Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Kế tóan tiền lương và các khoản phải trả theo lương tại Trung tâm y tế - 1 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.01 KB, 8 trang )

SVTH : Đinh Thanh Tuấn Trang số :1

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I : LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH
THEO LƯƠNG TRONG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP 2
I.KHÁI NIỆM, NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG 2
1. Khái niệm 2
2. Nhiệm vụ của Kế toán tiền lương 2
3. Ý nghĩa tiền lương 2
II. QUỸ LƯƠNG, QUỸ BHXH, QUỸ BHYT, KPCĐ 3
1. Quỹ lương 3
2. Quỹ BHXH 3
3. Quỹ BHYT 4
4. Kinh phí Công Đoàn 4
III.HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG 5
1. Khái niệm lương thời gian 5
2. Hình thức trả lương theo thời gian 5
3. Các hình thức lương thời gian 5
IV.KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 6
1.Chứng từ sử dụng 6
2. Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương 14
PHẦN II : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ
CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THỊ XÃ
HÀ TĨNH 19
I. Giới thiệu khái quát chung về đơn vị 19
1. Quá trình hình thành và phát triển của đơn vị 19
2. Tổ chức bộ máy quản lý 20


3. Tổ chức bộ máy kế toán 22
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
II.THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG TẠI ĐƠN VỊ 25
1. Phương pháp tính lương tại đơn vị 25
2. Kế toán Tiền lương và các khoản trích theo lương 26
PHẦN III : MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ
TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI TRUNG
TÂM Y TẾ THỊ XÃ HÀ TĨNH 38
I. NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NÓI CHUNG VÀ KẾ TOÁN
TIỀN LƯƠNG NÓI RIÊNG 38
1. Ưu điểm 38
2. Nhược điểm 38
II. NHỮNG Ý KIẾN ĐỀ XUẤT VÀ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI ĐƠN VỊ 40
KẾT LUẬN 42


Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
LỜI MỞ ĐẦU

Như chúng ta đã biết trong cơ chế thị trường như hiện nay, lao động là một yếu tố
không thể thiếu được trong quá trình hoạt động đều bất kỳ một doanh nghiệp nào nói
chung và các đơn vị hành chính sự nghiệp nói riêng. Nó là hoạt động có ý thức của con
người và luôn mang tính sáng tạo. Đi đôi với lao động là tiền lương. Công cụ này nếu
được nhà quản lý sử dụng đúng đắn sẽ là đòn bẩy kích thích người lao động phát huy
hết khả năng và bầu nhiệt huyết cảu mình trong công việc. Theo đó sẽ nâng cao được
hiệu quả và năng suất lao động - đây là điều mà các doanh nghiệp cũng như các đơn vị
hành chính sự nghiệp hướng đến.
Với tầm quan trọng đó, trong gần hai tháng thực tập tốt nghiệp của mình tại Trung
tâm y tế thị xã Hà Tĩnh, em đã nghiên cứu và đi đến sự lựa chọn mảng kế toán tiền

lương làm chuyên đề kết thúc tốt nghiệp với đề tài mang tên : “Kế toán tiền lương và
các khoản trích theo lương tại Trung tâm y tế ” . Ngoài phần mục lục, lời mở đầu,
kết luận, tài liệu tham khảo đề tài có kết cấu gồm 3 phần :
- Phần I : Những lý luận chung về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
tại đơn vị hành chính sự nghiệp.
- Phần II : Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại
Trung tâm y tế thị xã Hà Tĩnh.
- Phần III : Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương tại Trung tâm
y tế thị xã Hà Tĩnh.
Tuy nhiên với khả năng chuyên môn và kiến thức hạn hẹp vì vậy những nội dung
trong chuyên đề này không thể tránh khỏi được các thiếu sót hạn chế nhất định. Em rất
mong được sự góp ý của giáo viên hướng dẫn Nguyễn Hữu Phú cùng các cô chú, anh
chị tại đơn vị thực tập để chuyên đề được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Đà Nẵng, tháng 06 năm 2005
Sinh viên thực hiện
Đinh Thanh Tuấn

Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
PHẦN I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC
KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG ĐƠN VỊ HÀNH
CHÍNH SỰ NGHIỆP
I - KHÁI NIỆM NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG :
1.Khái niệm tiền lương :
Tiền lương là khoản tiền mà các đơn vị trả cho người lao động theo kết quả công
việc số lượng chất lượng lao động mà một người đã cống hiến cho đơn vị, hay nói
cách khác tiền lương chính là khoản tiền công của một người lao động được nhận dựa
theo số lượng và chất lượng người đó bỏ ra để thực hiện công việc của mình.
2. Nhiệm vụ của kế toán tiền lương :

- Nắm chắc tình hình biên chế cán bộ công chức của đơn vị ,tình hình học sinh, sinh
viên trên các mặt số lượng, họ tên từng người, số tiền phải chi trả cho từng người, các
khoản phải thu hoặc phải khấu trừ vào lương, học bổng, sinh hoạt phí …
- Nắm vững và thực hiện các quy định về quản lý quỹ lương thuộc khu vực hành
chính sự nghiệp như : đăng ký biên chế, lập sổ lương, học bổng, sinh hoạt phí
- Thanh toán đầy đủ, kịp thời và đúng hạn cho các bộ,công chức, học sinh, sinh viên
- Thông qua công tác kế toán mà kiểm tra việc chấp hành các nguyên tắc chế độ về
quản lý lao động tiền lương , quản lý học sinh, sinh viên qua các mặt tuyển dụng đề
bạt thuyên chuyển ….nhằm giảm nhẹ biên chế , nâng cao hiệu quả công tác.
- Giữ các sổ chi tiết về thanh toán lương và học bổng .
3. Ý nghĩa tiền lương :
3.1. Hạch toán lao động :
+ Giúp cho người quản lý lao động của đơn vị đi sâu vào nề nếp, thúc đẩy người lao
động tăng cường kỹ luật trong công việc, hoàn thành xuất sắc công việc được giao,
tăng năng xuất, hiệu quả công việc .
+ Hạch toán lao động đúng đắn làm cơ sở cho việc tính lương đúng đắn.
3.2.Hạch toán tiền lương :
+ Giúp cho đơn vị quản lý chặt chẽ tiền lương, tránh việc thất thoát nguốn hạn mức
kinh phí của nhà nước.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
+ Giúp cho việc tính bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn đúng mục
đích và đúng chế độ .
+ Hạch toán tiền lương chặt chẽ sẽ kích thích người lao động tích cực làm việc,
tăng hiệu quả công việc được giao.
+ Hạch toán lao động tiền lương chính xác làm cơ sở cho việc lập dự toán chính
xác, phân bổ nguồn thu chi được đúng đắn.
II. QUỸ LƯƠNG, QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI, QUỸ BẢO HIỂM Y TẾ, KINH
PHÍ CÔNG ĐOÀN :
1. Quỹ tiền lương :
a) Khái niệm quỹ tiền lương : Là toàn bộ tiền lương tính theo số cán bộ công nhân

viên của đơn vị do Nhà nước cấp hạn mức kinh phí để chi trả bao gồm các khoản :
- Tiền lương tính theo thời gian
- Lương cho cán bộ hợp đồng chưa vào biên chế
- Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng công tác do nguyên nhân
khách quan, trong thời gian được điều động công tác nghĩa vụ theo chế độ quy định
như : nghỉ phép, thời gian đi học…
- Các khoản phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ.
- Các khoản tiền thưởng có tính chất thường xuyên như : thưởng năng suất, thưởng
thành tích…
- Các khoản học bổng, sinh hoạt phí
b) Phân loại quỹ tiền lương : Về phương diện hạch toán tiền lương của cán bộ
công nhân viên, quỹ tiền lương được chia thành :
+ Tiền lương chính : là tiền lương trả cho cán bộ công nhân viên trong thời gian làm
việc, làm việc thực tế bao gồm lương trả theo cấp bậc và các phụ cấp kèm theo như :
phụ cấp chức vụ, phụ cấp tai nạn, phụ cấp làm đêm, phụ cấp làm thêm giờ…
+ Tiền lương phụ : là tiền lương trả cho cán bộ công nhân viên trong thời gian “họ”
được nghỉ được hưởng lương chế độ như : nghỉ phép, nghỉ lễ, hội họp, ngừng công tác
do điều kiện khách quan như ốm đau, thai sản…
+ Tiền lương trả cho cán bộ công nhân viên hợp đồng.
2. Quỹ bảo hiểm xã hội :
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành do việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tiền
lương phải trả cho cán bộ công nhân viên trong kỳ theo chế độ hiện hành. Trong 20%
tính trên tổng quỹ lương thì có 15% do Ngân sách Nhà nước hoặc cấp trên cấp còn 5%
do người lao động đóng góp được tính trừ vào lương hàng tháng.
Quỹ bảo hiểm xã hội được trích nhằm trợ cấp cho cán bộ công nhân viên có tham
gia đóng góp quỹ trong các trường hợp sau :
- Trợ cấp cho cán bộ công nhân viên ốm đau thai sản
- Trợ cấp cho cán bộ công nhân viên khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Trợ cấp cho cán bộ công nhân viên về hưu mất sức lao động

- Trợ cấp cho cán bộ công nhân viên khoản tiền tuất ( tử )
Chi công tác quản lý quỹ bảo hiểm xã hội theo chế độ hiện hành, toàn bộ số trích quỹ
bảo hiểm xã hội được nộp lên cơ quan quản lý cấp trên để chi trả cho các trường hợp
trên.
Tại đơn vị : hàng tháng đơn vị trực tiếp chi trả bảo hiểm xã hội cho cán bộ công
nhân viên ốm đau, thai sản trên cơ sở các chứng từ hợp lý, hợp lệ. Cuối tháng đơn vị
phải quyết toán với cơ quan quản lý quỹ bảo hiểm xã hội.
3. Quỹ bảo hiểm y tế :
Quỹ này được hình thành từ việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải
trả cho cán bộ công nhân viên trong kỳ theo chế độ hiện hành. Trong 3% bảo hiểm y tế
tính trên tổng quỹ tiền lương thì có 2% do Ngân sách nhà nước hoặc cấp trên cấp, 1%
còn lại do người lao động đóng góp được tính trừ vào tiền lương hàng tháng.
Quỹ bảo hiểm y tế được trích lập để tài trợ cho người lao động có tham gia đóng
góp quỹ trong các hoạt động khám chữa bệnh theo chế độ hiện hành. Toàn bộ quỹ bảo
hiểm y tế được nộp lên cơ quan chuyên môn chuyên trách để quản lý và trợ cấp cho
người lao động thông qua mạng lưới y tế.
4. Kinh phí Công đoàn :
Quỹ này được hình thành từ việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải
trả cho cán bộ công nhân viên trong kỳ theo chế độ hiện hành. Hàng tháng đơn vị trích
3% kinh phí công đoàn tính trên tổng tiền lương, trong đó 2% do Ngân sách nhà nước
hoặc cấp trên cấp và 1% đoàn phí công đoàn do người lao động đóng góp.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Việc thu nộp kinh phí công đoàn có thể thực hiện theo một trong hai phương thức
sau :
+ Phương thức 1 : Do cơ quan cấp trên hoặc cơ quan tài chính chuyển nộp trực tiếp
thay cho đơn vị, sau đó công đoàn cơ sở được công đoàn cấp trên cấp 1% kinh phí.
Trong 1% đó có 0,3 % nộp cho Liên đoàn lao động và 0,7% để lai chi tiêu cho công
đoàn cơ sở.
+ Phương thức 2 : Cơ quan cấp trên hoặc cơ quan tài chính cấp 2% kinh phí công
đoàn cho đơn vị. Sau đó đơn vị chuyển nộp cho Liên đàn lao động 1% và 0,3 % đoàn

phí của đoàn viên công đoàn.
III. HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG :
Đơn vị hành chính sự nghiệp áp dụng hình thức trả lương theo cấp bậc hay còn gọi
là lương theo thời gian.
1. Khái niệm lương thời gian :
Là tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc thực tế và tình
độ kỹ thuật chuyên môn nghiệp vụ.
2. Hình thức trả lương thời gian :
a) Lương tháng : là lương trả cố định hàng tháng theo hợp đồng được áp dụng trả
cho cán bộ công nhân viên hành chính, nhân viên quản lý.
b) Lương tuần: là lương trả theo thảo thuận trong tuần làm việc , áp dụng cho những
lao động làm việc theo thời vụ, công việc cụ thể.
Lương tuần = ( Lương tháng x 12 )/ 52
c) Lương ngày: Là lương trả cho một ngày làm việc, áp dụng để trả lương thời gian
Lương ngày = Lương tháng / 22
d) Lương giờ : Là lương trả cho một giờ làm việc, áp dụng để trả cho thời gian làm
việc vào ngày lễ, chủ nhật, trả cho thời gian làm thêm giờ.
Lương giờ = Lương ngày / 8
3 .Các hình thức lương thời gian : bao gồm 2 hình thức

Lương
tháng

Mức lương
t
ối thiểu

Hệ số điều
ch
ỉnh


Hệ số
lương

Phụ cấp
lương

=

x

x

+

Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
- Tiền lương giản đơn :là lương trả theo thời gian làm việc thực tế và trình độ kỹ
thuật nghiệp vụ của người lao động .
- Tiền lương theo thời gian có thưởng :hình thức này dựa trên sự kết hợp giữa tiền
lương trả theo thời gian giản đơn với các chế độ tiền thưởng.
IV.KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG :
1.Chứng từ sử dụng :
1.1. Bảng chấm công: ( mẫu C01-H)
Dùng để thao dõi ngày công thực tế làm việc nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội …
của cán bộ công nhân viên và là căn cứ để tính trả lương , bảo hiểm xã hội trả thay
lương cho cán bộ công nhân viên trong cơ quan .
Đơn vị:… Mẫu số : C01-H
Bộ phận : ( ban hành theo quy định số:999-TC/CĐ/CĐKT
ngày 2/Công ty/1997 của bộ tài chính )
BẢNG CHẤM CÔNG

tháng…năm….
Ngày trong tháng Quy ra công
T
T
Họ và tên
Cấp bậc
lương, cấp
bậc PCCV
1 2 3 … Số công
hưởng lương
thời gian
Số công nghỉ
không lương
Số công
hưởng
BHXH
A

B C 1 2 3

32 33 34

Cộng X



Hàng ngày tổ trưởng các ban, phòng, nhóm trong đơn vị sẽ thực hiện một nhiệm vụ
là : căn cứ vào sự có mặt thực tế của cán bộ thuộc bộ phận mình để chấm công trong
ngày, sau đó ghi vào các cột được đánh số từ 1-31 ( tương ứng với các ngày trong
tháng ) theo các ký hiệu quy định trong bảng .

Cuối tháng người chấm công, người phụ trách bộ phận ký vào bảng chấm công và
chuyển bảng này cùng các chứng từ liên quan như: phiếu nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội,
phiếu báo làm thêm giờ…về bộ phận kế toán để kiểm tra đối chiếu, kế toán tiền lương
Người duyệt
(Ký, họ tên)
Phụ trách bộ phận
(Ký, họ tên)
Người chấm công
(Ký, họ tên)
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

×