Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BỀN VỮNG TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP part 4 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (524.17 KB, 11 trang )

67
Bảng 9. Phân và sản phẩm Nitơ ước tính của các loài vật nuôi (con/ngày)
(theo Mueller, 1980)
Loài
Khối lượng
trường thành

(kg)
Lượng phân

(kg/VCK)
Hàm lượng
N(%)
Lượng
Nitrogen
(g)*
Sản lượng N
trong năm
(g)
Trâu 460,0 5,8 0,80 46,40 16,90
Bò 350,0 4,4 0,73 32,10 11,70
Dê 20,0 0,3 1,32 4,00 1,50
Cừu 20,0 0,3 0,91 2,70 1,00
Gà 2,0 0,05 3,90 0,20** 0,70
Vịt 3,0 0,06 3,00 0,18** 0,07
* Trên vật chất khôi (VCK)
** Tính bằng mg.
Rõ ràng là khối lượng và chất lượng phân của các loài là khác
nhau, đặc biệt là giữa loài nhai lại và không nhai lại. Trong khi
lượng N trong phân và nước tiểu của loài nhai lại là gần như nhau
thì ở loài không nhai lại có sự khác nhau rõ rệt. Smith, Calvert và


Menear (1973) thông báo rằng hàm lượng Nitrogen trong nước
tiểu gà thường cao hơn trong phân. Độ phân giải của phân cũng
khác nhau, ví dụ trong phân dê có biuret do đó mà Nitrogen được
phân giải ra chậm hơn (Devendra, 1983).
Edward (1983) trong thí nghiệm của mình đã tính toán số đầu
lợn, bò sữa, trâu cần có để cung cấp phân cho ao cá để có được
174,7kg cá/200m
3
/năm là 26,7 con vịt (nếu tính theo hecta thì sản
lượng sẽ là 8735 kg cá/ha/năm từ nuôi 1335 vịt).
Bảng 10. Ước tính số đầu vịt nuôi cho nuôi cá đạt 174,7kg/200m
2
/năm
68
Loài
Sản lượng phân

(kgVCK/con/nă
m)
Hàm lượng
N(%)
Số đầu vật nuôi
(con/200m
2
ao
năm)
Số đầu vật nuôi
(con/ha/năm)
Vịt trứng 20,6 2,5 26,7 1335
Lợn 178,0 1,9 8,2 410

Bò sữa 784,0 2,2 0,8 40
Trâu 750,0 1,1 1,7 85
Còn rất nhiều vấn đề có thể được tiếp tục nghiên cứu trong mô
hình kết hợp với ao nuôi cá nhất là kết hợp với trâu bò. Đó là các
vấn đề liên quan đến:
- Chăn thả hay nửa chăn thả
- Các sản phẩm phụ là thức ăn của địa phương
- Các loại cây đa dụng cho trâu bò, trình độ thâm canh cây
trồng.
- Phân nước tiểu từ vật nuôi
- Giá cả thức ăn và công thức cho ăn
- Kỹ thuật đào ao và cung cấp nước v.v.
Ngoài ra mối quan hệ giữa gia súc chăn thả và cây trồng cũng
cần được nghiên cứu.
+ Phương thức chăn thả để tránh làm hại cây non (chủ yếu là
dê)
+ Vật nuôi chăn thả và cỏ dại (tác dụng diệt cỏ)
+ Giẫm đạp và tính vật lý của đất trồng
+ Phân, nước tiểu và độ phì của đất trồng
69
+ Các bệnh cây lây lan từ đồng cỏ sang cây đa dụng
+ Chế độ chăn thả luân phiên
+ Vấn đề thiếu khoáng và độc tố
+ Các bệnh ký sinh trùng ở gia súc chăn thả
IV. HỆ THỐNG CHĂN NUÔI KẾT HỢP DỰA TRÊN CÂY MÍA
Một mô hình về hệ thống kết hợp dựa trên cây mía đã được
phát triển mạnh ở Colombia và gần đây đã được thử nghiệm ở một
số vùng núi Việt Nam và Philippine. Cây mía cung cấp thức ăn
cho trâu bò, dê, cừu (ngọn mía, lá mía) cho lợn, gia cầm (nước
mía), chất đốt cho gia đình (bã mía, lá khô) đệm lót cho cừu và

nuôi giun (bã mía). Phân, nước tiểu thông qua túi khí đốt biogas
cho ta chất đốt và nước thải từ túi khí đốt bón cho cây thủy sinh,
cây ăn quả và các cây trồng khác (Preston, 1990).
Hãy xem mô hình kết hợp dựa trên cây mía do Preston đề
xuất.
Từ nhiều năm nay một nhóm cán bộ nghiên cứu của Viện
Chăn nuôi cộng tác với chuyên gia Thuỵ Điển và FAO đã cùng bà
con nông dân (thông qua Hội phụ nữ) các tỉnh Tuyên Quang, Bắc
Thái, Cao Bằng làm thử nghiệm một số mô hình về sử dụng tổng
hợp cây mía và sản phẩm của nó cho chăn nuôi trâu bò, dê, lợn để
góp phần tăng khối lượng sản phẩm chăn nuôi, bảo vệ môi trường.
Hàng năm gia đình vùng rẻo cao đã áp dụng kỹ thuật mới này.
Hiệu quả kinh tế của trồng mía khá cao: với 44 tấn/ha ta sẽ có
4400 kg đường; 1320 kg rỉ mật; 9000 kg ngọn mía và khoảng
20.000 kg bã mía.
70
* Ngọn mía: Ngọn mía thường chiếm 20% của cây mía, như
vậy mỗi ha có thể cho 9 tấn ngọn mía. Độ đường trong ngọn mía
thường gần bằng 40% ở mía cây (7-8 độ brix). Trong mùa khô
ngọn mía là thức ăn chăn nuôi chủ lực của các vùng trồng mía.
Trâu bò mỗi ngày ăn được 25-27kg ngọn mía, dê Bách thảo ăn
được 25kg mỗi ngày. Như vậy số ngọn mía của một ha mía có thể
nuôi 4 con bò trong 3 tháng thu hoạch mía (cũng chính là vào mùa
khô).
* Bã mía: Bã mía tươi thường chiếm gần 50% tức là khoảng
20 tấn bã từ 1 ha mía. Bã mía chủ yếu là chất xơ và một lượng
đường do ép không hết. Bã mía do ép thủ công có lượng đường
cao hơn bã bía ép máy nhưng cứng ơn. Trâu bò chỉ ăn được
khoảng 3kg bã mía mỗi ngày. Bã mía sau khi ép vài ba ngày là bị
mốc nên chỉ cho ăn tươi, chưa có cách gì khác. Ở vùng khô nóng

(cao nguyên Trung Bộ) mùa khô khắc nghiệt không có thức ăn
xanh thì trâu bò có ăn một ít bã mía khô cho qua ngày.
* Rỉ mật: Lượng rỉ mật thường chiếm 3% so với mía tươi. Cứ
ép 1 tấn mía người ta được 30kg rỉ mật. Như vậy với 1 ha mía (44
tấn) ta có 1320kg rỉ mật; 1kg rỉ mật tương đương với 0,56 đơn vị
thức ăn tức là 1410Kcal.
Rỉ mật phần lớn dùng để chế cồn. Có thể dùng nó để nuôi lợn,
vỗ béo bò, làm thành phần chính trong các tảng rỉ mật urê làm
thức ăn bổ sung cho trâu bò (nhất là bò sữa). Thường thì 1kg rỉ
mật urê, với 50% rỉ mật và 10% urê sẽ cung cấp cho con vật 280g
đạm phi protein dinh dưỡng tương đương với 1kg lạc vỏ mà giá
thành chỉ bằng một nửa. Hiện nay tảng urê rỉ mật không còn xa lạ
với bà con vùng nuôi bò sữa, nhưng đối với trâu bò cày kéo còn là
71
vấn đề bởi vì nó tuy mang lại sức khoẻ cho chúng nhưng không
thể hiện bằng tiền thu nhập hàng ngày. Vì thế nông dân chưa
muốn dùng. Đây là vấn đề khó không riêng của nước ta.
Ở một số vùng cao còn tập quán kéo che lấy mật, người ta
cũng có thể dùng rỉ mật để nuôi gia súc làm hạ giá thành.

* Nước mía
Nước mía thường chiếm 50% lượng mía. Như vậy với 44 tấn
mỗi ha ta sẽ có 22 tấn nước mía. Nước mía có năng lượng cao, có
vitamin, chất khoáng và rất ít protein thô. Mía là nguyên liệu để
làm đường, nước mía còn là đồ giải khát có giá trị ở vùng nhiệt
đới.
Kinh nghiệm của các nông trường nước ta trước đây đã chứng
minh lợi ích của việc kết hợp trồng mía và nuôi bò thịt. Cây mía
thường được thu hoạch vào mùa khô sau tháng mười một và kéo
dài đến tận tháng ba. Đó là vào mùa thiếu cỏ trầm trọng nên ngọn,

lá mía trở thành nguồn thức ăn cứu cánh.

72
Chương 3
ĐẨY MẠNH SẢN XUẤT SINH KHỐI CÂY TRỒNG ĐỂ
PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BỀN VỮNG
I. TĂNG NĂNG SUẤT SINH KHỐI CÂY TRỒNG - VẤN ĐỀ CẤP
BÁCH
Những nỗ lực nhằm biến đổi tiềm năng năng lượng mặt trời
thành các hệ thống canh tác có năng suất sinh khối cao ở vùng
nhiệt đới sẽ tạo ra bước nhảy vọt trong sản xuất lương thực và
thức ăn gia súc. Hệ thống canh tác có năng suất sinh khối cao sẽ
tạo ra tiền đề cho xã hội phát triển hiện đại và bảo vệ được môi
trường sinh thái bền vững. Phát triển và sử dụng sinh khối thực vật
không chỉ là chiến lược thay đổi nguồn năng lượng bền vững mà
còn có ý nghĩa là làm giảm nồng độ điôxit cacbon (CO
2
) trong khí
quyển. Bởi vì để tạo ra một tấn sinh khối khô, thực vật đã tiêu thụ
gần 500kg khí điôxít cac bon (Preston, 1992)
Bước đầu tiên trong chiến lược phát triển nông nghiệp dựa
trên nền tảng tăng năng suất sinh khối là phải nhận thức đầy đủ
mối quan hệ chặt chẽ của hệ sinh thái tự nhiên. Hệ thống đó có
hiệu quả sử dụng năng lượng mặt trời cao nhất để tiêu thụ khí CO
2

và nước để tạo ra sinh khối thực vật. Hệ thống sinh thái này bảo vệ
được môi trường tự nhiên và làm tăng nguồn tài nguyên một cách
dễ dàng cũng như tạo ra các hợp chất hữu cơ có đặc tính hoá học
khác nhau. Thí dụ các cây nông nghiệp đáp ứng các nhu cầu của

con người theo các cách như sau:
73
- Cây lượng thực tạo ra hạt và rơm rạ
- Cây mía tạo ra nước mía giàu đường và bã mía
- Cây thức ăn gia súc kiêm dụng: vừa lấy lá ngọn làm thức ăn
giàu protein cho gia súc vừa lấy cành làm chất đốt.
Nhiều tài liệu đã khẳng định rằng các nước vùng nhiệt đới có
năng suất sinh khối thực vật cao hơn rõ rệt so với các nước ôn đới
(Kormondy, 1967). Ở các nước ôn đới người ta nhận thấy sự khác
nhau rất ít về năng suất sinh khối tính trên 1 hecta của cây rừng,
cây lưu niên (cây ăn quả, cây công nghiệp) và cây ngũ cốc hàng
năm (cây ngũ cốc có năng suất sinh khối đứng hàng thứ 3). Nhưng
ở các nước nhiệt đới thì năng suất sinh khối của cây rừng cao gấp
hơn 2 lần cây ngũ cốc (Kot mondy, 1967; Preston, 1992). Có thể
là do ở cây ngũ cốc thời gian để diện tích bề mặt đạt tới độ lớn
nhất chỉ kéo dài rất ngắn trong năm (thường vào giai đoạn lúa con
gái và có đòng trong vòng từ 1-1,5 tháng). Người ta cũng thấy
năng suất sinh khối của cây rừng và cây lương lưu niên ở vùng
nhiệt đới vượt hơn 2 lần năng suất cây rừng và cây lưu niên ở
vùng ôn đới. Bởi vì hiệu quả sử dụng năng lượng mặt trời trong cả
năm của hệ thực vật ở vùng ôn đới rất thấp, thậm chí trong 5-6
tháng mùa đông thực vật hầu như không quang hợp được. Rõ ràng
các nước nhiệt đới có tiềm năng về sản xuất sinh khối thực vật.
Một đặc điểm đáng được lưu ý là tỷ lệ sử dụng năng lượng
mặt trời trong quá trình quang hợp của thực vật thực tế còn rất
thấp (bảng 12).


74


Bảng 12. Hiệu quả thực tế và tiềm năng sử dụng năng lượng mặt trời cho
quang hợp*

Năng lượng mặt trời được
tích luỹ tạo sinh khối (%)
Theo lý thuyết 15-20
Cao nhất (đã ghi nhận được) 2-4,6
Cao nhất của cây nông nghiệp hàng năm 1-2
Bình quân trên toàn thế giới 0,2
*Tài liệu của Bassham, 1978.
Như vậy tiềm năng còn rất lớn cho các nhà chọn giống và các
nhà nông học chọn lọc lai tạo các giống cây trồng có hiệu quả, có
khả năng quang hợp cao hơn. Những giống cây trồng có năng suất
quang hợp cao và năng suất sinh khối cực kỳ cao sẽ là hiện thực
trong một tương lai gần. Rất tiếc là trong thực tế sản xuất nông
nghiệp trước đây, người ta chưa nhận thức được đầy đủ vấn đề
này. Chẳng hạn như trong cách mạng xanh người ta đã đạt được
những thành tựu đáng kể là làm cho năng suất hạt ngũ cốc tăng lên
nhưng lại làm giảm phần rơm rạ. Thực tế là người ta chưa làm
biến đổi hiệu suất của di truyền và cũng không làm tăng tổng số
sinh khối. Cách mạng xanh lại đòi hỏi sử dụng nhiều phân hoá học
và thuốc trừ sâu để tăng hiệu quả thâm canh. Do đó gián tiếp đã
làm tăng sử dụng năng lượng hoá thạch cho nông nghiệp, đồng
thời tạo cho sâu bệnh thích nghi với thuốc trừ sâu, làm cho mức độ
phát triển của chúng tăng lên. Đó là chưa kể thuốc trừ sâu đã gây
75
ra ô nhiễm môi trường và tồn dư trong nông sản gây tác hại cho
sức khoẻ con người.
Để có một nền nông nghiệp nhiệt đới bền vững phải xây dựng
được một nền sinh thái nông nghiệp thích hợp vừa đạt hiệu quả

quang hợp cao, vừa bảo vệ được môi trường thiên nhiên. Muốn có
một nền sinh thái trồng trọt bền vững thì phải chú ý xây dựng nên
sinh thái chăn nuôi bền vững. Bởi vì chăn nuôi và trồng trọt là 2
ngành quan trọng của nông nghiệp, chúng gắn bó và hỗ trợ lẫn
nhau từ hàng ngàn năm nay. Nhiều tài liệu nghiên cứu gần đây cho
rằng khi sử dụng phân gia súc đã được ủ bón cho cây trồng đã tạo
ra những nông sản có chất lượng cao và hầu như không có tồn dư
nitrat hoặc các kim loại nặng và các chất khác có hại cho sức khoẻ
con người. Điều đó càng khẳng định việc xây dựng hệ thống sinh
thái chăn nuôi bền vững với những cây thức ăn gia súc nhiệt đới
thích hợp, vừa cung cấp thức ăn vừa chống được xói mòn và bảo
vệ môi trường sinh thái.
II. NHỮNG CÂY NHIỆT ĐỚI CÓ NĂNG SUẤT SINH KHỐI CAO
CÓ THỂ SỬ DỤNG RỘNG RÃI LÀM THỨC ĂN GIA SÚC
TRONG HỆ THỐNG CHĂN NUÔI BỀN VỮNG.
Những thập kỷ gần đây nhiều nhà khoa học như Bassham
(1978), Gohe (1981), Preston (1980, 1988, 1992), và Sansoucy
(1988) đã có nhiều nghiên cứu và xác định được một số cây nhiệt
đới như cây mía, tảo xanh (spirullina), một số cây họ đậu có
năng suất sinh khối và hiệu quả quang hợp cao hơn nhiều so với
cây ngô và cỏ bộ đậu Alfalfa ở các nước ôn đới.
1. Cây mía (Saccharum officinarum)
76
Cây mía là cây đứng hàng đầu được chọn trong các cây lưu
niên có năng suất sinh khối cao. Mía là cây hoà thảo trồng một lần
có thể thu hoạch trong nhiều năm. Thí dụ ở nước ta nhân dân có
tập quán trồng mía 3-4 năm thì mới trồng lại, nhưng ở Châu Mỹ la
tinh chu kỳ trồng lại mía thường là 5-10 năm. Năng suất sinh khối
của cây mía rất cao (bảng 9).
Theo Gohl, B. (1981) thì tổng năng lượng hàng năm được tích

luỹ trong sinh khối của 1 hécta mía (thân,ngọn, lá) gấp hơn 3 lần
của 1 hec ta ngô (thân, lá, hạt) và gần gấp 5 lần 1 hecta trồng lúa
(hạt, rơm rạ). Rõ ràng, cây mía có năng suất sinh khối rất cao. Từ
một hécta mía tốt chúng ra có thể sản xuất được hơn 20 tấn đường
hàng năm (Alexander. 1988). Trong khi đó 1 hecta trồng lúa vào
loại tốt hàng năm có thể sản xuất được 6,5-7,5 tấn gạo. Nếu tính
về năng lượng cung cấp trực tiếp làm thực phẩm và lương thực
cho con người từ khối lượng đường và gạo kể trên thì 1 hecta mía
đã cung cấp năng lượng gấp 3,5 lần so với trồng lúa.
Bảng 13. Năng suất sinh khối tươi của mía ở vùng nhiệt đới (thân, lá,
ngọn)*

Năng suất sinh khối tươi
(tấn/ha/năm)
Mía năm thứ nhất 180,0
Mía năm thứ hai 270,0
Mía được chăm sóc tốt:
- Ở vùng á nhiệt đới 240,0
- Ở vùng nhiệt đới 350,0
*Nguồn tài liệu của Alexander, 1988.
77
Mía dễ trồng ở tất cả các nước nhiệt đới và á nhiệt đới, lại ít bị
sâu bệnh và sản xuất mía có những đặc điểm sau:
- Kỹ thuật trồng mía, ép nước mía làm đường hoặc làm thức
ăn gia súc, rất đơn giản, dễ làm và phổ biến rộng rãi ở hầu hết các
nước nhiệt đới.
- Cây mía tồn tại trên đồng ruộng ngay cả trong mùa khô mà
không bị giảm năng suất hay bị khô héo. Do đó có thể dự trữ
nguyên liệu cho công nghiệp đường và dự trữ nguồn thức ăn gia
súc ngay trên đồng ruộng trong các tháng mùa khô.

- Mía là cây chống chịu tốt với các loại sâu bệnh hại cây. Giá
thành của mía đường thường rẻ vì đầu tư cho trồng mía, thu hoạch
và chế biến đường rất thấp, thậm chí ở nhiều nước các hộ nông
dân thường dùng gia súc kéo mía ép nước và nấu thành đường
vàng ngay tại gia đình mình, nên giá thành rất rẻ.
- Mía là cây thức ăn gia súc và là nguồn cung cấp chất đốt chủ
yếu trong mùa khô ở nhiều nước nhiệt đới. Vì trong mùa này
không đủ thức ăn xanh thô cho gia súc, cỏ tự nhiên bị khô héo vì
thiếu nước, còn cỏ trồng thì quá đắt vì chi phí tưới nước quá cao.
- Mía vừa là cây công nghiệp cung cấp thực phẩm cho con
người (đường, bánh, kẹo ) vừa là nguồn thức ăn cho gia súc dạ dày
đơn (lợn nuôi bằng nước mía, rỉ mật ) cũng như cho gia súc nhai
lại (cây mía, ngọn mía, bã mía, lá mía, rỉ mật). Phần bã mía còn
thừa sau khi cho gia súc ăn có thể dùng làm nguyên liệu cho các
máy phát điện chạy bằng củi cành, bã mía.
- Cây mía cung cấp một khối lượng lớn lá mía phủ trên mặt
đất trồng mía. Lớp lá mía này là nguồn nguyên liệu tốt cho hệ vi
sinh vật phát triển. Hệ vi sinh vật này lại có khả năng cố định ni tơ
78
cho đất từ ni tơ không khí, đồng thời phân huỷ khi mê tan (CH
4
) là
chất khí có hại cho tầng ô zôn (Hill và Patriquin, 1980).
Có thể nói cây mía vừa là cây công nghiệp quan trọng vừa là
cây thức ăn gia súc lý tưởng của các nước nhiệt đới. Mía có năng
suất cao hơn hẳn các cây thức ăn gia súc lý tưởng của các nước
nhiệt đới. Mía cũng có năng suất cao hơn hẳn các cây thức ăn gia
súc chủ yếu ở các nước ôn đới như cây ngô, cao lương, đại mạch.
Những cây cỏ trồng truyền thống như cỏ voi, cỏ ghinê cũng
không có những ưu điểm kể trên vì chúng chỉ có mỗi một chức

năng là làm thức ăn cho gia súc.
Với những lý do trên, người ta xếp cây mía thuộc vào các loại
cây quan trọng trong hệ thống nông nghiệp bền vững. Bởi vì mía
không những có năng suất sinh khối rất cao, lại không làm xói mòn
đất, bảo vệ môi trường. Thực tế ở Việt Nam và các nước nhiệt đới
khác đều nhận thấy mía có biên độ phát triển rất rộng. Chúng không
chỉ phát triển tốt ở vùng đồng bằng mà còn phát triển tốt ở cả trung
du và miền núi, những vùng mà đất đai tương đối dốc và không
được màu mỡ. Nếu so sánh với một số cây cổ truyền ở vùng nhiệt
đới như cây sắn, chúng ta càng thấy rõ những ưu điểm của cây mía.
Tất nhiên khả năng phát triển của cây mía không phải là không bị
hạn chế. Đặc điểm của cây mía là lượng nước trong thân cây rất
cao, lá lại to, dài, độ chưng phát lớn. Vấn đề cung cấp nước cho mía
là việc phải tính toán mặc dù nó là cây chịu hạn. Chịu hạn trong một
giai đoạn không có nghĩa là ít dùng đến nước.
Năng suất mía của nước ta còn rất thấp một phần vì giống
nhưng có lẽ chủ yếu là vì không được bón phân đầy đủ và tưới tiêu
hợp lý.
79
2. Các loại cây bộ đậu và cây bụi, vừa là cây thức ăn gia súc vừa
cung cấp chất đốt cho con người.
Nhiều cây bộ đậu thân bụi là nguồn cung cấp protein trong
khẩu phần của gia súc nhiệt đới được nuôi dưỡng bằng nước mía
hoặc các sản phẩm phụ của trồng trọt. Ưu điểm của nguồn thức ăn
này là chỗ nông dân chỉ đầu tư cho việc trồng trọt và chăm bón rất
ít, nhưng lại có thể khai thác các cây bộ đậu này trong thời gian
dài. Những cây bộ đậu và cây bụi đa dụng có thể coi là một thành
phần quan trọng trong hệ thống sinh thái của các trang trại chăn
nuôi ở vùng nhiệt đới, bởi vì chúng có những ưu điểm như sau:
- Là những cây lưu niên

- Có số loài phong phú nên dễ chọn lọc các loài thích hợp
- Ngọn và lá của chúng giàu protein, muối khoáng và vitamin
- Nhiều loài cố định được nitơ không khí
- Có bộ dễ sâu và chịu được hạn hán
- Khi trồng chúng người nông dân có thể đạt được nhiều mục
đích như làm hàng rào, làm thức ăn gia súc, chắn gió, lấy củi gỗ.
- Đối với vùng đất đồi và đất dốc, các cây bộ đậu này có thể
được trồng để ngăn cách các lô cỏ chăn thả luân phiên, hoặc ngăn
cách giữa các lô cỏ với các lô trồng cây ăn quả hay cây công
nghiệp như cà phê, cao su các cây bộ đậu này vừa cung cấp
nguồn thức ăn giàu protein cho gia súc, vừa tham gia chống xói
mòn và làm giàu chất dinh dưỡng cho đất.
Có thể nói các cây bộ đậu và cây bụi nói trên là những cây
không thể thiếu được của hệ thống phát triển chăn nuôi bền vững ở
tất cả các nước đang phát triển ở vùng nhiệt đới.
80
Nhờ các hoạt động hợp tác của những người sản xuất và
những cơ quan nghiên cứu khoa học cũng như các bộ phận chuyển
giao các tiến bộ kỹ thuật, người ta có thể nhanh chóng phát hiện ra
những cây đa dụng dinh dưỡng cao và có thể phát triển tốt trong
hệ sinh thái chăn nuôi bền vững. Thí dụ ở Colombia trong chương
trình hoạt động của Viện CIPAV đã phát hiện ra cây Trichantera
Gigantea ở vùng trồng cà phê, nơi người ta trồng cây này làm
hàng rào hoặc che mát cho cây cà phê. Các nhà nghiên cứu đã đem
cây này về vườn thí nghiệm và nghiên cứu trong phòng thí
nghiệm, sau đó lại phổ biến, tuyên truyền cho những người nông
dân khác và học hỏi kinh nghiệm của họ. Nhờ đó cây thức ăn gia
súc này đã phát triển rất nhanh ở Colombia và một số nước Châu
Mỹ la tinh. Các chuyên gia thuộc dự án SAREC (Thuỵ điển) đã
đưa cây này vào Việt Nam và nó đã phát triển ở nhiều vùng miền

núi trong vườn tạp bị rợp bóng. Gia súc nhất là lợn rất thích ăn lá
cây này.
Trong số những cây bộ đậu và cây bụi được coi là các cây
thích hợp trong hệ thống sinh thái chăn nuôi trang trại bền vững ở
vùng nhiệt đới còn có cây keo giậu, cây anh đào, các cây thuộc họ
vông v.v.
Dưới đây xin giới thiệu kỹ về từng cây
a. Cây keo giậu (Leucaena leucecophala)
- Là cây đã được rất nhiều nước nhiệt đới nghiên cứu, và được
cọi là cây “thức ăn gia súc nhiệt đới lý tưởng” (Pound và
Martinez, 1982). Cây keo giậu đã được các Viện nghiên cứu và
các trường đại học ở nước ta nghiên nứu và đã phát hiện ra rằng
cây keo giậu mọc hoang dã ở nhiều vùng đồi núi nước ta như vùng
81
Phú Yên, Khánh Hoà, vùng Lâm Đồng và nhiều vùng khác. Cây
này còn có nhiều tên địa phương như cây bình linh, tảo nhơn v.v.
Chúng phân bố rất rộng rãi từ Đồng Văn đến Cà Mau, điều đó
chứng tỏ cây này thích nghi với mọi vùng sinh thái ở nước ta. Tuy
nhiên, chúng chỉ phát triển tốt trên đất trung tính hoặc hơi chua
(pH = 6-7). Nhờ bộ rễ phát triển và có hệ thống nốt sần cố định
được ni tơ khí trời nên chúng có thể mọc ở cả những vùng đất
nghèo và chịu được mùa khô. Năng suất cây keo giậu ở nước ta
đạt hơn 50 tấn chất xanh/1ha/1năm, tức là khoảng 13,5 tấn chất
khô/1 ha hoặc 3,4 tấn protein/1 ha (Nguyễn Ngọc Hà, 1993). Cây
keo giậu được phát triển mạnh ở Cu ba, Ấn Độ, Philippine và
nhiều nước nhiệt đới khác. Cây này đã được nhân dân ta ở một số
vùng trồng làm hàng rào hay dùng làm bóng mát cho cây cà phê
(như ở Phú Yên) và sử dụng lá làm thức ăn gia súc. Tuy nhiên
trong lá keo giậu có độc tố mimosine nên chỉ sử dụng dưới 10%
cho lợn, dưới 5% cho gia cầm và dưới 30% trong khẩu phần cho

gia súc nhai lại. Lá keo giậu dùng làm bột cỏ giàu caroten và
protein, có thể dùng cho gia cầm và gia súc non rất tốt (Nguyễn
Ngọc Hà, 1993). Ngoài cây keo giậu ra còn có một số cây thức ăn
nhiệt đới có những đặc tính tương tự cây keo giậu như cây đậu
triều
b. Cây Anh đào (Gliricidia sepium)
Cây Anh đào có nhiều chủng, có một vài chủng được coi là
cây bóng mát hay cây hoa, được trồng ở các đình chùa hoặc trong
các công viên ở nhiều vùng nước ta. Cây Anh đào hoang dại mọc
rất tốt ở vùng ven biển Vũng Tàu. Cây Anh đào được coi là cây
thức ăn gia súc quan trọng ở nhiều nước Châu Mỹ là tin và châu
82
Á, vì chúng là cây họ đậu rất giàu protein trong lá và ngọn, lại
phát triển tốt trên các vùng đất chua, loại đất chiếm tỷ lệ cao ở
vùng nhiệt đới. Hầu hết vùng đất ven biển, vùng đất phèn đồng
bằng sông Cửu Long và phần lớn các vùng đất đồi dốc ở nước ta
đều thuộc loại đất chua. Do đó phát triển cây Anh đào trong hệ
thống sinh thái chăn nuôi bền vững là rất hợp lý. Cây Anh đào có
năng suất chất xanh cao hơn cây keo giậu, lại dễ thu hoạch, năng
suất chất xanh có thể sử dụng cho gia súc vượt hơn 80 tấn/ha/năm.
Mặc dù tính ngon miệng kém hơn cây keo giậu, nhưng chỉ cần tập
cho gia súc một thời gian là chúng sẽ thích nghi với loại thức ăn
này. Cây Anh đào cũng giống như cây keo giậu đều ra hạt và dễ
dàng nhân giống trong sản xuất. Đặc biệt cây Anh đào có thể phát
triển trên các vùng đất cát rất nghèo dinh dưỡng cũng như phát
triển được trên cả các vùng đất bị la-te-rít hoá (do bị xói mòn và
bốc hơi nước nhiều năm nên muối nhôm bị kéo lên mặt đất, làm
cho đất cứng, chua và không giữ được nước lâu). Với những đặc
tính trên, cây Anh đào đã được chấp nhận là cây thức ăn gia súc có
giá trị trong hệ thống sinh thái bền vững ở nhiều nước Châu Mỹ la

tinh, châu Á và châu Phi.
c. Cây chè to lá (Trichantera gigantea)
Được đưa vào nước ta gần đây và còn được gọi là cây chè to lá
Colombia. Cây thức ăn gia súc này thuộc loại cây bụi, tuy không
phải là cây bộ đậu nhưng chúng phát triển rất tốt ở các vùng sinh
thái của nước ta. Lá và ngọn của chúng tương đối giàu protein (12-
14% protein trong chất khô), gia súc, gia cầm rất thích ăn.
83
Năng suất chất xanh có thể đạt tới 74 tấn/ha/năm và năng suất
protein của ngọn, lá có thể đạt tới 1500kg/ha/năm (Bùi Văn Chính,
Nguyễn Ngọc Hà, 1995)
Cây Gigantea là cây có nguồn gốc ở vùng trồng cà phê của
Colombia, cây ngày được dùng làm hàng rào phân các lô cà phê và
là cây thuốc cho gia súc bị bệnh (Murgueitio, 1991). Cây này thích
nghi tốt trong việc trồng xen vì lá của nó có thể nhanh chóng thu
hoạch làm thức ăn cho lợn, gia cầm và cả cho gia súc nhai lại.
Ngọn và lá của chúng tái sinh rất nhanh, cây Gigantea phát triển
tốt ngay cả dưới tán cây ăn quả hay cây công nghiệp. Do đó chúng
rất thích hợp cho các trang trại vừa và nhỏ ở vùng nhiệt đới.
Cây Gigantea tuy mới được nhập vào nước ta từ năm 1993
nhưng cho đến nay chúng đã được trồng ở nhiều gia đình nông dân
vùng đồng bằng sông Hồng, vùng núi phía Bắc cũng như ở vùng
đồng bằng Sông Cửu Long và miền Đông Nam bộ. Đặc biệt cây
Gigantea chịu được rợp dưới tán các cây trồng trong vườn (như
chuối, mít v.v.), các gia đình miền núi và trung du Bắc bộ có vườn
rộng trồng nhiều loại cây rợp bóng, cây Gigantea được bà con
nông dân tiếp nhận và đã phát triển tốt ở nhiều tỉnh. Cây này tỏ ra
rất thích nghi với điều kiện khí hậu nước ta, chúng hầu như không
có sâu bệnh và có thể trồng bằng cành, bằng ngọn dễ dàng. Lá cây
Gigantea được gia súc tiếp nhận tốt, nhất là lợn rất thích ăn.

d. Các cây đậu thuộc họ vông (Erythring)
Các cây đậu thuộc họ vông (Erythring) thích nghi rất rộng ở
các vùng sinh thái nhiệt đới. Chúng có thể mọc trên những vùng
đất cát hay các vùng đồi dốc khô cằn. Ở nước ta các cây thuộc họ
vông chưa được coi là cây làm hàng rào và sử dụng lá làm thuốc
84
an thần. Nhưng ở nhiều nước Châu Mỹ latinh, châu Phi và châu Á
người ta đã nghiên cứu và đưa cây này thành cây thức ăn gia súc
trong hệ thống sinh thái chăn nuôi bền vững vì chúng có nhiều đặc
tính tốt không kém gì cây Keo giậu, cây Anh đào và các cây họ
đậu khác. Dưới đây xin giới thiệu một số loại thuộc họ vông vì
nhiều cây chưa thống nhất được tên tiếng Việt nên chúng tôi tạm
gọi theo tên Latinh.
e. Cây vông nem Erythring fusca (hay còn gọi là E. glauca)
Được trồng ở Châu Mỹ La tinh và châu Á. Cây này chịu được
đất chua chứa nhiều muối nhôm (đất phèn nhôm). Chúng có vị trí
quan trọng đối với các vùng đất phèn nhôm và khô. Do đó chúng
có nhiều triển vọng đối với các vùng đồi dốc khô cằn đang bị la-
te-rít hoá ở miền Bắc, miền Trung và Đông nam bộ của nước ta.
g. Cây vông Erythrina poeppigiana
Cây này được sử dụng từ lâu làm cây che bóng mát cho cà phê
ở Châu Mỹ latinh, Châu phi và châu Á. Nhưng nó mới được phát
hiện gần đây là cây thức ăn gia súc giàu protein, đặc biệt cho gia
súc nhỏ nhai lại như dê, cừu
h. Cây vông E. edulis
Phát triển tốt ở các vùng đất có độ cao hơn mặt biển 1100-
2500m, cũng như ở các vùng nhiệt đới khô và cằn cỗi. Loài vông
này chịu được hạn hán và có khả năng sản xuất sinh khối giàu
đường chứa trong các quả. Chúng mọc được cả ở những vùng mà
lượng mưa hàng năm rất thấp: 200-400mm, và cho năng suất quả

2 tấn/ha. Trong điều kiện trồng trọt tốt hơn năng suất quả có thể
đạt tới 8 tấn/ha/năm (Riveros, 1988). Ở Braxin người ta đã trồng
85
hơn 500.000 ha ở vùng Tây Bắc nước này và thu được hiệu quả
kinh tế khá cao.
Những cây kể trên cho chúng ta thấy có rất nhiều cây có đặc
tính tốt có thể sử dụng trong tương lai gần đây cho các vùng sinh
thái chăn nuôi ở nước ta cũng như ở các nước nhiệt đới khác.
3. Các loài thực vật thủy sinh làm thức ăn gia súc trong hệ thống
chăn nuôi bền vững
Có rất nhiều loài thực vật thủy sinh đã được sử dụng làm thức
ăn gia súc từ lâu đời, nhưng chỉ một số loài có những đặc tính nhất
định mới được xếp vào những thực vật có triển vọng trong hệ
thống sinh thái chăn nuôi bền vững. Ở những vùng có lượng mưa
cao hay có hệ thống thủy lợi, cũng như các vùng gần biển, thực vật
thủy sinh được coi là nguồn thức ăn có năng suất cao, giàu protein
và thành phần lý tưởng cho khẩu phần nghèo chất xơ và giàu năng
lượng (nước mía, rỉ mật) cho lợn và gia cầm. Cây bèo dâu (Azolla)
và tảo Spirullina, cũng như một số thực vật thủy sinh khác là
những loài có tốc độ sinh trưởng cao, tương đối dễ trồng và sử
dụng cho gia súc (Becera, 1991).
a. Bèo dâu Azolla ssp
Bèo dâu là cây thủy sinh đã gắn bó lâu đời với người nông dân
Việt Nam. Chúng có khả năng cố định ni tơ khí trời thành protein
với năng suất cao (đạt hơn 9 tấn protein/1ha/1 năm - Becera,
1991). Bèo dâu nếu được chăm sóc tốt thì trong 4 tháng mùa đông
ở miền Bắc nước ta có thể đạt năng suất 250-300 tấn/ha (Ngô Kế
Sương, 1982). Trước đây nhân dân ta thường sử dụng bèo dâu như
một nguồn phân xanh, nhưng gần đây đã có những nghiên cứu sử
86

dụng bèo dâu làm thức ăn gia súc và thu được kết quả tốt. Tuy vậy
những năm gần đây bèo dâu ngày càng mất vị trí trong nông
nghiệp, một phần do bị phân hoá học thay thế, một phần do nông
dân làm thêm vụ đông, vả lại nhược điểm của phát triển bèo dâu ở
miền Bắc là nhiều sâu bệnh phải dùng quá nhiều thuốc trừ sâu gây
ô nhiễm.
b. Tảo Spirullina
Tảo Spirullina được các nhà dinh dưỡng cho con người nghiên
cứu khá nhiều, vì nó rất giàu protein và các chất kích thích sinh
học khác. Giống tảo này được coi là thực vật có tiềm năng trong
hệ thống chăn nuôi bền vững không chỉ vì chúng có năng suất cao
mà còn do chúng phát triển rất tốt khi được bổ sung một phần
nước thải của hệ thống sản xuất khí biogas ở các trại chăn nuôi
nhỏ (Lincoln, 1989)
c. Các loài thủy sinh khác như bèo cái, bèo tấm, bèo tây
Các loài thực vật này có năng suất sinh khối không cao lắm,
nhưng điều quan trọng là chúng có thể phân huỷ các chất hữu cơ
trong nước ở những vùng chứa nhiều chất thải của con người hay
của công nghiệp. Do đó chúng góp phần bảo vệ môi trường sinh
thái. Ở Bangladesh bèo cái, bèo tây được coi là nguồn thức ăn cho
gia súc nhai lại trong mùa khô. Ở nước ta nông dân có tập quán từ
lâu đời sử dụng rau bèo làm thức ăn cho lợn, nhất là ở những vùng
đất thấp có nhiều ao hồ.
Có thể nói có rất nhiều loại thực vật thủy sinh được coi là
những loài có năng suất sinh khối cao và là những thực vật có
nhiều tiềm năng trong hệ thống sinh thái chăn nuôi bền vững.
87
Ngoài các cây bộ đậu, cây bụi và các loài thực vật thủy sinh
đã được giới thiệu ở trên, cũng có một số giống cỏ trồng được
xếp vào những cây cỏ có triển vọng trong hệ thống chăn nuôi bền

vững. Ở một số trang trại do quá thiếu thức ăn xanh trong mùa
khô nên đã cố gắng trồng cỏ voi hay cỏ ghi nê ở gần các khe suối
hay các ao hồ, ở đây người ta phải cố tạo đủ các điều kiện nước,
phân để được năng suất cao qua các lần cắt. Phần lớn các giống
cỏ cao sản thường thích hợp với hệ thống trồng trọt thâm canh
nên sẽ không giới thiệu trong phần này.
88
Chương 4
SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ NGUỒN PHỤ PHẨM
CÔNG NÔNG NGHIỆP SẴN CÓ Ở NƯỚC TA
Ở hầu hết các nước nhiệt đới thường có mật độ dân số cao, đất
trồng trọt không nhiều, bình quân lương thực trên đầu người còn
thấp, nên chưa có nhiều lương thực giành cho chăn nuôi, ở các
nước này sản xuất trồng trọt thường chiếm ưu thế. Do đó nông dân
có truyền thống sử dụng nhiều loại phụ phẩm công, nông nghiệp
làm thức ăn gia súc. Cho đến nay nông dân các nước trên vẫn áp
dụng hệ thống trồng trọt chăn nuôi trong chăn nuôi hộ gia đình và
đây cũng chính là điểm mạnh trong chăn nuôi nông hộ.
Ở nước ta nguồn phụ phẩm công nông nghiệp khá dồi dào như
rơm lúa, thân cây ngô, dây lang, dây lạc, lá sắn, bã sắn, bã dứa,
ngọn dứa và các sản phẩm phụ hải sản cũng như súc sản. Do yêu
cầu tăng năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi, các loại phụ
phẩm trêncần được chế biến tốt trước khi sử dụng.
I. CHẾ BIẾN RƠM BẰNG URÊ ĐỂ LÀM TĂNG GIÁ TRỊ DINH
DƯỠNG CHO TRÂU BÒ
Tỷ lệ giữa rơm và thóc thường biến động từ 0,7:1 đến 1:1
(Wandput, 1985). Như vậy hàng năm ở nước ta có trên 30 triệu tấn
rơm, đây là một khối lượng phụ phẩm nông nghiệp khá lớn. Nếu
được chế biến và sử dụng có hiệu quả, với khối lượng rơm lớn như
vậy thì đàn trâu bò nước ta hoàn toàn có thể tăng gấp rưỡi về số

×