Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BỀN VỮNG TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP part 1 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (558.9 KB, 11 trang )

1
Chủ biên: GS. TS. LÊ VIẾT LY
Các tác giả:
GS. TS. LÊ VIẾT LY, GS.TS. LÊ VĂN LIỄN,
PGS.TS. BÙI VĂN CHÍNH, TS. NGUYỄN HỮU TÀO





PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BỀN VỮNG
TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP








NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP
HÀ NỘI - 2009


2







“Nếu như cuộc cách mạng nông nghiệp đã bắt đầu
từ khoảng 10 nghìn năm trở lại đây và cuộc cách mạng
công nghiệp cũng đã trải qua hai thế kỷ, thì cuộc cách
mạng môi trường nếu muốn thành công phải dồn vào
vài thập kỷ, bởi vì nếu không thì sẽ là quá muộn.”
Lester Brown










LỜI NÓI ĐẦU
3
Vấn đề phát triển bền vững không còn xa lạ mà đang là nỗi
trăn trở của cả loài người.
Do áp lực của tăng dân số và tốc độ đô thị hoá, do các sai lầm
trong lựa chọn kỹ thuật, con người đang phải đối mặt với những
thách thức to lớn. Tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, thiên tai xảy ra
bất thường, bầu khí quyển, nguồn nước bị ô nhiễm nặng đang đe
dọa cuộc sống của mọi người. Hơn lúc nào hết đòi hỏi phải có
những hành động kịp thời nhằm ngăn chặn đà suy thoái của môi
trường sống
Đất nước ta đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá và hiện
đại hoá. Trong nông nghiệp, quá trình chuyển dich kinh tế đang

diễn ra sôi nổi ở khắp nơi trên đất nước. Làm thế nào để phát
triển nhanh nhưng không tác động xấu đến môi trường, đến sinh
hoạt bình thường của cộng đồng đang là mối quan tâm của toàn
xã hội.
Trong cuôn sách này, các tác giả muốn cung cấp thêm cho
bạn đọc những hiểu biết tường tận hơn về các khái niệm cũng như
những vấn đề liên quan đến phát triển nông nghiệp bền vững nói
chung và chăn nuôi nói riêng. Những mâu thuẫn giữa “bền vững”
và “phát triển” trong quá trình chuyển dịch kinh tế và trước thềm
“toàn cầu hoá” cũng được đề cập thông qua kinh nghiệm của một
số nước.
Chúng tôi hy vọng cuốn sách này có thể mang lại những điều
bổ ích cho người đọc và xin chân thành cảm ơn sự góp ý của bạn
đọc.

GS. Lê Viết Ly và các tác giả
4
Chương 1
HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG -
CÁC THẢM HỌA MÔI TRƯỜNG
Phát triển bền vững ngày nay đang là mục tiêu phấn đấu của
mọi dân tộc khi mà cuộc cạnh tranh kinh tế đang ngày càng khốc
liệt. Nó đang là nỗi lo canh cánh bên lòng của những ai quan tâm
yêu quý môi trường. Trong nông nghiệp khái niệm này đang là suy
nghĩ của các nhà làm công tác khoa học nông nghiệp và cũng là sự
trăn trở, hy vọng của hàng trăm triệu nông dân, đặc biệt là những
người dân của bộ phận thế giới đang phát triển, ở đó người ta vẫn
phải giành giật giữa cái no và cái đói, cái nảy sinh và cái tàn lụi,
cái hưng thịnh và cái diệt vong.
Nếu như trước những năm 70 của thế kỷ 20, trong nông

nghiệp người ta nói nhiều đến các giống mới năng suất cao, kỹ
thuật cao, thì từ thập kỷ 70 trở lại đây một khái niệm mới đã xuất
hiện và ngày càng có tính thuyết phục đó là tính bền vững
(sustainability).
Từ mới “Permaculture” ra đời là tên cuốn sách của Bill
Mollison xuất bản năm 1978 (Introduction to Permaculture). Đây
là một từ ghép hai gốc Latin: Permanens (tồn tại lâu dài) và
Cultura (canh tác) - Hoàng Văn Đức 1994. Các nhà khoa học Việt
Nam đã tạm dịch và quen gọi từ trên là nông nghiệp bền vững. Và
trên các sách báo gần đây từ “Nông nghiệp bền vững” Sustainable
Agriculture đã trở thành một đề tài thu hút sự quan tâm của cả loài
người.
5
Nhiều nhà khoa học chia sẻ sự suy nghĩ đầy hình tượng của
Lester Brown (1991) khi ông dự đoán rằng nếu như cuộc cách
mạng nông nghiệp đã bắt đầu từ khoảng 10 nghìn năm trở lại đây
và cuộc cách mạng công nghiệp cũng đã trải qua hai thế kỷ, thì
cuộc cách mạng môi trường nếu muốn thành công phải dồn vào
vài thập kỷ, bởi vì nếu không thì sẽ là quá muộn.
Những tin tức gây lo lắng cho loài người những năm gần đây
chẳng hề giảm bớt mà có phần trầm trọng hơn. Trên thế giới nạn
phá rừng vẫn tiếp tục dù được báo động từ nhiều thập kỷ. Sự sa
mạc hoá gia tăng. Sự xói mòn làm giảm năng suất cây trồng trên
khoảng một phần ba đất trồng trọt. Tầng ozon mỏng dần, mỏng
nhanh hơn là dự đoán của các nhà khoa học. Hàng ngày hàng trăm
loại sinh vật biến mất. Quả đất nóng dần lên do lượng khí Dioxít
cacbon (CO
2
) và Methane (CH
4

) ngày càng tăng trong khí quyển.
Băng sẽ tan nhiều hơn và nhiều vùng thấp sẽ chìm ngập, kết quả là
đất trồng trọt ngày càng bị thu hẹp.
Chưa hết, cùng với công nghiệp hoá, đô thị hoá, con người
đang làm hại môi sinh, làm hại chính cuộc sống của mình. Nạn ô
nhiễm không khí, đất đai, nguồn nước đang diễn ra ngày càng
trầm trọng. Nước cho nông nghiệp - một trong những yếu tố
quyết định năng suất cây trồng chắc sẽ hiếm hơn nếu như con
người không biết cách sử dụng hợp lý nó. Có người đã dự đoán
rằng sau chiến tranh dầu lửa, thế kỷ này sẽ là chiến tranh giành
giật nước ngọt dưới nhiều hình thức. Việc nhiều nước thi nhau
xây đập trên sông Mê kông, con sông có nguy cơ bị băm nát đang
là nỗi lo của cộng đồng trong khu vực.
Đối với các nước đang phát triển như nước ta với hơn 70%
dân số sống dựa vào nông nghiệp thì phát triển nông nghiệp bền
6
vững là vấn đề sống còn của các thế hệ hôm nay và cả mai sau.
Một mối lo đang đe dọa các nước ở lưu vực sông Mê Kông là
đồng bằng có thể bị nhiễm mặn. Một số nước trong vùng này đang
cố gắng giành phần hơn trong việc sử dụng tối đa nước sông cho
mục đích thủy lợi, thủy điện và do đó lưu lượng nước ngọt sẽ giảm
dần trong khi nước mặn sẽ theo mao mạch dâng cao trong đất gây
nhiễm mặn và dẫn đến sa mạc hoá. Nếu vậy thì tai họa sẽ đến
trước hết với đồng bằng của các nước vùng hạ lưu trong đó có
nước ta.
Rõ ràng là dưới áp lực của tình trạng tăng dân số trên toàn cầu,
hơn lúc nào hết loài người đang đứng trước những thách thức lịch
sử. Chưa lúc nào con người phải đối mặt với tự nhiên một cách
gay gắt như hiện nay. Liệu con người có thông minh để hoà hợp
được với tự nhiên, gìn giữ được cái nôi đã nuôi nấng mình? Chúng

ta có quyền tin vào con người, một sinh vật cao đẳng nhất lúc nào
cũng biết phản xạ theo hướng sinh tồn.
I. CÁC KHÁI NIỆM
1. Vì sao phải phát triển nông nghiệp bền vững
Sự tăng dân số đang gia tăng áp lực lên việc khai thác tài
nguyên thiên nhiên. Mà tài nguyên nhiên nhiên thì lại rất có hạn:
đất trồng cho nông nghiệp, nguồn nước và các vật tư khác là
những yếu tố hạn chế. Ngay dầu lửa, nguồn năng lượng chủ yếu
của công nghiệp cũng không còn là bao, có nhiều dự đoán khác
nhau có thể là còn khai thác được 30-50 năm, cũng có thể là ngắn
hơn.
Sự khai thác tài nguyên quá mức đã dẫn đến tàn phá thiên
nhiên; gây xói mòn, ô nhiễm đất, nước, khí trời, làm mất đa dạng
7
sinh học và đang thu hẹp môi trường sinh sống của nhiều loài
động thực vật kể cả loài người.
Những thảm họa không lường được sẽ xảy ra cùng với việc
trái đất nóng lên, ngập lụt, khô cằn, thay đổi khí hậu sẽ diễn ra ở
nhiều vùng. Ở Đông Nam Á và đặc biệt là ở nước ta, hiện tượng
voi tấn công người, tàn phá mùa màng càng phổ biến, một trong
những lý do là môi sinh của chúng đã bị thu hẹp quá mức và
chúng biết kẻ gây lên thảm cảnh này là con người. Sự cạnh tranh
giữa voi và người là một vấn đề đáng suy ngẫm.
Năm 1983 Liên Hiệp Quốc đã lập ra một Uỷ ban độc lập gọi là
“Uỷ ban Quốc tế về môi trường và phát triển WCED” Trong báo
cáo “Tương lai chung của chúng ta” năm 1987 đã chỉ rõ những
vấn đề nghiêm trọng đang đe dọa tương lai của loài người.
“Trái đất chỉ có một, nhưng thế giới lại không phải là một. Tất
cả chúng ta phải dựa vào bầu khí quyển để giữ cho cuộc sống. Tuy
vậy mỗi cộng đồng, mỗi nước đều phần đấu để tồn tại và phồn

vinh mà ít chú ý đến những cộng đồng khác. Một số nước đã thụ
hưởng tài nguyên của trái đất đến mức chỉ còn lại rất ít cho thế hệ
mai sau. Một số nước khác đông hơn về số lượng lại thụ hưởng
được rất ít và phải sống với viễn cảnh đói nghèo, cùng khổ, bệnh
tật và chết sớm”.
Không thể phủ nhận là ở nhiều nước, trẻ em đã được học hành
và có vòng đời dài hơn bố mẹ chúng, có đời sống khá dần lên. Đó
là hy vọng.
Nhưng cái thất bại thì cũng đã quá rõ ràng. Đó là nhãn quan
cận thị khi đeo đuổi mục tiêu phồn vinh. Vì nghèo đói người ta sẵn
sàng bóc lột thiên nhiên từ hình thức thô sơ chặt phá đến áp dụng
8
các công cụ máy móc. Các hệ thống sản xuất sai lầm chỉ nhằm cái
lợi trước mắt có lúc đã để lại những tai họa khôn lường. Ngay
trong nông nghiệp việc trồng sắn năm này qua năm khác đã làm
cho mầu mỡ đất suy kiệt; nuôi tôm thâm canh quá mức dẫn đến sự
tàn phá hầu hết các rừng sú vẹt ven biển, những loại cây quý
không dễ gì mọc được và đã chống chọi với sóng biển kiên cường
đến như vậy.
Rõ ràng là con người thế hệ này phải nghiên cứu và phát triển
những hình thức sản xuất phù hợp nhất, thông minh nhất cho thời
đại của họ và cả cho các thế hệ sau này.
2. Thế nào là phát triển nông nghiệp bền vững
Cho đến nay có rất nhiều định nghĩa về sự phát triển bền vững,
trong đó định nghĩa được nhắc đến nhiều nhất là định nghĩa của
Uỷ ban Thế giới về Môi trường & Phát triển đưa ra năm 1987:”
Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng nhu cầu hiện tại mà
không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương
lai “. Ngày nay khái niệm bền vững phải nhắ hướng tới: bền vững
về kinh tế bền vững về chính trị, xã hội và bền vững về môi

trường. Về phát triển nông nghiệp bền vững ta có thể dẫn ra định
nghĩa của TAC/CGIAR (Ban cố vấn kỹ thuật thuộc nhóm chuyên
gia quốc tế về nghiên cứu nông nghiệp): “ Nông nghiệp bền vững
phải bao hàm sự quản lý thành công tài nguyên nông nghiệp nhằm
thoả mãn nhu cầu của con người đồng thời cải tiến chất lượng môi
trường và gìn giữ được tài nguyên nhiên nhiên
Như vậy là sự phát triển bền vững luôn luôn bao gồm các mặt:
- Khai thác sử dụng hợp lý nhất tài nguyên thiên nhiên hiện có
để thoả mãn nhu cầu ăn ở của con người.
9
- Gìn giữ chất lượng tài nguyên thiên nhiên cho các thế hệ sau.
- Tìm cách bồi dưỡng tái tạo năng lượng tự nhiên thông qua
việc tìm các năng lượng thay thế, nhất là năng lượng sinh học (chu
trình sinh học).
Trong định nghĩa trên, cũng cần phải lưu ý đến mục tiêu mà
nó phải đạt, đó là:
- Kinh tế sống động
- Kỹ thuật thích hợp
- Xã hội tiếp nhận
Định nghĩa này suy rộng ra còn nói được mối quan hệ xã hội,
trình độ phát triển kinh tế với các biện pháp kỹ thuật được áp
dụng.
3. Các biện pháp phát triển bền vững
Khai thác hợp lý nguồn lợi tự nhiên (rừng, biển) để nó có thời
gian hồi phục, tái tạo.
Tìm cách sử dụng hiệu quả hơn năng lượng sinh học (biomass)
giảm bớt lệ thuộc vào năng lượng hóa thạch.
Tính ra cứ một ha trồng ngô là có thể sử dụng một lượng lớn
CO
2

và sản sinh một khối năng lượng khổng lồ. Kết hợp giữa chăn
nuôi và trồng trọt người ta tái tạo năng lượng trong một chu trình
khép kín, cung cấp nhiều sản phẩm, giảm ô nhiễm mối trường và
tái tạo năng lượng ở các dạng khác.
Gần đây có nhiều tranh cãi xung quanh việc sử dụng ethanol
làm chủ yếu từ ngô, mía hoặc diezel sinh học làm từ các loại hạt
dầu như đậu tương, hướng dương v.v… Braxin và Mỹ là những
10
nước đi đầu trong lĩnh vực này. Rồi đây các sản phẩm GMO với
năng suất cao không còn sợ rào cản thương mại nữa, bởi đã đã
được dùng cho chế biến nhiên liệu sinh học. Cũng cần nói thêm là
các Chính phủ giờ đây đang hào phóng trợ giá cho việc sản xuất
loại năng lượng sạch này. Mặt tốt của nhiên liệu sinh học như một
dạng năng lượng sạch thì khỏi phải bàn. Nhưng mặt trái của nó là
làm tăng giá lương thực, làm trầm trọng thêm nguy cơ đói nghèo
vốn đã trầm trọng ( khoảng 1 tỷ người trên thế giới đang sống
trong nghèo đói ). Việc tăng cường sử dụng ethanol và diezel sinh
học chắc chắn sẽ làm tăng giá lương thực, thực phẩm, thúc đẩy
việc phá rừng để trồng lương thực, có khi lại là lợi bất cập hại.
Cũng cần nói thêm là tỷ lệ thay thế của ethanol và diezel sinh học
sẽ không nhiều so với tổng năng lượng tiêu dung của thế giới (
khoảng 10% ), bởi nguyên liệu từ lương thực đã là rất lớn.
Việc dùng các nguồn năng lượng mới cũng đã đạt được kết
quả đáng mừng. Châu Âu (EU) hiện đang dẫn đầu thế giới về sử
dụng các nguồn năng lượng mặt trời, năng lượng gió, sóng biển,
năng lượng hydro và năng lượng sinh học. Tổ chức E.U đã đặt
mục tiêu tăng tỷ lệ sử dụng các nguồn năng lượng mới trên lên
12% trong năm 2010. Để tránh gây hậu quả xấu đối vứi thị trường
lương thực, gần đây E.U quy định nhiên liệu sinh học thay thế chế
biến từ lương thực không được quá 6%, phầncòn lại phải từ các

nguồn khác như đã nói ở trên.Đây là những nguồn năng lượng
sạch, hiệu quả cao và không gây ô nhiễm môi trường.
Theo nghị định thư Kyoto, các nước phát triển hàng đầu của
châu Âu đang phải mua hạn ngạch khí thải để hạn chế dần lượng
khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Sử dụng các nguồn năng lượng
hóa thạch như than đá, dầu khí đang là gánh nặng của các nước
11
châu Âu. Ở nước Đức sẽ phải tìm cách giải quyết 503 triệu tấn khí
thải ô nhiễm vào năm 2007. Lượng khí Cacbon đioxit thải vào khí
quyển của Pháp đã giảm 14% trong công nghiệp, 17% trong công
nghiệp năng lượng và 6% trong nông nghiệp kể từ năm 1998. Đó
là thành quả bước đầu của công nghệ mới. Như ta biết Nghị định
thư trên đã không được sự đồng thuận của nhiều nước, nhất là các
nước lớn có nền công nghiệp phát triển. Trước mắt người ta đang
thảo luận một hiệp nghị để thay thế Nghị định thư Kyoto và nhiều
nước lớn giờ đây đã cho thấy những tín hiệu tích cực.
Nước ta đang phấn đấu xây dưng một nền nông nghiệp tiên
tiến, bền vững, cho một cơ cấu nông nghiệp thích hợp phát huy lợi
thế của nước nhiệt đới, trong đó chăn nuôi và trồng trọt kết hợp bổ
sung cho nhau. Nông nghiệp Việt nam đã có bước nhảy vọt trong
những năm gần đây, biến nước ta thành một cường quốc xuất khẩu
nông phẩm trên thế giới. Trong các thành công của phát triển lúa
gạo, trong sự phát triển vượt bậc của cây cà phê, cây chè, cao su,
cây ăn quả có phần đóng góp rất quan trọng của chăn nuôi, không
chỉ ở sức kéo mà cả ở lượng phân hữu cơ vô giá. Chính nguồn
phân hữu cơ từ chất thải của gia súc đã giữ được sự phì nhiêu của
đất, giữ được kết cấu của thổ nhưỡng, dù ở nhiều nơi độ thâm
canh đã đạt tới mức độ rất cao: 2 vụ và thậm chí 3 vụ/năm.
Ban cố vấn kỹ thuật của nhóm chuyên gia quốc tế về nghiên
cứu nông nghiệp TAC/CGIAR (1989) đã đưa ra các hướng dẫn để

phân tích sự bền vững của phát triển nông nghiệp. Mức độ phân
tích áp dụng cho 4 cấp:
- Mức đơn vị sản xuất tại hiện trường
- Mức trang trại
12
- Mức quốc gia
- Mức khu vực/ châu lục/ thế giới

Bảng 1: Phân tích tính bền vững
Mức độ
phân tích
Đặc tính tiêu biểu của
tính bền vững
Yếu tố quyết định
Hiện
trường/ đơn
vị sản xuất
Cây trồng và vật nuôi cao sản
Bảo vệ đất và nguồn nước ít sâu
hại (cây trồng) và bệnh tật (vật
nuôi)
Quản lý đất và nguồn
nước; khống chế sinh học
đối với sâu hại, sử dụng
phân hữu cơ, phân hóa
học, thuốc trừ sâu, giống
cây, con.
Trại sản
xuất
Nhận thức của nông dân, sự thoả

mãn nhu cầu kinh tế và xã hội, cơ
cấu sản xuất đứng vững được
Hưởng thụ được tri thức,
nguồn đầu tư từ bên ngoài
và thị trường
Quốc gia
Nhận thức của xã hội; tiềm lực
nông nghiệp khai thác phát triển
vững vàng, bảo tồn được tài
nguyên
Chính sách phát triển nông
nghiệp, giáo dục cộng
đồng, nghiên cứu và
khuyến nông
Khu vực/
Châu lục/
thế giới
Chất lượng môi trường tự nhiên,
phúc lợi nhân loại và tính công
bằng, nghiên cứu và phát triển
nông nghiệp quốc tế
Khống chế ô nhiễm, ổn
định khí hậu và giới hạn
phân chia (lợi ích).
Nguồn: FAO-nghiên cứu và kỹ thuật, Bài 4 Rome, Italy, 1989.
Một loạt hệ thống nông nghiệp được coi là bền vững như nông
nghiệp tự nhiên (natural farming), nông nghiệp hữu cơ (organic
farming), nông nghiệp bền vững đầu tư thấp (low input sustainable
agriculture). Tất cả các công nghệ trên đều có đặc điểm chung đó
là đầu vào từ bên ngoài thấp, sử dụng nguồn tài nguyên tại chỗ, ít

13
sử dụng hóa chất nên mức độ ô nhiễm thấp và bảo vệ được môi
trường. Các hình thức sản xuất này thiên về tự cung tự cấp trong
phạm vi gia đình mà ít quan tâm đến sản phẩm tối đa.
Có thể nói mục tiêu sản lượng tối đa (maximum production)
hầu như từ lâu đã là mục tiêu của các nhà sản xuất theo hướng thị
trường. Vì thế người ta đã dùng hết mức thuốc trừ sâu, phân hóa
học, nước, năng lượng cho sản xuất thâm canh. Cách mạng xanh
những năm 60 thế kỷ trước là một ví dụ điển hình. Hình thức này
chắc chắn là có lợi trước mắt nhưng về lâu về dài là có hại.
Bên cạnh mục tiêu trên có một khái niệm khác được nhiều
người quan tâm ủng hộ đó là đạt sản lượng “hợp ly” (optimum
production). Ở đây không phải là từ chối sử dụng hóa chất hay
không đầu tư hoặc đầu tư thấp mà là căn cứ vào nhu cầu của cây
và chất lượng đất để có sự đầu tư hợp lý.
Biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM có thể được coi là một biện
pháp bền vững hữu hiệu, ở đó người ta đã sử dụng thuốc trừ sâu
một cách tốt nhất kết hợp với chọn lọc các giống cây kháng bệnh,
kết hợp kỹ thuật trồng trọt, sử dụng các loại cây thuốc, các loài
ong để chống côn trùng
Để cho mọi người thừa nhận và thực hiện chủ trương nông
nghiệp bền vững trong thực tiễn là việc rất khó khăn, một cuộc
đấu tranh gian nan. Những người hoạch định chính sách cần phải
có nhãn quan xa rộng để có được các chính sách thích hợp, kiên trì
thuyết phục nông dân thì mới mong xoay chuyển được tình thế.
Người nông dân nào cũng muốn đạt năng suất cao, trong điều
kiện cho phép ai cũng muốn sử dụng giống mới, đầu tư nhiều phân
hóa học và thuốc trừ sâu. Để có thêm thu nhập, các công ty, các
14
nhà chăn nuôi lớn sẵn sàng làm tất cả, chỉ có pháp luật may ra mới

hạn chế được phần nào sự bóc lột thậm chí tàn phá tự nhiên.
Không ai, không quốc gia nào lại cam chịu đói nghèo, lại
không muốn phát triển nhanh qua con đường công nghiệp hóa và
hiện đại hoá. Ai sẽ hy sinh cho tương lai đây? Phát triển bền vững
tuy không giải quyết được mọi chuyện, nhưng nó có thể đưa ra
được những phương sách, sự hướng dẫn cho việc nghiên cứu và
phát triển vì sự sống của thế hệ tương lai. Lẽ đương nhiên chúng ta
vẫn còn hy vọng ở lương tri con người, bởi vì không ai muốn đời
con cháu phải trả giá. Nhu cầu thì phải thoả mãn, nhưng lòng tham
thì cần hạn chế! Bài học của khủng hoảng kinh tế gần đây chắc
chắn sẽ thúc đẩy các quốc gia suy nghĩ nhiều đến tính bền vững
trong phát triển.
II. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG CHĂN NUÔI BỀN
VỮNG TRONG NÔNG NGHIỆP
Giữa phát triển và tính bền vững luôn có những mặt đối lập.
Công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đôi lúc đã bắt môi
trường trả giá. Cho đến nay không phải ở đâu người ta cũng
đồng ý và thực hiện theo hướng bền vững. Có người chỉ muốn
nhấn mạnh quá trình công nghiệp hoá, không cần biết đến khái
niệm này, thậm chí cho những người chủ trương phát triển bền
vững là “bảo thủ” là đẩy lùi tiến bộ. Và như ta biết điều đó đã
dẫn tới một tình hình hết sức nghiêm trọng mà các nguyên thủ
quốc gia đã phải ngồi lại bàn bạc chuyên đề này và ra tuyên
ngôn Rio de Janero nổi tiếng (1962).
Để đánh giá khả năng phát triển bền vững phải có các tiêu
chuẩn riêng cho từng ngành kinh tế và riêng cho xã hội. Các tác
giả J.de Wit, J.K. Oledenbroek, H.van Keulen, D.Zwart (1990) đã
15
đi sâu nghiên cứu các tiêu chuẩn đánh giá hệ thống chăn nuôi bền
vững. Theo các tác giả trong sản xuất nông nghiệp, tiêu chuẩn

đánh giá hệ thống chăn nuôi bền vững dựa vào các yếu tố chi phối
tính không bền vững đặt trong mối quan hệ tương hỗ giữa các
ngành chăn nuôi và trồng trọt và cả hệ thống. Phát triển chăn nuôi
một mặt sẽ thúc đẩy phát triển ngành trồng trọt và phát triển nông
nghiệp nói chung, mặt khác lại có thể ảnh hưởng tới những yếu tố
chi phối tính không bền vững, làm trầm trọng thêm những vấn đề
về môi trường sinh thái nông nghiệp.
Các vấn đề sau đây cần được xem xét một cách hệ thống:
1. Khả năng cân đối giữa nhu cầu và tiềm năng cung cấp
những sản phẩm chăn nuôi là một chỉ tiêu đánh giá PTBV trực
tiếp. Vấn đề nhu cầu các sản phẩm chăn nuôi tăng có liên quan
đến giảm diện tích đất tự nhiên, quá trình chuyển hoá dinh
dưỡng trong thiên nhiên và nguồn lương thực dự trữ. Tuy tồn
tại mối tương tác thuận giữa chăn nuôi và trồng trọt, cùng thúc
đẩy phát triển, và chăn nuôi còn được xem như hoạt động
chính để giảm sự rủi ro trong sản xuất nông nghiệp, song
không tránh khỏi sự cạnh tranh về đầu tư, năng lượng cung cấp
trong sản xuất. Chỉ số về mối tương quan thuận sẽ phản ánh sự
PTBV trong chăn nuôi.
2. Vấn đề sử dụng đất nông nghiệp: Dự kiến đất có khả năng
trồng trọt sẽ giảm từ 0,28 ha/người ở mức hiện nay xuống 0,17
ha/người vào năm 2025, riêng châu Á sẽ giảm xuống 0,09
ha/người (WRI, 1990). Theo ước tính của FAO, diện tích đất trồng
trọt sẽ ở mức 0,15 ha/người năm 2050. Vấn đề giảm diện tích đất
trồng trọt có liên quan trực tiếp tới sự PTBV vì diện tích mới mở
ra lại chủ yếu ở những vùng đất khó khăn, tiềm năng năng suất
thấp và thường thoái hoá sau quá trình canh tác. Theo đánh giá sơ
16
bộ có khoảng 40% đất có khả năng trồng trọt và 21% đất trồng cỏ
sẽ chịu “tác động do con người gây thoái hoá”; ở hầu hết những

nước đang phát triển, quá trình rửa trôi là dạng chính trong thoái
hoá đất. Kết quả phân tích ở Nam Mali, lượng dinh dưỡng trong
đất mất đi ở một số cơ cấu luân canh tương đương với giá trị sản
phẩm thu được ở thời giá (1992). Hiệu quả thực sự của hệ thống
chăn nuôi là tác động đến cân bằng sinh dưỡng trong đất thông
qua quá trình cải tạo đất, tăng chất hữu cơ, giảm xói mòn, rửa trôi.
Xói mòn cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thoái hoá đất và
chịu tác động của nhiều yếu tố, trong đó bao gồm cả tác động do
chăn nuôi. Phá rừng là nguy cơ đe dọa tính ổn định của hệ thống
sản xuất nông nghiệp, hàng năm chăn nuôi góp phần trực tiếp vào
quá trình này khoảng 9% hoặc thậm chí còn cao hơn (sử dụng làm
bãi chăn thả, phát triển đồng cỏ ). Do đó, tác động của hệ thống
chăn nuôi đến quá trình thoái hoá đất, duy trì cân bằng dinh dưỡng
trong đất là chỉ tiêu PTBV. Những dự báo gần đây về các vùng đất
thấp ven biển sẽ bị nhấn chìm do hệ quả của việc trái đất ấm dần
lên, như vậy đất trồng trọt lại càng bị co hẹp.
3. Sử dụng năng lượng hiệu quả: Hầu hết những sản phẩm
tăng lên hiện nay là kết quả của tăng sử dụng năng lượng hoá
thạch, đây là nguồn năng lượng không tái tạo được. Vấn đề này
liên quan tới việc giảm tỉ lệ tổng số năng lượng, từ cao hơn 10 ở
hệ thống đầu tư thấp, đến nhỏ hơn 2 ở hệ số đầu tư cao. Quá
trình sản xuất chăn nuôi góp phần giảm bớt sử dụng nguồn năng
lượng này thông qua các dạng năng lượng khác như sức kéo,
nhiên liệu từ phân. Việc sử dụng năng lượng hoá thạch rồi đây
sẽ bị giảm dần bởi nguồn năng lượng này sẽ cạn dần, buộc
người ta phải có chương trình khai thác sử dụng các nguồn năng
lượng sạch khác.
17
Ngoài ra, sử dụng nước và nguồn dinh dưỡng hiệu quả, cân
đối cũng giữ vai trò rất quan trọng, đặc biệt có tác động lớn đến hệ

thống canh tác và qua đó ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng năng
lượng.
4. Sự ô nhiễm môi trường có liên quan chính đến hệ thống
thâm canh, chăn nuôi như: (a) ô nhiễm mạch nước ngầm do
khoáng chất mà nguyên nhân chính là sự mất cân bằng dinh dưỡng
(b) các hoá chất độc hại các sản phẩm thuốc thú y, thuốc trừ sâu.
Khắc phục sự ô nhiễm này theo hướng đa canh, đa dụng, sử
dụng giống thích ứng, giảm lượng thuốc thú y, dùng vac xin và kỹ
thuật quản lý
5. Đa dạng sinh học được xem là cơ sở cần thiết có lợi cho
tương lai. Nguy cơ mất dần tính đa dang sinh học (ĐDSH) rất lớn
do mất dần diện tích tự nhiên, nơi tiềm chứa hệ sinh thái đa dạng,
để chuyển thành diện tích trồng trọt với hệ cây trồng cố định, và
hệ di truyền theo quá trình điều khiển của con người. Đây là vấn
đề quan trọng nhưng để đánh giá chính xác cũng rất khó.
ĐDSH cũng gắn liền với tính ổn định sinh học được biểu hiện
như khả năng chống chịu, khả năng thích nghi và biến đổi, tính
bảo thủ di truyền
Vấn đề phát triển bền vững không phải là không gây ra tranh
cãi. Vì vậy cần xem xét nó trên quan điểm liên tục, hệ thống, trên
góc độ ủng hộ tiến bộ. Việc định ra được các chỉ tiêu có thể đo
lường được để đánh giá ảnh hưởng đối với hệ sinh thái là hết sức
quan trọng. Như vậy ta đã đánh giá một vấn đề trong sự phát triển
hệ thống, sự liên quan giữa sinh thái và các chỉ tiêu kinh tế xã hội
là những cái hết sức quan trọng của mục tiêu phát triển bền vững.
18
Ta sẽ thử điểm lại các thảm họa thiên nhiên đang đe dọa để
thấy tường tận tính cấp thiết của phát triển nông nghiệp bền vững.
III. NGUỒN GỐC CỦA THẢM HỌA MÔI TRƯỜNG
Trái đất và bầu khí quyển quanh nó là cái nôi của sự sống. Từ

lúc có con người xuất hiện, hình thành xã hội thì các hoạt động
của con người đã chi phối toàn bộ hoạt động của sự sống. Với sức
mạnh của trí tuệ, con người trở thành chủ của các loài sinh vật
khác, con người dựa vào tự nhiên, khai thác nó, bắt muôn loài
phục vụ cho mình. Con người đã dùng sức mạnh của mình mà chủ
yếu là sức mạnh của trí tuệ để chinh phục trái đất, thậm chí còn
ôm ấp mộng chinh phục các hành tinh khác lạ xung quanh trái đất.
Lúc con người xuất hiện, trên trái đất đã có sẵn cây trái, sẵn
các loài muông thú. Để sinh sống con người bắt đầu hoạt động hái
lượm trái cây và săn bắn thú rừng. Với một số lượng ít ỏi ban đầu,
loài người đông dần lên hình thành bộ tộc, hình thành xã hội. Cây
trái, thú rừng không dồi dào sẵn có như trước nữa. Con người từ
chỗ chỉ biết“để dành” đã dần dần biết trồng trọt chăn nuôi. Người
ta biết đào lỗ bỏ hạt để thu gặt khi quả, hạt đến độ chín. Người ta
biết giữ các con gia súc cái đực, cho chúng sinh sản để được đời
con để nuôi béo và giết thịt. Quá trình này diễn ra rất chậm chạp
và trải qua nhiều thất bại. Lúc đầu khi săn bắt được dã thú, người
giết thịt những con to lớn hung bạo trước hoặc những con xấu xí,
yếu ớt trước và giữ lại những con khoẻ mạnh hiền lành. Kết quả là
do được giữ lại lâu, chúng đã sinh sản ra thú con. Điều này đã gợi
ý cho con người bấy giờ biết cách giữ những con vật trưởng thành
cho nó sinh đẻ và nuôi các thú nhỏ. Nghề chăn nuôi được bắt đầu
từ đó.
19
Thuở ban đầu, đất rộng người thưa, người ta trồng trọt trên
một mảnh đất nào đó sau một thời gian thấy kém phần màu mỡ thì
lại dời đi nơi khác, lại đốt rừng làm rẫy. Lối canh tác ấy thường
được gọi là du canh. Những gia đình chuyên sống bằng chăn nuôi
cũng áp dụng phương thức ấy, đó là chăn thả đàn gia súc (bò, cừu
v.v.) ở mảnh đồi có nhiều cỏ tốt, sau một thời gian thức ăn cạn dần

lại chuyển sang mảnh đồi khác có cỏ tốt hơn. Cách chăn thả ấy
thường được gọi là “du mục”.
Thế là ngay từ đầu con người đã biết lợi dụng thiên nhiên,
chọn khai thác những nơi màu mỡ trước. Đợi cho xã hội con người
đông dần lên, cái lối di chuyển ấy không còn dễ dàng nữa, người
ra buộc phải “định canh” và tìm cách sống trên một mảnh đất cố
định. Để tồn tại được, rõ ràng là cần phải biết tận dụng mảnh đất
ấy mà còn trên chừng mực nào đó bồi bổ nó để thu hoạch được
khá hơn. Kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi được cải tiến dần. Tất
nhiên con người, bên cạnh ý thức bồi bổ lại cho mảnh đất mà mình
dựa vào để sinh sống, cũng có lúc vô tình hay cố ý đang huỷ hoại
nó, tàn phá nó. Cái cảnh “lấy ngón tay chọc mắt mình” không phải
là không xảy ra. Có thể dễ nhận thấy ở sự đốt rừng bừa bãi để làm
rẫy, ở hiện tượng chăn thả quá mức, gây xói mòn v.v.
Từ những năm 40 của thế kỷ 20 với sự xuất hiện và ứng dụng
của các loại ‘thuốc thần” như kháng sinh, tỷ lệ tử vong của người
nhất là trẻ sơ sinh giảm hẳn đi. Dân số thế giới tăng nhanh chóng và
chẳng mấy chốc một thảm họa đã ập tới - áp lực tăng dân số. Một
điều đáng lo ngại nhất là tốc độ tăng dân số lại rất mạnh mẽ ở các
nước đang phát triển, những nước mà ở đó cuộc sống còn rất chật
vật, nạn đói thường xảy ra. Khó mà tin được giữa cái thế giới văn
minh này vẫn còn có hàng trăm triệu người đói khổ, hàng trăm triệu
trẻ em suy dinh dưỡng. Theo công bố của FAO năm 2000 con số
20
người đói và thiếu ăn là 826 triệu người, trong đó 792 triệu người
thuộc các nước đang phát triển và 34 triệu người thuộc các nước
phát triển. Đà tăng dân số này, nếu không kiểm soát được có nguy
cơ trở thành thảm hoạ. Dân số thế giới hiện đã là 6,4 tỷ người. Theo
ước tính nếu không được kiềm chế thì sau 30 năm nữa số người sẽ
tăng thêm 3 tỷ. Thật là khủng khiếp! Con số trên không những đe

dọa cuộc sống nông thôn và cả cuộc sống của đô thị và nói rộng ra
đe dọa cho môi trường quanh ta và cả hành tinh này. ( Theo đánh
giá gần đây – 2009 của Tổ chức chương trình lương thực thế giới
của Liên Hiệp Quốc ( WFP ) thì hiện nay do khủng hoảng tài
chính toàn cầu, con số người đói nghèo trên thế giới đã tăng lên
đến 1 tỷ người, trong khi WFP chỉ có thể giúp cho khoảng 10% số
người trên ).
Làn sóng di dân tưởng đã chấm dứt từ lâu, ngày nay lại vẫn
đang tiếp diễn. Do chiến tranh, thiên tai mất mùa, hàng năm hàng
triệu người vẫn bỏ quê hương đi tìm các miền đất khác, nơi cuộc
sống dễ dàng hơn.
Thế giới thực sự đang đứng trước những thử thách to lớn.
thảm họa môi trường: quả đất nóng dần lên, nạn phá rừng, xói
mòn,ô nhiễm đất và nước v.v. Tốc độ đô thị hoá chóng mặt ở một
số nước đang dẫn đến đảo lộn cuộc sống không những của dân
nông thôn và cả dân thành trị và đang làm cho mâu thuẫn xã hội
ngày càng gay gắt. Bạo lực khủng bố những năm đầu của thế kỷ
này lại càng làm tăng thêm lo ngại cho toàn thế giới. Dư luận phổ
biến đều cho rằng chỉ có thể trừ diệt tận gốc chủ nghĩa khủng bố
bằng sự kết hợp của đấu tranh mạnh mẽ trên bình diện toàn cầu
với công cuộc xoá đói giảm nghèo, xoá bỏ bất công xã hội trong
mỗi nước và giữa các nước.
21
Chúng ta hãy điểm qua các thách thức trên để hiểu sâu sắc vì
sao phải phát triển bền vững.
1. Trái đất nóng lên
Dù còn bất đồng trong quan điểm chung giải quyết vấn đề thay
đổi của khí hậu trái đất, nhưng các nhà khoa học đều nhất trí rằng
hiện tượng hiệu ứng nhà kính gây ra bởi sự thải ra các khí điôxít
cácbon (CO

2
), mê tan (CH
4
) và ôxít nitơ (N
2
O) phát sinh do sử
dụng nhiên liệu hoá thạch (dầu mỏ, than đá) sẽ dẫn đến sự nóng
dần lên của trái đất. Hệ quả sẽ là mực nước các đại dương dâng
cao do lượng băng tan nhiều hơn và lũ lụt sẽ nhấn chìm nhiều
vùng đất thấp. Áp lực nước mặn tăng ảnh hưởng đến các mạch
nước ngầm, diện tích bị nhiễm mặn lan rộng và đất trồng ngày
càng co hẹp. Trái đất nó nóng dần, băng tan nhiều hơn, nhiều vùng
đất thấp sẽ bị nhấn chìm. Đây sẽ là một thảm hoạ lớn đối với nhiều
hòn đảo và các vùng thấp ven biển. Việt nam được liệt vào danh
sách 1 trong 5 nước chịu tai hoạ nặng nhất.
Sự sản sinh của khí CO
2
chủ yếu là do sử dụng dầu lửa (fossil
fuel) và nạn phá rừng. Ta biết qua tác dụng quang hợp, cây có thể
lợi dụng một phần rất lớn khí CO
2
được thải ra trong khí quyển.
Còn như khí Methan thì ngoài lượng khí do sự lên men của thực
vật, có tới 20% sản sinh ra từ đường tiêu hoá của loài ăn cỏ.
Theo tính toán thì mỗi hecta mía có thể lợi dụng được 80 tấn
khí CO
2
. Việc sử dụng sức kéo của gia súc làm giảm lượng sử
dụng dầu khí, cũng làm giảm đáng kể lượng khí CO
2

thải ra. Sự
thay đổi kỹ thuật nuôi dưỡng cũng có thể góp phần làm giảm khí
CH
4
. Người ta chú trọng nuôi nhiều các gia súc có dạ dày đơn
(lợn ), còn đối với loài nhai lại thì có thể hạn chế việc cho ăn các
22
loại thức ăn giàu sinh khối (high biomass) để làm giảm lượng khí
CO
2
, CH
4
sản sinh.
Các nhà khoa học cảnh báo hàng triệu người ở châu Á Thái
Bình Dương có thể bị mất nhà cửa vì bão lụt nhiều hơn do sự biến
đổi nhiệt độ của quả đất. Các nhà khoa học thuộc cơ quan nghiên
cứu CSIRO của Úc nhận định rằng: Khí hậu địa cầu biến đổi sẽ
ảnh hưởng nghiêm trọng đến an sinh và kinh tế của các nước trong
khu vực.
Nhiều dự báo khác nhau đã được đưa ra về hiệu ứng nhà kính
làm tăng nhiệt độ của trái đất và kéo theo mực nước biển dâng cao
bởi nó còn tuỳ thuộc vào khả năng đối phó của con người. Nước
biển dâng cao gây ngập lụt làm mất đất trồng trọt trên diện rộng dẫn
đến đói nghèo. Theo ước tính nếu mực nước tăng 1 mét thì sẽ có 75
- 150 triệu người ở châu Á và Thái Bình Dương mất nơi cư trú.
Những vùng bị đe dọa nhất là các vùng đất thấp Bangladesh, Ấn
Độ, Việt Nam và Trung Quốc, cũng như các đảo quốc nhỏ trong
Thái Bình Dương. Bản phúc trình CSIRO cũng cho rằng nhiệt độ
thay đổi và lượng mưa gia tăng sẽ ảnh hưởng đến sinh sản của muỗi
khiến có thêm hàng triệu người bị mắc những bệnh do muỗi truyền

như sốt rét và sốt xuất huyết.
Người ta có thể thông qua việc canh tác cũng như sử dụng sức
kéo gia súc thay máy móc nông nghiệp và cải tiến chế độ nuôi
dưỡng để làm giảm việc sản xuất khí CO
2
, CH
4
.
Theo Andrasco (1990) để giảm sự làm nóng quả đất một số
biện pháp sau nên được xem xét:
- Giảm chặt phá cây rừng, chống lại việc đốt rừng kể cả cho
mục đích trừ cỏ dại.
- Giữ gìn rừng nguyên thủy như là nguồn dự trữ biomas.

×