Câu 1. Bài: Mở rộng vốn từ: Các dân tộc
Luyện đặt câu có hình ảnh so sánh
Phân môn: Luyện từ và câu – Lớp 3 (Tuần 15)
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
- Mở rộng vốn từ các dân tộc, thêm tên, cuộc sống, phong tục của 1 số
dân tộc thiểu số ở nước ta.
- Tiếp tục học về phép so sánh : Đặt được câu có hình ảnh so sánh.
2. Kĩ năng:
- Điền đúng từ ngữ (về cuộc sống, phong tục, … của các dân tộc thiểu
số ) thích hợp vào chỗ trống.
- Biết dựa theo tranh gợi ý để viết (hoặc nói) được câu có hình ảnh so
sánh .
- Điền được từ ngữ thích hợp để hoàn thành câu có hình ảnh so sánh.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, tích cực học tập.
- Có ý thức tìm hiểu và giữ gìn bản sắc dân tộc.
- Tự hào về ngôn ngữ Việt Nam, thêm yêu thích môn Tiếng Việt.
II. Tài liệu – phương tiện
1. Chuẩn bị của giáo viên (GV).
- Sách giáo khoa (SGK), sách giáo viên, giáo án điện tử, bảng nhóm,
phấn màu, máy chiếu đa năng, phiếu bài tập.
- Các tấm bìa màu ( 3-4 màu tùy thuộc vào số lượng tổ và đủ cho số HS
của lớp học).
2. Chuẩn bị của học sinh (HS).
SGK, vở Tiếng Việt, đồ dùng học tập.
III. Hoạt động dạy – học
1. Ổn định tổ chức (1’)
- Nội dung: Cho HS hát bài : “ Lớp chúng ta đoàn kết” (Slide 1) có lời
và hình ảnh.
- Mục tiêu: Ổn định trật tự, tạo tâm thế thoải mái cho HS.
2. Tiến trình tiết dạy.
Thời
gian
Nội dung Các hoạt động của GV Các hoạt động
của HS
3- 4’ 2.1 Kiểm tra
bài cũ.
Tìm các từ
chỉ đặc điểm
trong các câu
- Chiếu nội dung bài tập (Slide 2) HS quan sát
- Yêu cầu HS đọc nội dung bài tập HS đọc
Lá vẫn xanh
rất mực dịu
dàng
Rễ dừa bám
sâu vào lòng
đất
Như dân làng
bám chặt quê
hương.”
Mục tiêu:
Kiểm tra HS
về việc nắm
kiến thức về
từ chỉ đặc
điểm.
- Yêu cầu HS làm bài (gạch chân
dưới các từ chỉ đặc điểm).
HS nhận phiếu
và làm bài
* Chữa bài
- Chữa bài của một HS , yêu cầu
HS đọc bài làm của mình.
HS đọc
- Yêu cầu HS nhận xét (HSNX) HSNX
- GV NX , khẳng định. HS lắng nghe
- Yêu cầu HS đối chiếu bài HS đối chiếu bài
- GV NX chung phần kiểm tra bài
cũ.
30-
31’
2.2 Bài mới
1-2’ a, Giới thiệu
bài
(Slide 3)
- Cho HS xem hình ảnh của một
số dân tộc thiểu số.
HS quan sát và
trả lời
Mục tiêu:
HS nắm được
tên bài, nội
- Hỏi: Các em vừa được xem
những hình ảnh gì?
HS trả lời
(HSTL): Chúng
em vừa được
dung, yêu
cầu của bài
học.
quan sát hình ảnh
1 số người dân
tộc.
- GV khẳng định và giới thiệu:
Đất nước ta gồm có 54 dân tộc
anh – em, mỗi dân tộc đều có một
nét đặc trưng riêng về: Trang
phục, lối sống, văn hóa và những
phong tục tập quán khác biệt,…
Để giúp các em có thêm những
hiểu biết về các dân tộc, cô trò
mình sẽ cùng đi tìm hiểu bài ngày
hôm nay: “ Mở rộng vốn từ: Các
dân tộc – Luyện đặt câu có hình
ảnh so sánh”.
HS lắng nghe
- GV ghi tên bài lên bảng bằng
phấn màu : Mở rộng vốn từ :
Các dân tộc – Luyện đặt câu có
hình ảnh so sánh”.
HS ghi tên bài
vào vở.
b, Hướng
dẫn HS làm
bài tập.
7-8’ Bài 1:
Hãy kể tên
một số dân
tộc thiểu số ở
nước ta mà
em biết.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu ( Slide 4) HS đọc
- GV hỏi: Các em hiểu thế nào là
các dân tộc thiểu số?
Mục tiêu:
Giúp HS biết
tên một số
dân tộc thiểu
số ở nước ta.
( Hiệu ứng gạch chân dưới cụm từ
dân tộc thiểu số trên slide 4)
GVKĐ
- tổ chức cho HS làm bài dưới
hình thức trò chơi ( giành cờ chiến
thắng)
- Mỗi tổ sẽ là 1đội
- GV phát cho mỗi tổ 1 tập bìa
màu( đủ số lượng cho mỗi HS 1
tấm bìa) màu sắc của tấm bìa ở
mỗi tổ khác nhau.
+ Luật chơi: (GV hướng dẫn cách
chơi)
Thảo luận theo tổ, mỗi bạn sẽ ghi
tên 1 dân tộc thiểu số mà mình
biết vào tấm bìa, lưu lại và gắn
vào vị trí của tổ mình. Nếu ghi
trùng tên thì chỉ được tính một
lần. Tổ nào viết được đúng nhiều
tổ đó sẽ chiến thắng.
Lắng nghe
- Thời gian 3’ HS tích cực tham
gia
-Tổ chức cho HS chơi
- Y/C HS NX HSNX
-GVKĐ Đ/S Đại diện các tổ
phát biểu
-GV tổng kết trò chơi tuyên
dương đội thắng
* Khai thác: Ngoài tên các dân tộc
thiểu số mà các em đã ghi còn dân
tộc thiểu số nào khác?
- Gọi 2-5 HS nêu HS nêu
- YCHSNX – GVKĐ HSNX
- GV cho HS xem tranh HS quan sát ,
lắng nghe
* Giới thiệu cho HS biết về 1 số
dân tộc thiểu số ( dân tộc Ba na,
Tày, Mèo…) ( Slide 5)
- Các dân tộc thiểu số thường
sống ở đâu trên đất nước ta?
HSTL: thường
sống ở các vùng
núi cao, vùng
cao, biên giới
+ Chúng ta thuộc dân tộc nào? HSTL: Thuộc
dân tộc Kinh.
+ Dân tộc Kinh có phải là dân tộc
thiểu số không?
Dân tộc Kinh
không phải là
dân tộc thiểu số
- GV KĐ và chỉ bản đồ( Slide 6)
Bản đồ Việt Nam chỉ nơi cư trú
của các dân tộc và giới thiệu nước
ta gồm 54 dân tộc khác nhau.
Trong đó dân tộc kinh chiếm gần
90% còn lại là 53 dân tộc thiểu số.
Mỗi dân tộc sống trên đất nước ta
đa phần đều có chữ viết và bản
sắc văn hóa riêng, nhưng các dân
tộc đều đoàn kết như anh em một
nhà vì thế được gọi là đại gia đình
các dân tộc Việt Nam.
- Chuyển ý: Vừa rồi các em được
tìm hiểu 1 số dân tộc thiểu số ở
nước ta. Sau đây để tìm hiểu kĩ
hơn về những nét đặc trưng của
các dân tộc ít người chúng ta cùng
chuyển sang bài tập 2.
6-7
p
Bài 2: Chọn
từ thích hợp
trong ngoặc
đơn để điền
vào chỗ trống
(phần a,b,c,d
tr126)
Mục tiêu:
Điền đúng từ
thích hợp vào
chỗ trống từ
đó hiểu thêm
về cuộc sống
phong tục
của một số
dân tộc thiểu
số ở nước ta
- HS đọc YC bài ( Slide 7)
- YC HS suy nghĩ và hoàn thành
bài vào SGK.
- Chữa bài:
+ Chiếu bài 1 HS YCHS đọc bài
làm
+ YCHSNX
+ GVNXKĐ các từ cần điền
( Hiệu ứng trên slide 7 :
a, bậc thang; b, nông dân; c, nhà
san; d, Chăm)
- YCHS đổi sách kiểm tra nhau
sửa sai (nếu có).
- HS đọc cả lớp
đọc thầm
- HS làm bài
- HS đọc
- HSNX
- Lắng nghe,
NX
- HS đối chiếu
báo cáo kết quả
* Khai thác:
- Em hiểu ruộng bậc thang là thế
nào?
HSTL
- GV cho HS xem tranh ruộng bậc
thang ( Slide 8) và giới thiệu
ruộng bậc thang là ruộng được
làm trên núi đồi. Để tránh xói
mòn đất người dân tộc đã bào đất
ở các sườn đồi thành các bậc
thang và trồng trọt ở đó.
- Cho HS quan sát tiếp tranh Nhà
Rông ( Slide 9) và hỏi:
HSQSTL
+ Các em biết gì về Nhà Rông? HS TL
GV chỉ tranh và giới thiệu về Nhà
Rông là một ngôi nhà cao, to,
chắc làm bằng nhiều gỗ quý. Nhà
Rông là nhà của các dân tộc ở Tây
Nguyên, là nơi thờ thần linh, nơi
tập trung mọi người trong ngôi
nhà vào những ngày lễ hội.
HS lắng nghe
- GV chốt, chuyển : Qua bài tập 2
vừa rồi, các em đã có thêm những
hiểu biết về cuộc sống, phong tục
của một số dân tộc thiểu số. Bây
giờ chúng ta sẽ chuyển sang phần
2 của bài ngày hôm nay đó là
luyện đặt về câu có hình ảnh so
sánh qua bài tập 3.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu (Slide 10) HS đọc
- Yêu cầu HS quan sát tranh thứ
nhất và hỏi:
HS quan sát
+ Bức tranh này vẽ gì? HSTL: Vẽ mặt
trăng và quả
bóng
Quan sát
từng cặp sự
vật được vẽ
dưới đây rồi
viết những
câu có hình
ảnh so sánh
các sự vật
- Gv khẳng đinh, nêu: Vậy các em
sẽ so sánh mặt trăng với quả bóng
hoặc quả bóng với mặt trăng.
trong tranh:
(SGK - 126)
Mục tiêu:
Giúp HS rèn
luyện kĩ năng
đặt câu có
hình ảnh so
sánh dựa vào
các hình ảnh
cho trước.
7-8’
- Yêu cầu HS đặt câu so sánh giữa
mặt trăng với quả bóng.
HS nêu:
+ Trăng tròn như
quả bóng.
+ Trăng đêm rằm
tròn như quả
bóng.
+ Ông trăng như
một quả bóng
vàng chiếu sáng
cả bầu trời đêm.
- Yêu cầu HS NX câu văn của các
bạn và so sánh câu nào có hình
ảnh so sánh hay hơn.
HSNX
- GV NX , khẳng định
- Yêu cầu HS suy nghĩ và làm các
phần còn lại vào vở.
- Chữa bài:
+ Yêu cầu HS đọc bài làm của
mình.
5-7 HS đặt câu
+ Ở mỗi hình ảnh có thể cho
nhiều HS nêu câu văn có hình ảnh
so sánh.
+ Yêu cầu HS nhận xét. HSNX
- GV NX và tuyên dương HS đặt
câu văn có hình ảnh so sánh hay.
* Khai thác:
- GV hỏi: Tất cả các hình ảnh so
sánh các em vừa nêu thuộc phép
HSTL: So sánh
sự vật với sự vật
so sánh nào?
+ Yêu cầu HS NX HSNX
- GV khẳng định.
- Chốt , chuyển: Qua bài tập 3 các
em đã được luyện tập đặt câu có
hình ảnh so sánh. Để giúp các em
nắm vững thêm về tác dụng so
sánh trong câu chúng ta cùng
chuyển sang bài tập 4.
HS lắng nghe
5-6’ Bài 4: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
(Slide 11).
HS đọc
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm
4, HS làm bài vào bảng nhóm.
HS làm bài theo
nhóm 4
* Chữa bài
- Gọi 1 nhóm gắn bài lên bảng lớp HS quan sát
- Yêu cầu đại diện nhóm đọc bài
làm.
HS đọc
- Yêu cầu HSNX. HSNX
- GV khẳng định kết quả đúng và
hỏi HS :
+ Nhóm nào còn có cách điền
khác?
HSTL
- Gọi 1- 2 nhóm đọc bài làm của
mình.
- GV NX , khẳng định
* Khai thác:
Vì sao lại so sánh công cha, nghĩa
mẹ như núi thái sơn, như nước
trong nguồn.
HS TL: Vì công
ơn của cha, mẹ
rất to lớn.
+ Nêu tác dụng của các hình ảnh
so sánh trong câu
HSTL:
Tìm những từ
ngữ thích hợp
với mỗi chỗ
trống:
a) Công cha ,
nghĩa mẹ
được so sánh
như …,
như….
b) Trời mưa,
đường đất sét
trơn như …
c) Ở thành
phố có nhiều
tòa nhà cao
như…
Mục tiêu:
Giúp HS rèn
luyện kĩ năng
điền đúng từ
ngữ để hoàn
chỉnh một
câu văn có
hình ảnh so
sánh.
- GVNX, khẳng định, chốt:
Trong thực tế các sự vật, hiện
tượng có nét tương đồng. Các em
háy chú ý quan sát sự vật, hiện
tượng để cảm nhận được và biết
vận dụng biện pháp so sánh để
viết được những câu văn miêu tả
thật sinh động và gợi cảm.
2.3 Củng cố
- Dặn dò
3’ * Củng cố - Hôm nay học bài gì? HS TL
- Trò chơi :
- Tổ chức cho HS chơi trò : “ Ô
cửa bí mật”.(slide 12)
HS thực hiện
theo hướng dẫn
“ Ô cửa bí
mật”.
Mục tiêu:
HS ghi nhớ
tên các dân
tộc thiểu số,
biết đặt câu
có hình ảnh
so sánh.
của GV
- + Hình thức: HS được chọn ô
cửa (chọn ngẫu nhiên) và thực
hiện các yêu cầu ẩn dưới các ô
cửa bí mật đó.
+ Nội dung:
Ô cửa số 1: Kể tên một vài dân
tộc thiểu số mà em biết?
Ô cửa số 2: Đây là dân tộc nào?
(Có hình ảnh minh họa)
Ô cửa số 3: Hãy nêu 1 câu có hình
ảnh so sánh?
* * *
- Tổ chức chơi HS chơi
- Yêu cầu HS NX . HSNX
- GV tổng kết trò chơi.
- GV NX tiết học.
1’ * Dặn dò - Nhắc HS về nhà tìm thêm tên
các dân tộc thiểu số, tập đặt câu
có hình ảnh so sánh.
-Chuẩn bị bài sau: Luyện từ và
câu: Mở rộng vốn từ: Thành thị -
Nông Thôn,ôn tập về dấu phẩy
( SGK – 135)