Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Kỹ thuật chăn nuôi dê part 1 ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.9 KB, 13 trang )

Kỹ thuật chăn nuôi dê
Nhà xuất bản nông nghiệp - Hà Nội 2000
TS. Đinh Văn Bình - TS. Nguyễn Quang Sức
Chương 1: Nguồn gốc và ý nghĩa của chăn nuôi dê
I. Nguồn gốc, sự phân bố và phân loại đông vật học
Dê là gia súc nhai lại nhỏ thuộc loài dê (Capra), họ phụ dê cừu (Capra rovanae), họ
sừng rồng (Bovidae), bộ phụ nhai lại (Ruminantia), bộ guốc chẵn (Artiodactyta)
lớp có vú (manmalian).
Dê rừng (Capra aegagrưs) trên thế giới được chia làm ba nhóm: Nhóm 1 là: Bezoar
(C.a aegagrus), nhóm này có sừng hình xoắn (hình 1. a). Nhóm 2 là: Ibex (C.a
Ibex) và nhóm 3 là: Markhor (C.a Falconeri) nhóm này dê thường có sừng quặn về
phía sau (hình 1.b) (Herre và Rohrs, 1973). Dê rừng phân bố rộng ở vùng núi và
bán sơn địa, phạm vi phân bổ tự nhiên của nhóm Bezoar là ở vùng Tây á. Nhóm
Ibex phân bố ở vùng Tây á, đông châu Phi và châu âu. Nhóm Markhor phân bố
ở Afghanistan và vùng Kashimir - Karakorum (Harris, 1962).
Với những dẫn liệu đặc biệt tìm thấy được gần đây người ta đã cho là nơi thuần
hoá các giống dê đầu tiên bắt nguồn từ Châu á (Devendra và Nozawa, 1976). Vào
thiên niên kỷ thứ 7- 9 trước công nguyên, tại vùng núi Tây á lần đầu tiên người ta
đã thuần hoá được dê (Herre 1958, Harris 1962, Zenner 1963, Epsteiin 1971,
Kamo 1973). Theo tài liệu của Herre và Robrs 1973 thì dê là vật nuôi sớm nhất của
loài người và sau đó là đến chó (Zeuner 1963). Giống như các vật nuôi khác, sau
khi thuần hoá, đầu tiên dê được nuôi với mục đích lấy thịt; sau đó nuôi dê để lấy
sữa cũng được con người tiến hành sớm nhất, thậm chí còn sớm hơn cả bò lấy sữa,
bởi lẽ vắt sữa dê đơn giản hơn nhiều so với bò.
Trung tâm nuôi dê cổ nhất là ở các nước Trung Đông sau đó đến ấn Độ rồi đến Ai
Cập, tiếp đến là ở các nước phương Tây, Châu á và Châu Phi, Trung tâm nuôi dê
mới nhất là ở Đông Nam Châu á.
II. Vai trò chăn nuôi dê ở các nước đang phát triển
Mahatma Gandi nhà lãnh tụ nổi tiếng ở ân Độ đã nói về vai trò của con dê là "Dê
sữa là con bò sữa của nhà nghèo". Hơn thế nữa Peacok còn cho rằng: “Dê sữa là
nhà băng cho người nghèo (ngân hàng của người nghèo)”. RM Acharay Chủ tịch


Hội chăn nuôi dê Thế giới còn bổ sung thêm là “Dê sữa chính là cơ quan bảo hiểm
đáng tin cậy của người nghèo”.
Hơn 90% tổng số dê trên thế giới được chăn nuôi ở các nước đang phát triển và đã
mang lại thu nhập có ý nghĩa cho người dân. Tuy nhiên cũng có nhiều quan điểm
trái ngược nhau về chủ trương phát triển chăn nuôi dê.
1. Những điều có lợi của phát triển chăn nuôi dê
- Chăn nuôi dê yêu cầu vốn đầu tư ban đầu ít hơn so với bò, nhất là bò sữa. Hiện
nay ở Việt Nam giá 1 bò sữa trung bình là 10 - 12 triệu đồng, số tiền này có thể
mua được 15-20 con dê sữa.
- Dê sinh sản nhanh hơn bò và trâu: So sánh 1 dê cái mới sinh ra cùng với 1 bê cái
sau 4 năm thì dê đẻ ra được 23 con với tổng khối lượng là 500 kg và 2.500 kg sữa;
trong khi đó một con bò chỉ đẻ ra được một con với khối lượng khoảng 350 kg và
cho 2.000 kg sữa.
- Mặc dù dê nhỏ nhưng nếu giống tốt thì nó có thể sản xuất ra 3-3,5 lít sữa/ngày
khi được cung cấp thoả mãn nhu cầu dinh dương.
- Dê yêu cầu ít thức ăn hơn so với bò và trâu: Nhu cầu thức ăn của 10 con dê tương
đương như 1 con bò, 7-8 con dê sữa tương đương như 1 con bò sữa.
- Dê nhỏ bé, hiền lành nên ai cũng có thể nuôi được nó, nhưng đối với bò sữa thì
người già, phụ nữ và trẻ nhỏ nuôi chúng rất vất vả.
- Dê cần ít diện tích đồng cỏ, có thể nuôi dê với số lượng nhiều hơn so với nuôi bò.
Nếu nuôi ít dê có thể chăn thả quanh nhà, dọc theo bờ đê, bờ ruộng. Có thể nuôi
nhốt dê trong chuồng, trong sân bãi để cắt cỏ lá về cho ăn hoặc có thể kết hợp chăn
thả dê dưới vườn cây ăn quả, dưới rừng cây lâm nghiệp.
- Dê cung cấp nguồn phân bón cho cây trồng và làm nguồn thức ăn cho cá, nuôi
giun đất có giá trị.
- Chăn nuôi dê sữa ở gia đình sẽ cung cấp nguồn thực phẩm sữa dê có dinh dưỡng
cao phục vụ trực tiếp cho con người một cách dễ dàng thuận tiện và là nguồn thu
nhập hàng ngày cho người dân.
- So sánh hiệu quả kinh tế chăn nuôi dê với các loài gia súc khác: Tilonia
(Cafasthan-India), 1987 so sánh nuôi 1 con trâu và 5 con dê sữa trong 4 năm thu

được lợi nhuận hàng năm từ chăn nuôi trâu là 1.750 Rs, từ chăn nuôi dê là 1.945
Rs. Abidi và Wahid (Pakistan) 1975 cho biết chăn nuôi dê cho thu nhập cao hơn
40-60% so với chăn nuôi cừu. Devendra (Malaysia), 1976 cho biết chi phí để sản
xuất ra 1kg sữa dê chỉ bằng 1/2 so với 1 kg sữa bò, trâu.
- So sánh chăn nuôi dê với trâu bò ở vùng khô cằn ấn Độ thì thấy bộc lộ rõ tính ưu
việt của con dê, hơn hẳn trâu bò trong cùng một thời kỳ sản xuất. Một con trâu giá
giống cao hơn 20% so với 5 con dê, chi phí về thức ăn, lao động cho trâu cao hơn
70% so với nuôi dê. Trong cùng một chu kỳ sản xuất 4 năm, trâu chỉ có thể cho 2
chu kỳ tiết sữa với 2.500 lít, trong khi đó 1 dê sữa có thể cho 6 chu kỳ với tổng số
6.000 lít sữa. Giá bán sữa trâu tuy cao hơn sữa dê nhưng tổng thu nhập từ bán sữa
dê vẫn cao hơn 60% so với sữa trâu.
2. Những điều không thuận lợi của phát triển chăn nuôi dê
- Dê rất dễ bị chó cắn chết và dễ mất trộm hơn bò.
- Dê phàm ăn, ăn được hầu hết các loại lá cây cỏ tự nhiên và cây trồng nên dê có
thể ăn trụi cây cối, phá phách hoa màu trong vườn nhà và hàng xóm, cho nên khi
nuôi dê ở vùng trồng cây cần phải trông nom cẩn thận.
- Con dê đực thường có mùi hôi đặc biệt làm ô nhiễm môi trường và làm con người
khó chịu.
- Chưa có chợ mua bán giống dê, kỹ thuật chăn nuôi dê đặc biệt là dê sữa chưa
được phổ biến rộng rãi, hoàn toàn là mới mẻ đối với người dân.
- Mặc dù sữa dê thơm ngon, nhưng hiện nay chưa được người tiêu dùng sử dụng
rộng rãi, thông thường người ta có ấn tượng sữa dê có mùi hôi khó uống.
III. Tình hình chăn nuôi dê ở Việt Nam và trên thế giới
1. Tình hình chăn nuôi dê ở Việt Nam
ở Việt Nam nghề chăn nuôi dê đã có từ lâu đời, nhưng theo phương thức quảng
canh tự túc tự phát. Qua số liệu của Tổng cục thống kê năm 1999 tổng đàn dê của
cả nước có 530.000 con, trong đó 72,5% phân bổ ở miền Bắc, 27,5% ở miền Nam
(Tây Nguyên chiếm 12.3%; Duyên hải miền Trung chiếm 8,9%, đông và tây Nam
Bộ chỉ chiếm 2,1 và 3,8%). Đàn dê ở vùng núi phía Bắc chiếm 48% tổng đàn dê
của cả nước, chiếm 67% tổng đàn dê của miền Bắc.

Nhiều năm qua việc phát triển ngành chăn nuôi dê chưa được quan tâm chú ý.
Người dân chăn nuôi dê chủ yếu là nuôi quảng canh tận dụng chăn thả kết hợp,
thiếu kiến thức kỹ thuật. Phần lớn giống dê là dê Cỏ địa phương lấy thịt nên năng
suất thấp, chưa có hệ thống giống trong cả nước, đặc biệt nghề chăn nuôi dê lấy
sữa chưa được hình thành.
Từ 1993 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã quyết định giao nhiệm vụ
nghiên cứu và phát triển chăn nuôi dê, đặc biệt là chăn nuôi dê sữa ở nước ta cho
Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây - Viện Chăn Nuôi. Đây là đơn vị chịu
trách nhiệm nghiên cứu toàn bộ các vấn đề về chăn nuôi dê và tổ chức chuyển giao
kỹ thuật xây dựng ngành chăn nuôi dê ở Việt Nam. Từ đó đến nay ngành chăn nuôi
dê đặc biệt là chăn nuôi dê sữa ở Việt Nam đã bắt đầu được khởi sắc. Chăn nuôi dê
đã góp một phần vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trong hệ thống
nông trại bền vững ở gia đình đặc biệt là vùng Trung du đồi núi dân nghèo nước ta.
Tuy nhiên đây là một ngành chăn nuôi rất mới mẻ ở nước ta, vì vậy để tạo cho
nghề chăn nuôi dê phát triển một cách mạnh mẽ, tận dụng hết được tiềm năng sẵn
có của nước nhà, cần thiết phải có sự quan tâm một cách thích đáng trong việc đầu
tư cơ sở vật chất kỹ thuật, trong nghiên cứu, trong việc xây dựng mô hình đặc biệt
là việc đào tạo chuyển giao kỹ thuật thích hợp về chăn nuôi dê cho các cán bộ kỹ
thuật cũng như cho người dân chăn nuôi con gia súc này.
2. Tình hình chán nuôi dê trên thế giới
Theo số liệu của FAO (1996), hiện nay trên thế giới có khoảng 592 triệu dê và
được phân bố ở các vùng như sau:
- Châu á: 359 triệu con, chiếm 60,6%
- Châu Phi: 172 - - 29,1%
- Nam Mỹ: 23 - - 3,9%
- Bắc Mỹ: 16 - - 2,6%
- Châu Âu: 14 - - 2,4%
- Liên xô cũ: 7 - - 1,2%
- Châu Đại dương: 1 - - 0,2%
Như vậy Châu á là nơi chăn nuôi dê khá phát triển, đặc biệt lại tập trung chủ yếu ở

những nước đang phát triển (90% trong tổng số dê trên thế giới và chăn nuôi chủ
yếu ở khu vực gia đình với qui mô đàn nhỏ, tập trung ở những vùng khô cằn, nông
dân nghèo).
Chăn nuôi dê ở những nước phát triển có qui mô đàn lớn hơn và chăn nuôi dê theo
phương thức thâm canh với mục đích lấy sữa và làm pho mát mang lại hiệu quả
kinh tế cao.
Bảng 1: hình hình sản suất và tiêu thụ thịt, sữa dê trên thế giới (FAO 10/1990)
Khu vực Sản xuất thịt (1000
tấn)
Sản xuất sữa (1000
tấn)
Sản xuất da (1000
tấn)
1990 % tăng
so với
năm
1980
1990 % tăng
so với
năm
1980
1990 % tăng
so với
năm
1980
Tổng số 2.506 43,94 8.780 17,44 487,8 37,7
Châu á 1.631 64,75 4.165 21,43 327,5 51,3
Châu Phi

624 17,57 1.958 13,17 109,1 16,3

Châu
Mỹ
73 23,73 171 27,61 14,2 21,7
Châu Âu 106 19,1 1.748 11,05 15,3 19,5
ấn Độ là nước có ngành chăn nuôi dê rất phát triển. Tổng đàn dê ấn Độ năm 1992
là 117 triệu con, từ năm 1989 đến năm 1992 tăng hàng năm là 3,29% tương đương
1,55 triệu con. ấn Độ có trên 20 giống dê, hàng năm sản xuất ra hơn một triệu tấn
lông (B.V Khan và N.K Phatatacharyya 1989). Công tác nghiên cứu về chăn nuôi
dê của ấn Độ được đặc biệt quan tâm chú ý. Họ có Viện nghiên cứu chăn nuôi dê,
Viện sữa Quốc gia, các Trường đại học và một số Trung tâm nghiên cứu về chăn
nuôi dê.
Chăn nuôi dê ở Pháp: Theo Capri Gene France (1991) cho biết tổng đàn dê của
Pháp có 900.000 con, chủ yếu là nuôi dê lấy sữa. Toàn bộ sữa dê được làm thành
pho mát ở gia đình hoặc ở trang trại.
ở Malaysia, Borhan Abu Samah (1989) cho biết chăn nuôi dê ở đây từ năm 1976
đến năm 1986, về số lượng đàn dê giảm mỗi năm là 2% nhưng tiêu thụ thịt dê lại
tăng lên 1977 là 6.034 tấn, đến năm 1987 là hơn 6.595 tấn, tăng 8,14%. Giống dê
ở Malaysia nhỏ, khối lượng trưởng thành chỉ đạt 20-25 kg. Họ đã nhập tinh đông
viên của các giống dê như Alpine, Seanen, Toggeburg, Anglo Nubian từ nước Đức
vào để lai với giống dê địa phương ở khắp nơi trong cả nước. Con lai có khối
lượng khi trưởng thành là 32-36 kg, cao hơn so với dê nội và vừa cho thịt vừa cho
sữa.
ở Philippin, việc nghiên cứu và phát triển chăn nuôi dê được chính phủ quan tâm
chú ý. Một chương trình nghiên cứu và phát triển chăn nuôi dê Quốc gia đã được
thiết lập. Theo D.R Escano, R.E Samonte (1991) thì tổng số đàn dê ở Philippin
năm 1983 là 1,9 triệu con, đến năm 1988 là 2,1 triệu con. Hàng năm sản xuất ra
gần 40.000 tấn thịt.
Theo M.B Bẹo Philippin hiện đã đưa ra và đang tiến hành một chương trình nghiên
cứu toàn diện về con dê nhằm đẩy mạnh ngành chăn nuôi dê của Philippin trong
những năm tới.

Chăn nuôi dê ở Trung Quốc: theo Liv Xing Wu, Yvan Xi Fan (1988) tổng số lượng
dê sữa cả nước có 3,2 triệu con, hàng năm sản xuất ra 529 ngàn tấn sữa. Từ năm
1978 Chính phủ bắt đầu quan tâm và tốc độ phát triển đã ngày càng nhanh chóng.
Theo Ga Bin Yun và cộng sự (1989), hiện nay Trung Quốc có 12 trại dê sữa giống.
Giống Ximong Saanen là giống dê phổ biến ở Trung Quốc. ở trại giống trường Đại
học Nông nghiệp Tây Bắc, sản lượng sữa của dê là 800 kg/con/chu kỳ; ở trại Xixia
tỉnh Shangdong là 750 kg/con/chu kỳ. Trung Quốc đã sử dụng dê Ximong, Saanen
lai với dê địa phương. Con lai năng suất sữa đã tăng lên 80- 100% ở thế hệ thứ
nhất, thế hệ thứ hai lên đến 200%, đạt 300kg sữa/chu kỳ, thời gian vắt sữa là 7-8
tháng. ở một số nơi thế hệ 3,4 đạt được 500-600 kg/chu kỳ tiết sữa Guan Cao
(1988). Hiện nay, Trung Quốc cũng là nước đã sử dụng kỹ thuật cấy truyền hợp tử
trên dê. Theo bang Ruixing, Zhang và cộng sự, năm 1988 Trung quốc đã có 11 dê
con ra đời từ kỹ thuật tách đôi hợp tử.
Để hội tự các nhà khoa học nghiên cứu và tổ chức sản xuất nhằm trao đổi học tập,
giúp đỡ lẫn nhau đẩy mạnh phát triển chăn nuôi dê trên toàn thế giới, Hội Chăn
nuôi dê thế giới (International Goat Association) đã được thành lập từ năm 1976,
trụ sở đặt tại 216 Wachusett Ruhand Massachusetts 91543 USA. Cứ 4 năm Hội
Chăn nuôi dê thế giới tổ chức họp 1 lần. Hội nghị lần thứ 5 họp tại ấn Độ vào

×