Tóm tắt kiến thức Địa Lý 12 của SGK
- Cơ bản (Bài 27-28-29)
BÀI 27 - VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH CÔNG
NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM
1. Công nghiệp năng lượng:
a. CN khai thác nguyên nhiên liệu
* CN khai thác than
- Quan trọng nhất là than Atraxit ở Quảng Ninh với trữ lượng khoảng
3 tỷ tấn.
+ Than nâu ở ĐBSH trữ lượng hàng chục tỷ tấn.
+ Than bùn có ở nhiều nơi nhất là ĐBSCL.
- Sản lượng khai thác không ngừng tăng đạt 34 tr.tấn (2005)
* CN khai thác dầu khí
- Phân bố: ở thềm lục địa, với các bể trầm tích Cửu Long và Nam Côn
Sơn
- Trữ lượng: vài tỷ tấn dầu và hàng trăm tỷ m3 khí.
- Sản lượng: không ngừng tăng đạt 18,5 tr.tấn (2005)
- Phát triển CN lọc dầu.
- Khí tự nhiên cũng được phát triển để phục vụ pt nhiệt điện.
b. Công Nghiệp điện lực
* Khái quát chung
- Nước ta có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp điện lực
- Sản lượng điện tăng rất nhanh đạt 52,1 tỉ KWh
- Cơ cấu sản lương điện phân theo nguồn có sự thay đổi:
+ Trước đây thủy điện chiếm ưu thế 70%.
+ Hiện nay nhiệt điện lại chiếm ưu thế khoảng 70%.
- Mạng lưới tải điện đáng chú ý nhất là đường dây siêu cao áp
500kW
* Tình hình phát triển
- Thủy điện:
+ Tiềm năng rất lớn, khoảng 30 triệu KW, tập trung ở hệ thống sông
Hòng và sông Đồng Nai
+ Hàng loạt các nhà máy thủy điện công suất lớn đang hoạt động:
Hòa Bình, Yaly
+ Nhiều nhà máy đang triển khai xây dựng: sơn la, Na Hang
- Nhiệt điện:
+ Nhiên liệu dồi dào: than, dầu khí; nguồn nhiên liệu tiềm tàng: năng
lượng mặt trời, sức gió…
+ Các nhà máy nhiệt điện phía bắc chủ yếu dựa vào tha ở Quảng
Ninh, các nhà máy nhiệt điện ở miền Trung và miền Nam chủ yếu
dựa vào dầu, khí
+ Các nhà máy nhiệt điện lớn: Phả Lại, Uông Bí và Uông Bí mở rộng,
Phú Mĩ 1, 2, 3, 4…
+ Một số nhà máy đang được xây dựng
2. CN chế biến lương thực, thực phẩm:
- Là một trong những ngành CN trọng điểm.
- Cơ cấu ngành CN chế biến LT-TP rất phong phú và đa dạng:
+ CN chế biến sản phẩm trồng trọt:
Ø Vai trò: là ngành quan trọng nhất trong CN CBLT-TP
Ø Các ngành chính: Xay xát, mía đường, chè, cà phê, rượu bia.
Ø Phân bố: Tất cả các vùng trong cả nước nhất là ĐBSH, ĐNB, ĐBSCL
+ CN chế biến sản phẩm chăn nuôi:
Ø Vai trò: rất quan trọng trong công nghiệp LT - TP
Ø Các Ngành chính: Sữa và sản phẩm từ sữa, thịt và sản phẩm từ thịt
Ø Phân bố: chủ yếu ở các đô thị lớn như HN, TPHCM
+ CN chế biến thủy hải sản:
Ø Vai trò: Ngày càng chiếm vị trí cao trong cơ cấu ngành LTTP.
Ø Các ngành chính: Nước mắm, tôm cá
Phân bố: Các tỉnh ven biển nhất là ĐBSCL và NT
BÀI 28 - VẤN ĐỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP
1. Khái Niệm
TCLTCN là sự sắp xếp, phối hợp giữa các quá trình và cơ sở sản xuất
CN trên một lãnh thổ sản xuất nhất định để sử dụng hợp lí các nguồn
tài nguyên nhằm đạt hiệu về kinh tế, xã hội và môi trường.
2. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến các hình thức tổ chức
lãnh thổ công nghiệp
a. Nhân tố bên trong
- Vị trí địa lí
- Tài nguyên thiên nhiên
+ Khoáng sản
+ Nguồn nước
+ Tài nguyên khác
- Điều kiện kinh tế-xã hội
+ Dân cư và lao động
+ Trung tâm kinh tế và mạng lưới đô thị
+ Điều kiện khác (vốn, nguyên liệu)
b. Nhân tố bên ngoài
- Thị trường
- Hợp tác quốc tế
3. Các hình thức chủ yêu tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
a) Điểm công nghiệp.
- Là hình thức TCLTCN đơn giản nhất
- Đặc điểm
+ Gồm 1 hoặc 2 xí nghiệp đơn lẻ.
+ Phân bố gần nguyên, nhiên liêu.
+ Gắn với một điểm dân cư
+ Có chức năng khai thác hoặc sơ chế
- Ưu điểm: Dễ thích ứng nhưng hiệu quả thấp.
b) Khu công nghiệp.
- Là hình thức TCLTCN cao hơn.
- Mới được hình thành,
- Đến tháng 8 - 2007 nước ta có 150 khu CN, khu chế xuất, khu công
nghệ cao.
- Các khu CN phân bố không đều. tập trung nhiều ở ĐNB, ĐBSH…
c) Trung tâm công nghiệp.
- Là hình thức TCLTCN ở trình độ cao.
- Trong quá trình CNH ở nước ta nhiều TTCN được hình thành.
- Dựa vào vai trò của TTCN trong sự phân công lao động có:
+ Trung tâm có ý nghĩa quốc gia
+ TT có ý nghĩa vùng
+ Trung tâm có ý nghĩa địa phương
- Dựa và giá trị sx CN có:
+ Trung tâm rất lớn
+ Trung tâm lớn
+ Trung tâm trung bình
d) Vùng công nghiệp.
- Là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở trình độ cao nhất.
- Gồm 6 vùng:
+ Vùng 1: TDMN Bắc Bộ.
+ Vùng 2: ĐBSH và Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
+ Vùng 3: các tỉnh từ Quảng Bình tới Ninh Thuận.
+ Vùng 4: Các tỉnh thuộc Tây Nguyên (trừ Lâm Đồng)
+ Vùng 5: Các tỉnh ĐNB, Bình Thuận và Lâm Đồng
+ Vùng 6: ĐBSCL
BÀI 29 -VẼ BIỂU ĐỒ, NHẬN XÉT VÀ GIẢI THÍCH SỰ CHUYỂN
DỊCH CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP
Bài tập 1:
a. vẽ biểu đồ:
-Xử lí số liệu cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành
phần kinh tế .
(Bảng xử lí số liệu đã được cắt bỏ, bạn hãy tải file word về sẽ đầy đủ
hơn)
-Vẽ biểu đồ hình tròn là thích hợp nhất.
-Lưu ý :
+Tính bán kính hìnhồtn năm 1995 và 2005.
+Có tên biểu đồ và chú giải.
b. Nhận xét:
- Khu vực nhà nướcgiảm mạnh.
- Khu vực ngoài quốc doanh và có vốn đầu tư của nước ngoài tăng
nhanh (Sử dụng số liệu để chứng minh)
c. Giải thích:
- Do chính sách đa dạng hóa các thành phần kinh tế
- Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài .
- Chú trọng phát triển công nghiệp.
Bài tập 2:
- Do sự khác nhau về nguồn lực, cho nên cơ cấu giá trị sản xuất
công nghiệp không đều giữa các vùng:
+ Các vùng có tỉ trọng lớn nhất (Dẫn chứng).
+ Các vùng có tỉ trọng nhỏ nhất (Dẫn chứng).
- Có sự thay đổi về tỉ trọng giữa năm 1995 và 2005 đối với từng
vùng:
+Vùng tăng mạnh nhất (Dẫn chứng)
+Vùng giảm mạnh nhất (Dẫn chứng)
- Đông Nam Bộ là vùng có tỉ trọng công nghiệp cao nhất là vì:
+ Có vị trí thuận lợi.
+ Lãnh thổ công nghiệp sớm phát triển, có TP Hồ Chí Minh là trung
tâm công nghiệp lớn cả nước . - Vai trò của vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam:
+ Tài nguyên thiên nhiên (dầu khí, biển…)
+ Dân cư và nguồn lao động (lao động đông, có trình độ…)
+ Cơ sở vật chất kĩ thuật (GTVT, điện nước, hạ tầng…)
+ Đặc biệt thu hút nguồn vốn đầu tư của nước ngoài .
+ Các nhân tố khác (Thị trường, đường lối chính sách…… )