Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

NHÂN XÉT BƯỚC ĐẦU MỔ NỘI SOI LỒNG NGỰC pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.39 KB, 6 trang )

NHẬN XÉT BƯỚC ĐẦU VỀ MỔ NỘI SOI LỒNG NGỰC TẠI KHOA NGOẠI LỒNG
NGỰC MẠCH MÁU BỆNH VIỆN CH RẪY
Đồng Lưu Ba, Huỳnh Quang Khánh, Nguyễn Công Minh, Hoàng Văn Thiệp và cs
TÓM TẮT:
Trong thời gian 18 tháng từ tháng 2/2004 đến tháng 8/2005, Khoa Ngoại Lồng Ngực Mạch
Máu bệnh viện Chợ Rẫy đã thực hiện được 292 trường hợp mổ nội soi lồng ngực. Trong đó,
mổ nội soi điều trò: 269 trường hợp (97.3%), mổ nội soi chẩn đoán: 23 trường hợp (2.7%). Các
bệnh nhân xuất viện với kết quả tốt. Có 5 trường hợp có biến chứng nhẹ, 1 trường hợp tử vong
liên quan đến hồi sức sau mổ.
Chúng tôi nhận thấy mổ nội soi lồng ngực tại bệnh viện Chợ Rẫy bước đầu có kết quả đáng
khích lệ, tuy nhiên cũng còn những khó khăn và sai sót cần khắc phục để đưa kỷ thuật mổ nội
soi lên một tầm cao mới.
SUMMARY:
SOME EXPERIENCES IN THORACOSCOPIC SURGERY AT THE THORACIC AND
VASCULAR SURGERY DEPARTMENT CHO RAY HOSPITAL
Dong Luu Ba, Huynh Quang Khanh, Nguyen Cong Minh, Hoang Van Thiep
During 18 months (from Feb 2004 to Aug 2005) at the Thoracic and Vascular Surgery
Department- Cho Ray hospital,
292 patients have been diagnosed and treated by
thoracoscopic surgery. Thoracoscopy for therapeutic purposes: 269 cases (97.3%), for
diagnosis purposes: 23 cases (2.7%). There were
5 cases with minor complications, and 1 case
died at postoperated room. Patients were discharge in good condition.
We realized that we had received much good result about thoracoscopic surgery at the
Thoracic and Vascular Surgery Department- Cho Ray hospital but there are some difficult and
mistake so we must overcome obstacles and difficulties. Dòch tệ quá !!!
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Mổ nội soi để điều trò các bệnh trong lồng ngực và mạch máu đã được thực hiện nhiều năm
trước đây tại bệnh viện Chợ Rẫy. Tuy nhiên số bệnh nhân chưa nhiều, kỷ thuật nội soi còn
hạn chế.
Từ đầu năm 2004, khoa đã trang bò một máy nội soi chuyên dụng của hãng Olympus, nên số


bệnh nhân được mổ nhiều hơn và cũng đa dạng về bệnh lý hơn.
Báo cáo này nhằm giới thiệu một số kinh nghiệm bước đầu về chỉ đònh mổ nội soi lồng ngực
một số bệnh lý và một vài lưu ý khi chỉ đònh kỹ thuật này.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỐI TƯNG NGHIÊN CỨU:
Chúng tôi dùng phương pháp hồi cứu, bao gồm tất cả các bệnh nhân được nội soi lồng ngực
với mục đích chẩn đoán và điều trò trong thời gian 18 tháng từ tháng 2 năm 2004 đến tháng 8
năm 2005 với 292 trường hợp.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
1.Tuổi và Giới:
* Tuổi:
- Lớn nhất: 68 tuổi
- Nhỏ nhất: 14 tuổi
- Trung bình: 31.94 ± 12.36 tuổi
* Giới:
- Nam: 112 trường hợp (38.35%)
- Nữ:180 trường hợp (61.75%)
2- Các loại bệnh lý:
* Nội soi sinh thiết để chẩn đoán: 23 trường hợp (7.9%)
Bệnh lý Số lượng bệnh nhân Tỉ lệ %
U phổi 5 21.7
U trung thất 11 47.9
Tràn dòch màng phổi 7 30.4
Tổng cộng 23 100
* Nội soi điều trò: 269 trường hợp (92.1%)
Bệnh lý Số lượng bệnh nhân Tỉ lệ %
Tăng tiết mồ hôi tay, nách 159 59.1
Tắc động mạch ngoại biên mạn tính chi trên 20 7.4
U trung thất 27 10.03
Nhược cơ do u tuyến hung 26 9.6
Kén khí phổi vỡ 16 5.9

Máu đông màng phổi 8 2.9
U phổi (nốt đơn độc) 7 2.6
Tràn dòch màng ngoài tim 3 1.1
U màng phổi 1 0.4
U màng tim 1 0.4
Tụ máu trung thất sau chấn thương 1 0.4
Tổng cộng 269 100
3. Kết quả điều trò:
- Tốt: 279 trường hợp (95.5%)
- Tử vong: 1 trường hợp (0.34%) do suy hô hấp sau mổ cắt tuyến hung điều trò nhược cơ.
- Không thực hiện được phẫu thuật nội soi phải chuyển mổ hở do không cắt được u hay do
chảy máu trong mổ không cầm được bằng nội soi: 5 trường hợp (1.7%).
- Biến chứng: 7 trường hợp (2.3%)
* Phẫu thuật cắt hạch giao cảm ngực:
Biến chứng Nguyên nhân Xử trí Kết quả Số TH
Tràn máu màng
phổi
Chảy máu chân
trocart
Đặt dẫn lưu màng
phổi
Phổi nở tốt. 1
Tràn khí dưới da ít Đuổi khí không tốt Không cần xử trí Hết tràn khí dưới
da sau 5 ngày.
1
Xẹp phổi, phát hiện
được trong lúc mổ,
sau mổ
Tắc đàm nhớt


Nội soi phế quản
hút đàm nhớt
Phổi nở lại tốt


2


Tràn khí trung thất
trong lúc mổ
Tổn thương do đặt
nội khí quản 2
nòng
Không xử trí gì Theo dõi hậu
phẫu bệnh nhân
ổn đònh
1
* Phẫu thuật u trung thất, máu đông màng phổi:
Biến chứng Nguyên nhân Xử trí Kết quả Số TH
Tràn khí trung thất
sau mổ cắt u trung
thất
Tổn thương do
đặt nội khí quản
2 nòng
Mổ dẫn lưu khí trung
thất
Theo dõi bệnh
nhân ổn đònh sau
2 ngày

1
Mủ màng phổi Sau mổ máu
đông màng phổi
nhiễm trùng
Mở ngực bóc vỏ phổi Theo dõi bệnh
nhân ổn đònh sau
2 tuần
1
Không có các biến chứng khác: nhiễm trùng, hội chứng Horner
IV. NHẬN XÉT VÀ BÀN LUẬN:
Nội soi lồng ngực đã được giới thiệu từ những năm đầu của thế kỷ 20. H. C Jacobeus đã sử
dụng ống kính soi bàng quang để thăm khám khoang lồng ngực dưới gây tê tại chỗ.
Năm 1976 Lewis đã báo cáo đề tài nội soi lồng ngực để chẩn đoán 40 trường hợp mà không
có biến chứng.
Những năm đầu của thập kỷ 80 của thế kỷ 20 nội soi lồng ngực với sự trợ giúp của hệ thống
máy quay hình ảnh (VATS) cộng với tiến bộ của gây mê hồi sức giúp cho việc thực hành
phẫu thuật nội soi trong lồng ngực
(10,12)
.
Tại Việt Nam mổ nội soi bụng đã thực hiện từ tháng 9 năm 1992 tại bệnh viện Chợ Rẫy. Từ
1996 mổ nội soi lồng ngực đã được thực hiện tại Khoa Ngoại Lồng Ngực Tim Mạch bệnh viện
Chợ Rẫy để điều trò các trường hợp tăng tiết mồ hôi tay và kỹ thuật này đã được dùng ở nhiều
bệnh viện với kết quả tốt
(6,7)
.
Mổ nội soi lồng ngực hiện nay đã áp dụng tại một số bệnh viện lớn
(1,4,5)
và đã có một số báo
cáo rút kinh nghiệm về kỹ thuật này. Trong 18 tháng chúng tôi đã thực hiện mổ nội soi cho
292 bệnh nhân với nhiều loại bệnh khác nhau và rút ra một số kinh nghiệm về chỉ đònh.

* Với các u trung thất: phẫu thuật nội soi nên thực hiện với các u nang có thành mỏng và khối
u không lớn quá. Các u có nguồn gốc thần kinh thường ở trung thất sau có thể xác đònh trên
CT Scan ngực. Không nên chỉ đònh mổ các u lớn tiên lượng u dính nhiều vào các mạch máu
lớn trong lồng ngực
(8)
.
* Với bệnh nhược cơ: mổ nội soi để cắt bỏ tuyến hung thực hiện được qua đường nội soi ngực,
nhưng với u tuyến hung lớn nên mổ mở.
* Với các u trung thất lớn tiên lượng mổ mở không cắt được u, chúng tôi chỉ đònh mổ nội soi
sinh thiết để chấn đoán giải phẫu bệnh lý, sau đó sẽ điều trò tiếp bằng xạ trò hay hóa trò.
* Các trường hợp tràn khí màng phổi tự phát do vỡ các kén khí: chúng tôi thường dẫn lưu
màng phổi cấp cứu sau đó tùy từng trường hợp sẽ xử lý mổ nội soi hay mổ hở. Nếu CT Scan
có những kén khí lớn: mổ mở. Các trường hợp vỡ các kén khí nhỏ: mổ nội soi khâu hoặc cắt
bỏ các kén khí. Các trường hợp tràn khí màng phổi có kèm suy hô hấp mãn tính do COPD hay
các bệnh lý khác chúng tôi cố gắng điều trò bảo tồn bằng dẫn lưu khí màng phổi đơn thuần, do
khi mổ phải đặt ống Carlène để gây mê thời gian mổ kéo dài rất dễ suy hô hấp nặng sau mổ.
* Với các trường hợp tràn dòch màng phổi chưa rõ nguyên nhân: nội soi và sinh thiết đem lại
kết quả đáng khích lệ.
* Các trường hợp nốt đơn độc ở phổi: mổ nội soi kết hợp với lâm sàng và sinh thiết lạnh. Nếu
sau mổ cắt phổi không điển hình nếu mở tiêu bản cắt là u có chất bã đậu hay sinh thiết lạnh
kết quả u lành, cuộc mổ sẽ kết thúc. Nếu u ác tính chúng tôi phải chuyển mổ mở để cắt thùy
phổi, hiện nay chúng tôi chưa thực hiện cắt thùy phổi qua nội soi.
* Máu màng phổi đông: các trường hợp đến sớm, mổ nội soi đem lại kết quả tốt. Nếu đến
muộn trên 10 ngày máu đông thoái hóa và dính chắc vào màng phổi thành nên lấy hết máu
đông, làm phổi nở hoàn toàn rất khó khăn, lúc này nên mổ mở. Các trường hợp đã thành mủ
màng phổi nên mổ mở để bóc vỏ phổi và rửa khoang màng phổi.
* Tràn dòch màng ngoài tim: nếu bệnh nhân không khó thở có thể nằm ngửa, mổ nội soi có
thể tiến hành. Tuy nhiên chúng tôi ít chỉ đònh nội soi cắt màng tim vì có rất ít trường hợp bệnh
nhân chòu được cuộc mổ với gây mê nội khí quản và mổ kéo dài. Chúng tôi thường mổ dưới
gây tê để mở cửa sổ màng tim.

V. TÓM TẮT VÀ KẾT LUẬN:
Mổ nội soi lồng ngực đã được thực hiện thường quy tại Khoa Ngoại Lồng Ngực Mạch Máu
bệnh viện Chợ Rẫy.
Trong 18 tháng đã có 292 trường hợp được mổ với 94.1% phẫu thuật điều trò, và 7.9% phẫu
thuật làm sinh thiết chẩn đoán. Có 1 trường hợp chết do suy hô hấp sau mổ liên quan đến hồi
sức bệnh nhược cơ.
Chúng tôi nhận thấy mổ nội soi lồng ngực tại bệnh viện Chợ Rẫy đã bước đầu có kết quả tốt.
Việc chỉ đònh đúng sẽ giúp cho việc mổ hở giảm thiểu và rút ngắn thời gian điều trò cho người
bệnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
A.
TRONG NƯỚC:
1. Lê Nữ Hòa Hiệp:” Vai trò nội soi lồng ngực trong chẩn đoán nốt đơn độc ngoại
vi” Y học TP. Hồ Chí Minh tập 9: 11-15.
2. Huỳnh Quang Khánh: “ Phẫu thuật nội soi lồng ngực cắt hạch thần kinh giao
cảm điều trò tắc mạch mãn tính chi trên”. Y học thực hành số 491-2004.
3. Huỳnh Quang Khánh, Nguyễn Công Minh, Hoàng Văn Thiệp và cs: “ Các biến
chứng sớm trong phẫu thuật nội soi lồng ngực”. Hội nghò nội soi và phẫu thuật
nội soi. ĐHYD TP. HCM 2004: 418-425.
4. Phạm Gia Khánh và cs:” Một số nhận xét kết quả bước đầu về điều trò vết
thương phổi màng phổi bằng phẫu thuật nội soi lồng ngực tại bệnh viện 103”.
Hội nghò nội soi và phẫu thuật nội soi. ĐHYD TP. HCM 2004
5. Nguyễn Thanh Liêm, Lê Anh Dũng:” Những bài học từ 116 trường hợp phẫu
thuật nội soi lồng ngực trẻ em”. Hội nghò nội soi và phẫu thuật nội soi. ĐHYD
TP. HCM 2004
6. Nguyễn Công Minh, Huỳnh Quang Khánh và Cs: “Phẫu thuật nội soi lồng ngực
cắt hạch thần kinh giao cảm điều trò tắc mạch mãn tính chi trên”, Y học TP. Hồ
Chí Minh. Tập 7: 20-22.
7. Nguyễn Hoài Nam:” Những cải tiến trong điều trò chứng tăng tiết mồ hôi tay
bằng phẫu thuật nội soi lồng ngực”. Y học TP. Hồ Chí Minh. Tập 7: 26-29.

8. Trần Quyết Tiến:”Kinh nghiệm bước đầu mổ nội soi trung thất bằng nội soi”. Y
học TP. Hồ Chí Minh. Tập 9: 47-51.
9. Văn Minh Trí và cs:”Điều trò tràn máu màng phổi trong chấn thương ngực bằng
phẫu thuật nội soi lồng ngực”. Y học thực hành số 491-2004.
B.
NƯỚC NGOÀI:
10. Hazelrig SR. “Thoracoscopie resection of mediastinal cysts”. Ann Thorac Surg
1993: 56.
11. Kirby IJ. Priest BP:”Video-assisted thoracoscopielobectomy and
pneumonectomy” Chapter 27: 221-235.
12. Anthony P.C. Yim; Hui-Ping Liu: “Complications and failures of video-
assisted thoracic surgery: experience from two centers in asia”. Ann Thorac
Surg 1996; 61: 538-541.
13. Loic Lang-lazdumski:”Role of video thoracoscopy in chest trauma”.
14. Luis Marcelo Inaco Cirino, MD; Joseù Ribas Milanez de Campo, MD:”
Diagnosis and treatment of mediastinal tumors by thoracoscopy”. Chest 2000;
117: 1787-1792.
15. J. Loscertale, J. Ayarra Jane: “Video-assisted thoracoscopic thymectomy for
the treatment of myasthenia gravis”, Arch Bronconeumol 2004: 409-413.
16. Mark. J Kansas:” Complications of thoracoscopy” Ann Thorac Surg 1996:
1066-9.

×