Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Chăm sóc da cho trẻ pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.81 KB, 8 trang )

Chăm sóc da cho trẻ
Cấu trúc da của trẻ rất mỏng, chứa nhiều nước nhưng lại ít đàn hồi nên
rất dễ bị tổn thương vì vậy khi tắm rửa cho trẻ phải nhẹ nhàng, không kỳ
cọ, hoặc chà xát mạnh. Da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, hệ thống miễn
dịch chưa hoàn thiện, các loại hóa chất, nước hoa, thuốc nhuộm trong
quần áo, bột giặt và các sản phẩm dành cho trẻ… có thể gây khô da, kích
ứng, viêm da, hăm. Đối với việc chăm sóc da cho trẻ, nhất là trẻ sơ sinh,
càng dùng ít hóa chất càng tốt, không nên lạm dụng các sản phẩm chăm
sóc da dành cho trẻ.
Vệ sinh cho bé
Tắm rửa cho trẻ sơ sinh, chỉ cần dùng nước ấm có pha một chút nước
chanh tươi. Khi trẻ lớn hơn, có thể dùng các loại sữa tắm dành cho trẻ,
tránh dùng xà phòng diệt trùng hoặc xà phòng thơm vì có thể làm khô
da. Trước khi tắm cho trẻ, cần rửa sạch tay, kiểm tra nhiệt độ trong
phòng từ 28°C trở lên, nhiệt độ nước tắm khoảng 36° C là vừa. Thường
việc tắm cho trẻ chỉ cần mỗi lần 5-7 phút và 1 hoặc 2 ngày 1 lần là đủ,
tuy nhiên, hàng ngày cần rửa sạch sẽ vùng da mang tã lót hoặc bỉm. Nếu
tắm quá nhiều và quá thường xuyên sẽ loại bỏ hết các chất nhờn tự nhiên
có chức năng bảo vệ da, làm cho da của trẻ rất dễ bị tổn thương và dễ
phản ứng với các chất kích ứng, dị ứng.
Sau khi tắm xong, chấm khô ở các nếp gấp, đặc biệt ở vùng mang tã lót
có thể xoa phấn rôm, hoặc bôi kem làm mềm da như exomega, cetaphil,
physiogel, saforelle,… trước khi mang tã lót hoặc bỉm với mục đích bảo
vệ da khỏi bị viêm hoặc kích ứng do nước tiểu.
Vào mùa đông da thường khô, nên dùng kem làm ẩm da hàng ngày, nhất
là bôi ngay sau khi tắm rửa, lúc da còn ẩm. Khi có sử dụng lò sưởi, nên
chú ý độ ẩm của không khí để tránh da của trẻ bị khô nẻ. Nên mặc quần
áo bằng vải cotton dày, có thể mặc đồ len nhưng tránh để len chạm vào
da vì có thể gây ngứa, nhất là những trẻ bị khô da hay viêm da cơ địa.
Vào mùa hè nên mặc quần áo dài, đội mũ rộng vành và đeo kính khi cần
thiết để tránh da trẻ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Khi đi tắm biển phải


dùng kem chống nắng loại SPF 15 hoặc cao hơn để tránh tác hại của tia
tử ngoại lên da của trẻ. Không nên để bé tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng
mặt trời trong thời gian dài, nhất là khoảng 10 giờ sáng đến 16 giờ chiều
vì đây là khoảng thời gian có nhiều tia tử ngoại nhất trong ngày.

tắm rửa thường xuyên cho trẻ.
Vấn đề đóng bỉm
Nếu trẻ dùng bỉm thì nên thay thường xuyên 4 tiếng 1 lần vì khi đóng
bỉm da vùng kẽ bẹn, kẽ mông không thông thoáng cộng với nước tiểu ứ
đọng lại sẽ làm tổn thương da gây hăm, viêm da kích ứng, viêm kẽ do vi
khuẩn hoặc nấm. Vùng da này cần được giữ khô, thoáng, xoa phấn rôm
sau khi tắm. Khi thấy da vùng mang bỉm của trẻ bị mẩn đỏ bạn nên
ngừng đóng bỉm và đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu càng sớm càng
tốt.
Các tình trạng da bất thường hoặc bệnh lý và cách chăm sóc
Viêm da tã lót
Do mang bỉm hoặc tã lót luôn bị ẩm ướt, và do sử dụng bừa bãi các sản
phẩm chăm sóc da cho trẻ như các loại bột, kem, dung dịch, mỡ…ở
vùng da này.
Cách chăm sóc: thay bỉm thường xuyên, dùng vải mềm với nước ấm để
lau rửa, tránh dùng các loại khăn thấm ướt bằng giấy, nên bôi kem có
chứa oxit kẽm để bảo vệ da, trước khi đóng bỉm mới để da khô thoáng
càng lâu càng tốt.
Viêm da cơ địa/chàm
Trẻ bị viêm da cơ địa hoặc chàm thường có biểu hiện đỏ ngứa, tiết dịch,
đóng vảy ở vùng mặt và da đầu, rất dễ nhầm với viêm da tiết bã hay còn
gọi là “cứt trâu”. Bố mẹ không nên tự ý dùng kem hoặc mỡ có corticoids
cho trẻ. Nên đưa trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để có được
phương pháp điều trị và tư vấn việc chăm sóc da thích hợp. Nhìn chung,
trẻ bị viêm da cơ địa cần biết điểm quan trọng trong việc chăm sóc da

cho trẻ đó là giữ ẩm da và dùng thuốc giảm ngứa nhằm hạn chế được
các đợt bùng phát của bệnh.
Rôm sảy
Ở trẻ nhỏ, do tuyến mồ hôi chưa phát triển hoàn chỉnh, việc điều tiết mồ
hôi kém, da của trẻ dễ bị tác động của môi trường nóng ẩm gây ra rôm
sảy. Do vậy, không nên mặc kín mà mặc quần áo rộng thoáng mát, giữ
cho da khô và sạch. Chứng rôm sảy ở trẻ tuy không nguy hiểm nhưng để
lâu có thể dẫn đến chốc, mụn nhọt.

Trứng cá ở trẻ sơ sinh
Biểu hiện là các nốt trứng cá và mụn đầu trắng dọc theo mũi và má.
Hiện tượng này do trong thời gian vài tuần sau đẻ, hormon của người mẹ
còn tồn tại trong máu của trẻ, loại hormon này làm tăng tiết bã nhờn trên
da trong khi tuyến bã ở trẻ sơ sinh chưa trưởng thành để có thể loại bỏ
các chất nhờn đó, gây ra tắc nghẽn tuyến bã và có các biểu hiện của
trứng cá.
Thông thường không cần điều trị, các mụn trứng cá sẽ mất đi sau vài
tuần. Nếu mụn kéo dài hoặc nặng lên nhiều, nên đưa trẻ khám bác sĩ
chuyên khoa da liễu.
Viêm da tiết bã
Biểu hiện tổn thương là dát đỏ, vảy da ở trên đầu, cánh mũi 2 bên, lông
mày, mi mắt, da sau tai. Dùng dầu baby oil bôi vào vùng có vảy, để 20-
30 phút sau đó gội đầu. Thông thường, các vảy này sẽ tự khỏi vào lúc trẻ
8 tháng tuổi.
Các bớt bẩm sinh
Dân gian còn gọi các bớt bẩm sinh là các vết chàm như: chàm đỏ, chàm
xanh hoặc chàm đen. Thông thường, các bớt bẩm sinh sẽ phát triển to
hơn khi trẻ lớn lên. Vị trí của bớt bẩm sinh hay gặp là ở mặt, tuy nhiên,
các loại bớt có thể bị ở bất cứ vị trí nào của cơ thể.
U máu (hemangiomas) là loại hay gặp nhất, có thể xuất hiện ngay lúc đẻ

hoặc sau đẻ một thời gian. Loại này thường lành tính và có thể tự lành
khi trẻ lớn dần, tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp phải có sự can thiệp
điều trị, đặc biệt là khi u máu to lên khá nhanh. Do vậy, bố mẹ trẻ nên
theo dõi sự phát triển về kích thước của u máu và đưa trẻ đi khám bác sĩ
chuyên khoa da liễu để được tư vấn hoặc điều trị.
Bớt đỏ rượu vang (port-wine stains) thường xuất hiện ngay lúc đẻ, loại
này ngày càng to theo lứa tuổi của trẻ, rất khó chữa, trong một số ít
trường hợp có thể được điều trị bằng laser, nhưng hiệu quả rất hạn chế.
Ngoài ra các loại bớt sau đây cũng rất thường gặp, bao gồm: bớt đỏ ở
sau gáy; bớt hình ngọn lửa ở giữa trán gần cung lông mày, xuất hiện sau
đẻ, đỏ hơn khi trẻ khóc hoặc vặn mình; bớt xanh ở mông. Hầu hết các
bớt này sẽ tự khỏi khi trẻ lớn dần.
Bớt sắc tố màu đen hoặc màu nâu cà phê sữa, thường xuất hiện ngay lúc
đẻ, tuy nhiên có trường hợp xuất hiện muộn khi trẻ 1 hoặc 2 tuổi. Loại
bớt này sẽ lớn dần theo tuổi do da của trẻ phát triển và thường chỉ bị ở
vùng da đó chứ không lan ra vùng da khác. Đối với loại bớt màu đen có
lông, nên cân nhắc phẫu thuật cắt bỏ. Các loại bớt màu đen hoặc nâu
khác, tùy theo các vị trí thẩm mỹ mà các bác sĩ chuyên khoa có thể dùng
các loại laser để điều trị. Nên đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa để
được tư vấn.
Hạt cơm (mụn cóc)
Do virus gây ra, thường xuất hiện ở quanh móng tay, ngón tay, mu tay,
đôi khi xuất hiện ở bàn tay, bàn chân. Hạt cơm có thể mất đi tự nhiên
sau vài tháng. Tuy nhiên vẫn cần được điều trị vì virus ở hạt cơm có thể
phát tán ra vùng da khác gây ra các mụn mới. Đối với trẻ nhỏ, nên dùng
các loại thuốc bôi tại chỗ như salicylic acid, hoặc áp nitơ.
Chốc, nhiễm khuẩn da
Dễ dàng lây lan giữa các gia đình và trẻ em tại các nhà trẻ và trường
học.
Biểu hiện chính là chốc, có phỏng nước hóa mủ nhanh, dễ giập vỡ đóng

vảy tiết, ngứa. Hay xuất hiện ở các vùng da hở do côn trùng cắn, các vết
trày xước trên da.
Để ngăn chặn bệnh này, trẻ em nên được tắm rửa sạch sẽ, rửa tay thường
xuyên, các vết cắt và vết xước trên da nên được rửa sạch và băng lại.
Côn trùng đốt
Nguyên nhân phổ biến nhất là do bọ chét có ở chó, mèo, muỗi, dĩn, ruồi
vàng, ong bắp cày,
Khi bị côn trùng đốt, trẻ thường bị ngứa nhiều và gãi rồi sau đó vết cắn
bị bội nhiễm vi khuẩn, gây ra chốc lở, nhọt Do vậy, khi đã bị côn trùng
đốt, phải vệ sinh tay chân của trẻ sạch sẽ và bôi các loại thuốc giảm
ngứa như Eurax, hoặc dịu da như hồ nước, oxid kẽm Phòng bệnh tốt
nhất là vệ sinh ngoại cảnh, diệt các loại côn trùng, và tránh côn trùng đốt
bằng bôi các thuốc có chứa permethrin vào các vùng da hở ở tay và
chân.
BS. Phạm Thị Lan

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×