MỤC LỤC
1
LỜI MỞ ĐẦU
Quốc gia là một con thuyền, doanh nghiệp là những tay chèo, con thuyền đất
nước chỉ lướt tới đích nếu các tay chèo nhịp nhàng, phối hợp”. Đó là luận điểm của
Robert S.Kaplan – một giáo sư chuyên nghành kế toán & quản trị kinh doanh tại
trường đại học Harvard, là đồng chủ tịch cao cấp của tập đoàn Palladium Group và
là cha đẻ của mô hình Balarced Scorecard. Luận điểm đó được ông nêu ra trong
buổi lễ trao giải 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2009.Câu nói đó cho
thấy mỗi doanh nghiệp đều có vai trò quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc
gia. Dễ thấy, trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp không hoạt động đơn lẻ
một mình mà có quan hệ với các nhà đầu tư, các chủ nợ, các cơ quan quản lý nhà
nước, khách hàng….Các nhà đầu tư hiện hành hay tiềm năng khi quyết định đầu tư
vốn vào doanh nghiệp rất quan tâm đến khả năng sinh lời trên đồng vốn đầu tư và
mức rủi ro khi đầu tư vốn.Trong khi đó các chủ nợ lại quan tâm đến khả năng trả
gốc và lãi của doanh nghiệp có quan hệ tín dụng. Các cơ quan quản lý nhà nước lại
quan tâm đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp để đưa ra các chính sách kinh
tế - tài chính phù hợp, sao cho doanh nghiệp phát triển đúng hướng và thực hiện tốt
nghĩa vụ đối với nhà nước.
Như vậy các nhà quản trị doanh nghiệp và các bên có liên quan đều muốn
biết tình hình tài chính của doanh nghiệp như thế nào, cơ cấu vốn, khả năng sinh
lời, khả năng thanh toán….Để có câu trả lời cho vấn đề nêu trên họ phải thực hiện
phân tích tài chính của doanh nghiệp, do đó phân tích tài chính là khâu rất quan
trọng trong hoạt động của doanh nghiệp. Xuất phát từ những nhận thức đó cùng
với thực tiễn của việc phân tích tài chính ở công ty Cổ phần Cơ khí Xây lắp hoá
chất nên tôi đã chọn đề tài “Phân tích tài chính và các giải pháp nâng cao năng
lực tài chính của công ty Cổ phần Cơ khí Xây lắp Hoá chất” với mong muốn
đóng góp 1 số kiến giải nhằm góp phần nâng cao năng lực tài chính tại công ty.
2
Đề tài nghiên cứu bố cục thành 3 chương:
CHƯƠNG 1- LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ NĂNG
LỰC TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
CHƯƠNG 2- THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ NĂNG LỰC TÀI
CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ XÂY LẮP HOÁ CHẤT
CHƯƠNG 3- MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI
CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ XÂY LẮP HOÁ CHẤT
3
CHƯƠNG 1- LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ NĂNG
LỰC TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1 Khái quát về phân tích tài chính
1.1.1 Khái niệm phân tích tài chính
Phân tích tài chính là tập hợp các khái niệm, phương pháp, công cụ theo một
hệ thống nhất định cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán cũng như các
thông tin khác trong quản lý doanh nghiệp nhằm đưa ra những đánh giá chính xác,
đúng đắn về tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp nhà
quản lý kiểm soát tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn cũng như dự đoán trước những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai để đưa
ra các quyết định xử lý phù hợp tùy theo mục tiêu theo đuổi.
1.1.2 Mục đích, ý nghĩa của phân tích tài chính
Thông qua một hệ thống các phương pháp, công cụ, kỹ thuật phân tích giúp
cho người sử dụng thông tin có thể vừa đánh giá tổng hợp toàn diện khái quát, vừa
xem xét một cách chi tiết hoạt động tài chính doanh nghiệp để qua đó có thể đánh
giá chính xác sức mạnh tài chính và triển vọng phát triển của doanh nghiệp. Vì thế
phân tích tài chính mà trọng tâm là phân tích các báo cáo tài chính doanh nghiệp là
mối quan tâm của rất nhiều đối tượng. Mỗi nhóm đối tượng này có nhu cầu thông
tin khác nhau do vậy họ sẽ quan tâm đến những khía cạnh riêng trong bức tranh tài
chính của doanh nghiệp
• Đối với các nhà quản trị doanh nghiệp
Mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý là lợi nhuận và sự phát triển bền
vững của doanh nghiệp. Vì vậy hơn ai hết các nhà quản lý cần đầu đủ thông tin để
nhận biết đánh giá khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, tình hình hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào có hiệu quả hay không, cơ cấu vốn,
4
khả năng thanh toán… thông qua việc phân tích tài chính. Đây chính là cơ sở để
các nhà quản lý doanh nghiệp đưa ra các quyết định cần thiết có hiệu quả để thực
hiện các mục tiêu của doanh nghiệp và là cơ sở để định hướng cho Ban giám đốc,
Giám đốc tài chính xây dựng các kế hoạch đầu tư, dự báo tài chính, kiểm soát các
hoạt động của doanh nghiệp
• Đối với các nhà đầu tư
Các nhà đầu tư ở đây chính là các tổ chức và cá nhân giao vốn cho doanh
nghiệp sử dụng và sẽ chấp nhận chịu chung mọi rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải.
Thu nhập của họ bao gồm: tiền chia lợi tức và giá trị tăng thêm của vốn đầu tư. Hai
yếu tố chịu ảnh hưởng của lợi nhuận kỳ vọng của doanh nghiệp. Đối với các nhà
đầu tư lớn họ thường dựa vào các nhà chuyên môn, các chuyên gia phân tích tài
chính, các nhà nghiên cứu kinh tế tài chính để phát triển và làm dự báo về triển
vọng phát triển của doanh nghiệp, đánh giá cổ phiếu của doanh nghiệp, khả năng
đảm bảo mức lợi tức mà họ yêu cầu. Đối với các nhà đầu tư hiện tại cũng như các
nhà đầu tư tiềm năng thì mối quan tâm của họ trước hết là việc đánh giá những đặc
điểm đầu tư của doanh nghiệp. Họ quan tâm tới an toàn trong đầu tư và mức lợi tức
kỳ vọng được phản ánh thông qua điều kiện tài chính của doanh nghiệp và tình
hình hoạt động tài chính. Các nhà đầu tư này quan tâm tới phân tích tài chính để
nhận biết khả năng sinh lời của doanh nghiệp, khả năng tăng trưởng và phát triển
của doanh nghiệp, những rủi ro mà doanh nghiệp có thể phải hứng chịu. Thông qua
đó để họ đưa ra quyết định đầu tư một cách có hiệu quả nhất: có nên bỏ vốn đầu tư
vào doanh nghiệp hay không, nếu đầu tư thì với khối lượng bao nhiêu và trong thời
gian bao lâu?
• Đối với người cho vay
Người cho vay là ngân hàng, các công ty tài chính… họ phân tích tài chính để
nhận biết khả năng vay và trả nợ của khách hàng.Khi quyết định cho vay thì một
5
trong những vấn đề mà người cho vay cần xem xét là doanh nghiệp thực sự có nhu
cầu hay không?khả năng trả nợ của doanh nghiệp như thế nào?
• Các cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế
Cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế gồm: cục thuế, các bộ chủ quản, thanh
tra, cảnh sát kinh tế… Họ phân tích tài chính để đánh giá, kiểm tra, kiểm soát hoạt
động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính tiền tệ của doanh nghiệp có đúng
chính sách chế độ và luật pháp không, tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà
nước
• Các đối tượng khác
Phân tích tài chính cũng cần thiết với một số đối tượng khác như
- Người lao động (người hưởng lương trong doanh nghiệp)
- Bạn hàng của doanh nghiệp: cụ thể là các nhà cung ứng và các khách hàng
1.1.3 Phương pháp phân tích tài chính
Phương pháp phân tích tài chính bao gồm một hệ thống các công cụ và biện
pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan hệ bên trong
và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính
tổng hợp và chi tiết, nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp. Về lý thuyết
có nhiều phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp, nhưng trên thực tế người
ta thường sử dụng các phương pháp sau.
• Phương pháp so sánh
- So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước đểthấy rõ xu hướng
thay đổi về tài chính của doanh nghiệp, thấy được tình hình tài chính được cải
thiện hay xấu đi như thế nào để có biện pháp khắc phục trong kỳ tới.
6
- So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy rõ mức độphấn đấu của doanh
nghiệp.
- So sánh giữa số thực hiện kỳ này với mức trung bình của ngành để thấy tình hình
tài chính doanh nghiệp đang ở trong tình trạng tốt hay xấu, được hay chưa được
so với doanh nghiệp cùng ngành.
- So sánh theo chiều dọc để thấy được tỷ trọng của từng tổng số ởmỗi bản báo cáo
và qua đó chỉ ra ý nghĩa tương đối của các loại các mục, tạo điều kiện thuận lợi cho
việc so sánh.
- So sánh theo chiều ngang để thấy được sự biến động cả về sốtuyệt đối và số
tương đối của một khoản mục nào đó qua các niên độ kếtoán liên tiếp. Khi sử
dụng phương pháp so sánh phải tuân thủ 2 điều kiện sau:
- Điều kiện một: Phải xác định rõ “gốc so sánh” và “kỳ phân tích”.
- Điều kiện hai: Các chỉ tiêu so sánh (Hoặc các trị số của chỉ tiêu so sánh) phải
đảm bảo tính chất có thể so sánh được với nhau. Muốn vậy, chúng phải thống nhất
với nhau về nội dung kinh tế, về phương pháp tính toán, thời gian tính toán.
• Phương pháp tỷ lệ
Phương pháp này dựa trên các ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài
chính trong các quan hệ tài chính. Về nguyên tắc, phương pháp này yêu cầu phải
xác định được các ngưỡng, các định mức để nhận xét, đánh giá tình hình tài
chính doanh nghiệp, trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với giá trị các tỷ
lệ tham chiếu. Đây là phương pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện được áp
dụng ngày càng được bổ sung và hoàn thiện hơn. Vì:
7
- Nguồn thông tin kế toán và tài chính được cải tiến và cung cấp đầy đủ hơn là cơ
sở để hình thành những tham chiếu tin cậy nhằm đánh giá một tỷ lệ của một doanh
nghiệp hay một nhóm doanh nghiệp.
- Việc áp dụng tin học cho phép tích luỹ dữ liệu và thúc đẩy nhanh quá trình tính
toán hàng loạt các tỷ lệ.
- Phương pháp này giúp các nhà phân tích khai thác có hiệu quảnhững số liệu và
phân tích một cách hệ thống hàng loạt tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo
từng giai đoạn.
• Phương pháp Dupont.
Dupont là tên của một nhà quản trị tài chính người Pháp tham gia kinh doanh
ở Mỹ.Dupont đã chỉ ra được mối quan hệ tương hỗ giữa các chỉ sốhoạt động trên
phương diện chi phí và các chỉ số hiệu quả sử dụng vốn.
Đối với hoạt động tài chính doanh nghiệp,phân tích Dupont là một công cụ
phổ biến và thiết yếu.Đây là một công cụ đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả cho
phép nhà phân tích có thể nhìn khái quát được toàn bộ các vấn đề cơ bản trong
doanh nghiệp,từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn
1.1.4 Nội dung phân tích tài chính
1.1.4.1.Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
* Phân tích báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh theo chiều ngang
Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh theo chiều ngang là phương pháp so
sánh trong đó kết quả kinh doanh chịu ảnh hưởng bới hai nhân tố:
Nhóm nguyên nhân thứ nhất là nhóm nguyên nhân ảnh hưởng cùng chiều
với lợi nhuận trước thuế. Các chỉ tiêu trong nhóm nguyên nhân này tăng lên bao
nhiêu sẽ làm cho lợi nhuận trước thuế tăng lên bấy nhiêu và ngược lại. Nhóm
8
nguyên nhân này bao gồm các chỉ tiêu: Doanh thu bán hàng, doanh thu hoạt động
tài chính, Thu nhập khác.
Nhóm nguyên nhân thứ hai là nhóm nguyên nhân ảnh hưởng ngược chiều
với lợi nhuận trước thuế, nhóm nguyên nhân này tăng lên bao nhiêu sẽ làm cho lợi
nhuận trước thuế giảm bấy nhiêu và ngược lại. Nhóm nguyên nhân này bao gồm
các chỉ tiêu sau: Các khoản giảm trừ doanh thu, Giá vốn hàng bán, Chi phí quản lý
doanh nghiệp, Chi phí bán hàng, Chi phí tài chính, Chi phí khác.
Tổng hợp ảnh hưởng của nhóm nguyên nhân sẽ cho biết nguyên nhân nào
ảnh hưởng quyết định đến lợi nhuận trước thuế, từ đó rut ra các kết luận về mức
tiết kiệm hay lãng phí rong việc sử dụng chi phí của hoạt động sản xuất kinh
doanh, qua đó đánh giá được hiệu quả kinh doanh.
* Phân tích báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh theo chiều dọc
Phương pháp phân tích báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh theo chiều dọc
được sử dụng nhằm mục đích đánh giá hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Phương
pháp sử dụng là dùng kỹ thuất so soanh dọc
Khi phân tích có thể đưa ra nhận xét về tình hình doanh thu do các hoạt động
sản xuất kinh doanh đem lại tương ứng với chi phí bỏ ra. Từ đó cho thấy tỷ trọng
kết quả của từng loại hoạt động trong tổng số hoạt động mà doanh nghiệp tham
gia.
1.1.4.2Phân tích bảng cân đối kế toán
• Phân tích kết cấu tài sản
Phân tích kết cấu tài sản là việc so sánh tổng hợp số vốn cuối kỳ với đầu năm,
ngoài ra ta còn xem xét từng khoản vốn (tài sản) của doanh nghiệp chiếm trong
tổng số để thấy được mức độ đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
Phân tích tình hình tài sản ta sẽ lập bảng phân tích tình hình phân bổ vốn. Trên
bảng phân tích này ta lấy từng khoản vốn (tài sản) chia cho tổng số tài sản sẽ biết
được tỷ trọng của từng khoản vốn chiếm trong tổng số là cao hay thấp. Tùy theo
9
loại hình kinh doanh mà ta xem xét. Nếu là doanh nghiệp sản xuất phải có lượng
dự trữ và nguyên vật liệu đầy đủ để cung cấp cho nhu cầu bán ra kỳ tới…
Đối với các khoản nợ phải thu tỷ trọng càng cao thể hiện doanh nghiệp bị chiếm
dụng vốn nhiều, hiệu quả sử dụng vốn thấp
Phân tích kết cấu nguồn vốn
Ngoài việc phân tích cơ cấu tài sản, các chủ doanh nghiệp, kế toán trưởng và
các nhà đầu tư, các đối tượng quan tâm khác cần phân tích kết cấu nguồn vốn
nhằm đánh giá được khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của doanh nghiệp cũng
như mức độ tự chủ, chủ động trong kinh doanh hay những khó khăn mà doanh
nghiệp phải đương đầu.
Cũng như phân tích kết cấu tài sản, ta cũng lập bảng phân tích kết cấu nguồn vốn
để xem xét tỷ trọng từng khoản, nguồn vốn chiếm trong tổng số là cao hay thấp.
1.2. Năng lực tài chính doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm
Năng lực tài chính của doanh nghệp là khả năng đảm bảo về nguồn lực tài
chính cho doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có đủ năng lực tài chính là doanh
nghiệp có đủ điều kiện đảm bảo vốn cho doanh nghiệp tiến hành các họat động đầu
tư, họat động sản xuất kinh doanh hướng tới đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận
hướng tới tối đa hóa giá trị doanh nghiệp
Như vậy, năng lực tài chính của doanh nghiệp bao gồm khả năng mở rộng
nguồn vốn chủ sở hữu, huy động vốn kinh doanh, tăng khả năng sinh lời, khả năng
phòng ngừa và chống đỡ rủi ro, khả năng quản lý tài chính
1.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh năng lực tài chính doanh nghiệp
1.2.2.1 Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán
Hệ số khả năng thanh toản tổng quát (H)
10
Hệ số này cho biết một đồng doanh nghiệp đi vay thì có mấy đồng đảm bảo.
Chỉ tiêu này đo lường khả năng thanh toán một cách tổng quát các khoản nợ nần
của doanh nghiệp.
- Nếu H>1: Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là tốt. Chứng tỏ tổng giá
trị tài sản của doanh nghiệp thừa để thanh toán hết các khoản nợ hiện tại của
doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải tài sản nào hiện có cũng sẵn sàng
được đùng để trả nơ và không phải khoản nợ nào cũng phải trả ngay. Nếu
H>1 quá nhiều thì cũng không tốt vì điều đó hạn chế khả năng sinh lợi của
doanh nghiệp.
- Nếu H<1: Chứng tỏ doanh nghiệp đang gặp khó khăn về mặt tài chính. Tổng
tài sản hiện có (TSNH+TSDH) không đủ trả số nợ mà doanh nghiệp phải thanh
toán.
Khả năng thanh toán hiện thời
Khả năng thanh toán hiện thời =
Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Tỷ số thanh toán hiện thời lớn hơn hoặc bằng 1 (>=1) chứng tỏ sự bình
thường trong hoạt động tài chính doanh nghiệp. Khi giá trị tỷ số này giảm, chứng
tỏ khả năng trả nợ của doanh nghiệp đã giảm và cũng là dấu hiệu báo trước những
khó khăn tài chính tiềm tàng. Tuy nhiên, khi tỷ số này có giá trị quá cao, thì có
nghĩa là doanh nghiệp đầu tư quá nhiều vào tài sản lưu động hay đơn giản là việc
quản trị tài sản lưu động của doanh nghiệp không hiệu quả bởi có quá nhiều tiền
mặt nhàn rỗi hay có quá nhiều nợ phải đòi… Do đó có thể làm giảm lợi nhuận của
doanh nghiệp.
Khả năng thanh toán nhanh
11
Tỷ số này cho biết khả năng thanh toán thực sự của doanh nghiệp và được
tính toán dựa trên các tài sản lưu động có thể chuyển đổi nhanh thành tiền để đáp
ứng những yêu cầu thanh toán cần thiết.
Tỷ số thanh toán nhanh được tính theo công thức:
Tỷ số thanh toán nhanh =
Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
Tỷ số này càng lớn thể hiện khả năng thanh toán nhanh càng cao. Tuy nhiên
hệ số này lớn lại gây tình trạng mất cân đối của vốn lưu động, tập trung quá nhiều
vào vốn bằng tiền, đầu tư ngắn hạn hoặc các khoản phải thu… có thể không hiệu
quả.
Khả năng thanh toán nợ dài hạn
Hệ số này phản ánh khả năng doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các
khoản nợ dài hạn không. Hệ số này cho biết tương ứng với 1 đồng nợ dài hạn thì
có bao nhiêu đồng tài sản dài hạn sẵn sàng chi trả. Hệ số khả năng thanh toán nợ
dài hạn được xác định theo công thức:
Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn > 1 phản ánh khả năng thanh toán
của doanh nghiệp là tốt.Ngược lại nếu hệ số này < 1 thì khả năng thanh toán của
doanh nghiệp là xấu.
1.2.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh mức độ độc lập về mặt tài chính
Hệ số nợ
12
Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn =
Tài sản dài hạn
Tổng nợ dài hạn
Hệ số nợ (hay tỷ số nợ) là tỷ số giữa tổng số nợ trên tổng tài sản của doanh
nghiệp.
Tỷ số nợ =
Tổng số nợ
Tổng số TS
Hệ số nợ cho biết để tài trợ cho 1 đồng TS doanh nghiệp sử dụng bao nhiêu
đồng nợ.
Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu
Hệ số vốn chủ sở hữu là một chỉ tiêu tài chính thể hiện để tài trợ cho 1 đồng
tài sản thìdoanh nghiệp sử dụng bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu.
Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu =
Tổng nợ phải trả
Tổng nguồn vốn chủ sở hữu
Hệ số vốn chủ sở hữu
Hệ số này cho biết để tài trợ một đồng tài sản sử dụng bao nhiêu đồng vốn chủ sở
hữu
Hệ số vốn chủ sở hữu =
Vốn chủ sở hữu
Tổng tài sản
1.2.2.3. Các chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động
Khi phân tích hiệu quả sử dụng các nguồn lực thường sử dụng các chỉ tiêu
sau:
Vòng quay tổng tài sản
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích tổng tài sản quay được bao nhiêu
vòng.Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ sự vận động của tổng tài sản nhanh, góp phần
nâng cao hiệu quả sử dụng tổng tài sản.
13
Vòng quay tổng tài sản =
Doanh thu thuần
Tổng tài sản bình quân
Vòng quay vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích vốn chủ sở hữu quay được bao nhiêu
vòng. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ sự vận động của vốn chủ sở hữu nhanh, góp
phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu
Vòng quay vốn chủ sở hữu =
Doanh thu thuần
Vốn chủ sở hữu bình quân
Vòng quay hàng tồn kho
Tỉ số này đo lường mức doanh số bán liên quan đến mức độ tồn kho của các
loại hàng hoá thành phẩm, nguyên vật liệu.
Tỉ số này được tính theo công thức:
Tỷ số vòng quay tồn kho =
Doanh thu thuần
Trị giá hàng tồn kho bình quân
Vòng quay tồn kho càng cao càng chứng tỏ (số ngày cho 1 vòng ngắn) càng
tốt; tuy nhiên, với số vòng quá cao sẽ thể hiện sự trục trặc trong khâu cung cấp,
hàng hoá dự trữ không kịp cung ứng kịp thời cho khách hàng, gây mất uy tín
doanh nghiệp.
Vòng quay các khoản phải thu
Vòng quay các khoản phải thu =
Doanh thu thuần
Các khoản phải thu bình quân
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích các khoản phải thu quay được bao
nhiêu vòng. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ công tác thu hồi nợ của doanh nghiệp
càng tốt. Để thể hiện rõ về công tác thu hồi nợ cổ thể sử đụng chỉ tiêu Kỳ thu tiền
bình quân.
Kỳ thu tiền bình quân =
Số ngày trong kỳ
Số vòng quay các khoản phải thu
14
Kỳ thu tiền bình quân cho biết số ngày trong 1 vòng quay các khoản phải thu.
Số ngày trong 1 vòng càng ít càng tốt.
Hệ số trên về nguyên tắc càng thấp càng tốt; tuy nhiên phải căn cứ vào chiến
lược kinh doanh, phương thức thanh toán, tình hình cạnh tranh trong từng thời
điểm hay thời kỳ cụ thể.
Vòng quay các khoản phải trả
Vòng quay các khoản phải trả =
Doanh thu thuần
Các khoản phải trả bình quân
Vòng quay các khoản phải trả phản ánh trong 1 năm hoặc 1 chu kỳ kinh
doanh các khoản phải trả quay được bao nhiêu vòng. Chỉ tiêu này cho biết công
tác trả nợ của doanh nghiệp nhanh hay chậm. Để thể hiện công tác thu biết công
tác trả nợ của doanh nghiệp nhanh hay chậm. Để thể hiện công tác thu hồi nợ
nhanh hay chậm còn sử dụng chỉ tiêu Kỳ trả tiền bình quân
Kỳ trả tiền bình quân =
Số ngày trong năm
Số vòng quay
1.2.2.4. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi
Khả năng sinh lợi của vốn kinh doanh là một trong những tiêu thức để đánh
giá toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một
thời kỳ nhất định và là căn cứ để các nhà quản lý đề ra những quyết định phù hợp
với thực trạng tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Trong phân tích
thường sử dụng một số chỉ tiêu sau:
Suất sinh lợi của tài sản (ROA)
ROA =
Lợi nhuận sau thuế
Tài sản bình quân
Khả năng sinh lợi của Tài sản ( ROA ) phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản ở
doanh nghiệp, thể hiện trình độ quản lý và sử dụng tài sản. Chỉ tiêu này cho biết
15
bình quân 1 đơn vị tài sản sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra được
bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Trị số của chỉ tiêu này càng cao,
hiệu quả sử dụng tài sản càng lớn và ngược lại
Suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE)
ROE =
Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu bình quân
Khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu ( ROE ) là chỉ tiêu phản ánh khái quát
nhất hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Khi xem xét ROE, các nhà , quản lý
biết được một đồng vốn chủ sở hữu đầu tư vào kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng
lợi nhuận sau thuế. Trị số ROE càng cao hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu càng
cao và ngược lại.
Suất sinh lợi của doanh thu (ROS)
ROS =
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này phản ánh kết quả tiêu thụ , 1 đồng doanh thu thì thu được bao
nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
1.2.2.5. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng tăng trưởng
Một số chỉ tiêu phản ánh khả năng tăng trưởng
Lợi nhuận giữ lại
Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại =
Thu nhập giữ lại
Lợi nhuận sau thuế
Tốc độ tăng trưởng bền vững
Ta biết rằng: vốn chủ sở hữu (bằng thu nhập giữ lại) và nợ vay tăng theo một
tỷ lệ thì cấu trúc tài chính không thay đổi. Như vậy thì tỷ lệ tăng vốn chủ và nợ
16
vay quyết định tỷ lệ gia tăng tài sản mà tỷ lệ gia tăng tài sản giới hạn tỷ lệ tăng
trưởng của doanh thu. Do đó tốc độ tăng trưởng bền vững :
T
bv
=
Thay đổi vốn chủ sở hữu
=
Thu nhập giữ lại
Vốn chủ sở hữu đầu kỳ Vốn chủ sở hữu đầu kỳ
Công thức này có thể biểu diễn dưới dạng:
T
bv
=
TN
x
LN
x
DT
x
TS
LN DT TS VC
- Tbv: Tỷ lệ tăng trưởng bền vững
- TN: Thu nhập giữ lại
- LN: Lợi nhuận sau thuế
- DT: Doanh thu thuần
- TS: Tổng tài sản bình quân
- VC: Vốn chủ sở hữu
Trong công thức trên:
- (1): Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại
- (2): Hệ số lãi thuần
- (3): Hệ số quay vòng tài sản
- (4): Hệ số tài sản
Phương trình trên cho thấy: (1) và (4) tức là tỷ lệ lợi nhuận giữ lại và đòn bẩy
tài chính phản ánh chính sách tài chính, các hệ số còn lại phản ánh tình hình hoạt
động của doanh nghiệp.
17
Trong đó: Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại phản ánh thái độ của lãnh đạo doanh nghiệp
tong việc phân chia lợi nhuận, đòn bẩy tài chính cho biết chính sách của doanh
nghiệp trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính.
Tbv phụ thuộc vào 4 nhân tố. Nếu 1 trong 4 hệ số trên thay đổi thì Tbv cũng
sẽ thay đổi theo. Điều đó nói lên rằng: Muốn cổ tốc độ tăng trưởng lớn hơn so vởi
tỷ lệ tăng trưởng bền vững đã xác định thì tốt nhất là tác động vào (2) và (3) tức là
cải thiện tình hình hoạt động nếu không phải chuẩn bị phương án thay đổi chính
sách tài chỉnh.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính doanh nghiệp
1.3.1 Nhân tố khách quan
-Môi trường pháp lý bao gồm: Luật, các văn bản dạng luật ảnh hưởng tới quá
trình kinh doanh của doanh nghiệp. Nhờ môi trường này, các doanh nghiệp thuộc
các thành phần kinh tế bình đẳng cạch tranh trong kinh doanh.
-Môi trường kinh tế và các chính sách kinh tế của nhà nước bao gồm: Các
chính sách đầu tư, các chính sách kinh tế vi mô Vai trò của nhà nước là điều tiết
các hoạt động đầu tư, các chính sách kinh tế phù hợp và thống nhất với môi trường
hiện tại.Một môi trường kinh tế tốt sẽ giúp cho các doanh nghiệp có các quyết
định đúng đắn về hoạt động kinh doanh của mình.
-Tốc độ tăng trưởng kinh tế có thể tạo ra sự hấp dẫn của thị trường. Nếu tốc độ
kinh tế của nhà nước cao và ổn định thì nó sẽ tạo ra một môi trường kinh doanh
ổn định cho doanh nghiệp hoạt động và dử dụng hiộu quả các nguồn lực của
mình. Ngược lại, tăng trưởng kinh tế của đất nước không ổn định sẽ ảnh hưởng
xấu đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như thị trường của doanh
nghiệp bị thu hẹp, nguồn lực sử dụng bi lãng phí do không hiệu quả
-Mức thu nhập cao và ổn định tức là khả năng tiêu dùng thực tế của khách hàng
ngày càng tăng làm cho thị trường của doanh nghiệp được mở rộng và vấn đề
18
mở rộng sản xuất của doanh nghiệp được đặt ra
ễ
Nếu thu nhập quốc dân thấp sẽ
làm cho khả năng tiêu dùng giảm thị trường của doanh nghiệp bị thu hẹp sản
xuất, trì trệ.
-Tốc độ lạm phát ở mức cao và không ổn định sẽ làm cho giá trị đồng tiền
trong nước không ổn định, doanh nghiệp sẽ không yên tâm đầu tư sản xuất kinh
doanh. Mặt khác đồng tiền trong nước ổn định sẽ là cơ sở quan trọng dể đánh
giá chính xác hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.Tốc độ lạm phát cao se
làm mất lòng tin vào nội tệ và không giám đầu tư kinh doanh.
1.3.2. Nhân tố chủ quan
- Quy mô vốn của Doanh nghiệp
Một cấu trúc vốn an toán, ổn định, hợp lý, linh hoạt sẽ mang lại sự phát triển
năng động và hiệu quả cho doanh nghiêp.
Cấu trúc vốn là sự kết hợp của nợ ngắn hạn thường xuyên, nợ dài hạn, cổ
phần ưu đãi và vốn cổ phần thường được sử dụng để tài trợ cho quyết định đầu tư
của doanh nghiệp.Cấu trức vốn trong doanh nghiệp gồm nguồn vốn chủ sở hữu và
các khoản phải trả.
- Nguồn nhân lực trong quản trị tài chính
Nguồn nhân lực và hệ thống quản trị tài chính là yếu tố quan trọng trong việc
quyết định thành baị của doanh nghiệp. Một hệ thống quản trị nhan sự và chiến
lược con người tốt là tài sản của doanh nghiệp, là tiền đè cho doanh nghiệp phát
triển vững mạnh , củng cố năng lực tài chính của doanh nghiệp. Yếu tố hạn chế
trong hầu hết mọi trường hợp làm ăn kém hiệu quả chính là sự thiếu thốn vế chất
lượng và sức mạnh của nhà quản trị doanh nghiệp, không biết cách khai thác các
nguồn nhân lực và sự lãng phí về các nguồn nhân lực và vật lực.
Trong điều kiện cạnh tranh hiện nay, các doanh nghiệp đang rất quan tâm dến yếu
tố con người mà thông qua hệ thống quản trị tốt sẽ phát huy hết tài năng để đóng
19
góp thật nhiều cho sự tồn tại, phát triển lâu dài và ổn định cho doanh nghiệp
- Cơ chế quản trị tài chính
Các quyết định tài chính rất quan trọng đối với sự phát triển và thành công của
doanh nghiệp. Các chuyên gia tài chính của doanh nghiệp luôn phải đói mặt với 3
câu hỏi, đó là :
o Trong rất nhiều các cơ hội đầu tư thì doanh nghiệp sẽ phải đưa ra
quyết định lựa chọn cơ hội đầu tư nào?
o Doanh nghiệp nên dùng nguồn tài trợ nào để tài trợ cho nhu cầu vốn
đầu tư đã được hoạch định đó?
o Doanh nghiệp nên thực hiện phân phối kết quả hoạt động đó như thế
nào?
Câu hỏi thứ nhất liên quan đến việc chi tiêu tiền, câu hỏi thứ 2 liên quan đến việc
huy động vốn và câu hỏi thứ 3 liên quan đến sự kết hợp 1 và 2.
Như vậy nhà quản trị là đầu nối quan trọng giữa hoạt động của doanh nghiệp
và thị trường tài chính.Thị trường tài chính là nơi mà các nhà đầu tư nắm giữ tài
sản tài chính được phát hành bởi doanh nghiệp.
1.4. Một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính trong doanh nghiệp
1.4.1. Biện pháp về mặt tổ chức
Nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên, tay nghề cho người lao động,
hoàn thiện công tác tổ chức và quản lý nhân sự thông qua các khóa học ngắn hạn,
nâng cao công tác tô chức bộ máy doanh nghiệp năng động phù hợp với môi
trường kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả.
Tăng cường vai trò quản trị tài chính doanh nghiệp thông qua việc nâng cao
chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp.
1.4.2. Biện pháp về mặt tài chính
20
- Chủ động huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh
- Có biện pháp quản lý và thu hồi nhanh các khoản nợ phải thu
- Tăng cường quản lý các khoản vôn băng tiên nhăm mục tiêu nâng cao khả
năng thanh toán
- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ừên cơ sở quản lý và sừ dụng có
hiệu quả tài sản lưu động: Tăng cường công tác quản lý TSLĐ, tìm biện
pháp nhằm rút ngắn thời gian ở mỗi khâu mà vốn lưu động đi qua, xác định
nhu cầu cho từng loại tài sản trong các khâu dự trữ, sản xuất, lưu thông.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định: Đầu tư đúng hướng vào tài sản
cố định, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định bằng việc phát huy tối đa
công suất máy móc, thiết bị hiện có. Đồng thời cũng phải thực hiện chế độ
bảo dưỡng nâng cao năng lực hoạt động của tài sản, chủ động thực hiện các
biện pháp phonhf ngừa rủi ro, hạn chế tổn thất như mua bảo hiểm, lập quỹ
dự phòng
1.4.3. Biện pháp về quản trị hoạt động sản xuất kinh doanh
Quản trị chi phí sản xuất: Quản trị chi phí sản xuất là một khâu quan trọng
trong quá trình tạo ra hiệu quả sản suất kinh doanh cho doanh nghiệp
ẽ
Các chi phí
này bao gồm: chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí tiền lương Các khoản
chi phí này phải sử dụng một cách hợp lý nhằm mục tiêu hạ giá thành, tăng năng
suất tiêu thụ.
Chú trọng công tác Marketing, mở rộng thị trường và phát triển hoạt động
kinh doanh: Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng mang lại kết quả hoạt động cho
doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp cần có những chính sách xúc tiến để gia tăng
việc tiêu thụ sản phẩm như chính sách về giá. Đồng thời cũng phải không ngừng
nâng cao chất lượng sản phẩm của mình, có nhiều chiến lược bán hàng phù hợp.
21
CHƯƠNG 2- THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ NĂNG LỰC
TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ XÂY LẮP HOÁ CHẤT
2.1- GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ XÂY
LẮP HOÁ CHẤT
2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Cơ khí Xây lắp Hóa Chất tiền thân là Xí nghiệp Cơ khí
Xây lắp Hóa chất trực thuộc Công ty Xây lắp Hóa chất - Tổng Công ty Xây dựng
Công nghiệp Việt Nam (đơn vị trực thuộc cấp 2). Công ty được thành lập theo
quyết định của Tổng Cục trưởng Tổng cục Hóa chất số 176 HC - TCHC ngày 12
tháng 05 năm 1980.
Sau 23 năm hình thành, hoạt động và phát triển, trải qua rất nhiều khó khăn
trong thời kì Đổi mới, Xí nghiệp đã chứng tỏ được khả năng cạnh tranh, vị thế và
uy tín của mình trên thị trường các sản phẩm ngành cơ khí - xây lắp. Bởi vậy căn
cứ quyết định số 239/2003/QĐ - BCN ngày 29 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng
Bộ Công nghiệp, Xí nghiệp Cơ khí Xây lắp Hóa chất trực thuộc Công ty Xây lắp
Hóa chất - Tổng Công ty Xây dựng Công nghiệp Việt Nam chuyển thành Công ty
22
Cổ phần Cơ khí Xây lắp Hóa chất trực thuộc Tổng Công ty Xây dựng Công nghiệp
Việt Nam. Lúc này, từ đơn vị cấp 2, công ty đã trở thành đơn vị cấp 1 trực thuộc
Tổng Công ty Công nghiệp Việt Nam
Các thông tin cơ bản về công ty là:
Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Cơ Khí Xây Lắp Hóa Chất
Tên giao dịch Tiếng Anh: Chemical Construction and Installation
MechanicalJoint Stock Company.
Tên viết tắt: CCIM.
Trụ sở chính: Km5 khu Lâm Sản, phường Sở Dầu, quận Hồng Bàng, thành
phố Hải Phòng.
Điện thoại: 84 - 31 - 3850432 / 3527395.
Fax: 84 - 31 - 3527561.
Email:
2.1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh
2.1.2.1. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
-Xây dựng và phát triển công ty trở thành nhà sản xuất,chế tạo, xây lắp các
công trình công nghiệp và dân dụng hàng đầu của Việt Nam
-Cung cấp cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ hoàn hảo; những công
trình chất lượng cao
23
2.1.2.2. Đặc điểm hoạt động và sản xuất kinh doanh của công ty
Trải qua bề dày hoạt động sản xuất kinh doanh,Công ty cổ phần Cơ khí
Xây lắp Hoá chất đã xây dựng được một danh mục các sản phẩm rất đa dạng
và phong phú.Dưới đây là ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Công ty:
Chế tạo sản phẩm cơ khí, thiết bị phi tiêu chuẩn, kết cấu thép khung nhà tiền
chế, lắp đặt dây chuyền thiết bị công nghệ, điện đo lường và điện tự động hóa.
Xây lắp các công trình công nghiệp, dân dụng, xây dựng đường dây và trạm
điện các công trình thuộc ngành Bưu Chính Viễn Thông.
Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, vật tư kim khí, thiết bị kỹ thuật và
dịch vụ xuất nhập khẩu.
Thiết kế và tư vấn đầu tư các dự án.
24
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC
GIÁM ĐỐC
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Sơ đồ 1.3. Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty Cổ phần Cơ khí Xây lắp Hoá chất
25
KHỐI
SẢN
XUẤT
KHỐI
PHÒNG
BAN