuế GTGT từng tháng kèm theo bảng kê hàng hoá, dịch vụ mua
vào, bán ra theo mẫu quy định. Thời gian gởi tờ khai của tháng cho cơ quan thuế chậm

nhất là trong mười ngày đầu tháng tiếp theo.
Doanh nghiệp phải kê khai đầy đủ, đúng mẫu tờ khai thuế và chịu trách nhiệm
về tính chính xác của việc kê khai.Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tính đúng
đắn của số liệu quyết toán thuế, nếu là cơ sở kinh doanh báo cáo sai để trốn, lậu thuế sẽ
bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Đối tượng nộp thuế GTGT có trách nhiệm nộp thuế GTGT đầy đủ, đúng hạn
vào ngân sách nhà nước.
Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng khoản kê thuế, phí, lệ phí phải nộp và
đã nộp.
Những doanh nghiệp nộp thuế bằng ngoại tệ phải quy đổi ra đồng Việt Nam để quy
đổi theo tỷ giá quy định để ghi sổ kế toán.
Trong vòng ba tháng liên tục (không phụ thuộc vào năm) mà doanh nghiệp có VAT
đầu vào lớn hơn VAT đầu ra thì được khấu trừ thuế.
7.2. Phương pháp hạch toán
• Tài khoản 133 “ Thuế GTGT được khấu trừ “
SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN THUẾ GTGT
SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN THUẾ VÀ CÁC KHOẢN PHẢI NỘP NHÀ NƯỚC
PHẦN II TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ HẠCH TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ THANH
TOÁN TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ ÔTÔ VÀ THIẾT BỊ ĐIỆN ĐÀ NẴNG
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
A.GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY CƠ KHÍ Ô TÔ VÀ THIẾT BỊ ĐIỆN
ĐÀ NẴNG
I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cơ khí ô tô và thiết bị
điện Đà Nẵng
Công ty Cơ khí ô tô và thiết bị điện đóng tại 128 Ông Ích Khiêm Đà Nẵng, nguyên
trước đây là xưởng quân cụ của Mỹ- Ngụy có chức năng là sửa chửa các phương tiện
phục vụ chiến tranh. Sau ngày giải phóng Miền Nam 30/4/1975 thì nơi đây chỉ là một
xưởng lụp xụp, máy móc thiết bị đều bị cũ kỹ lạc hậu.
Tháng 5/ 1975 tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng ra quyết định thành lập nơi đây thành
xưởng sửa chữa ô tô và đầu tư nhiều trang thiết bị để mở rộng quy mô.

Tháng 8/1975 theo quyết định 141QĐ-TTCQ của Phó chủ tịch UBND tỉnh đã
nâng cấp xưởng sửa chữa ô tô thành Xí nghiệp sửa chữa ô tô Đã Nẵng.
Ngày 17/10/1992 UBNN tỉnh ra quyết định số 2972/QĐ-UB đổi tên xí nghiệp
sửa chữa ô tô Đà Nẵng thành Nhà máy cơ khí ô Đà Nẵng trực thuộc Sở giao thông vận
tải ( Nay là Sở giao thông công chính thành phố Đà Nẵng ).
Ngày 1/1/1993 Công ty cơ khí và thiết bị điện đóng tại 449 Núi Thành đã hợp
nhất với nhà máy cơ khí ô tô Đà Nẵng thành Công ty cơ khí ô tô và thiết bị điện Đà
Nẵng.
Hơn 25 năm hình thành và phát triển, Công ty đã gặp không ít khó khăn và thử thách
nhất là từ khi nền kinh tế chuyển từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có
sự cạnh tranh của nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Song dưới sự lãnh đạo đúng đắn
của Đảng bộ ban Giám đốc Công ty và sự đoàn kết chặt chẽ của cán bộ công nhân viên
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
toàn Công ty đã vượt trở ngại, không ngừng vươn lên và luôn hoàn thành nhiệm vụ kế
hoạch của Nhà nước và ngành giao. Với những gì đã đạt được, Công ty cơ khí ô tô và
thiết bị điện Đà Nẵng vẫn không ngừng đầu tư, cải tiến về mọi mặt kể cả số lượng lẫn
chất lượng nhằm đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
II. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY CƠ KHÍ ÔTÔ VÀ THIẾT BỊ
ĐIỆN ĐÀ NẴNG
1.Chức năng của Công ty
Công ty cơ khí ô tô và thiết bị điện Đà Nẵng là một đơn vị kinh tế thuộc phần kinh tế
quốc doanh chuyên :
- Bảo dưỡng, sản xuất, đại tu các loại xe ô tô.
- Thiết kế, đóng mới, lắp ráp các loại xe cứu thương, xe du lịch
- Gia công cơ khí, sửa chữa các thiết bị nông nghiệp, phục hồi phụ tùng ôtô.
- Sản xuất các sản phẩm phục vụ ngành y tế và dân dụng bằng inox.
- Sản xuất tấm lợp mạ màu, các loại ống inox.
Công ty có tư cách pháp nhân và hạch toán độc lập, là nơi người lao động thực
hiện quyền làm chủ của mình trong việc quản lý.
2. Nhiệm vụ của Công ty cơ khí ô tô và thiết bị điện Đà Nẵng

- Xác định và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh theo pháp luật của nhà nước.
- Nghiên cứu quy mô Công ty, khả năng sản xuất, nhu cầu thị trường để xây dựng và tổ
chức thực hiện các phương án kinh doanh có hiệu quả.
- Quản lý và sử dụng vốn theo đúng chế độ, chính sách đạt hiệu quả cao.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

×