Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

1 số vấn đề về công tác hạch toán kê tóan vốn bằng tiền tại Xí nghiệp chế biến thủy sản số 10 - 2 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.86 KB, 7 trang )

Các doanh nghiệp có ít nghiệp vụ bằng ngoại tệ thì các tài khoản tiền, các tài khoản
phải thu phải trả được ghi sổ bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá của Ngân hàng công bố
tại thời điểm các nghiệp vụ kinh tế phát sinh các khoản chênh lệch tỷ giá của các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh được hạch toán vào TK 413.
Các doanh nghiệp có nhiều ngoại tệ thì có thể sử dụng tỷ giá hạch toán để ghi sổ các
tài khoản tiền phải trả, phải thu số chênh lệch tỷ giá hạch toán và tỷ giá thực tế mua
của Ngân hàng tại thời điểm nghiệp vụ kinh tế phát sinh được hạch toán vào TK 413.
Tỷ giá hạch toán có thể là tỷ giá mua hoặc tỷ giá thống kê của ngân hàng và được sử
dụng ít nhất trong một kỳ hạch toán.
Cuối kỳ kế toán phải đánh giá lại số dư ngoại tệ của tài khoản phải thu, phải trả theo tỷ
giá mua của Ngân hàng Việt Nam để ghi sổ kế toán.
Khi tính giá xuất vàng bạc kim khí, đã quý ngoại tệ có thể áp dụng một trong các
phương pháp như sau:
+ Phương pháp bình quân gia quyền.
+ Phương pháp đích danh.
+ Phương pháp nhập sau, xuất trước.
+ Phương pháp nhập trước, xuất trước.
* Chú ý: riêng đối với các đơn vị chuyên kinh doanh mua bán ngoại tệ thì các nghiệp
vụ mua bán ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá mua bán thực tế phát
sinh chênh lệch trong giá thực tế mua vào và bán ra của ngoại tệ được hạch toán vào
TK 811.
1. Thu tiền bán hàng bằng ngoại tệ:
a. Nợ TK 111 (1112) Nguyên tệ x tỷ giá hạch toán
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Có TK 511: Ngoại tệ x Tỷ giá thực tế tại ngày có doanh thu
b. Nợ TK 007: Ngoại tệ
2. Khi thu nợ khách hàng bằng ngoại tệ:
a. Nợ TK 111 (1112)
Có TK 131 Ngoại tệ x Tỷ giá hạch toán
b. Nợ TK 007 Ngoại tệ
3. Xuất ngoại tệ mua vật tư, hàng hóa,tài sản:


a. Nợ TK 152,156,211: Ngoại tệ x Tỷ giá thực tế ngày mua
Có TK 111 (112) Ngoại tệ x Tỷ giá hạch toán
Chênh lệch TK 413
b. Nợ TK 007 Nguyên tệ
4. Xuất ngoại tệ trả nợ:
a. Nợ TK 311,331,333
Có TK 111 (1112) Ngoại tệ x Tỷ giá hạch toán
b. Nợ TK 007 Ngoại tệ
5. Cuối quý, cuối năm nếu có biến động lớn về tỷ giá ngoại tệ phải kiểm kê số ngoại tệ
còn lại và tiến hành điều chỉnh theo tỷ giá thực tế tại ngày cuối kỳ.
a. Nếu tỷ giá thực tế ngày cuối > Tỷ giá hạch toán -> chênh lệch tăng.
Nợ TK 111 (1112)
Có TK 413 Chênh lệch tăng
b. Nếu tỷ giá thực tế ngày cuối < Tỷ giá hạch toán -> chênh lệch giảm.
Nợ TK 413
Có TK 111 (1112) Chênh lệch giảm
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
* Đơn vị áp dụng tỷ giá thực tế để quy đổi ngoại tệ -> áp dụng cho doanh nghiệp có ít
nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan ngoại tệ.
1. Thu tiền bán hàng bằng ngoại tệ:
a. Nợ TK 111 (1112)
Có TK 511 Nguyên tệ x Tỷ giá thực tế ngày có doanh thu
b. Nợ TK 007 Nguyên tệ
2. Thu nợ bằng ngoại tệ:
a. Nợ TK 111 (1112): Tỷ giá thực tế ngày thu tiền x Nguyên tệ
Có TK 131 Ngoại tệ x Tỷ giá ngày khách hàng nhận nợ
Có chênh lệch TK 413
b. Nợ TK 007 Nguyên tệ
3. Xuất ngoại tệ mua hàng hóa, vật tư:
a. Nợ TK 156,152 : Ngoại tệ x Tỷ giá thực tế ngày mua

Có TK 111 (1112): Ngoại tệ x Tỷ giá xuất
Chênh lệch tỷ giá TK 413
b. Nợ TK 007 Nguyên tệ
4. Xuất ngoại tệ trả nợ:
a. Nợ TK 311,331 : Ngoại tệ x Tỷ giá bán nhận nợ
Có TK 111 (1112): Ngoại tệ x Tỷ giá xuất ngoại tệ
Chênh lệch tỷ giá TK 413
b. Nợ TK 007 Nguyên tệ
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ NHIỆM VỤ TIỀN GỞI NGÂN HÀNG:
1. Một số quy định đối với chứng từ, sổ sách sử dụng:
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Kế toán sử dụng các chứng từ chủ yếu như ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, giấy báo nợ,
giấy báo có, bảng sao kê ngân hàng.
Sổ theo dõi tiền gởi ngân hàng.
2. Nội dung kết cấu TK 112:
Kết cấu TK 112
- Các khoản tiền gởi vào ngân hàng, kho bạc. - Các khoản tiền rút ra từ ngân hàng
kho bạc.
SD: Số tiền còn gởi ngân hàng, kho bạc.
Có 3 tài khoản cấp 2:
- TK 1121 “Tiền Việt Nam gởi tại Ngân hàng” .
- TK 1122 “Ngoại tệ gởi tại ngân hàng quy đổi VND”
- TK 1123 “Vàng bạc, đá quý gởi tại ngân hàng”
3. Phương pháp hạch toán:
* Hạch toán tiền Việt Nam gởi ngân hàng:
1. Thu tiền bán hàng bằng Sec, bằng chuyển khoản qua Ngân hàng (đã nhận được giấy
báo có):
Nợ TK 112
Có TK 511
2. Thu từ các hoạt động tài chính, hoạt động bất thường bằng chuyển khoản qua ngân

hàng (đã nhận được giấy báo có):
Nợ TK 112
Có TK 711,721
3. Thu hồi các khoản nợ bằng chuyển khoản (nhận được giấy báo có của NH):
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Nợ TK 112
Có TK 131,136,138
4. Thu hồi các khoản đầu tư bằng chuyển khoản:
Nợ TK 112
Có TK 121,221,222
5. Rút tiền gởi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt:
Nợ TK 111
Có TK 112
6. Rút (chuyển) tiền gởi ngân hàng mua vật tư, hàng hóa, tài sản :
Nợ TK 152,156,211
Có TK 112
7. Chuyển tiền gởi ngân hàng trả nợ:
Nợ TK 311,331,333
Có TK 112
8. Chuyển tiền gởi ngân hàng đi đầu tư:
Nợ TK 221,222,128
Có TK 112
9. Cuối tháng số liệu của đơn vị khác số liệu ngân hàng -> ghi theo số liệu của ngân
hàng, sang tháng sau tìm nguyên nhân giải quyết:
a. Nếu số liệu của ngân hàng > số liệu trên sổ kế toán của đơn vị:
a1. Nợ TK 112
Có TK 338 (3381)
Sang tháng sau tìm nguyên nhân điều chỉnh :
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
a2. Nợ TK 338 (3381)

Có TK 721 Chênh lệch
b. Nếu số liệu của ngân hàng < số liệu trên sổ kế toán của đơn vị:
b1. Nợ TK 138 (1381)
Có TK 112 Chênh lệch
Sang tháng sau tìm nguyên nhân điều chỉnh :
b2. Nợ TK112
Có TK138 (1381)
SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN TIỀN GỞI NGÂN HÀNG
Phần II TÌNH HÌNH THỰC TẾ VÀ HẠCH TOÁN NGHIỆP VỤ VỐN BẰNG TIỀN
Ở XÍ NGHIỆP 10
A. KHÁI QUÁT CHUNG TÌNH HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ SẢN XUẤT Ở XÍ
NGHIỆP CHẾ BIỂN THỦY ĐẶC SẢN SỐ 10 ĐÀ NẴNG:
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Ở XÍ NGHIỆP:
1. Quá trình hình thành và phát triển ở Xí nghiệp:
Do nhu cầu khách quan của sự phát triển ngành thủy sản miền Trung và hòa vào quá
trình đổi mới, phát triển kinh tế của đất nước. Ngày 30/10/1986 xí nghiệp Chế biến
Thủy đặc sản số 10 Đà Nẵng chính thức được thành lập theo quyết định số 360QĐ-TC
của Giám đốc công ty XNK Thủy sản Việt Nam. Cũng theo quyết định này, Xí nghiệp
Chế biến Thủy đặc sản số 10 là đơn vị thành viên của Công ty Xuất nhập khẩu Thủy
sản miền Trung, được công ty giao vốn, tài sản, lao động. Xí nghiệp được quyền tự
chủ và chịu trách nhiệm trong mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh theo chức năng nhiệm
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
vụ công ty giao và hoạt động theo định mức hướng điều hành thống nhất của giám đốc
công ty.
Tiền thân của xí nghiệp 10 chỉ là phân xưởng thu gom tái chế hàng khô. Vì thế sau hơn
1 năm khẩn trương xây dựng, lắp đặt thiết bị dây chuyền công nghệ. Ngày 01/4/1987
Xí nghiệp 10 chính thức đi vào hoạt động, sản xuất mẻ hàng đông lạnh đầu tiên. Từ đó
ngày 01/4 hàng năm đã trở thành ngày truyền thống của xí nghiệp.
Chức năng của Xí nghiệp là chế biến các mặt hàng thủy sản để xuất khẩu. Với một cơ
sở ban đầu khá hoàn chỉnh gồm: một dây chuyền chế biến hàng đông, một dây chuyền

chế biến hàng khô, một tủ đông 500Kg/mẻ, một kho đông 50T, một máy đá 5T/ngày,
một xe lạnh Isuzu 5T với độ ngũ lao động gần 80 CBCNV, Xí nghiệp có nhiệm vụ
thu gom phế liệu, chế biến các mặt hàng thủy sản xuất khẩu theo đơn đặt hàng của
trung tâm thương mại. Năm đầu tiên hoạt động, Xí nghiệp đã đạt 768.000USD ngạch
xuất khẩu với sản lượng 87T.
Ra đời vào thời điểm cả nước đang chuyển mình, chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế
quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, Xí nghiệp đã
phải đối diện với muôn vàng khó khăn, những khó khăn đó không chỉ tồn tại trong
những năm đầu tiên do tình trạng “Ngăn sông cấm chợ” quản lý hành chính của địa
phương nguyên liệu mà đến năm 1989, khi cơ chế thị trường bắt đầu phát huy tác
dụng, tỷ giá đồng USD chuyển đổi cách thanh toán, trong môi trường kinh doanh mới,
Xí nghiệp lại phải tự điều chỉnh để thích nghi với cơ chế mới.
Xí nghiệp đã từng bước tháo gỡ khó khăn bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh
tương đối ổn định và phát triển. Có thể nói thời kỳ 1987 - 1990 là giai đoạn hình thành
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

×