Ch¨m sãc r¨ng cho trÎ nhá
Hàm răng đẹp là một hàm răng có hình thể, màu sắc đẹp và các
răng mọc đúng vị trí. Hàm răng có đầy đủ các răng sắp xếp đều
đặn , răng không chen chúc hay bị thưa;răng không xoay,
nghiêng, răng trên dưới ăn khớp với nhau dễ dàng. Để đạt được
điều này, các cha mẹ cần chăm sóc răng cho trẻ từ rất sớm.
Để chăm sóc và giữ gìn hàm răng sữa cho trẻ thì vai trò của người mẹ
là vô cùng quan trọng. Khi mang thai, người mẹ cần biết cách sử dụng
những thức ăn có lợi cho cấu tạo men răng của trẻ sau này, men răng
có cứng chắc thì mới phòng ngừa được sâu răng . Người mẹ nên ăn
đầy đủ chất bổ dưỡng, đặc biệt là can-xi là chất rất cần cho người mẹ
và thai nhi. Khi mang thai được 4 tháng thì răng và xương của thai nhi
bắt đầu hấp thu can-xi. Người mẹ cần được cung cấp đủ chất canxi ,
nguồn chứa can-xi tốt nhất là sữa và sản phẩm từ sữa, cá, nghêu, sò,
ốc, tôm, cua.
Nhiều người cho rằng “Răng sẽ bị hư sau mỗi lần mang thai”. Điều
này không đúng, thai nhi không lấy can-xi từ răng của người mẹ. Nếu
như người mẹ dinh dưỡng và giữ vệ sinh răng miệng tốt thì chắc chắn
rằng răng và nướu sẽ khỏe mạnh.
1) Cha mẹ có thể giúp cho trẻ giữ răng chắc và khỏe bằng cách tập
cho trẻ ý thức giữ gìn vệ sinh ngay từ những chiếc răng đầu tiên.
Phải
giữ vệ sinh răng miệng tốt cho trẻ và chăm sóc răng miệng cho trẻ
đúng cách
. Răng chỉ khoẻ và đẹp nếu biết làm sạch đúng cách. Chải
răng đúng cách và đúng thời điểm: tốt nhất nên chải răng ngay sau khi
ăn, ngay cả khi chỉ ăn bánh kẹo, hoặc ăn vặt. Nếu không biết chăm sóc
và vệ sinh răng miệng cho con trẻ đúng phương pháp có thể dẫn tới
những hậu quả như: răng mọc khểnh, răng hô , răng mọc lệch, viêm
nướu và đặc biệt là sâu răng… Trẻ em khó có thể tự mình làm sạch
răng tốt được. Do đó cha mẹ của trẻ phải chải răng cho con khi trẻ còn
quá nhỏ và nên cùng chải răng với trẻ khi trẻ lớn hơn. Hướng dẫn cho
trẻ cách sử dụng chỉ tơ nha khoa đúng cách để làm sạch kẻ răng.
2)
Hạn chế các thói quen xấu của trẻ
như ăn bánh , mứt , kẹo thường
xuyên và những thức ăn chứa nhiều đường. Không nên cho trẻ ăn thức
ăn có nhiều đường như kẹo mút, kẹo cứng và tránh xa các loại thức ăn
mềm, có tính dính cao như kẹo dẻo, nho khô, trái cây sấy … Những loại
thức ăn này làm cho vi khuẩn hoạt động mạnh tiết ra nhiều axít có hại
cho răng , trẻ dễ bị sâu răng nếu như không súc miệng hoặc chải răng
sạch sẽ.
Trẻ đang tuổi lớn nên rất thích ăn vặt. Ăn quà vặt cũng là một nguy
cơ sâu răng vì độ acid trong miệng lên cao nhiều lần trong ngày. Phụ
huynh nên hạn chế số lần trẻ ăn vặt để giảm lượng axit có hại cho răng.
Ngoài ra nên hạn chế các thói quen xấu của trẻ như mút ngón tay
hay núm vú giả,đẩy lưỡi ra trước khi nuốt ,cắn môi dưới , thở bằng
miệng, cắn viết kéo dài , chống cằm... là những thói quen ảnh hưởng
rất xấu đến sự phát triển răng hàm mặt gây ra những lệch lạc về răng
và hàm mặt . Những thói quen này có thể làm răng mọc không đúng vị
trí gây di lệch hàm răng, dẫn đến móm hoặc hô.
3)
Không nên để cho trẻ có thói quen bú bình và ngậm bình sữa hoặc
nước hoa quả hay nước ngọt ngậm trong miệngnhững lúc bé đi ngủ
nhất là ban đêm.
Khi con mình bước vào tuổi đi nhà trẻ, mẫu giáo, các
bà mẹ sợ trẻ bị suy dinh dưỡng nên có thói quen cho con bú thêm một
bình sữa nữa trước khi đi ngủ vào buổi tối, hoặc có bà mẹ cho trẻ lên
giường ngủ với 1 bình sữa hay bình nước pha với đường, thay cho sữa
để trẻ khỏi quấy khóc, bé ăn xong là ngủ luôn. Việc làm này không ngờ
lại gây hậu quả là trẻ bị sâu răng do bú bình (một dạng sâu răng nặng
ở trẻ).
Khi ngủ, không nên cho ngậm bình sữa, vì có thể trẻ không nuốt hết,
sữa đọng trong miệng trẻ rất lâu suốt đêm sẽ bị các vi khuẩn làm lên
men biến đổi thành acid lactic làm tăng nguy cơ sâu răng rất nhiều lần.
Nếu bắt buộc phải cho trẻ ngậm bình sữa khi ngủ thì nên thay sữa bằng
nước lọc và lấy bình ra khi trẻ đã ngủ.
Hình ảnh sâu răng do bú bình
Nhìn vào hình trên đây chúng ta thấy tất cả các răng phía trước hàm
trên đều bị sâu . Đây là hình ảnh điển hình ở một trẻ bị sâu răng do bú
bình .
4) Để trẻ có một hàm răng trắng , đẹp và khoẻ , n
ên cho trẻ đi khám
bác sĩ răng hàm mặt lần đầu tiên khi trẻ được 6 tháng tuổi ,
thời gian
này là cơ hội tuyệt vời để nha sĩ kiểm tra cẩn thận sự phát triển răng
miệng của bé cũng như giải đáp những thắc mắc liên quan.Đây cũng là
lúc để hỏi BS RHM xem răng của trẻ đang phát triển như thế nào? Bác
sĩ Răng hàm mặt có thể tư vấn cho cha mẹ về cách chải răng và chăm
sóc răng miệng đúng cách cho trẻ và áp dụng kịp thời các biện pháp
phòng ngừa sâu răng.
Sau đó khi trẻ được 1 tuổi nên bắt đầu đưa trẻ đi
khám răng định kỳ
mỗi 6 tháng
một lần
để kịp thời phát hiện bất kỳ những dấu hiệu bất
thường ở giai đoạn sớm .Không nên chờ đến khi trẻ có răng sâu hay
đau răng mới đến bác sĩ RHM.
Sâu răng sớm
Sâu răng mức độ khá nặng
Sâu răng mức độ nghiêm trọng
Nếu bạn muốn con bạn có hàm răng đẹp, bạn cần phải quan tâm đến
việc chỉnh nha càng sớm càng tốt, từ khi 6-7 tuổi, những răng vĩnh viễn
đầu tiên của con bạn mọc lên, trẻ đã cần được sự theo dõi 6 tháng 1
lần, bạn sẽ biết răng đó mọc ra sao, nên nhổ vào thời điểm nào, để
tránh sự lệch lạc sau này. Đối với những trẻ có răng mọc lệch lạc , trẻ
nên đến khám bác sĩ chuyên khoa vào lúc 7 tuổi. Việc đến khám BS
chuyên về chỉnh nha không có nghĩa là tất cả những trẻ ở lứa tuổi cần
phải điều trị, nhưng để BS đánh giá một số trường hợp cần được điều
trị sớm . Nếu trẻ có các tật xấu như mút tay, thở miệng, mút môi…phải
điều trị sớm bằng chỉnh răng dự phòng , loại trừ thói quen xấu, để