Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Giáo án hóa học lớp 10 nâng cao - Bài 23 LIÊN KẾT KIM LOẠI doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.76 KB, 6 trang )

Giáo án hóa học lớp 10 nâng cao - Bài 23
LIÊN KẾT KIM LOẠI
I. mục tiêu bài học
Học sinh hiểu:
- Thế nào là liên kết kim loại.
- Tính chất chung của tinh thể kim loại.
Học sinh biết: Những kiểu mạng tinh thể phổ biến của
kim loại.
Học sinh vận dụng:
- Dựa vào đặc điểm của liên kết kim loại để giải thích tính
chất chung của tinh thể kim loại.
II. Chuẩn bị
Giáo viên:
- Mô hình các mạng tinh thể lập phương tâm khối, lập
phương tâm diện, lục phương.
- Bảng 3.1 - Kiểu cấu trúc mạng tinh thể của kim loại
trong BTH.
III. Tổ CHứC HOạT ĐộNG DạY HọC
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
Hoạt động 1:
GV: -Hãy nghiên cứu SGK
và cho biết thế nào là liên
kết kim loại.
- GV chốt lại:
+ Tương tác giữa các ion
dương kimloại ở nút mạng
với e tự do là nguyên nhân
của liên kết kim loại.
+ Liên kết trong mạng tinh
thể kim loại cũng có bản
chất tĩnh điện , nhưng khác


với liên kết ion ở chỗ : Liên
kết giữa các ion là lực hút
tĩnh điện ion-ion, còn LK
kim loại là lực hút tĩnh điện
ion- electron.

I. Khái niệm về liên kết kim
loại.
Khái niệm: Liên kết kim loại
là liên kết được hình thành
giữa các nguyên tử và ion
kim loại trong mạng tinh thể
do sự tham gia của các e tự
do.








II. Mạng tinh thể kim loại.

Hoạt động 2:

GV: - Hãy quan sát mô hình
mạng tinh thể kim loại , và
cho biết sự khác nhau giữa
các kiểu mạng : Lập phương

tâm khối ,lập phương tâm
diện, lục phương.







- Dựa vào thông tin trong
bảng 3.1 SGK để cho biết
1. Một số kiểu mạng tinh
thể
Có 3 dạng tinh thể phổ biến ;

+ Lập phương tâm khối:
Các nguyên tử , ion kim loại
nằm trên các đỉnh và tâm
của hình lập phương.
+ Lập phương tâm
diện:Các nguyên tử , ion
kim loại nằm trên các đỉnh
và tâm các mặt của hình lập
phương.
+ Lục phương : Các nguyên
tử , ion kim loại nằm trên
các đỉnh và tâm các mặt của
hình lục giác đứng và ba
nguyên tử ,ionnằm phía
trong của hình lục giác.

- Fe thuộc dạng TT lập
kiểu cấu trúc mạng tinh thể
của các kim loại Fe, Cu,
Mg?. Kiểu cấu trúc nào có
độ đặc khít nhỏ nhất?
- Yêu cầu HS nghiên cứu
SGK tìm hiểu về độ đặc khít
là gì ?



Hoạt động 3:
GV: Hãy cho biết tính chất
vật lý của kim loại? Tại sao
kim loại có những tính chất
vật lý đó?



phương tâm khối.
Cu thuộc dạng TT lập
phương tâm diện
Mg thuộc dạng TT lục
phương.
- Dạng TT lập phương tâm
khối có độ đặc khít nhỏ
nhất: 68%
- Dạng lập phương tâm
diện và lục phương có độ
đặc khít cao hơn: 74%

2. Tính chất của tinh thể
kim loại.
- Kim loại có những tính
chất vật lý sau: Có ánh kim,
dẫn điện , dẫn nhiệt tốt và có
tính dẻo.
- Kim loại có những tính
chất vật lý đó là vì trong tinh
Hoạt động 4: Củng cố bài
Sử dụng bài tập trong sách
giáo khoa để củng cố những
kiến thức trọng tâm của bài
+Liên kết kim loại:
Bài tập 1
+ Tính chất của tinh
thể kim loại: Bài tập 3.4 .





Bài tập về nhà : Bài 2 trang
92 SGK và các bài trang 27
SBT.
thể kim loại có những e tự
do, di chuyển được trong
mạng tinh thể.

HS làm các bài tập củng cố:


Bài 1: Mạng tinh thể của
kim loại natri là mạng lập
phương tâm khối .Lực liên
kết trong mạng tinh thể kim
loại được hình thành bằng
lực hút tĩnh điện giữa các ion
dương kim loại ở nút mạng
tinh thể với các e hoá trị
chuyển động tương đối tự
do.
Bài 4:
+ Cu, Al : Mạng lập
phương tâm diện.
+ Co, Mg : Mạng lục
phương .
+ Na : Mạng lập phương
tâm khối.



×