45
d. Thức ăn không truyền thống (non-conventional feeds)
Người ta để riêng nhóm thức ăn này ra nhưng thực ra nó là
một phần của sản phẩm phụ nông, công nghiệp.
Tách bạch ra như vậy thực ra là để nhấn mạnh khả năng có thể
mở rộng việc dùng nó làm thức ăn cho vật nuôi. Nó chỉ có nghĩa là
loại thức ăn này không phải là truyền thống hoặc rất ít được đưa
vào khẩu phần của vật nuôi với mục đích được sản phẩm thương
phẩm. Thuộc nhóm thức ăn này là các loại rau, các loại lá của cây
một năm và cây lâu năm, các loại sản phẩm phụ có được sau khi
chế biến các sản phẩm nông nghiệp.
2. Hệ thống chăn nuôi gia súc nhai lại
a. Hệ thống chăn nuôi quảng canh
Hệ thống này phù hợp với các vùng bãi chăn rộng với mật độ
gia súc nhai lại thấp. Một số hải đảo các nước Đông Nam Á, ở
Đông Thái Lan và một số vùng Philippin, ở đó có hàng ngàn hecta
bãi cỏ với những đàn gia súc được chăn thường xuyên tuy mật độ
đó là ít so với diện tích bãi chăn. Thường ở những vùng này muốn
phát triển thì phải có các điều kiện:
- Có nhiều gia súc, có thể mua được với giá phải chẳng từ các
hộ nông dân.
- Có khả năng cải tiến cơ sở di truyền thông qua lai kinh tế.
- Khả năng quản lý trang trại để có được sức sản xuất cao hơn
các hộ chăn nuôi nhỏ khác.
46
- Được áp dụng các biện pháp ưu đãi đối với các trang trại
nuôi bò thịt.
Thường thì số người thu lợi được qua hệ thống chăn nuôi
quảng canh này là rất ít bởi vì tiền lời trên đầu tư tuy khá nhưng
tiền đầu tư cũng lớn như giá gia súc, rào ngăn, giếng nước, bơm,
các công trình v.v ở nước ta hình thức nuôi trâu bò quảng canh
thường thấy ở vùng núi phía bắc và đồi núi miền trung. Ở nam
trung bộ dựa vào rừng núi có gia đình đã nuôi hàng nghìn con bò
theo phương thức quảng canh. Hình thức quảng canh ngày càng bị
co hẹp do áp lực dân số và nhu cầu phát triển các vùng kinh tế
mới.
b. Hệ thống chăn nuôi kết hợp với trồng trọt.
Ở các vùng trồng trọt thịnh hành, ở đây cây trồng thường được
tưới nước thì vai trò của chăn nuôi gia súc nhai lại là phải làm sao
cho nó đem thêm lợi ích và không xâm hại đến trồng trọt.
Có thể thấy 3 kiểu chăn giữ gia súc nhai lại
* Chăn giữ trâu bò ở bãi cỏ ven đường, các nơi công cộng, có
thể chăn thả trâu bò trên đồng ruộng vừa gặt xong.
* Trâu bò được cột, có thể di động được nhưng không thể làm
tổn hại mùa màng.
* Cắt cỏ và nuôi trâu bò tại chuồng. Theo ngôn ngữ của ta,
người ta gọi là nuôi trâu bò trên vai. Hình thức này thấy ở những
nơi đất chật, khó chăn thả mà mật độ trâu bò lại đông như ở một
số xã đồng bằng. Ở đây trâu bò được nuôi tại chuồng, được cho ăn
cỏ và cả thức ăn tinh trong mùa làm việc nặng. Có thể thấy chi phí
47
lao động dùng cho hình thức nuôi này là cao, bởi vì với kiểu nuôi
nhốt này trâu bò được giữ trong chuồng nhờ vào kiến trúc xây
dựng và thức ăn mua vào. Như thế ta không lấy làm lạ là ở đây
không có nhiều đất cho sản xuất thức ăn chăn nuôi, mà đất chủ yếu
là cho trồng trọt và trâu bò được nuôi chủ yếu là để có sức kéo rồi
mới tính đến nhu cầu thịt.
c. Hệ thống chăn nuôi trồng cây thức ăn dưới tán cây
Lợi dụng cây thức ăn mọc dưới tán cây như dừa, cọ dầu hoặc cao
su để chăn nuôi, đây là một phương thức có nhiều ý nghĩa. Cái lợi
của phương thức chăn nuôi trâu bò dưới tán cây là:
- Tăng được giá trị trên một đơn vị diện tích từ sản phẩm của
cây và của cả động vật nhai lại
- Tăng độ phì của đất do phân nước tiểu của con vật
- Bớt cỏ dại trên đất trồng cây
- Lợi dụng bóng mát, giảm nhiệt cho gia súc
- Là một phương thức bền vững có ý nghĩa đẩy mạnh chăn
nuôi.
Thế nhưng cho đến nay, người ta chưa phải là đã đầu tư nhiều
cho phương thức này để đạt được hiệu quả tối đa. Thu nhập được
từ chăn nuôi chưa thấy quay trở về với cây trồng bởi vậy sự kết
hợp này còn đơn sơ.
d. Trồng cây đa dụng
48
Các cây đa dụng thường trồng trong vườn, ven các lối là
những cây có thể dụng làm thức ăn gia súc, làm củi đun, làm tốt
đất, làm bóng mát, giữ màu xanh cho môi trường.
Cây đa dụng mang lại nhiều cái lợi:
- Sẵn có và dễ phổ biến cho địa phương
- Là nguồn cung cấp protein, năng lượng, chất khoáng và
vitamin.
- Làm giảm lượng thức ăn tinh trong khẩu phẩn, qua đó mà
giảm giá thành chăn nuôi
- Ngoài ra thức ăn xanh còn có lợi ích đối với hệ tiêu hoá
(nhuận tràng) giúp con vật ăn đủ độ choán.
Những loại cây quan trọng được chú ý ở các vùng nhiệt đới là
các loại keo dậu, cây anh đào, vông, cây điền thanh, cây so đũa,
chè lá to
e. Chiến lược bổ sung thức ăn
Việc bổ sung các chất dinh dưỡng cho thăng bằng ngày càng
được chú ý chẳng những xét theo góc độ năng lượng mà cả protein
nữa. Ngày nay chiến lược này đã trở thành biện pháp quan trọng
nhằm nâng cao sản phẩm gia súc.
Theo Preston và Leng 1986 thì chiến lược bổ sung thức ăn
nhằm:
- Tạo ra một hệ thống sinh thái (ecosystem) hữu hiệu cho sự
lên men tiêu hoá chất xơ trong dạ cỏ.
49
- Làm thăng bằng các sản phẩm tạo ra từ lên men tiêu hoá với
các chất dinh dưỡng thoát qua (by-pass) trong khẩu phần để có thể
tận dụng tốt nhất năng lượng sẵn có để tạo ra sản phẩm.
Các loại thức ăn bổ sung được chú ý nhất là tảng đa dinh
dưỡng (multi-nutrient blocks), nó giúp con vật tăng tính thèm ăn,
ăn được nhiều hơn và tiêu hoá cũng tăng lên. Bổ sung thức ăn
xanh thô cũng là một phương pháp quan trọng, mặc dù đến nay nó
vẫn còn chưa được chú ý bao nhiêu.
3. Hệ thống chăn nuôi các gia súc dạ dày đơn và gia cầm
Nuôi các loại động vật không thuộc loài nhai lại (như lợn, gà,
vịt v.v.) ở các hộ chăn nuôi nhỏ thường là tận dụng các phụ phẩm
công, nông nghiệp và thức ăn dư thừa sau các bữa ăn của con
người.
Có 3 loại hệ thống nuôi dưỡng:
a. Kiểu chăn thả nhặt nhạnh của rơi vãi (Scavenging
system)
Trong hệ thống này các giống vật nuôi là giống địa phương,
giống chưa cải tiến. Chúng được chăn thả và tự nhặt nhạnh thức ăn
chủ yếu là từ lúa và các cây hoa màu khác và cả của các bếp ăn,
nói chung sức sản xuất là thấp và thời gian nuôi sẽ kéo dài (đạt tới
độ thành thục chậm)
Vịt là một điển hình rất có hiệu quả của phương thức nuôi
chăn thả. Với phương thức này tiêu tốn thức ăn cho 1kg vịt tăng
trọng là rất thấp và tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng cũng thấp.
Người ta thường ấp trứng để có vịt con và nuôi đến 4 tuần tuổi sau đó
cho thả trên đồng lúa đã thu hoạch. Người nông dân có thể ước định
50
mùa thu hoạch lúa làm sao để vịt con lớn kịp thả đồng ngay sau khi
gặt lúa. Ở đồng bằng sông Cửu Long mùa gặt kéo dài cho nên việc
chăn thả vịt là rất có lợi. Vịt được ăn thức ăn rơi vãi, cá tôm, côn
trùng nên tăng trọng rất nhanh. Đây là mẫu hình lý tưởng của nông
nghiệp hữu cơ.
b. Kiểu chăn nuôi bán thâm mục
Đặc điểm của kiểu chăn nuôi này là sử dụng các thức ăn sẵn
có với một phần thức ăn tinh. Thường thì các tiểu chủ không đủ
đất mà lại nuôi hơi nhiều gia súc nên phải áp dụng phương thức
này.
Kiểu nuôi chủ yếu bằng các loại củ như sắn, khoai lang với
một phần thức ăn tinh hạn chế là tương đối phổ biến. Ngoài
sắn, khoai củ, người ta còn cho con vật ăn dây lang, dây lạc,
các loại rau tăng trọng của con vật tuy chưa cao nhưng cũng
khá hơn nhiều so với phương thức chăn thả.
c. Kiểu nuôi thâm mục (đầu tư sâu)
Kiểu nuôi này ở hộ chăn nuôi nhỏ là hiếm bởi vì thiếu vốn và
thiếu sức lao động, đầu tư nhiều vào trồng trọt hơn là chăn nuôi.
Ở một số nước Đông Nam Á, thức ăn cho gia súc thường
được tự trộn ở trong nhà nông dân mà nguyên liệu chủ yếu là ở
địa phương. Đây là hình thức nên khuyến khích bởi vì nó xúc
tiến việc tận dụng các nguồn thức ăn địa phương sẵn có và đó là
biện pháp hữu hiệu nâng cao sản phẩm chăn nuôi.
Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, thức ăn tinh hỗn
hợp có sẵn ở khắp mọi nơi. Ở các vùng ven thị gần thị trường tiêu
51
thụ, nhiều nông dân đã nắm bắt cơ hội nuôi thâm mục để được lợi
nhuận cao.
4. Một số loại thức ăn phụ phẩm thông dụng
Dưới đây liệt kê một số loại thức ăn phụ phẩm nông công
nghiệp và các loại thức ăn không truyền thống ở vùng Đông Nam
Á.
Bảng 6. Các loại thức ăn phụ phẩm được sử dụng nhiều
ở một số nước
Loại thức ăn Nước Đối tượng vật nuôi
Chuối:
- Phần bỏ đi: thân chuối
Việt Nam, Philippine Bò thịt, vịt, lợn, bò.
Sắn:
- Lá sắn
Thái Lai, Indonesia,
Philippin, Việt Nam
Bò thịt, trâu, dê, cừu
Ngô cây: Philippin, Indonesia,
Malaysia.
Bò thịt, trâu, dê, cừu
Cọ dầu:
- Nước ép dầu
- Bã ép dầu
- Khô hạt cọ
Malaysia Bò thịt, trâu
Mía:
- Ngọn, bã mía
Thái Lan, Philippin,
Việt Nam
Bò thịt, trâu
Bảng 7. Chất lượng phụ phẩm nông công nghiệp
và đối tượng nuôi
Nguồn thức ăn Đặc điểm Đối tượng vật nuôi
Năng lượng protein (cám gạo),
khô dừa, khô đậu tương, đệm
Năng lượng cao và protein
cao
Lợn, gà,vịt, loài nhai lại cho sữa.
52
phân gà
Phụ phẩm cây trồng chất lượng
tốt (lá sắn )
Protein cao, năng lượng
cao
Lợn, vịt, loài nhai lại cho sữa, sử
dụng bổ sung cho vật nuôi lấy
thịt
Phụ phẩm cây trồng chất lượng
trung bình (dây khoai lang )
Protein vừa phải Lợn, loài nhai lại cho thịt và cho
sữa
Phụ phẩm cây trồng chất lượng
thấp (rơm lúa, bã mía)
Protein thấp, nhiều xơ Loài nhai lại (cho thịt và sức
kéo).
Nhưng việc tận dụng các loại thức ăn từ phụ phẩm nông công
nghiệp vẫn gặp những trở ngại. Không phải người nông dân không
biết hoặc không chú ý tận dụng các loại thức ăn này. Thế nhưng
cho đến nay việc dự trữ, chế biến nó vẫn còn bị hạn chế. Có những
khó khăn lớn mà người tiểu nông không dễ gì khắc phục được. Đó
là:
- Loại thức ăn này rất phân tán bởi vì chúng thường là sản
phẩm phụ của cây trồng thu hoạch trên từng mảnh đất nhỏ và cũng
không cùng thời gian, khó cho chế biến và dự trữ.
- Chất lượng của loại thức ăn này thường thấp do đó chất lượng
sản phẩm chăn nuôi cũng không cao và giá bán cũng thấp.
- Chi phí cho lao động để thu thập tốn kém, xử lý chế biến khó
khăn.
- Một số cây lá có các chất độc (mimosine, HCN. Saponins )
- Khó tổ chức dịch vụ hỗ trợ cho chế biến trong lúc người
nông dân chưa nắm vững các kỹ thuật xử lý.
Bảng 8. Một số chất độc hại trong thức ăn phụ phẩm
nông công nghiệp và cây cỏ
Loại thức ăn Nguồn độc
53
Cây Acacia spp Cyanogens, Oxalate
Chuối cây, lá chuối Tannin
Lá sắn, vỏ củ sắn HCN 17,5mg/100g lá
Vỏ hạt Coca Theobromine (vít)
Vỏ và ruột hạt cà phê Caffeine tannin (2,8% DM)
Khô dầu bông Gossypol (0,05-0,20%)
Leucaena Mimosine
Nước dịch của cọ dầu ép Nhiều chất tro (12-26%)
Khô hạt cao su HCN (9mg/100g)
Bèo Nhật Bản (Water hyacinth) Oxalic axit (1,4% DM)
B. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA SẢN XUẤT CHĂN NUÔI
QUY MÔ NHỎ
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất chăn nuôi
quy mô nhỏ dạng tiểu nông. Những hạn chế này nằm ngay trong
tính chất của sản xuất nhỏ. Từ đó mà bên cạnh mặt tốt là ở chừng
mực nào đó nó khai thác được nguồn tài nguyên sẵn có của địa
phương để phát triển chăn nuôi, nhưng đồng thời nó cũng rất hạn
chế và khó đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng nhanh đối với sản
phẩm xã hội.
Ta hãy xem xét vấn đề từ nhiều mặt:
I. QUY MÔ SẢN XUẤT HỘ TIỂU NÔNG
Quy mô đã nhỏ hẹp đất trồng ngày càng bị băm nát ra vì thế
mà rất trở ngại cho sự phát triển và hậu quả là:
- Làm giảm cả sản lượng cây trồng lẫn vật nuôi
54
- Chuyển đổi mạnh từ cây lương thực sang cây công nghiệp ví
dụ như lạc, đậu. Từ đó mà các sản phẩm phụ như rơm giảm đi và
kéo theo là vật nuôi cũng thay đổi, thay vì nuôi trâu bò người ta
phải nuôi dê, cừu hoặc lợn. Hậu quả dễ thấy là có thể thiếu trâu
bò, thiếu sức kéo, ảnh hưởng đến trồng trọt và an ninh lương thực
trở thành mối lo vì đất trồng cây lương thực bị co hẹp.
- Và cuối cùng là môi trường bị phá hoại, đi liền với sự nghèo
đói với tài nguyên cạn kiệt, sự bền vững của phát triển bị phá vỡ.
II. QUAN ĐIỂM HỆ THỐNG TRONG QUY HOẠCH PHÁT
TRIỂN NÔNG NGHIỆP
Một trở ngại cho phát triển chăn nuôi ở hộ gia đình là rất nhiều
người không quan niệm kinh tế hộ như là một tập hợp, một hệ
thống của cây trồng, vật nuôi, đất ruộng và nguồn nước. Với cách
nhìn như vậy nên người ta tự ý đưa vào những giống tuỳ theo ý
muốn. Lấy ví dụ từ việc nuôi bò Holstein Friesian lấy sữa, người
ta thường xuất phát từ ý định làm tăng thu nhập cho người nông
dân và cải thiện được bữa ăn cho gia đình. Còn như vật nuôi có
hợp với vùng nuôi không (vùng trồng lúa chẳng hạn), có đủ nguồn
thức ăn tại chỗ không, lao động, khả năng quản lý, giá thị trường
có đảm bảo không và cuối cùng cũng là nó có phải là nhu cầu thực
sự, là mong muốn của nông dân để được thu nhập nhiều hơn, thì
đó còn là một câu hỏi. Xem ra cái mà những người nông dân nhỏ
vùng trồng lúa cần hơn có lẽ là nuôi trâu bò để lấy sức kéo
(Devendra, 1993).
Vì thế mà ta phải hết sức chú ý khi xác định cái cần và cái trở
ngại khi đưa vào một kỹ thuật mới. Phải điều tra nghiên cứu để
hiểu thật rõ những vấn đề và những trở ngại trước khi ra quyết
55
định. Điều tra thị trường phải được đặc biệt coi trọng, không chỉ là
thị trường hiện tại mà cả thị trường tương lai trong hoàn cảnh hội
nhập kinh tế.
Các tiếp cận có thể là theo các bước:
- Điều tra, lập quy hoạch, làm thử qua các hoạt động khuyến
nông.
- Xem xét tài nguyên thiên nhiên, nắm bắt tài nguyên sẵn có
cho việc chăn nuôi nhiều loại vật nuôi, phải xem xét trên góc độ
tổng thể: sản xuất, sau thu hoạch và sự tiêu dùng. Cũng qua đó mà
thấy được mối tác động qua lại giữa các yếu tố. Cái này cần có sự
hợp tác giữa người nghiên cứu và nông dân, tiến hành các thí
nghiệm trên thực địa.
Tiến hành các nghiên cứu phát triển, chú trọng đến vai trò
tham gia của nông dân trong hệ thống, việc sử dụng các hệ thống
chăn nuôi truyền thống kết hợp với các sáng kiến nâng cao năng
suất. Tiếp thu và giành quyền lựa chọn cho người nông dân, chủ
trương phải là từ dưới lên chứ không phải là từ trên dội xuống.
- Một vấn đề quan trọng nữa là xem xét sự xác đáng về mặt
sinh thái. Phải nhận biết những đặc điểm riêng về sinh thái để xem
kỹ thuật mới có tính khả thi không và về mặt xã hội có được chấp
nhận không.
- Xem xét mối tác động qua lại giữa các thành phần: cây trồng,
vật nuôi, đất và nước, điều kiện kinh tế xã hội v.v. để có sự đánh
giá về tính thích hợp của kỹ thuật
- Giám sát và phân tích sự phản hồi của hệ thống để qua đó
xác định sự ưu tiên của sản phẩm hàng hoá và các chiến lược phát
triển các hệ thống kết hợp bền vững
56
III. NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA SẢN XUẤT CÂY THỨC ĂN CHO
VẬT NUÔI
Sự phát triển chăn nuôi đòi hỏi phải có nhiều thức ăn. Trông
cậy vào việc trồng cây thức ăn ở một số nước vùng Đông Nam Á
không phải là dễ bởi dân số đông, đất hẹp (0,1-0,2 ha đất nông
nghiệp/đầu người) là điều khó thực hiện. Tất nhiên với sự phát triển
chăn nuôi (nhất là phải đáp ứng đòi hỏi của thị trường) không thể
không nói đến việc trồng cây thức ăn cho gia súc. Vấn đề này cần
phải nhằm vào các vấn đề như sau:
- Chính vì sự hạn chế của đất đai mà cần thiết phải đạt được
năng suất tương đối cao và chất lượng tốt hơn đối với cây thức ăn.
Việc này có thể thông qua việc sử dụng giống tốt và quản lý canh
tác tốt.
- Tận dụng hết các loại đất có thể trồng cây thức ăn kể cả đất
dốc, đê đập và hàng rào chắn, tranh thủ trồng xen giữa hai mùa
chính để có thêm thức ăn cho gia súc. Ở nước ta nông dân rất coi
trọng vụ đông (giữa 2 mùa lúa), trong thời gian này người ta có thể
trồng được một vụ ngô đông, khoai lang, khoai tây, cà chua, đậu
tương, đậu xanh v.v. vừa tăng được sản phẩm vừa góp phần cải tạo
đất trồng.
- Đẩy mạnh việc trồng các cây có nhiều mục đích (đa dụng)
vừa có củi gỗ, cho thức ăn gia súc, lại có thể làm hàng rào chắn
gió. Các loại cầy tràm, Leucaena thuộc loại này.
- Tận dụng nguồn lao động còn nhiều ở nông hộ, người ta có
thể sản xuất thêm nhiều nguồn thức ăn, chế biến nâng cao phẩm
chất của nó và sử dụng tốt nhất để được sản phẩm cao.
57
- Nước có thể là một yếu tố hạn chế phải đặc biệt xem xét khi xác
định công thức cây trồng, nếu không thì việc sử dụng đất có thể dẫn
đến kết quả ngược lại.
IV. ĐE DỌA CỦA BỆNH TẬT
Các bệnh của vật nuôi là một hiểm họa lớn đối với chăn nuôi
nhất là ở vùng nhiệt đới Đông Nam Á, nơi phát sinh nhiều bệnh
mà điều kiện bảo hộ thú y còn nghèo kể cả trang bị chẩn đoán,
chữa chạy đến con người chuyên môn.
Cần tập trung chú ý các loại bệnh sau:
- Loài nhai lại: bệnh lở mồm long móng, bệnh dịch tả trâu bò
(rinderpest) và bệnh tụ huyết trùng (haemorhagic septiaemia).
- Lợn: dịch tả và sẩy thai truyền nhiễm
- Gà: bệnh New castle
- Vịt: dịch tả vịt (duck virus enteritis)
Ngoài ra cũng cần lưu ý các bệnh ký sinh trùng như sán là gan
và giun tròn, giun phổi.
Các bệnh gia súc gia cầm những năm gần đây cho thấy tính
chất khốc liệt của nó, bởi không chỉ gây thiệt hại lớn cho vật nuôi
mà còn uy hiếp đến cuộc sống của con người.
Bệnh bò điên (BSE) là một trong số bệnh nguy hiểm xẩy ra
ngay ở các nước có nền chăn nuôi phát triển nhất. Không chỉ hàng
vạn con bò bị tiêu huỷ, nó còn gây nên lo lắng của toàn xã hội, ách
tắc trong buôn bán thịt bò, thiệt hại lớn cho người nuôi và cả
người tiêu dùng.
58
Bệnh cúm gia cầm (Avian Influenza) năm 2003 đã bùng nổ ở
một số nước châu Á và đã kéo dài hơn 3 năm. Nó đã gây nên lo
lắng không chỉ cho các nước có bệnh phát sinh mà còn cho cả thế
giới, nhiều dự đoán bi quan đã được cảnh báo. Nước ta là nước
chịu thiệt hại ghê gớm bởi bệnh này: hơn 50 triệu gia cầm đã bị
tiêu huỷ, hơn một trăm người bị lây bệnh cúm gia cầm trong đó đã
có 42 trường hợp tử vong. Thị trường gia cầm có lúc bị đóng băng
gây thiệt hại cho nông dân và cả cho người tiêu dùng vì giá các
loại thịt khác bị đẩy lên. Nhưng cái đáng nói nhất là sinh kế của
người nông dân nhỏ bị uy hiếp nặng nề. Tuy tổng thu nhập của
ngành gia cầm không cao, chỉ chiếm chừng 0,6% tổng GDP cả
nước, nhưng ngành này lại quan hệ đến cuộc sống của 70% dân số
nước ta. Thực tế chứng minh ngành gia cầm đã có đóng góp to lớn
cho công cuộc xoá đói giảm nghèo và chống suy dinh dưỡng bởi
sức quay vòng nhanh và đầu tư thấp.
Để giập tắt dịch ngoài việc tiêu huỷ tại chỗ, còn phải cấm nuôi
vịt chạy đồng - một phương thức chăn nuôi hữu cơ nổi tiếng. Ở
nước ta có đàn vịt đông nhất Đông nam Á với hơn 60 triệu con,
hình thức kết hợp lúa - vịt nổi tiếng đã đem lại nguồn thu lớn cho
nông dân. Nay phương thức chăn nuôi hữu cơ này bị hạn chế vì lo
ngại dịch sẽ lây lan bởi qua xét nghiệm cho thấy vịt sống khoẻ
mạnh vẫn mang mầm bệnh H5N1. Đây là một thiệt hại lớn không
chỉ cho chăn nuôi mà cả trồng trọt bởi có vịt chăn thả thì đồng
điền được dọn sạch hơn, đỡ phải dùng thuốc trừ sâu.
Từ đó có thể thấy dịch bệnh không chỉ gây nên tác hại cục bộ
mà có khi làm tê liệt hẳn một phương thức vốn là thế mạnh của
nông nghiệp truyền thống - liên kết giữa cây trồng và vật nuôi.
59
V. TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC DỊCH VỤ CHĂN NUÔI
Những người tiểu nông rất cần có sự giúp đỡ của công tác
khuyến nông và các dịch vụ cho sản xuất. Các công tác này trên
một mức độ lớn đã tác động đến năng suất và hiệu quả của chăn
nuôi. Cần có nhiều chương trình mới hỗ trợ cho sản xuất chăn
nuôi bằng việc cung cấp thêm các vật chất di truyền (giống, dòng),
hạt, phân hoá học, vốn vay, đẩy mạnh nghiên cứu và công nghệ.
Ngoài ra cũng phải hết sức quan tâm đến khâu dịch vụ có tính
khuyến nông, trong đó chú ý khâu thị trường (tiêu thụ), huấn
luyện, thăm thực địa và lập các trung tâm trình diễn.
VI. THỊ TRƯỜNG - VẤN ĐỀ GAI GÓC
Ai cũng biết thị trường là đầu ra của sản phẩm chăn nuôi. Đầu
ra không suôn sẻ lúc thuận lúc nghịch, lại thiếu sự đảm bảo về giá
cả là trở ngại lớn nhất cho người tiểu nông và những người sản
xuất khác. Người ta thường nói rằng chất lượng những sản phẩm
của các hộ tiểu nông là thấp và lý do chính là do sự quản lý tồi
nguồn tài nguyên và vệ sinh thú y. Những tiêu chuẩn sản phẩm sau
khi hội nhập kinh tế ngày càng khắt khe đang đe doạ loại bỏ người
sản xuất nhỏ ra khỏi các thị trường lớn. Cần thiết phải giúp nông
dân cải tiến kỹ thuật thông qua công tác khuyến nông để nâng dần
năng suất, chất lượng và an toàn thực phẩm để họ tiếp cận được thị
trường ngày càng khó tính. Thật ra thị trường nội địa còn có chỗ
nhất định cho các sản phẩm của người chăn nuôi nhỏ, nhất là ở
nông thôn, các vùng xa, nơi đòi hỏi chất lượng sản phẩm không
quá cao. Điểm yếu hiện nay có thể thấy là việc tổ chức thị trường
60
ở nước ta chưa được chú trọng. Người sản xuất chăn nuôi còn phụ
thuộc quá nhiều ở thành phần trung gian và thường bị ép giá.
Cái gì đã đảm bảo thành công của chương trình phát triển sữa
của Ấn Độ? Có thể thấy rất rõ rằng đó là vì người ta đã tìm ra,
sáng tạo ra một hình thức hợp tác thích hợp và cái giá đem lại sự
trả công hậu hĩnh cho người sản xuất sữa. Ta biết trong cái gọi là
“Tổ chức hợp tác” ấy số phận của người sản xuất, nguời thu thập
sữa, nhà máy chế biến và người tiêu thụ sản phẩm sữa đã quyện
chặt hài hoà với nhau. Vấn đề vẫn tồn tại là sự phát triển của hình
thức tiểu nông xem ra không tạo được sự hỗ trợ cần thiết và đảm
bảo được sự tiêu thụ chắc chắn, mà đó lại là sự kích thích cơ bản
của việc tăng sản phẩm của người tiểu nông (Chatalakhana, 1980).
Ở nước ta vấn đề tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi phải dựa chủ
yếu vào thị trường trong nước trong khi thu nhập của đa số dân cư
còn quá thấp. Nhưng thật khó mà trông mong nhiều ở xuất khẩu
súc sản vì chất lượng thấp, giá thành cao và chất lượng vệ sinh
thực phẩm thấp.
Việc khai thác các vật nuôi có sản phẩm đắt tiền như đà điểu,
các thú bán thuần dưỡng cần phải nắm chắc thị trường. Các sản
phẩm trên là món khoái khẩu của một bộ phận người tiêu dùng
nhưng thị trường là rất hẹp và không phải lúc nào cũng dễ tiêu thụ.
Khi phát triển quá mức dẫn đến sản phẩm “bão hoà” và sụt giá. Đó
là chưa nói đến mặt xấu của vấn đề là lợi dụng việc nuôi thú mà
khai thác bừa bãi thú hoang làm suy giảm đa dạng sinh học.
Để giúp nông dân tiếp cận thị trường, hay nói một cách khác là
tăng sức mạnh thị trường của họ, thì cần thiết phải tổ chức nông
dân lại trong các hình thức hợp tác xã kiểu mới, gắn kết khâu sản
xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Trong tình hình hội nhập,
61
yêu cầu về chất lượng sản phẩm là cao, sản xuất đơn lẻ sẽ gặp vô
vàn khó khăn trong tiêu thụ ngay cả trong thị trường nội địa.
Chọn lợi thế trong phát triển chăn nuôi là điểm rất quan trọng
trong cơ chế hội nhập cần có sự điều tra nghiên cứu một cách khoa
học kết hợp nắm bắt diễn biến thị trường với nhãn quan rộng.
VII. TÌNH TRẠNG THIẾU HIỂU BIẾT VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI
HUẤN LUYỆN CON NGƯỜI
Giáo dục, huấn luyện và khuyến nông là những điều kiện tiên
quyết để cải thiện kỹ năng và hiểu biết của người nông dân, giúp
họ sản xuất và tiếp cận thị trường, nhất là trong thời đại hội nhập
kinh tế hiện nay. Chính các công việc có ích ấy đã làm thay đổi
thái độ của nông dân đối với kỹ thuật mới. Khắp nơi trong thế
giới đang phát triển, sự thất học là vật cản của sự tiến bộ. Nhưng
trong thế giới ngày nay rất nhiều kỹ thuật mới vẫn đang tác động
đến sản xuất của những người nông dân chậm tiến nhất. Và vì lợi
ích của họ, họ phải được học, được huấn luyện, được mắt thấy tai
nghe để rồi làm theo.
Các lớp huấn luyện khuyến nông ngắn ngày, các buổi trình
diễn kỹ thuật tại hiện trường, sự giảng dạy của các trường kỹ
thuật, trường đại học sẽ dóng góp đáng kể cho việc nâng cao trình
độ của nông dân và con em của họ.
VIII. ĐÔ THỊ HOÁ - MỐI ĐE DỌA THẬT SỰ
Vấn đề này thật sự là đe dọa lớn đến nông nghiệp của các
nước đang phát triển. Đó là làn sóng di chuyển dân từ các trại nhỏ
nông thôn đến thành thị hoặc các vùng ven thị. Quá trịnh đô thị
62
hoá quá nhanh diễn ra mà nguyên nhân gắn với sự nghèo đói, thu
nhập quá thấp, sự nhọc nhằn và tổn thương. Người ta muốn chạy
cho thoát đói khổ ở nông thôn nhưng kết quả lại là làm tăng thêm
đội quân nghèo khổ ở thành thị.
Hậu quả của đô thị hoá là sự nặng nhọc đè nặng lên những
người ở lại nông thôn, trong đó tỷ lệ người già chiếm rất lớn. Làn
sóng người trẻ chạy ra thành thị làm tăng thêm đội quân thất
nghiệp vốn đã đông đúc ở đây, làm trầm trọng thêm không chỉ sự
nghèo khổ mà còn gây ra bao nhiêu tệ nạn do ô nhiễm môi trường
và nhiều vấn đề xã hội khác nữa. Các chính sách đúng đắn, tạo
thêm công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo chắc chắn sẽ góp phần
giữ lại sự cân bằng giữa nông thôn và thành thị. Tình trạng không
đủ việc làm ở nông thôn làm cho những người trẻ phải ùa ra thành
thị. Cần có các chính sách khuyến khích ở lại nông thôn và chỉ ra
thành thị tìm việc tạm thời những khi nông nhàn. Có thể mới ổn
định được cuộc sống ở nông thôn và không gây sáo trộn sinh hoạt
và môi trường của thành thị.
C. CÁC HỆ THỐNG KẾT HỢP VÀ CÁC VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO
NGHIÊN CỨU
Ở các nước châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á các dạng hệ
thống kết hợp đã phát triển trên những vùng rộng lớn. Các hệ
thống này đã thể hiện sự thông minh của con người, trong điều
kiện nghèo nàn, thiếu thốn vẫn tạo ta những hệ thống nông nghiệp
hợp lý mang lại lợi ích cho con người.
Thế nhưng nói đến hệ thống bền vững tức là có lợi cho con
người và cho cả tự nhiên, có lợi cho thế hệ đang sống và cả các thế
hệ kế tiếp thì vấn còn rất ít. Có thể nói rằng, có rất ít nghiên cứu
63
nhằm vào bản chất và chức năng của các hệ thống để qua đó đánh
giá đúng sức sản xuất và lợi ích kinh tế của nó. Rất ít tư liệu được
công bố về vấn đề này.
Thêm nữa hệ thống kết hợp đòi hỏi nhiều sáng kiến, nhiều
công sức của nhiều lĩnh vực, cộng với lòng khát khao đổi mới
cũng như biết cách xử lý các thông tin và chọn lọc các công nghệ
thích hợp. Tiếc thay những điều trên cho đến nay còn rất ít ỏi.
Xu thế dễ thấy hiện nay là người ta đang tập trung ủng hộ cho
việc nghiên cứu các hệ thống kết hợp này với mong muốn đạt
được kết quả trên phương diện rộng hơn đó là sử dụng hiệu quả
nhất nguồn tài nguyên, sự tái tạo các chất dinh dưỡng bảo vệ môi
trường và phát triển bền vững. Đối với nước ta điều này càng đáng
được phát triển bởi vì ở đây trong khu vực sản xuất nhỏ hiện đã có
sẵn những hệ thống kết hợp hiệu quả đáng rút kinh nghiệm và
nâng cao.
I. HỆ THỐNG KẾT HỢP LỢN - VỊT - CÁ - RAU
Cùng với nghề nuôi cá, ta luôn thấy có sự kết hợp giữa cá với
lợn, vịt và rau bèo. Mô hình này thấy ở rất nhiều nơi. Dần dần
thì vai trò của loài nhai lại càng được coi trọng cùng với giá trị của
phân trâu bò, người ta cũng tìm kiếm sự kết hợp giữa cây trồng và
loài nhai lại. Cái lợi của hệ thống này là tận dụng tốt nhất tài
nguyên cây trồng và vật nuôi, giảm sự lệ thuộc vào thức ăn tinh.
Việc sử dụng Nitrogen để tạo nên sinh khối ở cá là khá cao và việc
sử dụng phân cho cá không gây nên ô nhiễm nhiều nếu kết hợp với
kỹ thuật sản xuất biogas từ phân gia súc.
Hình 2. Hệ thống kết hợp Lợn - Cá - Vịt - Rau
64
Nước ao Chuồng lợn Bán lợn
rửa chuồng
Chất thải
Thực vật
thủy sinh Cá Bán cá
Thức ăn
bổ sung
Ao chính
Vịt Bán vịt
Phế liệu rau Tưới
Rau Bán rau
Ở nước ta và một số nước trong vùng, hệ thống này đặc biệt
phát triển. Tiếc thay việc nghiên cứu trong lĩnh vực này còn rất ít,
nhất là về sự tác động tương hỗ giữa các yếu tố.
II. HỆ THỐNG KẾT HỢP CÁC LOẠI VẬT NUÔI KHÁC NHAU
Trong khi hệ thống lợn - vịt - cá - rau là rất phổ biến thì các hệ
thống trong đó có trâu bò lại không thấy mấy. Lý do đơn giản là vì
trâu bò thường được chăn trên bãi chăn thường xa với hệ thống ao
hồ nuôi cá. Việc thu thập phân bò cho đủ để nuôi cá không dễ
65
dàng khi trâu bò được nuôi nhốt chuồng. Và hình thức nuôi tại
chuồng không phải là phổ biến ở các nước châu Á.
Dưới đây giới thiệu các mối tác động qua lại giữa vật nuôi, cây
trồng và cá phổ biến trong vùng.
Hình 3. Kết hợp giữa cây trồng vật nuôi và thủy sản
Cây trồng Bán
Sản phẩm phụ cây trồng
Loài nhai lại
(bò, dê, cừu)
Bán
Vật nuôi
Lợn - Gà - Vịt Bán
Phân
Cây thủy sinh
Cá Bán
Ao
Vịt Bán
Có một số nghiên cứu về sự kết hợp giữa dê và vịt với cá được
tiến hành tại Malaysia. Có báo cáo nói rằng có thể tăng sản lượng
cá lên từ 30 tới 40%, trong đó cá trắm cỏ (grass carp) xem ra có ưu
thế hơn.
Hình 4. Sức sản xuất của hệ thống truyền thống hướng tới thị trường và sự
phát triển bền vững trong sản xuất tiểu nông (theo C. Devendra)
H
ệ thống sinh thái NN
Môi trường xã hội kinh tế
Hỗ trợ của thể chế
Vấn đề chính sách
Mục tiêu:
* Phát tri
ển bền vững
* Bảo vệ môi trường
* An ninh lương thực
* Phát triển kinh tế
66
* Tăng s
ự tin cậy.
Năng suất tối đa
Sản phẩm vừa
Đầu ra thấp
Truyền thống Trung gian Thị trường
(đầu tư thấp) (đầu tư vừa) (đầu tư sâu)
Đa dạng
Giảm rủi ro
Hiệu quả thấp
áp dụng kỹ thuật
không thường xuyên
Xu hướng hệ thống
Kết hợp trồng trọt, chăn nuôi
Giống cải tiến
Xu hướng áp dụng kỹ thuật
Sản xuất kết hợp với
hệ thống tiêu dùng
Bảo tồn phôi, tế bào
Sử dụng tài nguyên
rất hiệu quả
Thâm mục
III. ƯỚC TÍNH MẬT ĐỘ GIA SÚC GIA CẦM TRONG HỆ
THỐNG KẾT HỢP VỚI NUÔI CÁ
Lượng phân và chất lượng của nó ảnh hưởng đến sự phát triển
của cá. Trong hệ thống này phân thải ra từ các loại gia súc, gia
cầm không những cung cấp dinh dưỡng trực tiếp cho cá mà còn
thúc đẩy sự phát triển thức vật thủy sinh cũng là nguồn thức ăn lớn
của cá. Các loại phân khác nhau có giá trị dinh dưỡng khác nhau,
bởi vì lượng Nitrogen cung cấp từ phân rất khác nhau giữa loài, độ
tuổi, chế độ nuôi (cho ăn) v.v Dưới đây là bảng giá trị của các loại
phân.