Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Nghiên cứu thiết kế chế thử thảm tưới từ vật liệu dệt cho cây trồng ở Việt Nam (tóm tắt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (954.18 KB, 29 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI







Nguyễn Thị Thảo






NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ CHẾ THỬ THẢM TƯỚI TỪ
VẬT LIỆU DỆT CHO CÂY TRỒNG Ở VIỆT NAM




Chuyên ngành: Công nghệ dệt, may
Mã số: 62540205




TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT DỆT MAY











HÀ NỘI - 2014



Công trình được hoàn thành tại:
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội





Người hướng dẫn khoa học:

1.T.S. Lê Phúc Bình
2.PGS.TS. Nguyễn Thế Hùng


Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:





Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ
cấp trường họp tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Vào hồi: giờ, ngày tháng năm







Có thể tìm hiểu luận án tại:
1.Thư viện Tạ Quang Bửu - Trường ĐHBK Hà Nội
2.Thư viện Quốc gia


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ

[1] Nguyễn Thị Thảo (2012) Ảnh hưởng của khối lượng thể
tích vải đến độ thấm hút nước của vải không dệt liên kết
xuyên kim polypropylene. Tạp Chí Công nghiệp số 66
tháng 12, trang 23-25.
[2] Nguyễn Thị Thảo, Nguyễn Thế Hùng, Lê Phúc Bình,
Phạm Minh Phượng, Trịnh Thị Mai Dung (2012) Ảnh
hưởng của thảm tưới và giá thể đến chu kỳ tưới, lượng
nước, các chỉ tiêu sinh trưởng và chất lượng hoa của
cây cúc (Tagele patula L.). Tạp chí Khoa học và Phát
triển Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, tập 10, số 6,

trang 876-881.
[3] Nguyễn Thị Thảo (2011) Lựa chọn bấc mao dẫn dạng
ống xơ polyester có khả năng truyền dẫn nước cho cây
trồng, Tạp chí khoa học và công nghệ các trường Đại
học kỹ thuật, N
o
. 84, trang 95-99.
[4] Nguyễn Thị Thảo (2011) Đặc tính mao dẫn, thấm hút và
nhả nước của bấc thấm dạng ống xơ bông. Tạp Chí
Công nghiệp, Khoa học và Công nghệ, số tháng 6, trang
45-47.
[5] Nguyen Thi Thao, Le Phuc Binh (2011) Influence of
fabric longitudinal density on capillary properties of
weft knitted fabric. Journal of science & technology
technical universities, N
o
.82A/2011, page 77-81.















1

A. THÔNG TIN CHUNG VỀ LUẬN ÁN

I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA LUẬN ÁN
Phương pháp tưới truyền thống trong trồng trọt của Việt
Nam đang tồn tại một số hạn chế: tưới nước chưa đúng, đủ theo
nhu cầu của cây trồng, tốn nhiều công chăm sóc, tiêu hao nhiều
nước hơn nhu cầu của cây do thất thoát.
Vật liệu dệt có đặc tính hút và nhả nước tốt nên có thể trữ
và cấp nước cho cây trồng đúng, đủ theo nhu cầu của cây, nhờ đó
giúp giảm tiêu hao nước tưới do đáp ứng đủ nước và thất thoát ít
nước, giảm công chăm sóc nhờ kéo dài chu kỳ tưới và từ đó nâng
cao chất lượng cây trồng. Điều này đã thúc đẩy ý tưởng ứng dụng
phương pháp tưới nước cho cây trồng dùng thảm dệt của thế giới
vào Việt Nam.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
Sử dụng vật liệu dệt để thiết kế và chế thử thảm tưới trữ
và cấp nước đúng, đủ cho cây trồng, nhằm:
- Tưới nước đúng, đủ theo nhu cầu của cây;
- Nâng cao chất lượng cây trồng;
- Giảm công chăm sóc;
- Giảm tiêu hao nước tưới.
III. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN
ÁN
- Thảm tưới làm từ vật liệu dệt để trữ và cấp nước đúng và đủ cho
cây trồng;
- Thử nghiệm tính thích ứng của một số thảm tưới mẫu thiết kế
trên cây hoa cúc Vạn thọ lùn trồng trong chậu cảnh;

- Nghiên cứu này dừng lại ở lý thuyết và áp dụng thảm tưới mẫu
nhỏ.
IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
- Nghiên cứu khảo sát thời điểm tưới và lượng nước cần tưới cho
cây trồng;
- Nghiên cứu thiết kế thảm tưới mẫu của luận án;
2

- Nghiên cứu lựa chọn vật liệu dệt chế thử thảm tưới mẫu của luận
án;
- Nghiên cứu khả năng thích ứng của thảm tưới mẫu cho cây trồng
V. Ý NGHĨA KHOA HỌC
- Đã thiết kế chế thử được một chủng loại thảm tưới nước mẫu
nhỏ làm từ vật liệu dệt ứng dụng cho phương pháp tưới nước tiên
tiến trong trồng cây;
- Đã làm rõ được cơ sở khoa học của việc lựa chọn cấu trúc thảm
tưới, chất liệu vật liệu dệt, cấu trúc của từng lớp chức năng trong
khuôn khổ đối tượng nghiên cứu của đề tài;
- Đã chứng minh được hiệu quả của việc sử dụng loại thảm tưới
này để tưới nước đúng, đủ cho cây cúc Vạn thọ lùn, nâng cao chất
lượng cây trồng, giảm công chăm sóc và giảm tiêu hao nước tưới.
VI. GÍA TRỊ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN
- Đã chỉ ra khả năng ứng dụng hiệu quả phương pháp tưới nước
tiên tiến cho cây trồng sử dụng thảm tưới của Thế giới vào Việt
Nam;
- Đã xác lập được qui trình tưới nước cho cây cảnh trồng trong
chậu sử dụng thảm tưới, giúp cải thiện được điều kiện chăm sóc
cây trồng, tiết kiệm nước tưới;
- Đã chỉ ra một định hướng mới cho sản xuất sản phẩm dệt và
công nghệ trồng trọt của Việt Nam.

VII. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Đã thiết kế và chế thử thảm tưới mẫu nhỏ làm từ vật liệu dệt lần
đầu tiên được thực hiện ở Việt Nam;
- Đã thử nghiệm thành công tính thích ứng của mẫu thảm tưới cho
cây cúc Vạn thọ lùn lần đầu tiên ở Việt Nam.
- Đã nghiên cứu ứng dụng sản phẩm khoa học của ngành Dệt có
sự kết hợp liên ngành với khoa học ngành Nông nghiệp.
KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN
Luận án gồm 3 chương (104 trang), 82 tài liệu tham khảo,
19 trang phụ lục, 39 bảng số liệu, 73 hình vẽ và đồ thị.


3

B. NỘI DUNG CHÍNH
Chƣơng 1: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ PHƢƠNG
PHÁP TƢỚI SỬ DỤNG THẢM DỆT
Chương 1 giới thiệu khái quát về các phương pháp tưới
nước cho cây trồng, trong đó phương pháp tưới sử dụng thảm tưới
làm từ vật liệu dệt có ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với các
phương tưới khác. Chức năng của thảm tưới là dự trữ và nhả nước
trực tiếp đến vùng đất có sự tập trung bộ rễ của cây, điều tiết chất
tưới một cách tối ưu cả về lượng và thời gian tưới và có thể tự
động hoá quá trình tưới. Tuỳ theo yêu cầu sử dụng mà cấu trúc
của thảm tưới khác nhau. Tuy nhiên, các loại thảm tưới dùng cho
phương pháp tưới này hiện nay còn một vài hạn chế là: chưa có
khả năng chống lún do áp lực của đất và cây trồng, dung lượng trữ
nước còn thấp. Đặc tính thấm hút nước của vật liệu dệt có nhiều
điểm phù hợp với yêu cầu của thảm tưới, vì vậy luận án nghiên
cứu chúng để có thể tìm ra cấu trúc và vật liệu phù hợp thiết kế,

chế thử thảm tưới mới cấp nước đúng, đủ theo nhu cầu của cây,
giảm công chăm sóc, giảm tiêu hao nước đồng thời khắc phục
được các tồn tại kể trên của các loại thảm tưới hiện có là một việc
làm hết sức cần thiết.
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tƣợng và vật liệu nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Thảm tưới trữ và cấp nước làm từ vật liệu dệt đáp ứng
đúng và đủ nhu cầu nước cho cây.
Thử nghiệm tính thích ứng của một số thảm tưới mẫu
thiết kế trên cây hoa cúc Vạn thọ lùn trồng trong chậu cảnh.
2.1.2 Vật liệu nghiên cứu
2.1.2.1 Vật liệu dệt
- Các ống xơ (ống bơm) làm từ các dải xơ duỗi thẳng xếp song
song nhau có mật độ thể tích khác nhau (lồng trong ống nhựa có
thể tích không đổi, với các loại xơ khác nhau (ký hiệu OX) được
nghiên cứu lựa chọn:
+ Cúi xơ stapen 100 % PET có chi số mét N
m
= 0,22. Xơ PES có
chiều dài cắt 38mm, độ mảnh 1,4D được luồn vào các ống nhựa
4

PVC với mật độ xơ khác nhau tạo thành các bấc thấm dạng ống
xơ stapen 100 % PET.
+ Tơ filament dún 100 % PET, 150D/48F guồng thành con sợi
được luồn vào các ống nhựa PVC với mật độ xơ khác nhau tạo
thành các bấc thấm dạng ống tơ filament dún100 % PET.
+ Tơ filament không dún 100 % PET, 150D/48F guồng thành con

sợi được luồn vào các ống nhựa PVC với mật độ xơ thay đổi tạo
thành các bấc thấm dạng ống tơ filament không nhún100 % PET.
-Vải dệt thoi sợi cắt 100% PP kiểu dệt vân điểm được sản xuất
theo dây chuyền dệt vải bao tải, mật độ ngang thay đổi, có độ bền
cơ học cao (ký hiệu DT).
- Vải dệt kim đan ngang kiểu dệt interlock, sợi 100% PET, chi số
sợi N
e
=30, mật độ ngang P
n
= 110 (cột vòng/10cm), mật độ dọc
thay đổi (ký hiệu DK).
- Vải không dệt xuyên kim 100% PP, độ nhỏ xơ từ 5,4D ÷ 6,7D,
độ dài xơ từ 97,5mm ÷ 102,5mm được sản xuất tại Công ty cổ
phần dệt Công nghiệp Hà Nội (ký hiệu KD).
- Mẫu thảm tưới do Đức sản xuất (BEWÄSSERUNGSMATTE
AQUAFOL - ký hiệu M
đ
) là một trong các loại thảm đang được
sử dụng phổ biến.
- Ngoài các vật liệu dệt kể trên, phụ liệu làm thảm mẫu còn có:
tấm mút xốp PU có khối lượng thể tích 0,0162(g/cm
3
), vải tráng
phủ PVC có bề dày 0,2mm, ống nhựa PVC có đường kính trong
6mm, đường kính ngoài ngoài 6,5mm.
2.1.2.2 Vật liệu trồng cây
- Cây trồng thử nghiệm dùng thảm tưới cấp nước thích hợp cho
các loại cây trồng đòi hỏi độ ẩm tương đối cao hoặc liên tục. Luận
án đã chọn cây cảnh nhóm cây hoa là cây hoa cúc Vạn thọ lùn (tên

khoa học: Tagete patula L.; ký hiệu TN301) do công ty Trang
nông cung cấp hạt giống.
- Giá thể trồng cây ( ký hiệu GT)
+ Mẫu giá thể GT1: 100% đất phù sa (khối lượng thể tích
3
/94,0 cmg

).
+ Mẫu giá thể GT2: đất phù sa, phân chuồng, trấu hun theo tỉ lệ
3:1:1 (khối lượng thể tích
3
0,78 /g cm


).
5

+ Mẫu giá thể GT3: đất phù sa, phân chuồng, trấu hun, xơ dừa
theo tỉ lệ 1,5:1:1:0,5 (khối lượng thể tích
3
0,73 /g cm


).
2.2 Nội dung nghiên cứu
2.2.1 Nghiên cứu khảo sát thời điểm tưới và lượng nước cần
tưới
- Khảo sát thời điểm tưới nước thích hợp của cây hoa cúc.
- Khảo sát lượng nước cần tưới của cây hoa cúc.
2.2.2 Nghiên cứu thiết kế thảm tưới mẫu của luận án

- Phân tích cấu trúc, các thông số kỹ thuật, đánh giá đặc tính trữ
và cấp nước của mẫu thảm tưới làm từ vật liệu dệt của Đức để làm
cơ sở cho thiết kế mẫu thảm tưới của luận án.
- Thiết kế cấu trúc thảm tưới mẫu của luận án theo chức năng của
các phần tử cấu trúc và đối tượng cây trồng.
- Phân tích nguyên lý làm việc thảm tưới mẫu của luận án
2.2.3 Nghiên cứu chế thử thảm tưới mẫu của luận án
- Nghiên cứu lựa chọn vật liệu cho các phần tử cấu tạo theo các
chức năng thiết kế của thảm tưới mẫu
- Xác định các thông số kỹ thuật các phần tử cấu tạo của thảm tưới
mẫu.
- Xác định các thông số kỹ thuật của thảm tưới mẫu.
2.2.4 Nghiên cứu khả năng thích ứng thảm tưới mẫu của luận
án
- Động thái độ ẩm của giá thể khi trồng thử nghiệm cho cây hoa
cúc.
- Tính thích ứng của thảm tưới thông qua sinh trưởng thân, lá, hoa
và bộ rễ của cây hoa cúc; chù kỳ tưới và lượng nước cần tưới cho
cây hoa cúc.
- Xây dựng qui trình trồng cây sử dụng thảm tưới mẫu của luận
án.
2.3 Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1 Nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu tổng quan các tài liệu khoa học từ các nguồn khác
nhau về tưới bón cho cây trồng như lượng nước cần tưới, thời
điểm tưới và phương pháp tưới.
6

- Nghiên cứu tổng quan tài liệu về đặc tính thấm hút chất lỏng
trong vật liệu dệt làm cơ sở để lựa chọn vật liệu thí nghiệm làm

thảm tưới thỏa mãn các chức năng, yêu cầu của thảm tưới.
- Nghiên cứu tổng quan các tài liệu và các công trình khoa học về
thảm tưới, tìm ra những tồn tại cần khác phục để tìm ra hướng
hoàn thiện thảm tưới trên cơ sở vật liệu dệt được sản xuất ở Việt
Nam.
2.3.2 Nghiên cứu thử nghiệm đặc tính của thảm tưới mẫu
2.3.2.1 Nghiên cứu phân tích cấu trúc
Cấu trúc mẫu thảm tưới đối chứng được phân tích bằng
kính hiển vi số AM 313T (Digital Microscop Dino-Lite AM 313T
Plus) của Đài Loan.
2.3.2.2 Nghiên cứu xác định các đặc tính thấm hút và cấp nước
- Phương pháp xác định độ thẩm thấu nước theo tiêu chuẩn BS-
EN 11058: 1999.
- Phương pháp xác định độ thấm nước toàn phần theo tiêu chuẩn
của DIN 53923: 1978.
- Phương pháp xác định độ mao dẫn theo tiêu chuẩn chuẩn TCVN
5073:1990.
- Thiết lập phương pháp xác định độ cấp nước của vải, lượng
nước mao dẫn của các mẫu ống xơ, độ trữ nước và cấp nước của
thảm tưới mẫu.
2.3.3 Nghiên cứu thực nghiệm đánh giá tính thích ứng của
thảm tƣới mới mẫu
2.3.3.1 Nghiên cứu khảo sát thời điểm tưới và lượng nước cần
tưới
- Xác định thời điểm tưới: trồng cây hoa cúc sử dụng mẫu giá thể
GT1, 3 công thức thí nghiêm CT1, CT2, CT3 với 3 thời điểm tưới
ở 3 độ ẩm của giá thể khác nhau là 50%≤W, 50%<W ≤60% và
60%<W≤70%.
- Xác định chu kỳ tưới và lượng nước cần tưới: thời điểm tưới cây
là kết quả khảo sát thời điểm tưới của thí nghiệm trên, 3 công thức

thí nghiêm CT1,CT2, CT3 với 3 mẫu giá thể GT1, GT2, GT3.
2.3.3.2 Nghiên cứu khả năng thích ứng của thảm tưới mẫu
- Nghiên cứu động thái độ ẩm của giá thể khi trồng cây hoa cúc:
thời điểm tưới cây là kết quả khảo sát thời điểm tưới ở trên, 2
7

công thức thí nghiêm CT1 (đối chứng không sử dụng các thảm
tưới), CT2 (sử dụng thảm tưới KT1) với mẫu giá thể là kết quả
khảo sát chu kỳ tưới và lượng nước cần tưới ở trên. Cứ sau 3 giờ,
đo và ghi lại độ ẩm của giá thể được hiện thị trên thiết bị đo độ ẩm
KS - D1 4560 DELM HORST USA.
- Nghiên cứu tính thích ứng của thảm tưới qua sinh trưởng cây
hoa cúc, chu kỳ tưới và lượng nước cần tưới: thời điểm tưới cây là
kết quả khảo sát thời điểm tưới ở trên, 10 công thức thí nghiêm
CT1, CT3, CT5, CT7, CT9 (các CT đối chứng không sử dụng các
thảm tưới), CT2, CT4, CT6, CT8, CT10 (các công thức sử dụng
thảm tưới KT1, KT2, KT3, KT4, KT5) với mẫu giá thể là kết quả
khảo sát chu kỳ tưới và lượng nước cần tưới ở trên.
2.3.4 Phƣơng pháp xử lý số liệu thực nghiệm
Các số liệu thí nghiệm trong luận án được xử lý bằng
phần mềm Microsoft Excel và phần mềm dùng để quản lý và phân
tích thống kê sinh học các dữ liệu thuộc ngành nông nghiệp
IRRISTAT.
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1 Khảo sát thời điểm tƣới và lƣợng nƣớc cần tƣới
3.1.1 Khảo sát thời điểm tưới
Kết quả khảo sát cho thấy với công thức CT3 thời điểm
tưới cây khi độ ẩm của giá thể 60% < W ≤ 70 % cây không có dấu
hiệu héo. Do đó luận án chọn thời điểm tưới cây cúc khi độ ẩm
của giá thể trồng cây 60% < W ≤ 70 %.



(a) CT1, CT2: độ ẩm thời
điểm tưới W≤60%
Có dấu hiệu héo
(b) CT3: độ ẩm thời điểm
tưới 60%<W≤70%
Không có dấu hiệu héo
Hình 3.1 Ngoại hình của cây với thời điểm tưới dựa theo độ ẩm
của giá thể khác nhau.
8

3.1.2 Khảo sát lượng nước cần tưới
Tiến hành thí nghiệm trồng cây hoa cúc Vạn thọ lùn với
thời điểm tưới khi độ ẩm của giá thể 60%<W≤70 % với 3 công
thức sử dụng 3 giá thể GT1,GT2,GT3.
Lượng nước cần tưới của mỗi chu kỳ tưới
0.0000
0.0005
0.0010
0.0015
0.0020
0.0025
0.0030
0.0035
0.0040
0.0045
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
Chu kỳ tưới(ti)
Lượng nước cần tưới (l/giờ)

CT1 CT2 CT3



Hình 3.2
Lượng nước
cần tưới khảo
sát theo chu kỳ
tưới của cây
hoa cúc.
Kết quả cho thấy lượng nước cần tưới lớn nhất là 4,2
ml/giờ và tổng lượng nước cần tưới cho 1 chậu cây hoa cúc thí
nghiệm trong 1 chu kỳ sinh trưởng trong khoảng 5÷6 l/cây. Không
có sự khác biệt về lượng nước lớn nhất cần tưới trong một giờ.
Giá thể GT3 có số lần tưới và tổng lượng nước cần tưới của cây
cúc là nhỏ nhất. Vì vậy giá thể này được lựa chọn là giá thể
chung cho các công thức thí nghiệm các tính chất khác ở phần
sau.
3.2 Thiết kế thảm tƣới mẫu của luận án
3.2.1 Phân tích thảm tưới mẫu của Đức
3.2.1.1 Cấu trúc của thảm tưới
Qua các ảnh chụp kính hiển vi số AM 313T chi tiết trên
hình 3.3b và 3.3c có thể thấy: thảm mẫu này có kết cấu 3 lớp. Lớp
1 (L1) trên cùng là vải dệt thoi sợi dẹt (sợi cắt) (1), lớp 2 (L2) ở
giữa là vải không dệt (2) và lớp 3 (L3) dưới cùng là lớp màng (3).
Bóc bỏ lớp L1 và lớp L3 có thể thấy, vật liệu lớp L2 là tấm vải
không dệt được liên kết bằng phương pháp xuyên kim (các lỗ kim
xuyên 7) (hình 3.3e). Trên hình 3.3a cũng cho thấy, các đầu xơ (6)
của lớp L2 được nhô lên qua bề mặt che chắn của lớp L1. Điều
này cho thấy lớp L2 được xuyên kim cùng lớp L1.

9




BEWÄSSERUNGSMATTE
AQUAFOL 1mx50m; 3lít/m2

(a)Nhìn từ trên xuống


(b) Mặt cắt dọc
(c) Mặt cắt ngang


(d) Cấu trúc lớp 1(L1)
(e) Cấu trúc lớp 2(L2)
Hình 3.3 Cấu trúc thảm tưới của Đức
1:lớp 1(L1); 2: lớp 2(L2); 3: lớp 3(L3);
4: sợi dọc; 5: sợi ngang; 6: đầu xơ lớp 2 nhô lên trên lớp 1; 7:
các lỗ kim xuyên
3.2.1.2 Thông số kỹ thuật của thảm tưới
Thảm có cấu trúc 3 lớp:
10

- Lớp L1 là vải dệt thoi sợi cắt PP có độ chứa đầy diện tích 100 %,
khối lượng diện tích 100 g/m
2
, độ dày 0,1mm.
- Lớp L2 là vải không dệt PP, khối lượng diện tích 232 g/m

2
, độ
dày 2,45mm.
- Lớp L3 là màng chống thấm PE, khối lượng diện tích 90 g/m
2
,
độ dày 0,2 g/mm.
- Không có cấu trúc chống nén.
3.2.1.3 Đặc tính trữ nước và cấp nước của thảm tưới
Kết quả thí nghiệm cho thấy khả năng trữ nước của lớp
vải không dệt L2 không thay đổi nhiều khi có hay không được liên
kết với lớp vải bảo vệ L1. Tuy nhiên mối liên kết này lại tạo ra sự
khác biệt của đặc tính nhả nước của lớp vật liệu ghép (L1+L2). Cụ
thể là khả năng cấp nước tăng từ 1,049 lên 1,379 l/m
2
(tăng
31,5%).
Khả năng cấp nước theo thời gian ở mẫu nhỏ (120 mm)
của thảm Đức tương đối nhỏ (26,1 ml/giờ). Với nhu cầu nước lớn
nhất của cây thí nghiệm là 4,2 ml/giờ thì vào thời kỳ cao điểm,
lượng nước này chỉ có thể cấp đủ cho nhu cầu của cây mẫu
khoảng 6,2 giờ. Nói cách khác thì một ngày cần tưới nước khoảng
4÷5 lần. Điều này cho thấy chi phí chăm sóc sẽ tăng lên.
3.2.2 Thiết kế thảm tƣới mẫu
3.2.2.1 Bố trí thảm tưới

Hình 3.4 Trạng thái thảm tưới trữ và cấp nước cho cây trồng
trong chậu.
Mẫu thảm tưới được đặt dưới đáy chậu cây. Sau khi cấp
nước tối đa nước vào thảm (thấm nước toàn phần). Nước từ mẫu

thảm tưới sẽ được thấm lên đất (giá thể trồng cây), nhờ lực mao
11

dẫn tạo ra độ ẩm đồng đều trên toàn cho bộ diện tích giá thể. Khi
cây cần nước, bộ rễ có thể hút nước theo nhu cầu sinh trưởng luôn
sẵn sàng có để dùng trong giá thể này mà không phụ thuộc vào
thời gian tưới, lượng nước tưới, không phụ thuộc vào ngày hay
đêm và môi trường xung quanh. Trạng thái cây và bố trí thảm tưới
được giới thiệu trên hình 3.4.
3.2.2.2 Thiết kế chức năng cho thảm tưới

Hình 3.5 Sơ đồ các phần tử chức năng của thảm tưới thiết kế
Nghiên cứu tổng quan, chương 1 đã cho thấy các thảm
tưới cấu trúc 3 lớp có nhiều ưu điểm về sử dụng và giá thành. Tuy
nhiên, chúng có một số tồn tại cần được khắc phục là dung lượng
chứa nước và cấp nước còn thấp dẫn đến chu kỳ tưới bị ngắn lại,
thứ hai là trong cấu trúc chưa có giải pháp chịu nén do bản thân
trọng lượng của đất và cây gây nên. Hai vần đề này cần được giải
quyết trong thiết kế thảm tưới của luận án. Sơ đồ chức năng thảm
tưới của luận án được trình bày trong hình 3.5.
3.2.2.3 Thiết kế cấu tạo cho thảm tưới
Sơ đồ cấu tạo thảm tưới của luận án được giới thiệu trong
hình 3.6.
Sự phát triển mới ở đây so với các thảm tưới thông dụng
là lớp trữ nước L4 (4) và ống bơm nước (3) được cấy vào trong
thảm 3 lớp khiến cho độ dày của thảm có thể nâng cao đến giới
hạn chiều cao mao dẫn của ống bơm. Nhờ có các ống bơm (3) mà
12

hầu hết nước dự trữ sẽ được lấy ra cho cây sử dụng theo nhu cầu

và còn đem lại khả năng chống nén cho thảm tưới mới.

Hình 3.6 Cấu tạo thảm tưới thiết kế
3.2.3 Nguyên lý làm việc của thảm tưới mẫu của luận án
Sơ đồ nguyên lý làm việc của thảm tưới mẫu được biểu
thị như hình 3.7.

Hình 3.7 Sơ đồ nguyên lý làm việc của thảm tưới thiết kế.
Ở đây, nước được cấp vào thảm tưới qua phần tử ống dẫn
OD(6) xuống đáy thảm và điền đầy không gian giữa hai lớp L1(1)
và lớp L3(5). Nước được di chuyển vào khoảng trống của lớp
L4(4) và được dự trữ ở đó. Nhờ áp lực mao dẫn theo phương dọc
qua các ống bơm OX (3) lên lớp trữ nước dùng ngay L2(2). Nhờ
lực mao dẫn theo hướng ngang của các xơ trong lớp L2 (2), nước
được phân bố đều trong lớp L2(2). Nhờ lực hút nước của cây và
13

lực mao dẫn nước trong đất (F
2
), nước từ lớp L2(2) được thấm qua
lớp L1(1) lên đất (7) và tạo ra độ ẩm đồng đều trên toàn cho bộ
diện tích giá thể.
3.3 Chế thử thảm tƣới mẫu của luận án
3.3.1 Lựa chọn vật liệu cho các phần tử cấu tạo của thảm tưới
3.3.1.1 Vật liệu cho phần tử cấu tạo lớp 1
Kế thừa sự lựa chọn vật liệu của thảm Đức, vật liệu làm
lớp L1 (PT1) của thảm tưới là vải dệt thoi sợi cắt 100% PP có
trong điều kiện Việt Nam.
Ảnh hưởng của mật độ vải đến độ thẩm thấu
nước của vải dệt thoi sợi cắt 100% PP

0
20
40
60
80
100
31 36 41 46 51 56 61
Mật độ vải dệt thoi sợi cắt (sợi/10cm)
Độ thẩm thấu nước (l/m
2
.s)



Hình 3.8
Quan hệ
giữa độ thẩm
thấu nước và
mật độ vải
dệt thoi sợi
cắt 100%PP.

Quan sát đồ thị trên hình 3.8 cho thấy cả 5 mẫu vải dệt
thoi sợi cắt 100% PP đều có khả năng cho nước đi qua với lượng
nước lớn hơn lượng nước cần tưới lớn nhất của cây hoa cúc là 4,2
ml/h. Trong 5 mẫu vải dệt thoi sợi cắt 100% PP lựa chọn mẫu vải
DT
3
tương ứng với mật độ 46 sợi/10cm do mẫu vải này khá phổ
biến trên thị trường bao bì của Việt Nam và vẫn hạn chế được rễ

cây chui vào thảm.
3.3.1.2 Vật liệu cho phần tử cấu tạo lớp 2
Chức năng của lớp L2 (PT2) chủ yếu là dự trữ nước có
thể dùng ngay cho cây đồng thời tiếp nhận nước từ lớp L4 (PT4)
dự trữ chuyển lên thông qua phần tử 3 là các ống bơm OX được
cấy trong lớp L4. Yêu cầu đặt ra với lớp L2 là cung cấp nước đủ
và liên tục cho đất và mức tiêu thụ của cây trồng thử nghiệm (cúc
Vạn thọ lùn).
14

Về bản chất có nhiều loại vải có đặc tính hút và nhả nước
tốt. Để tìm được loại vật liệu dệt thích hợp cho lớp L2, tiến hành
đánh giá tiêu chí trữ và cấp nước một số loại vải điển hình.
 Vải không dệt xuyên kim
Vải không dệt xuyên kim là vật liệu được chọn làm lớp L2
trên mẫu thảm tưới của Đức, vì vậy nó cũng là đối tượng được thử
nghiệm để lựa chọn cho lớp L2 của mẫu do luận án thiết kế, tuy
nhiên sẽ là các loại vải không dệt do Việt Nam sản xuất.
Ảnh hưởng của khối lượng thể tích đến độ trữ
nước của vải không dệt xuyên kim 100%PP
0.4
0.6
0.8
1.0
1.2
1.4
1.6
0.060 0.065 0.070 0.075 0.080 0.085 0.090 0.095 0.100 0.105 0.110 0.115
Khối lượng thể tích (g/cm
3

)
Độ trữ nước (l/m
2
)

Ảnh hưởng của khối lượng thể tích đến độ cấp
nước vải không dệt xuyên kim 100%PP
0.0
0.2
0.4
0.6
0.8
1.0
0.060 0.065 0.070 0.075 0.080 0.085 0.090 0.095 0.100 0.105 0.110 0.115
Khối lượng thể tích (g/cm
3
)
Độ cấp nước (l/m
2
/giờ)

Hình 3.9 Quan hệ giữa độ trữ
nước và khối lượng thể tích của
vải không dệt xuyên kim
100%PP.
Hình 3.10 Quan hệ giữa độ
cấp nước và khối lượng thể
tích của vải không dệt xuyên
kim 100%PP.
Quan sát đồ thị trên hình 3.9 và hình 3.10 cho thấy trong

10 mẫu vải không dệt thí nghiệm mẫu vải không dệt KD
4
có độ trữ
và cấp nước lớn nhất. Có 6 mẫu (KD
2
÷ KD
7
) có thể cấp đủ nước
cho 1 chậu cây thử nghiệm dùng trong vòng 1 giờ, do độ cấp nước
của nó > 4,2 ml/giờ. Trong đó mẫu KD
4
có khả năng cấp nước cao
nhất, đạt 9,473 ml/giờ.
 Vải dệt kim interlock
Vải dệt kim interlock là vải hai mặt phải, có cấu trúc xốp,
ổn định, không quăn mép, ít tụt vòng được lựa chọn làm vật liệu
thử nghiệm đối ứng với vải không dệt mẫu KD
4
. Nguyên liệu
được lựa chọn ở đây là sợi polyester, bền với môi trường ẩm ướt
và không ngấm nước và sẵn có trên thị trường.
Quan sát đồ thị trên hình 3.11 và hình 3.12 cho thấy,
trong 5 mẫu vải dệt kim thí nghiệm, thì mẫu vải DK
2
tương ứng
với mật độ dọc 115 (hàng vòng/10cm) có độ trữ và cấp nước lớn
15

nhất sẽ được lựa chọn để so sánh với phương án vải không dệt
KD

4
.
Xét theo độ cấp nước có thể thấy, nếu sử dụng 1 lớp vải
Interlock cho lớp L2 của thảm tưới thì chỉ có mẫu vải DK
2
cấp đủ
nước cho cây dùng trong vòng 1 giờ, do độ cấp nước của nó là 4,5
ml/giờ/tấm mẫu, lớn hơn lượng nước cần tưới lớn nhất của cây
hoa cúc trồng thử nghiêm (4,2 ml/giờ/cây).
Ảnh hưởng của mật độ dọc đến độ trữ nước
của vải dệt kim interlock 100% PET
0.8
0.82
0.84
0.86
0.88
0.9
0.92
105 110 115 120 125 130 135
Mật độ dọc (hàng vòng/10cm)
Độ trữ nước (l/m
2
)

Ảnh hưởng của mật độ dọc đến độ cấp
nước của vải dệt kim interlock 100% PET
0.10
0.15
0.20
0.25

0.30
0.35
0.40
0.45
105 110 115 120 125 130 135
Mật độ dọc (hàng vòng/10cm)
Độ cấp nước (l/m
2
/giờ)

Hình 3.11 Quan hệ giữa độ trữ
nước và mật độ dọc của vải dệt
kim Interlock 100%PET.
Hình 3.12 Quan hệ giữa độ
cấp nước và mật độ dọc của
vải dệt kim Interlock
100%PET.
 So sánh vải dệt kim và vải không dệt
Bảng 3.8 Kết quả thí nghiệm xác định độ trữ, cấp nước của vải
dệt kim Interlock và vải không dệt

hiệu
mẫu
TN
Khối
lƣợng
1m
2

(g/m

2
)
Độ
trữ
nƣớc
(l/m
2
)
Độ cấp
nƣớc
(l/m
2
/giờ)
Độ cấp nƣớc
(ml/tấm 
120mm/giờ)
Hiệu
quả cấp
nƣớc
ml/giờ/g
(cột
4/cột 2)
1
2
3
4
5
6
DK
2


85
0,902
0,402
4,544
0,473
KD
4

190
1,516
0,838
9,473
0,441
Số liệu trên bảng 3.8 cho thấy xét về yêu cầu cấp nước thì
cả 2 loại vật liệu này đều thỏa mãn. Nếu xét về hiệu quả cấp nước
của 1 lượng nguyên liệu khối lượng 1 gam, thì ở phương án vải
16

không dệt KD
4
là 0,441 ml/giờ/g, thấp hơn phương án DK
2

0,473 ml/giờ/g ( khoảng 14 %). Tuy nhiên xét về chi phí sản xuất
thì thông thường vải dệt kim đắt hơn vải không dệt khoảng 200%.
Do đó có thể thấy lựa chọn phương án vải không dệt sẽ đem lại
tính kinh tế cao hơn phương án vải dệt kim. Đến đây có thể thấy
vật liệu làm lớp chức năng L2 của thảm tưới được lựa chọn là vải
KD

4
.
3.3.1.3 Vật liệu cho phần tử cấu tạo ống bơm nước
Chức năng của ống bơm nước OX (PT3) trên thảm tưới
của luận án là bơm nước từ lớp dự trữ L4 lên lớp cấp L2 thông
qua lực mao dẫn của ống xơ dệt OX mà không cần dùng năng
lượng ngoài. Do đó việc tổ chức xơ dệt trong ống bơm OX có ảnh
hưởng rất lớn đến hệ mao dẫn trong bơm và hiệu suất của bơm.
Để lựa chọn loại nguyên liệu và mật độ xơ phù hợp cho ống bơm,
luận án tiến hành thử nghiệm trên các loại: cúi xơ stapen PET, tơ
filament PET dún và tơ filament PET không dún.
 Chiều cao mao dẫn nước
Mối quan hệ giữa chiều cao mao dẫn nước và mật độ xơ
của các loại xơ khác nhau được biểu diễn trên hình 3.13.
Như vậy có thể nhận thấy, nếu sử dụng ống xơ OX
1
làm bơm
nước, thì độ dày lớp trữ nước L4 không nên cao hơn 5 cm (90%
h
1max
). Nếu dùng ống xơ OX
2
thì chiều dày lớp L4 không nên vượt
19 cm (90% h
2max
), và nếu dùng ống xơ OX
3
thì chiều dày lớp L4
không nên vượt 24 cm (90% h
3max

).
 Lưu lượng nước của ống xơ
Thí nghiệm xác định lưu lượng nước của bơm của 3 mẫu
ống xơ có chiều cao mao dẫn lớn nhất là OX
1.7
, OX
2.8
, X
3.9
. Bề
dày của thảm tưới càng lớn thì khả năng chứa nước của thảm càng
tăng và chiều cao của ống xơ càng lớn. Trong 3 mẫu ống xơ kể
trên, chiều cao mao dẫn ứng với xơ stapen là nhỏ nhất (h
1
= 5,512
cm). Để có cơ sở so sánh các phương án, lựa chọn các ống xơ này
với cùng độ cao và không vượt quá 5 cm.
Đồ thị trên hình 3.14 cho thấy với nhu cầu nước của cây
thí nghiệm (cây hoa cúc Vạn thọ lùn) tại thời điểm cao nhất (4,2
ml/giờ hay 0,07g/phút) có thể thấy cả ba phương án ống xơ OX
đều có thể cấp nước nhanh và nhiều hơn yêu cầu ít nhất 3 lần.
Điều đó cho thấy, việc lựa chọn ống bơm dùng xơ stapen OX
1.7
17

hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu nước của cây thí nghiệm ngay cả
ở độ cao bơm là 5 cm.
Ảnh hưởng của mật độ xơ đến
chiều cao mao dẫn của các ống xơ
0

5
10
15
20
25
30
0.015 0.05 0.085 0.12 0.155 0.19 0.225 0.26 0.295 0.33 0.365 0.4
Mật độ xơ (g/cm
3
)
Chiều cao mao dẫn (cm)
1.Cúi xơ stapen PET 2.Tơ filament PET dún
3.Tơ filament PET không dún

Ảnh hưởng của chiều cao ống xơ
đến độ dẫn nước
1.5
2.0
2.5
3.0
3.5
4.0
4.5
5.0
0 1 2 3 4 5 6
Chiều cao ống xơ (cm)
Độ dẫn nước (g/phút)
1.Cúi xơ stapen PET 2.Tơ filament PET dún
3.Tơ filament PET không dún


Hình 3.13
Quan hệ giữa chiều cao mao
dẫn nước và mật độ xơ của
các ống xơ.
Hình 3.14
Quan hệ giữa độ dẫn nước và
chiều cao ống xơ.

 Mật độ ống bơm nước trên thảm tưới
Kết quả thí nghiệm trong bảng 3.11 cho thấy để cấp đủ
lượng nước dữ trữ cho lớp L2 trong 1 phút (0,07g/phút), khi sử
dụng ống bơm OX
1.7
làm từ cúi xơ stapen PES thì trong 1m
2
thảm
tưới cần từ 465 đến 733 ống, trong 1 chậu cây đường kính đáy
12cm tương ứng với diện tích 0,0113m
2
cần từ 6 đến 9 ống.
Bảng 3.11 Mật độ ống bơm nước OX
1.7
với chiều cao ống xơ
khác nhau.
Chiều cao
ống bơm (cm)
Mật độ ống bơm
(ống xơ OX1.7/m
2
)

Số lƣợng ống bơm
trong thảm tƣới
của 1 chậu cây (
ống xơ /thảm 
120 mm)
1
465,0
5,3
2
492,2
5,6
3
531,9
6,0
4
639,7
7,3
5
732,4
8,3
Căn cứ vào lượng trữ nước của lớp L2 (KD
4
) và lưu lượng
bơm nước của 1 ống bơm dưới áp lực nén lớn nhất của giá thể và
cây trồng để tính số lượng ống bơm theo lý thuyết cần có trong 1
18

mẫu thảm tưới để có thể chịu nén và cấp đủ nước là 16 ống (lớn
hơn số lượng ống bơm tối thiểu là 9 ống khi không chịu nén). Tuy
nhiên trong quá trình sử dụng thảm tưới có thể đất thâm nhập vào

ống bơm làm giảm lưu lượng nước của ống bơm nên luận án chọn
hệ số an toàn là 1,5 để đảm bảo ống bơm cấp đủ nước trong quá
trình sử dụng thảm tưới. Do đó số lượng ống bơm lựa chọn cho 1
miếng thảm mẫu  120 mm là 24 ống.
3.3.1.4 Vật liệu cho phần tử cấu tạo lớp L4
Lớp L4(PT4), lớp dự trữ nước là phần tử mới được đưa
vào trong thảm tưới mẫu của luận án để nâng cao khả năng dự trữ
nước cho thảm, định vị ổn định ống bơm, nhẹ và mềm mại để
thảm dễ di chuyển, lắp đặt và bảo quản. Do đó vật liệu xốp PU
được lựa chọn (khối lượng thể tích 0,0162 g/cm
3
) trên đó có đục
lỗ trống chứa nước  10mm và lỗ để định vị ống bơm nước  6
mm như giới thiệu trên hình 3.15.



1: lớp L4 (phần tử 4);
2:lỗ trống chứa nước
đường kính 10 mm;
3: lỗ trống luồn phần tử 3
(ống bơm nước) đường
kính 6mm.
Hình 3.15 Cấu tạo lớp L4 trữ nước dự trữ.
3.3.1.5 Vật liệu cho phần tử cấu tạo lớp 3
Lớp L3 (PT5) là lớp đặt dưới cùng của thảm tưới. Ở
phương án thảm Đức sử dụng màng chống thấm PE. Vật liệu cho
lớp L3 cần vừa kín nước, chịu tải cao và vừa bền vững với đường
may. Ở đây lựa chọn vải tráng phủ PVC có bề dày 0,2mm mềm
mại, không thấm nước và chịu lực tốt. Đây là vật liệu tương đối

phổ biến tại Việt Nam dùng để làm bạt che nắng.
3.3.1.6 Vật liệu cho phần tử cấu tạo ống dẫn nước
Ống dẫn nước vào thảm tưới OD (PT6) có chức năng dẫn
nước cấp cho thảm, được lựa chọn là ống nhựa mềm PVC  6
mm.
19

3.3.2 Thông số kỹ thuật các phần tử cấu tạo thảm tưới mẫu
Bảng 3.14 Lựa chọn vật liệu cho các phần tử cấu tạo của các
thảm tưới mẫu của luận án

3.3.3 Chế thử các thảm tưới mẫu
Thảm tưới mẫu là sản phẩm thu nhỏ của thảm tưới
bao gồm 6 phần tử cấu tạo. Chúng có dạng hình trụ đặt ở
dưới đáy chậu cây có nhiệm vụ dự trữ nước và cấp nước cho
giá thể trồng cây đặt ở phía trên.

Hình 3.22 Thảm tưới mẫu
3.3.4 Thông số kỹ thuật của thảm tưới mẫu
3.3.4.1 Xác định kích thước và khối lượng
Bảng 3.16 Kích thước và khối lượng của các thảm tưới thử
nghiệm của luận án
Mẫu
thảm
Đƣờng
kính
(cm)
Bề
dày
(cm)

Diện
tích
(cm
2
)
Khối
lƣợng
(g)
Khối
lƣợng
(g/m
2
)
Khối
lƣợng
thể tích
(g/cm
3
)
KT1
12
1,5
113,04
30,786
2723,461
0,182
KT2
12
2,5
113,04

40,246
3560,333
0,142
KT3
12
3,5
113,04
49,767
4402,601
0,126
KT4
12
4,5
113,04
59,02
5221,161
0,116
KT5
12
5,5
113,04
68,393
6050,336
0,110
20

3.3.4.2 Xác định độ trữ nước và cấp nước
Quan sát biểu đồ cột hình 3.23 và hình 3.24 cho thấy các
mẫu thảm tưới mẫu của luận án có: lượng trữ nước (101,7÷
501ml/ mẫu) nhiều gấp 3 ÷ 15 lần mẫu thảm của Đức (34ml/ mẫu)

(hình 3.16); khả năng cấp nước (79÷ 358,3ml/mẫu) cho cây và đất
trồng cao gấp 4÷18 lần mẫu thảm của Đức (19,7ml/mẫu) (hình
3.17).
Lượng nước trữ tối đa của các mẫu thảm tưới
và mẫu thảm Đức
101.7
201.9
301.7
401.5
501.0
34.0
0
100
200
300
400
500
600
KT1 KT2 KT3 KT4 KT5 Mđ
Các mẫu thảm tưới
Lượng nước trữ tối đa(ml/mẫu)

Lượng nước cấp tối đa của các mẫu thảm tưới
và mẫu thảm tưới của đức
79.0
151.9
223.9
295.5
358.3
19.7

0
50
100
150
200
250
300
350
400
KT1 KT2 KT3 KT4 KT5 Mđ
Các mẫu thảm tưới
Lượng nước cấp tối đa (ml/mẫu)

Hình 3.23
So sánh lượng nước trữ tối đa
của các mẫu thảm tưới mẫu và
thảm của Đức.
Hình 3.24
So sánh lượng nước cấp tối
đa của các mẫu thảm tưới và
mẫu thảm của Đức.
Điều đặc biệt nữa là trong số các thảm tưới mới do luận
án thiết kế chế tạo (KT1÷KT5) có hiệu quả sử dụng nước từ
71,5÷77,7% cao hơn nhiều so với của thảm tưới Đức (57,9%).
Biểu đồ hình 3.25 cũng cho thấy, hiệu quả sử dụng nước
trong thảm tưới cũng giảm dần khi độ dày thảm tăng lên. Nguyên
nhân có thể do lượng nước dự trữ tồn đọng trong cấu trúc thảm
tưới tăng lên khi tăng độ dày thảm tưới.



Hình 3.25
Quan hệ giữa
hiệu quả sử
dụng nước và
độ dày của
thảm tưới.
21

3.4 Khả năng thích ứng của thảm tƣới mẫu của luận án
3.4.1 Động thái độ ẩm của giá thể khi trồng cây thử nghiệm
Quan sát đồ thị hình 326 cho thấy thảm mỏng nhất theo
phương án KT1 (dày 1,5 cm) đã đáp ứng được lượng nước hơn 4
ngày, tức là dài gấp hơn 2 lần chu kỳ tưới nước ở phương án
không dùng thảm CT1. Nếu dùng các mẫu thảm tưới KT2, KT3,
KT4, KT5 thì chu kỳ tưới còn cao hơn nữa. Việc sử dụng thảm
tưới của luận án đã kéo dài được chu kỳ tưới, đã đáp ứng kịp thời,
đúng, đủ nhu cầu nước vào mọi thời điểm trong ngày và trong chu
kỳ sinh trưởng của cây, đặc biệt đã tạo ra được môi trường sống
ổn định hơn cho cây trồng.
Ảnh hưởng thảm tưới đến độ ẩm của giá thể khi trồng cây cúc Vạn thọ lùn sử
dụng thảm tưới và đối chứng không sử dụng thảm tưới theo thời gian
65
70
75
80
85
90
95
100
105

0 3 6 9 12 15 18 21 24 27 30 33 36 39 42 45 48 51 54 57 60 63 66 69 72 75 78 81 84 87 90 93 96 99 102 105 108 111 114 117 120 123 126
Thời gian 5 ngày liên tiếp(giờ)
Độ ẩm của giá thể (%)
ĐC1 KT1

Hình 3.26 Ảnh hưởng của thời gian đến độ ẩm của giá thể khi
trồng cây sử dụng thảm tưới KT1 và đối chứng không sử dụng
thảm tưới ĐC1.
3.4.2 Sinh trưởng của cây thử nghiệm dùng thảm tưới của luận
án
3.4.2.1 Sinh trưởng của thân, lá và hoa
Quan sát biểu đồ cột từ hình 3.28 đến hình 3.31 cho thấy
trong 5 công thức trồng cây sử dụng mẫu thảm tưới (KT1÷KT5),
công thức sử dụng mẫu KT5 có bề dày lớn nhất có các chỉ tiêu
sinh trưởng và chất lượng của cây cúc cao nhất. Các công thức
trồng cây sử dụng thảm tưới của luận án có các chỉ tiêu sinh
trưởng và chất lượng của cây cúc lớn hơn công thức đối chứng
không sử dụng thảm tưới khoảng 19,6% ÷ 35,8%. Điều này đã
chứng minh rằng tưới/cấp nước cho cây trồng thông qua thảm tưới

×