Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Kỹ thuật chăn nuôi dê part 6 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (428.95 KB, 13 trang )

xuất. Nguồn thức ăn nuôi dê thâm canh bao gồm các loại thức ăn như tinh hỗn hợp
giàu dinh dưỡng, nắm thức ăn rỉ mật và tảng đá liếm bổ sung khoáng, muối; thức
ăn thô như lá cây, cỏ tự nhiên hoặc cỏ trồng như cỏ voi, cỏ ghi- nê; các loại lá cây
giàu protein như cây keo dậu (Leucaena), chè Colombia (Trichantera gigantea),
cây đậu Phihppin (Flemengia congesta) Rơm, ngọn, lá hoặc thân cây mía và các
phế phụ phẩm nông nghiệp khác đều là nguồn thức ăn tốt cho dê. Việc chọn lọc,
loại thải con giống và ghép đôi giao phối trong đàn dê giống phải dựa trên cơ sở
ghi chép theo dõi kết quả sản xuất của cá thể nhằm từng bước nâng cao năng suất
của đàn giống.
1.2. Nuôi dê bán thâm canh
Đây là phương thức nuôi dê phổ biến và phù hợp nhất trong điều kiện chăn nuôi ở
nước ta. Dê được nuôi theo kiểu chăn dắt hoặc cột buộc luân phiên ở khu vực
quanh nhà, hoặc nuôi nhốt kết hợp với chăn thả. Ngoài các loại cỏ lá, rễ cây tự
nhiên mà dê tự kiếm được khi chăn thả, chúng còn được cung cấp một lượng thức
ăn tinh hỗn hợp nhất định. Các loại thức ăn bổ sung khoáng, muối, protein và cỏ, lá
hoặc phế phụ phẩm nông nghiệp khác cũng được cung cấp tại chuồng vào ban
đêm. Với phương thức này chúng ta có thể quản lý cá thể được đối với hướng nuôi
dê kiêm dụng sữa, thịt trong qui mô nhỏ.
1.3. Nuôi dê quảng canh
Những nơi có đồi, bãi, rừng cây rộng lớn thì có thể áp dụng phương thức này. Dê
được chăn thả hoàn toàn, chúng tự tìm kiếm và chọn lọc những loại thức ăn tự
nhiên đa dạng. Đôi khi cần bổ sung thêm ít sắn, khoai, cám, ngô và cỏ lá tại
chuồng. Việc quản lý đàn dê và công tác giống không được tiến hành theo cá thể.
Nuôi dê theo phương thức quảng canh sẽ cho năng suất thấp nhưng vốn đầu tư về
giống, thức ăn sẽ thấp hơn nhiều. Phương thức này thường được áp dụng để nuôi
dê lấy thịt (giống dê Cỏ, dê lai).
2. Chuồng trại nuôi dê
2.1. Chuồng dê
Nhà nuôi dê có thể là căn nhà hoặc có thể là lán trại đơn giản nhưng phải đảm bảo
thông thoáng, sáng sủa, tránh gió lùa, mưa nắng hắt trực tiếp vào dê, mát mẻ về
mùa hè, ấm áp về mùa đông. Nền chuồng phải phẳng, nhẵn để dễ quét dọn vệ sinh,


có rãnh thoát nước, phân và nước tiểu.
2.2. Cũi lồng chuồng dê
Cũi lồng chuồng dê có thể làm bằng tre, gỗ hoặc các nguyên liệu sẵn có. Tất cả đều
phải đảm bảo chắc chắn, gọn gàng, không để dê chui qua, lọt chân, gây chấn
thương, xây xát da. Kích thước một cũi lồng phù hợp là: cao 1,5- 1,8 m, chiều rộng
(phía trước) là 1,2- 1,4 m, chiều dài (sâu vào) 1,3 - 1,5 m. Diện tích của ngăn lồng
chuồng đó là 1,5- 1,8 m
2
đủ nhốt một con dê giống và đàn con theo mẹ hoặc nhốt
2-3 con dê con vỗ béo. Phần kỹ thuật rất quan trọng của cũi lồng là đáy lồng
chuồng. Đáy lồng chuồng phải cao cách mặt đất 0,5-0,8 m. Đáy nên làm bằng
những thanh gỗ thẳng, bản rộng 2-2,5 cm được đóng thành rát có khe hở 1 -1,5 cm
đủ để phân dê lọt được dễ dàng. Lưới cỏ nên đặt ở phía trước, ngoài thành lồng, có
lỗ cho dê thò đầu ra ngang tầm vai để dê lấy được thức ăn và tránh được thức ăn
rơi vãi ra ngoài. Máng thức ăn tinh có thể treo bên trong lồng, cạnh cửa. Cánh cửa
của cũi lồng làm sao đóng mở được dễ dàng, chắc chắn.
3. Phiếu theo dõi năng suất giống dê
Để theo dõi năng suất giống dê làm cơ sở chọn lọc giống, chúng ta cần ghi chép số
liệu cá thể theo mẫu như sau:
Lý lịch dê cái giống:
Số hiệu: Giống:
Ngày sinh: Nơi sinh:
Bố: Mẹ:
Kết quả sản xuất
Ngày
phối
giống
Số hiệu
đực
phối

Ngày
đẻ
Số con
sơ sinh
sống
Số con
sơ sinh
chết
Chu kỳ
tiết sữa
(ngày)
Năng
suất sữa
(lít/ngày)

ghi
chú

Lý lịch dê đực giống:
Số hiệu: Giống:
Ngày sinh: Nơi sinh:
Bố: Mẹ:
Kết quả sản xuất
Năm
sản
xuất
Kết quả
kiểm
tra tinh
dịch

Số lần
phối
giống
Tỷ lệ
thụ thai
(%)
Số con
sơ sinh
sống
Số con
cai sữa
Tổng
trọng
lượng cai
sữa (kg)
ghi
chú

4. Một số thao tác kỹ thuật thông thường khác
Đánh số hiệu dê theo 3 phương pháp sau đây:
Chương V
Quản lý sức khoẻ đàn dê
Nhà xuất bản nông nghiệp - Hà Nội 2000
TS. Đinh Văn Bình - TS. Nguyễn Quang Sức
Trách nhiệm về công việc vệ sinh phòng bệnh, bảo vệ sức khoẻ cho đàn dê là của
cả cán bộ thú y và người chăn nuôi. Làm tốt công tác thú y là bảo đảm cho đàn dê
khoẻ mạnh và có sức sản xuất cao. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất vẫn xuất
hiện bệnh tật trong đàn. Cho nên việc xác định kịp thời các dấu hiệu bệnh tật để
điều trị và ngăn ngừa được sự lây lan mầm bệnh là rất cần thiết.
Việc đàn dê tăng chậm có nhiều nguyên nhân như tỷ lệ thụ thai thấp, tỷ lệ dê con

chết trước và sau cai sữa cao và tỷ lệ hao hụt đàn do chết và loại thải của dê trưởng
thành lớn. Dê chết trong các lứa tuổi chủ yếu do thiếu chương trình phòng bệnh
hợp lý.
Tóm lại, để khống chế được thiệt hại về kinh tế do hậu quả của bệnh tật gây nên,
người nuôi dê cần thực hiện tốt các biện pháp để phát hiện được bệnh kịp thời,
phòng bệnh hợp lý và biết điều trị bệnh trong quá trình chăn nuôi.
I. Kiểm tra triệu chứng lâm sàng của dê
Khi dê ốm, các triệu chứng lâm sàng về sự thay đổi tình trạng sức khoẻ được thể
hiện ở bảng sau:
Những biểu hiện bên ngoài và chỉ tiêu sinh lý của dê khoẻ và dê ốm
Dê khoẻ Dê ốm
Linh hoạt và tỉnh táo, ăn ngon
miệng
Uể oải, cúi đầu, bỏ ăn
Nhai lại và nhu động dạ cỏ bình
thường (1-2 lần/phút)
Ngừng nhai lại và nhu động dạ cỏ
yếu hoặc ngừng hẳn
Mượt lông và nhẵn da Xù lông (Lông dựng đứng)
Thân nhiệt bình thường:
Þ38-39,5
0
C (sáng sớm)
Þ39,5-40,5
0
C (ban ngày)
Sốt:
ÞThân nhiệt trên 40-41
0
C (phụ thuộc

vào mùa)
Nhịp thở bình thường:
Þ12-15 lần/phút (hậu bị trưởng
thành)
Þ15-30 lần/phút (dê con)
Dê khó thở, ho.
Kết mạc mắt và niêm mạc mồm
hồng
Kết mạc mắt, niêm mạc thay đổi
ÞNhợt nhạt (thiếu máu do ký sinh
trùng)
ÞVàng (bệnh gan)
ÞĐỏ thẫm (bệnh truyền nhiễm)
Phân bình thường: cứng và dạng
viên
ỉa chảy: phân nhão, lỏng

Cách kiểm tra một số chỉ tiêu sinh lý chức năng
Đo thân nhiệt: Cắm nhiệt kế qua hậu môn một cách nhẹ nhàng, thẳng hướng sâu
vào trực tràng và để yên trong 3 phút rồi rút ra đọc chỉ số thân nhiệt.
Đếm nhịp thở: Để dê yên tĩnh, đếm số dao động của thành lồng ngực dê trong một
phút.
Đếm nhịp tim mạch: Đặt lòng bàn tay vào vùng tim, ngay sau khuỷu chân trước rồi
đếm số nhịp đập của tim trong một phút. Chỉ có thể xác định chính xác khi dê yên
tĩnh, đang nghỉ ngơi.
Đếm nhu động dạ cỏ: Đặt lòng bàn tay vào chỗ lõm ngay sau xương sườn cuối
cùng bên trái và đếm số nhu động trong 2 phút.
II. Một số phương pháp vệ sinh phòng bệnh cho dê
1. Vệ sinh chung cho đàn dê
- Để giảm tối thiểu mức độ mắc bệnh và làm cho gia súc phát triển tốt, điều rất cần

thiết là nuôi nhốt chúng ở chuồng trại sạch sẽ. Cũi chuồng, nhà nuôi nên được vệ
sinh hàng ngày. Khi dê ỉa chảy phải vệ sinh vài lần trong ngày. Định kỳ sát trùng,
tiêu độc chuồng trại.
- Nên nuôi nhốt dê ở nơi khô ráo. Chống mưa hắt vào chuồng dê. Không được để
dê bị ướt nước mưa.
- Điều cần thiết là phải đảm bảo chuồng trại thông thoáng, chống ngột ngạt. Đặc
biệt ở mùa đông khi trời lạnh, độ ẩm cao, không khí ngột ngạt có thể gây nên bệnh
viêm phổi và một số bệnh khác.
- Không được cho dê ăn thức ăn ướt. Nếu cho ăn thức ăn ướt thì chẳng những dê
con mà dê lớn cũng bị ỉa chảy. Nếu thức ăn bị ướt thì nên phơi khô trước khi cho
ăn.
- Cho dê uống nước sạch.
- Phải cung cấp tảng đá liếm cho tất cả các loại dê để bổ sung khoáng, muối nhằm
phòng bệnh do thiếu khoáng.
- Hàng ngày phải kiểm tra bệnh tật từng con, thường xuyên kiểm tra ve, ghẻ và
giun sán.
- Cắt móng chân thường xuyên sẽ giảm được sự nhiễm mầm bệnh gây nên thối
móng và các bệnh tương tự.
- Tẩy giun sán thường xuyên, tối thiểu 2 lần/năm (trước và sau mùa mưa). Nếu có
điều kiện nên gửi mẫu phân tới phòng chẩn đoán gần đó để kiểm tra thường xuyên
(tốt nhất mỗi quí một lần) để điều trị ngay những con nhiễm nặng.
- Cần tiêm phòng định kỳ một số bệnh quyền nhiễm bằng vac-xin như bệnh tụ
huyết trùng và viêm ruột hoại tử.
2. Vệ sinh cho dê ốm
- Khi dê ốm cần điều trị bệnh kịp thời.
- Cách ly ngay dê ốm khỏi đàn dê khoẻ, tốt nhất nhốt dê ốm ở cũi, chuồng cách
biệt. Nếu không nhốt cách ly thì nguy cơ lây lan bệnh sang dê khác sẽ lớn hơn. Dê
ốm không nên chăn thả, vì chúng sẽ lan truyền mầm bệnh vào môi trường. Lồng
chuồng của dê ốm nên được sát trùng hàng ngày. Khi tiếp xúc (điều trị, chăm sóc)
với dê ốm xong cần phải rửa và sát trùng tay trước khi tiếp xúc với dê khoẻ, tốt

hơn là nên đeo găng tay trong khi điều trị dê.
- Nhốt dê mắc bệnh truyền nhiễm thêm ít nhất 2 tuần sau khi khỏi bệnh. Vì sau khi
khỏi bệnh, gia súc vẫn có thể thải mầm bệnh và gây nhiễm cho con khác.
- Bồi dưỡng sức khoẻ bằng cách cho dê ăn uống đầy đủ hơn và bổ sung thêm
khoáng, vitamin.
Khi dê ỉa chảy nên để nước uống và tảng đá liếm thường xuyên trong cũi lồng
chuồng. ỉa chảy làm cho cơ thể mất dịch thể và khoáng nghiêm trọng. Nếu ỉa chảy
nặng và kéo dài (vài ngày) thì cần thiết phải cung cấp dung dịch chống mất nước.
Nếu thiếu sự can thiệp, dê sẽ mất nước, mất cân bằng chất điện giải trong cơ thể,
dê trở nên yếu và có thể bị chết.
III. Những bệnh thường xảy ra và phương pháp phòng, trị
A. Những bệnh gây nên do vi khuẩn và vi rút
Hội chứng tiêu chảy ở dê con
(Neonatal Diarrhea Complex)
Nguyên nhân
Bệnh chỉ xảy ra ở dê con. Các loại vi khuẩn có khả năng gây nên tiêu chảy thường
là: Escherichia coli, Clostridium perfringens và Salmonella. Một số loài vi-rút như
rota và corona cũng tham gia gây bệnh này. Tỷ lệ mắc bệnh này trong đàn thường
tăng cao khi nuôi dê con thâm canh trong điều kiện chật chội và vệ sinh kém hoặc
nuôi dê quảng canh trong môi trường quá nóng, quá lạnh và ẩm thấp, sử dụng thức
ăn thay thế sữa kém chất lượng, thay đổi chế độ ăn và loại thức ăn đột ngột; thiếu
sữa đầu.
Triệu chứng lâm sàng
Dạng nhẹ: Thể trạng bình thường, tiêu chảy ngắn, phân thay đổi từ nhão đến loãng.
Dạng nóng: Mất nước, dê con buồn rầu, mồm khô, mất phản xạ bú mẹ, yếu không
đứng dậy được, đầu, tai mũi bị lạnh, đuôi mắt nhợt nhạt, thân nhiệt hạ, bỏ ăn, bụng
nhão, nhu động đường ruột tăng rất mạnh. Phân thay đổi (sền sệt, trắng rồi lỏng,
nâu rồi có bọt, xanh, vàng, hôi thối).
Điều trị
Đưa dê con vào nơi ấm, khô ráo. Điều trị bệnh này cần kết hợp việc bổ sung lượng

nước đã bị mất, cân bằng các chất điện giải trong cơ thể và dùng kháng sinh tiêu
diệt mầm bệnh.
Có thể sử dụng một trong các dung dịch chống mất nước, chống mất chất điện giải
theo công thức sau đây:
Công thức 1: - 10 g muối tinh
5 g muối tiêu (Bicarbonat natri)
- 120 ml mật ong
Hoà các thành phần trên với 4,5 lít nước để cho dê uống với mức 10% khối lượng
cơ thể, chia ra uống 2-4 lần/ngày trong 2 ngày liền, từ ngày thứ 3 giảm dần lượng
dung dịch đó và tăng dần lượng sữa mẹ đến khi khỏi hoàn toàn. Nếu sau 2 ngày mà
dê không khỏi tiêu chảy thì nên kết hợp dùng kháng sinh.
Công thức 2: - 10 g muối tinh
- 10 g muối tiêu (Bicarbonat natri)

×