Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty cổ phần cao su Sao Vàng (nhật ký chứng từ - ko lý luận)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (508.28 KB, 90 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Minh Phương
MỤC LỤC
1.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng...........2
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần cao su Sao Vàng...............2
1.1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh kinh doanh tại công ty cổ phần
cao su Sao Vàng..................................................................................................................3
1.1.2.1. Đặc điểm sản phẩm ...........................................................................................3
1.1.2.2. Đặc điểm về nguyên vật liệu..............................................................................3
1.1.2.3. Đặc điểm về máy móc thiết bị và dây chuyền công nghệ.................................4
1.2. Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng......................................6
1.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng.................6
1.2.2 Đặc điểm điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty............................12
1.3. Đặc điểm tài sản cố định và đặc điểm tổ chức quản lý tài sản cố định tại công ty cổ
phần cao su Sao Vàng...........................................................................................................13
1.3.1. Đặc điểm tài sản cố định tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng.............................13
1.3.2. Đặc điểm quản lý tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng14
1.3.3. Chính sách quản lý tài sản cố định.........................................................................17
1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần cao su Sao
Vàng......................................................................................................................................18
1.4.1. Công tác tổ chức bộ máy kế toán tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng...............18
1.4.2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần
cao su Sao Vàng................................................................................................................20
1.4.2.1. Bộ phận kế toán tài sản cố định.......................................................................20
1.4.2.2. Về công tác vận dụng chế độ kế toán trong kế toán tài sản cố định...............21
2.1. Thực trạng kế toán biến động tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần cao su Sao
Vàng......................................................................................................................................24
2.1.1. Kế toán biến động tăng, giảm tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần cao su
Sao Vàng...........................................................................................................................24
Hoàng Minh Đức Lớp: Kế toán 48D
i
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Minh Phương


2.1.1.1 Kế toán chi tiết biến động tăng giảm tài sản cố định hữu hình.......................24
2.1.1.2. Kế toán chi tiết giảm tài sản cố định hữu hình................................................37
2.1.1.3 Qui trình ghi sổkế toán chi tiết tăng giảm tài sản cố định hữu hình................44
2.1.2. Kế toán tổng hợp tăng giảm tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần cao su
Sao Vàng...........................................................................................................................47
2.1.2.1. Kế toán tổng hợp tăng tài sản cố định hữu hình.............................................47
2.1.2.2. Kế toán tổng hợp giảm tài sản cố định hữu hình.............................................48
2.2. Thực trạng kế toán khấu hao tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần cao su Sao
Vàng......................................................................................................................................50
2.2.1. Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần cao su
Sao Vàng...........................................................................................................................50
2.2.2 Qui trình hạch toán khấu hao tài sản cố định hữu hình...........................................51
2.2.3 Qui trinh ghi sổ kế toán khấu hao tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần cao
su Sao Vàng.......................................................................................................................54
2.3. Kế toán sửa chữa tài sản cố định hữu hình....................................................................55
2.3.1. Trường hợp sửa chữa thường xuyên tài sản cố định hữu hình..............................55
2.3.1.1. Tài khoản sử dụng: ..........................................................................................56
2.3.1.2. Phương pháp hạch toán: ..................................................................................56
2.3.2.2. Qui trình ghi sổ:................................................................................................56
2.3.3. Sửa chữa lớn tài sản cố định hữu hình...................................................................56
2.3.3.1. Các chứng từ sử dụng trong trường hợp này như sau:....................................56
2.3.3.2. Qui trình luân chuyển chứng từ như sau: .......................................................57
2.3.3.3. Tài khoản sử dụng và phương pháp kế toán....................................................61
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ
ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU SAO VÀNG.............................63
3.1. Đánh giá khái quát thực trạng công tác hạch toán tài sản cố định hữu hình tại công ty
cổ phần cao su Sao Vàng......................................................................................................63
3.1.1. Ưu điểm...................................................................................................................63
Hoàng Minh Đức Lớp: Kế toán 48D
ii

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Minh Phương
3.1.1.1. Những ưu điểm trong công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định hữu hình
tại công ty......................................................................................................................63
3.1.1.2. Những ưu điểm trong công tác kế toán tài sản cố định hữu hình. .................64
3.1.2. Nhược điểm ............................................................................................................66
3.1.2.1. Những nhược điểm trong công tác quản lý tài sản cố định hữu hình tại công
ty cổ phần cao su Sao Vàng..........................................................................................66
3.1.2.2. Những nhược điểm trong công tác kế toán tài sản cố định hữu hình tại công
ty cổ phần cao su Sao Vàng..........................................................................................66
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định hữu hình tại công
ty cổ phần cao su Sao Vàng..................................................................................................68
3.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác hạch toán TSCĐ hữu hình tại công ty......68
3.2.2. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài sản cố định hữu hình
tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng................................................................................69
3.2.3. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định hữu hình tại công
ty cổ phần cao su Sao Vàng. ............................................................................................70
3.2.4 Điều kiện thực hiện..................................................................................................73
Hoàng Minh Đức Lớp: Kế toán 48D
iii
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Minh Phương
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Số TT Từ viết tắt Nội dung
1 XDCB Xây dựng cơ bản
2 KTCN Kỹ thuật cơ năng
3 TSCDHH Tài sản cố định hữu hình
4 GTGT Giá trị gia tăng
5 HDTL Hội đồng thanh lý
6 BKS Biển kiểm soát
Hoàng Minh Đức Lớp: Kế toán 48D
iv

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Minh Phương
DANH MỤC BIỂU
Biểu số 2.1: Hợp đồng kinh tế...............................................................................26
Biểu số 2.2: Biên bản bàn giao nghiệm thu..........................................................29
Biểu số 2.3: Hóa đơn giá trị gia tăng....................................................................30
Biểu số 2.4 : Biên bản thanh lý hợp đồng.............................................................32
Biểu số 2.5: Biên bản nghiệm thu.........................................................................34
Biểu số 2.6: Biên bản quyết toán và thanh lý hợp đồng......................................35
Biểu số 2.7: Hóa đơn.............................................................................................36
Biểu số 2.8: Biên bản đề nghị thanh lý TSCĐ......................................................39
Biểu số 2.9: Biên bản đánh giá và đề nghị thanh lý.............................................39
Biểu số 2.10: Quyết định thanh lý.......................................................................41
Biểu số 2.11: Phiếu thu........................................................................................41
Biểu số 2.12: Biên bản họp hội đồng thanh lý và nhượng bán TSCĐ năm 2009
.................................................................................................................................42
Biểu số 2.13: Biên bản bàn giao thiết bị...............................................................58
Biểu số 2.14: Quyết toán chi phí sửa chữa lớn.....................................................59
Hoàng Minh Đức Lớp: Kế toán 48D
v
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Minh Phương
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 : Các dây chuyền sản xuất tại Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng........4
Bảng 1.2 : Các mã tài sản cố định hữu hình tại Công ty ....................................14
Bảng 1.3: Bảng phân loại tài sản cố định hữu hình theo hình thái biểu hiện ...16
Bảng 1.4: Phân loại tài sản cố định hữu hình theo bộ phận sử dụng : ..............17
Bảng 1.5: Thời gian trích khấu hao tài sản cố định trong công ty.....................22
Bảng 3.1: Phân loại tài sản cố định theo nguồn hình thành...............................69
Bảng 3.2: Phân loại tài sản cố định theo tình hình sử dụng...............................69
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm................................................5

Hình 1.2: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý công ty cổ phần cao su Sao Vàng........7
Hình 1.3 : Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng 19
Hình 1.4 : Qui trình ghi sổ kế toán tài sản cố định theo hình thức Nhật ký
chứng từ..................................................................................................................23
Hình 2.1 : Quy trình luân chuyển chứng từ tăng TSCĐHH do mua sắm........25
Hình 2.2: Qui trình luân chuyển chừng từ trường hợp tăng do XDCB hoàn
thành bàn giao........................................................................................................33
Hình 2.3: Qui trình luân chuyển chừng từ giảm tài sản cố định hữu hình do
thanh lý...................................................................................................................38
Hoàng Minh Đức Lớp: Kế toán 48D
vi
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Minh Phương
LỜI MỞ ĐẦU
Tài sản cố định nói chung và tài sản cố định hữu hình nói riêng là một trong
những tư liệu sản xuất giữ vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty. Đây là những tài sản có giá trị lớn, gắn bó với doanh nghiệp trong thời
gian dài. Do vậy, việc quản lý tài sản cố định là một yêu cầu hết sức cần thiết, bất cứ
công ty nào cũng quan tâm hàng đầu. Một quyết định đầu tư sai lầm, có thể gây thiệt
hàng hàng chục triệu, có khi là hàng trăm triệu đồng. Đây thật sự là một sự lãng phí
rất lớn.
Công ty cổ phần cao su Sao Vàng là một công ty lớn, với bề dày hoạt động
hơn 50 năm, chuyên sản xuất các sản phẩm công nghiệp từ cao su. Tài sản cố định
của công ty cũng vì thế mà khá nhiều và thường có giá trị lớn. Việc quản lý tốt tài sản cố
định càng trở thành một yêu cầu cấp thiêt. Làm thế nào để việc trang bị tài sản cố định là
đúng nơi, đúng chỗ, đúng nhu cầu và phát huy giá trị sử dụng cao nhất.
Qua xem xét bảng cân đối kế toán của công ty, nhận thấy rằng giá trị tài sản
cố định hữu hình trong công ty hiện tại là khá lớn, chiếm tới gần 50% giá trị tổng tài
sản, tuy nhiên, qui mô và cơ cấu nguồn vốn lại chiếm chủ yếu là các khoản nợ ngắn
hạn. Vậy điều này liệu có hợp lý hay ko? Thêm vào đó, hiện tại kế toán tài sản cố
định tại công ty vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý, như vấn đề phân loại tài sản cố định

còn chưa đồng bộ, vấn đề mã hóa tài sản cố định chưa rõ ràng, sổ sách theo dõi kế
toán tài sản cố định còn có phần chưa thống nhất
Với những định hướng như vậy, được sự hướng dẫn nhiệt tình của PGS. TS
Nguyễn Minh Phương, và các anh chị trong công ty nhiệt tình giúp đỡ, em đã mạnh
dạn lựa chọn đề tài :
Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng.
Nội dung đề tài gồm có 3 phần như sau
 Đặc điểm và tổ chức quản lý tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần
cao su Sao Vàng.
 Thực trạng kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần cao su Sao
Vàng.
 Đánh giá thực trạng và phương hướng hoàn thiện công tác kế toán tài sản
cố định hữu hình tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng.
Hoàng Minh Đức Lớp: Kế toán 48D
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Minh Phương
CHƯƠNG I:
ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU SAO VÀNG
1.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần cao su Sao
Vàng
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần cao su Sao Vàng
Nhà máy cao su Sao Vàng tiền thân là xưởng đắp vá săm lốp ô tô thành lập ngày
7/10/1956 tại số 2 Đặng Thái Thân, Hà Nội. Đến đầu năm 1960, xưởng được sáp
nhập với nhà máy cao su Sao Vàng và trở thành công ty cao su Sao Vàng Hà Nội.
Ngày 27 tháng 8 năm 1992, theo quyết định số 645/ CNNg của Bộ Công nghiệp
nặng ( năm 2007 được sáp nhập với Bộ Thương Mại, gọi tên là bộ Công Thương)
nhà máy được đổi tên thành “ Công ty Cao su Sao Vàng”.
Thực hiện chủ trưởng của Đảng và Nhà nước, cũng như của tổng công ty hóa
chất Việt Nam trong việc đổi mới, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, ngày 24

tháng 10 năm 2005, công ty cao su Sao Vàng được cổ phần hóa theo quyết định số
3500/ QĐ- BCN của Bộ Công Nghiệp. Từ đó đến nay, công ty hoạt động với tên giao
dịch là “Công ty cổ phần cao su Sao Vàng” số vốn điều lệ ban đầu là 49.048.000.000
đồng, với 2 lần thay đổi đăng ký kinh doanh, hiện vốn điều lệ của công ty đạt
108.000.000.000 đồng.
Hiện nay, ngoài lĩnh vực sản xuất kinh doanh các sản phẩm từ cao su, công ty
còn hoạt động thêm trong một số lĩnh vực như :
- Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, máy móc, thiết bị hóa chất phục vụ
cho ngành công nghiệp sao su
- Chế tạo, lắp đặt và mua bán máy móc thiết bị phục vụ ngành cao su,
- Cho thuê cửa hàng, văn phòng, nhà xưởng, kho bãi,
- Mua bán, sửa chữa, bảo dưỡng ô tô, xe máy và phụ tùng thay thế
- Mua bán hàng kính mắt thời trang, thiết bị quang học,
- Mua bán hàng điện, điện tử, điện lạnh, điện gia dụng, đồ dùng cá nhân
và gia đình….
Hoàng Minh Đức Lớp: Kế toán 48D
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Minh Phương
1.1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh kinh doanh tại công ty cổ
phần cao su Sao Vàng.
Với bề dày gần 50 năm thành lập và phát triển, công ty cao su Sao Vàng hiện
đang là một trong ba doanh nghiệp đứng đầu trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm từ
cao su trong cả nước. Mặc dù, công ty hiện đang kinh doanh khá nhiều ngành nghề,
tuy nhiên sản phẩm kinh doanh chính vẫn là các sản phẩm từ cao su. Nhằm làm rõ
những đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng tới công tác tổ chức
quản lý tài sản cố định, ta sẽ lần lượt làm rõ những vấn đề sau:
1.1.2.1. Đặc điểm sản phẩm
Trong suốt 50 năm qua, công ty đã nổi tiếng khắp miền Bắc với sản phẩm săm
lốp xe đạp. Từ cụ già cho đến các em nhỏ đều biết đến sản phẩm này của công ty.
Tuy nhiên, nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới kinh tế của đất nước, phù hợp với xu thế

hội nhập, ngày nay các sản phẩm của công ty chủ yếu như sau:
Săm lốp các loại :
Hiện nay, ngoài săm lốp xe đạp. công ty còn sản xuất thêm săm lốp xe máy, ô
tô. Công ty cũng là công ty đầu tiên và duy nhất của Việt Nam sản xuất thành công
lốp máy bay. Sản phẩm của công ty có rất nhiều ưu điểm, chịu được nhiệt độ cao,
phù hợp với khí hậu Việt Nam và cũng dễ sửa chữa khi hỏng hóc. Đặc biệt, giá cả mà
công ty đưa ra cũng rất hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế của đa số người dân
Băng tải :
Ngoài săm lốp thì băng tải cũng là một sản phẩm đang được công ty chú trọng
sản xuất. Hiện nay, sản phẩm này đang được sử dung rất rộng rãi trong các công ty
sản xuất, lắp ráp, hay khai thác khoáng sản.
Cao su kỹ thuật :
Đây cũng là một thế mạnh mà công ty đang cố gắng khai thác. Hiện tại, cao su
kỹ thuật là những chi tiết máy, rất nhỏ nhưng đòi hỏi độ tinh vi và chính xác cao. Do
đó, giá thành vì thế cũng ko rẻ và không được bán phổ biến cho người sử dụng cuối
cùng. Khách hàng chính của dòng sản phẩm này chính là các công ty, doanh nghiệp
chuyên sản xuất lắp ráp. Đây cũng được coi là một bộ phận khách hàng khá ổn định
mà công ty cần tập trung khai thác
1.1.2.2. Đặc điểm về nguyên vật liệu
Với đặc điểm của sản phẩm chủ yếu là các sản phẩm từ cao su, do đó nguyên
vật liệu chính mà công ty thường xuyên sử dụng là cao su. Cao su có thể có 2 dạng:
cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp, trong đó, cao su tổng hợp thường phải nhập
Hoàng Minh Đức Lớp: Kế toán 48D
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Minh Phương
khẩu từ nước ngoài. Ngoài ra, công ty thường xuyên phải sử dụng hóa chất xúc tác
như: paraphin, nhựa thông, dầu flexon 112, oxit kẽm, aralur 654…Ngoài cao su tổng
hợp, công ty còn phải nhập khẩu các nguyên vật liệu khác như: vải mành, chất phòng
lão hóa cao su, thép tanh, van ô tô, xe máy...
1.1.2.3. Đặc điểm về máy móc thiết bị và dây chuyền công nghệ

Đặc điểm về máy móc thiết bị
Trước đây, các máy móc thiết bị mà công ty sử dụng chủ yếu là do Trung
Quốc tài trợ, do đó, chất lượng và trình độ khoa học công nghệ khá lạc hậu. Tuy
nhiên, kể từ năm 2006, khi công ty được cổ phần hóa, vấn đề đầu tư máy móc thiết bị
được đầu tư một cách đồng bộ hơn và hiện đại hơn. Hiện tại các máy móc thiết bị mà
công ty đang sử dụng chủ yếu là các máy móc chuyên dùng trong sản xuất sản phẩm
từ cao su như máy ép, máy tráng cán , các dây chuyền sản xuất săm lốp, băng tải, xe
nâng, các phương tiện vận tải…Nhìn chung, trình độ công nghệ của công ty đang
được đầu tư đổi mới khá đồng bộ. Sau đây là một vài dây chuyền công nghệ công ty
đang sử dụng:
Bảng 1.1 : Các dây chuyền sản xuất tại Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng
Số TT Tên dây chuyền sản xuất Công suất thiết kế
1 Săm lốp ô tô 500.000 bộ/năm
2 Lốp xe máy 1.200.000 chiếc/năm
3 Săm xe máy 7.000.0000 chiếc/năm
4 Lốp xe đạp 8.000.000 chiếc/năm
5 Săm xe đạp 10.000.000 chiếc/năm
6 Cao su kỹ thuật 1.000 tấn sản phẩm/năm
Nguồn: Công ty Cổ phần cao su Sao Vàng
Đặc điểm về dây chuyền công nghệ sản xuất sản phẩm
Sản phẩm mà công ty sản xuất là những sản phẩm mang tính đặc thù. Các sản
phẩm này đều có một sự độc lập tương đối với nhau. Do đó, quy trình sản xuất sản
phẩm của công ty là quy trình sản xuất liên tục khép kín, qua nhiều giai đoạn chế biến
song chu kỳ ngắn. Do đó việc sản xuất một loại sản phẩm được thực hiện khép kín
trong một phân xưởng. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức sắp xếp cũng như
bố trí lao động phù hợp, đồng thời cũng tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ luân chuyển
vốn của công ty.
Mặc dù sản phẩm của công ty rất đa dạng, nhưng các sản phầm có sự liên quan
lẫn nhau, độc lập lẫn nhau. Do đó, mỗi xí nghiệp đảm nhiệm sản xuất một hay một số
Hoàng Minh Đức Lớp: Kế toán 48D

4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Minh Phương
loại sản phẩm và các loại sản phẩm này đều được sản xuất từ cao su. Vì vậy quy trình
công nghệ chung tương đối giống nhau. Sau đây là sơ đồ nguyên tắc về quy trình công
nghệ chung cho hầu hết các loại sản phẩm của công ty. Tùy vào đặc điểm của từng sản
phẩm mà qui trình công nghệ có thể được rút ngắn hoặc thêm vào một số bước nhất
định
Hình 1.1: Qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Quy trình công nghệ của công ty có thể được tóm tắt như sau:
− Khâu chuẩn bị nguyên liệu: Cao su được cắt thành miếng 20 kg và đưa vào sơ
luyện cùng các chất làm mềm như: stearic, farafin cùng các chất độn như:
Hoàng Minh Đức Lớp: Kế toán 48D
Chuẩn bị cao su
nguyên liệu
Sơ - hỗn luyện (máy
luyện kim)
Phối liệu hoá
chất
Cán tấm (cao su bán
thành phẩm)
Nhiệt luyện
Máy cắt vải
mành
Ép thành
hình tanh
Máy cán tráng
vải mành
Máy thành hình bán
thành phẩm lốp ô tô
Cán (ép) mặt lốp, săm…

(máy ép suất)
Máy dán ống vải (sản
phẩm lốp ô tô)
Lưu hoá sản
phẩm
Kiểm tra sản phẩm,
bao gói nhập kho
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Minh Phương
thanh đen, ZnO,…. Hóa chất qua sàng sấy và cân định lượng căn cứ vào đơn
pha chế xác định thành phẩm và định lượng phù hợp.
− Khâu luyện: Gồm hai quá trình sơ luyện và hỗn luyện. Cao su sơ luyện và hóa
chất đã được cân định lượng đưa vào máy luyện (có thể là máy luyện kín hoặc
hở) để thực hiện quá trình hỗn luyện. Đây là quá trình trộn lẫn và hòa tan các
hoá chất vào cao su để đảm bảo tính cơ lý của sản phẩm. Cao su hỗn luyện
được đưa vào nhiệt luyện sau đó được cán đều để tăng độ đồng nhất và độ dẻo
của hỗn hợp cao su theo yêu cầu kỹ thuật của cả giai đoạn tiếp theo.
− Ép bóc tanh và thành hình tanh: Dây thép làm tanh được ép bọc cao su và
cuốn thành vòng theo quy định để đảm bảo độ kết dính phục vụ cho giai đoạn
công nghệ sau.
− Cán tráng thành hình ống vải: Vải được cán cao su lên hai mặt sau đó đưa lên
máy cắt theo các cỡ quy định.
− Hình thành sản phẩm: Là bước lắp ráp hoàn chỉnh các kết cấu của sản phẩm.
− Lưu hóa: Đây là giai đoạn có tác dụng chuyển trạng thái cao su từ mạch thẳng
sang mạch không giãn tạo ra tính chất cơ lý đảm bảo yêu cầu chất lượng sản
phẩm như chịu mài mòn, va đập, đàn hồi…nhờ tác dụng của lưu huỳnh và
chất phụ gia với mạch cao su ở nhiệt độ và áp suất thích hợp.
Trên đây là quy trình chung cho tất cả cấc loại sản phẩm, khi đưa vào sản xuất sản
phẩm cụ thể có thể thêm hay bớt một vài giai đoạn phụ.
1.2. Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng

1.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng
Xuất phát từ đặc điểm qui trình công nghệ khép kín trong một phân xưởng,
nên việc tổ chức quản lý của công ty cũng có những đặc điểm riêng. Các bộ phận
phòng ban giúp việc cho ban giám đốc được đặt tại trụ sở chính : như phòng tổ chức
nhân sự, phòng tài chính kế toán…Ngoài ra, công ty còn tổ chức thành các xí nghiệp
trực thuộc, các chi nhánh tiêu thụ tại miền trung và miền nam. Mặc dù cơ cấu tổ chức
này có hơi cồng kềnh. Tuy nhiên, lại là một cơ cấu hợp lý trong điều kiện sản xuất
của công ty. Để cụ thể, ta sẽ đi xem xét sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý như sau:
Hoàng Minh Đức Lớp: Kế toán 48D
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU SAO VÀNG
P.Tài chính kế toán
P.Tổ chức nhân sự
P.Kỹ thuật cơ năng
P.Kỹ thuật cao su
Xí nghiệp
cao su số 3
Xí nghiệp
cao su số 2
Xí nghiệp
cao su số 1
P.Xây dựng cơ bản
Phòng kho vận
P.Kế hoạch vật tư
P.Môi trường-An toàn
Văn phòng công ty
P.Quản trị bảo vệ
P.Xuất nhập khẩu
P.Tiếp thị bán hàng
T.Tâm chất lượng
Xí nghiệp cơ

điện
Xí nghiệp
năng lượng
Xí nghiệp
cao su kỹ
thuật
Xí nghiệp
luyện Xuân
Hoà
Chi nhánh
Thái Bình
Phó Giám đốc
1.Phụ trách nội chính
2.Phụ trách XDCB và kỹ
thuật
3.Phụ trách sản xuất
Tổng giám đốc
Ban
kiểm soát
Hội đồng quản trị
Chi nhánh
Đà Nẵng
Chi nhánh
TP HCM
Đại hội đồng cổ đông
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Minh Phương
Hình 1.2: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý công ty cổ phần cao su Sao Vàng
Theo sơ đồ trên, hiện nay công ty đang hoạt động theo luật doanh nghiệp ban
hành năm 2005. Do đó, mô hình hoạt động của công ty được tổ chức theo điều lệ của

công ty cổ phần. Gồm có đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, ban giám đốc và
ban kiểm soát.
Hoàng Minh Đức Lớp: Kế toán 48D
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Minh Phương
 Đại hội đồng cổ đông:
Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết. Đây là cơ quan
quyết định cao nhất của Công ty, họp ít nhất mỗi năm một lần. Đại hội đồng cổ đông
quyết định những vấn đề được Luật pháp và Điều lệ Công ty quy định và có trách
nhiệm thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của Công ty đồng thời quyết định phân
bổ ngân sách tài chính cho năm tiếp theo, bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội
đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát và các vấn đề khác của Công ty.
 Hội đồng quản trị:
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công
ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩm
quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị của Công ty có 05 thành viên,
mỗi nhiệm kỳ tối đa của từng thành viên là 05 năm và có thể được bầu lại với nhiệm
kỳ không hạn chế. Chủ tịch Hội đồng quản trị do Hội đồng quản trị bầu ra.
 Ban tổng giám đốc:
Ban Tổng Giám đốc của Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng gồm có 04 thành
viên, trong đó có 01 Tổng Giám đốc và 03 Phó Tổng Giám đốc. Tổng Giám đốc là
người điều hành và chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty theo quy định của Pháp luật và Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, quyết
định của Hội đồng quản trị, Điều lệ Công ty. Tổng Giám đốc là người đại diện theo
pháp luật của Công ty, chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật.
 Ban kiểm soát:
Ban kiểm soát là cơ quan có chức năng hoạt động độc lập với Hội đồng quản
trị và Ban Tổng Giám đốc, Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra và thay
mặt Đại hội đồng cổ đông giám sát mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Công
ty, báo cáo trực tiếp cho Đại hội đồng cổ đông. Ban kiểm soát của Công ty có 03

thành viên, có nhiệm kỳ 5 năm, bằng với nhiệm kỳ của hội đồng quản trị.
Ngoài trụ sở chính được đặt tại địa chỉ 231 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Hà
Nội, công ty còn tổ chức một số chi nhánh và đơn vị trực thuộc như sau:
 Xí nghiệp cao su số 1;
Xí nghiệp cao su số 1 là đơn vị sản xuất của công ty cổ phần cao su sao vàng
tại hà nội, hạch toán kinh tế nội bộ và không có tư cách pháp nhân. Xí nghiệp hoạt
Hoàng Minh Đức Lớp: Kế toán 48D
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Minh Phương
động trên cơ sở điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần cao su sao vàng,
chịu sự quản lý trực tiếp và toàn diện của công ty. Xí nghiệp cao su số 1 có trách
nhiệm sản xuất các mặt hàng như: săm, lốp xe máy, săm ô tô, săm máy bay các loại
 Xí nghiệp cao su số 2
Xí nghiệp cao su số 2 là đơn vị sản xuất của công ty cổ phần cao su sao vàng,
hạch toán kinh tế nội bộ, không có tư cách pháp nhân. Xí nghiệp hoạt động trên cơ sở
đìều lệ tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần cao su sao vàng, có trách nhiệm sản
xuất các mặt hàng : lốp xe đạp các loại, gia công các bán thành phẩm cho đơn vị bạn
và khách hàng khi được giao nhiệm vụ
 Xí nghiệp cao su số 3:
Xí nghiệp cao su số 3 cũng là một đơn vị sản xuất trực thuộc của công ty, là
đơn vị hạch toán phụ thuộc, không có tư cách pháp nhân, công ty chuyên sản xuất các
sản phẩm sau: lốp ô tô các loại, lốp máy bay các loại, gia công bán thành phẩm khi có
yêu cầu.
 Xí nghiệp cao su kỹ thuật
Xí nghiệp cao su kỹ thuật là đơn vị sản xuất của công ty, hạch toán kinh tế nội
bộ và không có tư cách pháp nhân. Xí nghiệp hoạt động trên cơ sở điều lệ của tổ
chức và pháp luật qui định. Công ty chuyên chịu trách nhiệm tổ chức sản xuất các
mặt hàng cao su kỹ thuật các loại cho các đơn vị trong công ty và cho khách hàng khi
có yêu cầu.
 Xí nghiệp năng lượng :

Cũng giống như xí nghiệp cao su kỹ thuật, đây là một đơn vị trực thuộc của
công ty, hạch tóan nội bộ, và không có tư cách pháp nhân, hoạt động theo điều lệ tổ
chức là qui định của pháp luật. Xí nghiệp có trách nhiệm tổ chức sản xuất: sản xuất
hơi nóng, khí nén, nước và điều phối điện phục vụ sản xuất.
 Xí nghiệp cơ điện:
Xí nghiệp cơ điện cũng là một đơn vị trực thuộc công ty, có nhiệm vụ chế tạo
khuôn mẫu, dụng cụ công nghệ các loại, đáp ứng nhu cầu của sản xuất kinh doanh
của các thành viên trong công ty và của tổng công ty. Ngoài ra, xí nghiệp còn chế tạo
các thiết bị về cơ khí, điện, đo lường, đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh, đồng thời
chế tạo mới các loại máy móc thiết bị cơ khí, đo lường, đáp ứng nhu cầu sản xuất
Hoàng Minh Đức Lớp: Kế toán 48D
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Minh Phương
kinh doanh của công ty. Sửa chữa, kiểm định nhà nước các loại đồng hồ áp lực: hơi
nóng, khí nén, và đồng hồ áp lực dầu. Sửa chữa, kiểm định các loại cân đo lường,
đồng hồ Vôn - ampe...
 Xí nghiệp luyện Xuân Hòa:
Xí nghiệp luyện Xuân Hòa là đơn vị sản xuất của công ty, đóng tại phường
Xuân Hòa, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây cũng là đơn vị trực thuộc của công
ty, hạch toán phụ thuộc. Xí nghiệp có trách nhiệm tổ chức sản xuất các mặt hàng :
cao su bán thành phẩm các loại, gia công cao su bán thành phẩm cho khách hàng khi
có yêu cầu.
Các chi nhánh trực thuộc bao gồm
 Chi nhánh Thái Bình : sản xuất sản phẩm
Chi nhánh Thái Bình là đơn vị sản xuất của công ty, có trụ sở chính tại phường
Tiền Phong, thành phố Thái Bình. Chi nhánh cao su Thái Bình không có tư cách pháp
nhân nhưng có con dấu riêng ( dấu tròn) theo qui định hiện hành, có tài khoản là tài
khỏan của công ty tại Thái Bình, hạch tóan kinh tế nội bộ. Chi nhánh có trách nhiệm
tổ chức sản xuất các mặt hàng : săm, lốp xe máy, gia công bán thành phẩm cho công
ty và đơn vị bạn khi có yêu cầu.

 Chi nhánh Đà Nẵng : tiêu thụ sản phẩm
Chi nhánh Đà Nẵng cũng là đơn vị trực thuộc của công ty, có trách nhiệm tiếp
thị sản phẩm, chăm sóc khách hàng tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên, đồng thời
là kho trung chuyển sản phẩm tại miền Trung.
 Chi nhành Thành phố Hồ Chí Minh: tiêu thụ sản phẩm.
Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm tiêu thụ sản phẩm, chăm
sóc khách hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh và các vùng phụ cận.
Đối với văn phòng tại trụ sở chính, hiện đang có 13 phòng ban trực thuộc, gồm có:
 Phòng tổ chức nhân sự:
Phòng tổ chức nhân sự nằm trong bộ máy hoạt động của công ty, có trách
nhiệm tổ chức và quản lý các công tác về mặt tổ chức, lao động, đào tạo, khen
thưởng, kỷ luật. Ngoài ra, phòng tổ chức nhân sự còn có chức năng tham mưu, giúp
việc cho Giám đốc Công ty thông qua cơ chế phân công hay ủy quyền.
 Phòng tài chính kế toán:
Hoàng Minh Đức Lớp: Kế toán 48D
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Minh Phương
Phòng tài chính kế toán là một tổ chức thuộc bộ máy quản lý nghiệp vụ của
công ty, có chức năng giúp giám đốc công ty trong quản lý và thực hiện công tác tài
chính, huy động, sử dụng vốn và quản lý vốn có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn
trong toàn công ty. Tổ chức và thực hiện công tác kế toán, kiểm soát nội bộ của công
ty theo đúng các qui định hiện hành của nhà nước.
 Phòng xây dựng cơ bản:
Phòng xây dựng cơ bản là đơn vị thành viên trong hệ thống quản lý của công
ty, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc công ty, chức năng tham mưu cho giám đốc
công ty trong việc điều hành công tác đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, sản xuất, quản
lý việc sử dụng tài sản cố định, vệ sinh công nghiệp môi trường.
 Phòng xuất nhập khẩu:
Phòng xuất nhập khẩu là một nghiệp vụ nằm trong hệ thống quản lý của công
ty, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc công ty. Với chức năng điều hành công tác

xuất nhập khẩu vật tư, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất , xuất khẩu các sản phẩm của
công ty ra nước ngoài.
 Phòng kế hoạch vật tư:
Phòng kế hoạch vật tư là phòng tham mưu, giúp việc giám đốc công ty trong
việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, mua sắm vật tư, cũng như công tác
quản lý vật tư
 Phòng Môi trường – An toàn:
Phòng môi trường – an toàn là đơn vị thành viên của trong hệ thống quản lý
của công ty, chịu sự giám sát trực tiếp của giám đốc công ty, với chức năng tham
mưu cho giám đốc công ty trong việc kiểm tra, giám sát, điều hành công tác môi
trường, an toàn, đồng thời, tham gia vào các chương trình phát triển mở rộng công ty
trong lĩnh vực này
 Phòng kỹ thuật cơ năng:
Phòng kỹ thuật cơ năng là đơn vị thành viên trong hệ thống quản lý của công
ty, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc công ty, phó giám đốc công ty theo phân
công và ủy quyền với chức năng là phòng tham mưu cho giám đốc công ty trong việc
điều hành công tác cơ điện, năng lượng, và tham gia vào chương trình phát triển mở
rộng công ty trong lĩnh vực thiết bị.
Hoàng Minh Đức Lớp: Kế toán 48D
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Minh Phương
 Phòng kỹ thuật cao su:
Phòng kỹ thuật cao su là phòng tham mưu, giúp việc giám đốc công ty, phó giám
đốc công ty trong việc giám sát kỹ thuật các sản phẩm cao su. Chẳng hạn như là các vấn
đề thiết kế, pha chế, công nghệ, nghiên cứu triển khai, sáng kiến cải tiến, hợp lý hóa, tiêu
chuẩn hóa thuộc chức năng của phòng kỹ thuật cao su. Đồng thời, các hoạt động nghiên
cứu, triển khai và quản lý kỹ thuật công nghệ cao su phải tuân thủ theo hệ thống các văn
bản quản lý kỹ thuật của công ty và pháp luật của nhà nước.
 Phòng kho vận:
Phòng kho vận là phòng tham mưu, giúp giám đốc công ty trong việc quản lý, bảo

quản, vận chuyển vật tư hàng hóa của công ty.
 Phòng quản trị bảo vệ :
Là phòng tham mưu giúp Đảng uỷ, Tổng giám đốc Công ty tổ chức, chỉ đạo,
kiểm tra thực hiện các công tác về an ninh chính trị nội bộ, trật tự an toàn xã hội, bảo
vệ tài sản của công ty, phòng chống cháy nổ, tổ chức tự vệ và chính sách hậu phương
quân đội trong Công ty, sơ cấp cứu và tổ chức bữa ăn giữa ca cho cán bộ công nhân
viên.
 Phòng tiếp thị bán hàng
Thực hiện công tác tiếp thị bán hàng, quảng cáo sản phẩm của Công ty. Căn cứ
vào thông tin về nhu cầu thị trường thu thập được, Phòng tiếp thị sẽ xây dựng các kế
hoạch Marketing phù hợp để quảng bá thương hiệu và đẩy mạnh việc tiêu thụ sản
phẩm.
 Trung tâm chất lượng
Có trách nhiệm thí nghiệm, kiểm tra, đánh giá, thống kê chất lượng: nguyên
vật liệu đầu vào, các bán thành phẩm trong quá trình sản xuất, sản phẩm xuất xưởng
và bảo hành.
 Văn phòng công ty:
Có nhiệm vụ làm các công tác về mặt hành chính, nghiệp vụ thư ký, văn thư
lưu trữ, phục vụ tiếp tân, lễ tân và các công tác khác do Tổng Giám đốc phân công
hoặc uỷ quyền
1.2.2 Đặc điểm điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty
Với cơ cấu tổ chức quản lý như trên, công tác điều hành quản lý công ty hiện
đang được tổ chức theo hướng vừa tập trung vừa phân tán.
Hoàng Minh Đức Lớp: Kế toán 48D
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Minh Phương
Phân tán : Tại các xí nghiệp, chi nhánh trực thuộc được quyền đưa ra những
vấn đề, những quyết định thuộc phạm vi quản lý của mình. Sau đó, báo cáo về trụ sở
chính của công ty để ban lãnh đạo công ty có thể nắm được những nét chính trong
quá trình hoạt động tại đơn vị

Tập trung: Mặc dù mỗi chi nhánh, mỗi xí nghiệp thành viên đều có quyền giải
quyết công việc thuộc thẩm quyền của mình, nhưng ban giám đốc công ty vẫn là
những người có trách nhiệm đưa ra quyết định quan trọng cuối cùng. Công tác kế
toán, phân công nhân sự, tổ chức tiêu thụ, marketing …đều thuộc thẩm quyền quản lý
của các phòng ban tại trụ sở chính.
1.3. Đặc điểm tài sản cố định và đặc điểm tổ chức quản lý tài sản cố định tại
công ty cổ phần cao su Sao Vàng.
1.3.1. Đặc điểm tài sản cố định tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng
Như đã đề cập, hiện tại công ty có 13 phòng ban, và 10 xí nghiệp chi nhánh
trực thuộc. Do vậy, tài sản cố định cũng được trang bị một cách đầy đủ và đồng bộ
cho các bộ phận, các đơn vị . Hiện tại, tài sản cố định trong công ty là khá lớn, chiếm
tới gần 50% giá trị tài sản. Bao gồm các loại chủ yếu như sau:
Nhà của, vật kiến trúc: nhà xưởng, kho bãi…
Phương tiện vận tải : ô tô tải, ô tô 4 chỗ, ô tô 9 chỗ
Máy móc thiết bị: dây chuyền luyện kín, máy cán tráng, dây chuyền nối đầu,
dây chuyền đắp lốp…
Thiết bị quản lý: máy in, máy photocopy, máy tính…
Phương tiện truyền dẫn: đường điện, đường ống nước…
Với đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý vừa tập trung tại trụ sở chính, vừa được
tổ chức thành các xí nghiệp trực thuộc, tài sản cố định trong công ty vì thế cũng được
tổ chức khá đồng bộ. Đa số các máy móc thiết bị quản lý đều được trang bị tại các
phòng ban : phòng tài chính kế toán có hệ thống máy tính, máy phô tô copy, máy
in…Còn lại, các máy móc thiết bị và phương tiện vận tải được trang bị khá đồng bộ
cho các xí nghiệp trực thuộc.
Với đặc thù tài sản cố định hữu hình đều có giá trị rất lớn, do đó, đòi hỏi việc
đầu tư phải được nghiên cứu rất cẩn thận, phù hợp với cơ cấu tổ chức sản xuất, cũng
như cơ cấu tổ chức quản lý. Đối với các bộ phận sản xuất, tài sản cố định hữu hình
Hoàng Minh Đức Lớp: Kế toán 48D
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Minh Phương

được trang bị chủ yếu là các máy móc thiết bị và phương tiện truyền dẫn được trang
bị theo yêu cầu vào tình hình sản xuất của từng phân xưởng. Đây cũng là bộ phận tài
sản chiếm giá trị khá lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Còn lại, thiết bị quản lý
được trang bị cho khối văn phòng bao gồm các phòng ban tại trụ sở chính và tại các
xí nghiệp trực thuộc ( phòng kế toán, phòng nhân sự, ban giám đốc…). Hiện nay
( vào thời điểm cuối năm 2009) , tổng tài sản cố định hữu hình của toàn công ty là
498.154.516.046 ( đồng), trong đó sử dụng cho hoạt động quản lý là 1.722.042.615
(đồng) , chiếm xấp xỉ 0,35%. Còn lại là các tài sản cố định hữu hình dùng cho hoạt
động sản xuất kinh doanh, phục vụ trực tiếp cho hoạt động tạo ra của cải vật chất của
công ty. Với mức đầu tư này, cho thấy các tài sản dùng cho hoạt động quản lý, mức
đầu tư còn rất thấp. Điều này có vẻ chưa tương xứng với qui mô hoạt động và yêu
cầu cung cấp thông tin của công ty.
Tuy nhiên, nhìn chung, kể từ khi được cổ phần hóa, tài sản cố định của công
ty không ngừng được đổi mới và càng ngày càng hiện đại hóa. Điều này là một tín
hiệu rất đáng mừng, cho thấy sự phát triển bền vững của công ty trong hiện tại và
tương lai.
1.3.2. Đặc điểm quản lý tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần cao su Sao
Vàng
 Công tác mã hóa tài sản cố định hữu hình
Với số lượng tài sản cố định khá lớn, do đó, để tiện cho việc quản lý và theo
dõi tài sản cố định, tất cả tài sản của công ty đều được mã hóa. Cụ thể việc mã hóa tài
sản cố định hữu hình như sau:
Bảng 1.2 : Các mã tài sản cố định hữu hình tại Công ty
STT Tên tài sản Mã tài sản
1 Nhà cửa, vật kiến trúc TSN
2 Máy móc thiết bị TSM
3 Phương tiện vận tải TSV
4 Phương tiện truyền dẫn TST
5 Thiết bị dụng cụ quản lý TSQ
Nguồn: Công ty cổ phần cao su Sao Vàng

 Đánh giá tài sản cố định hữu hình
Các tài sản cố định tại công ty đang được đánh giá theo 3 chỉ tiêu:
Nguyên giá, hao mòn và giá trị còn lại.
Hoàng Minh Đức Lớp: Kế toán 48D
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Minh Phương
Nguyên giá: theo quyết định 206/2003/QĐ- BTC, nguyên giá của tài sản cố
định hữu hình là giá thực tế của tài sản cố định đó khi đưa vào sử dụng. Như vậy, giá
thực tế của tài sản cố định bao gồm cả các khoản chi tiêu nhằm mục đích đưa tài sản
vào trạng thái sẵn sàng sử dụng, như: chi phí lắp đặt, chi phí vận chuyển, chạy thử..
Đối với tài sản cố định mua sắm mới:
Nguyên giá của tài sản là giá mua và các chi phí liên quan cho đến khi đưa tài
sản vào phục vụ sản xuất
Ví dụ : Vào ngày 29/10 /2009, công ty tiến hành mua sắm một ô tô chở hàng
chuyên dụng hiệu Tha Co – Foton trọng tải 5 tấn phục vụ cho nhu cầu vận chuyển
hàng hóa của công ty theo đề xuất của bộ phận vận tải. Theo hợp đồng, giá trị của ô
tô là 17.800 USD, tỷ giá là 18.200 VND. Lệ phí trước bạ 2%.
Với số liệu như trên, giá trị của ô tô là :
Giá mua : 17. 800 x 17.941 = 319.349.800VND
Thuế giá trị gia tăng: 10% x 319.349.800 = 31.934.980 VND
Tổng giá trị thanh toán: 351.348.700
Lệ phí trước bạ: 2% x 351.248.700 = 7.025.695 VND
Tổng : 326.375.495 VND
Giá trị của ô tô đến khi đưa vào sử dụng: 326.375.495 VND.
Đối với tài sản cố định hình thành do đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành bàn
giao
Nguyên giá của tài sản cố định hữu hình được hình thành theo hình thức xây
dựng cơ bản hoàn thành bàn giao chính là giá trị quyết toán công trình theo qui định
hiện hành, cộng thêm các lệ phí liên quan trực tiếp khác ( nếu có).
Ví dụ: Vào này 5/12/2009, bộ phận xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao công

trình xây dựng đường ống dẫn nước phục vụ xí nghiệp cao su sô 1. Giá thành quyết
toán công trình là 500.000.000 đồng. Như vậy, nguyên giá tài sản này là 500.000.000
đồng.
Đối với tài sản cố định hữu hình được hình thành do góp vốn liên doanh liên
kết, nguyên giá tài sản cố định là giá trị được hội đồng thẩm định đánh giá lại, hoặc
nếu không có hội đồng thẩm định thì đó là giá trị hiện tại của tài sản trên thị trường.
Hao mòn: là sư giảm dần giá trị của tài sản cố định trong quá trình sử dụng do
tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh bị cọ xát, bị ăn mòn hoặc do tiến bộ của
khoa học công nghệ. Hiện nay, công ty đang tiến hành trích khấu hao theo phương
pháp đường thẳng ( áp dụng quyết định 206) theo đó, với ô tô tải như trên, công ty
Hoàng Minh Đức Lớp: Kế toán 48D
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Minh Phương
quyết định trích khấu hao cho tài sản này là 5 năm. Với thời gian trích khấu hao như
vậy, ô tô tải trên sẽ được trích khấu hao trong năm 2009 là:
Mức khấu hao hằng năm
326.375.495
65.275.099
5
khn
Nguyengia
M
Sonamsudung
= = =
Sonamsudung : số năm sử dụng
Nguyengia : nguyên giá
Mkhn : Mức khấu hao hàng năm.
Mức khấu hao hằng tháng là:
65.275.099
5.439.591,58

12 12
khn
khthg
M
M
= = =
Mức khấu hao tháng 9
9
5.439.591,58
3 3 526.412,089
31 31
khthg
khthg
M
M = × = × =
Mức khấu hao phải trích quí 4 là :
M
khQ4
= 2 x M
khthg
+ M
khth9
=
= 2 x 5.439.591,58 + 526.412,1 = 11.405.595,249
Giá trị còn lại: Giá trị còn lại của tài sản cố định hữu hình là giá thực tế của
tài sản cố định đó tại một thời điểm nhất định.
Như vậy, với ô tô trên, thời điểm ngày 31/12/2009, giá trị còn lại của ô tô là
326.375.495 – 11.405.595,249 = 314.969.899,151 đồng.
 Công tác phân loại tài sản cố định:
Ngoài công tác mã hóa tài sản cố định, công ty còn tiến hành phân loại tài sản

cố định nhằm phục vụ tốt hơn cho việc theo dõi tài sản cố định, cung cấp thông tin
cho các nhà quản trị trong những quyết định thay mới tài sản cố định.
Hiện tại, công ty đang tiến hành phân loại tài sản cố định theo bộ phận sử
dụng và theo tình trạng kỹ thuật . Đây là hai cách phân loại rất đắc lực trong công tác
quản lý.
Phân loại tài sản cố định theo hình thái biểu hiện : (đơn vị tính: đồng)
Bảng 1.3: Bảng phân loại tài sản cố định hữu hình theo hình thái biểu hiện
Hoàng Minh Đức Lớp: Kế toán 48D
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Minh Phương
STT Loại tài sản Nguyên giá Hao mòn lũy kế Giá trị còn lại
1 - Nhà cửa, vật kiến trúc 90.917.428.068 50.846.769.695 40.070.658.373
2 - Máy móc thiết bị 363.101.235.951 243.625.119.268 119.479.116.683
3
- Phương tiện vận tải,
truyền dẫn
33.410.809.412 20.987.488.656 12.423.320.756
4 - Thiết bị dụng cụ quản lý 1.722.042.615 1.309.746.717 412.295.898
5
Tổng 489.154.416.04
6
316.769.124.33
6
172.385.391.710
Nguồn: Phòng tài chính kế toán, công ty cổ phần cao su Sao Vàng
Bảng 1.4: Phân loại tài sản cố định hữu hình theo bộ phận sử dụng :
STT Bộ phận sử dụng Nguyên giá Hao mòn Giá trị còn lại
1 Xí nghiệp cao su số 1 46.475.489.069 36.202.305.129 10.273.183.940
2 Xí nghiệp cao su số 2 18.051.770.506 12.707.018.351 5.344.752.155
3 Xí nghiệp cao su số 3 248.273.489.032 164.511.461.569 83.762.027.463

4 Xí nghiệp luyện Xuân Hòa 96.989.455.234 52.155.216.054 44.834.239.180
5 Xí nghiệp cao su kỹ thuật 13.535.835.425 7.749.066.826 5.786.768.599
6 Xí nghiệp năng lượng 24.271.400.035 17.932.544.385 6.338.855.650
7 Bộ phận cơ điện 2.670.243.659 2.646.726.011 23.517.648
8 Bộ phận vận tải 3.156.337.201 2.396.212.761 760.124.440
9 Khối hành chính 25.527.639.011 17.254.852.375 8.272.786.636
10 Phòng tiếp thị bán hàng 3.086.120.037 1.387.858.224 1.698.261.813
11 Chi nhánh công ty 7.028.736.837 1.799.280.151 5.229.456.686
13 Tổng 489.154.416.046 292.593.814.416 172.385.391.710
1.3.3. Chính sách quản lý tài sản cố định
Với cách phân loại như trên, hiện nay công ty đang tiến hành quản lý tài sản
cố định dưới cả 2 góc độ, đó chính là góc độ hiện vật và góc độ giá trị. Với góc độ
hiện vật, kế toán tài sản cố định có nhiệm vụ theo dõi từng tài sản cố định hiện có tại
đơn vị. Với mục tiêu không được để thất thoát, mỗi tài sản cố định được phân loại
theo từng loại ngay khi đưa vào sử dụng. Ngoài việc theo dõi theo loại tài sản, công
ty cũng tổ chức theo dõi theo từng phân xưởng. Điều này, giúp kiểm tra được một
cách sâu sát hơn tình hình tài sản phân bố tại từng phân xưởng, rất thuận tiện cho
công tác kiểm tra, kiểm kê cũng như bảo vệ tài sản cố định
Trên góc độ giá trị, tài sản cố định được theo dõi theo 3 chỉ tiêu, nguyên giá,
hao mòn lũy kế và giá trị còn lại. Như vậy, khi theo dõi ở góc độ giá trị, sẽ cho biết giá
trị của tài sản cố định sau một quá trình đưa vào sử dụng. Cho biết chất lượng, tình
Hoàng Minh Đức Lớp: Kế toán 48D
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Minh Phương
trạng kỹ thuật của tài sản, từ đó có phương hướng điều chỉnh để nâng cao hiệu quả sử
dụng tài sản. Điều này sẽ là những thông tin tham khảo giá trị nhằm tăng cường hiệu
quả sử dụng tài sản cố định, tránh tình trạng tài sản sử dụng không hợp lý.
Ngoài ra, công ty cũng có sự phân công rõ ràng nhiệm vụ của các bên liên
quan đến tài sản cố định. Đối với ban giám đốc, là những người có nhiệm vụ cao
nhất, là người có quyền trong việc phân bổ và mua sắm tài sản cố định, có nhiệm vụ

đảm bảo tốt mối quan hệ giữa tài sản cố định với các tài sản khác trong doanh
nghiệp. Đảm bảo công tác mua sắm tài sản cố định là hợp lý. Đối với bộ phận sử
dụng tài sản cố định, công ty tiến hành phân chia trách nhiệm tới từng cá nhân. Đối
với người trực tiếp sử dụng, cần đảm bảo máy móc được sử dụng đúng qui cách kỹ
thuật, đảm bảo chất lượng máy móc. Đối với giám đốc phân xưởng, có nhiệm vụ bảo
quản, lưu giữ tài sản, không để xảy ra mất mát, hỏng hóc.
1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần cao
su Sao Vàng.
1.4.1. Công tác tổ chức bộ máy kế toán tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng.
Hiện nay, công tác kế toán tại công ty đang được tổ chức theo hướng vừa tập
trung, vừa phân tán. Cơ cấu này là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với mô hình tổ chức bộ
máy quản lý tại công ty. Theo đó, tại các xí nghiệp trực thuộc ( như xí nghiệp cao su
số1, số 2, xí nghiệp cơ năng…) không được tổ chức phòng kế toán riêng, tất cả mọi
nghiệp vụ phát sinh đều được tập hợp về phòng tài chính kế toán của công ty để tiến
hành ghi sổ. Riêng chi nhánh sản xuất Thái Bình, do yêu cầu quản lý cho phù hợp đã
được công ty tổ chức bộ máy kế toán riêng. Như vậy, chi nhánh Thái Bình có nhiệm
vụ tổ chức hạch toán kế toán các nghiệp vụ tại chi nhánh, tổng hợp thành các báo cáo
tài chính, hàng tháng chuyển lên trụ sở chính để hợp nhất thành báo cáo tài chính của
công ty.
Hiện tại, bộ máy kế toán của công ty có 14 người, với trình độ 100% đại học
cao đẳng trở lên, được tổ chức theo sơ đồ như sau:
Hoàng Minh Đức Lớp: Kế toán 48D
Kế toán trưởng phụ
trách chung
Phó phòng 2 kiêm kế
toán tiêu thụ
Phó phòng 1 kiêm kế
toán tổng hợp
KT tiền
gửi tiền

vay
ngân
hàng
(1)
KT
tiền
mặt
(1)
KT
NVL -
Công cu
dụng cụ
(3)
KT
TSC
Đ
(1)
KT tạm
ứng ,thanh
toán với
BHXH
(1)
KT tập hợp
CP & tính
giá thành
kiêm kế toán
tiền lương
(1)
KT thành
phẩm công nợ

với người
mua người
bán, KT bán
hàng
(2)
Thủ
quỹ
(1)
Theo dõi xuất
NVL –
CCDC, nhập
xuất tồn NVL
(1)
Theo dõi nhập
NVL – CCDC,
thanh toán với
người bán
(2)
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Minh Phương
Hình 1.3 : Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng
 Trưởng phòng tài chính - kế toán kiêm kế toán trưởng:
Kế toán trưởng là người phụ trách chung, chỉ đạo chung các công việc của
phòng kế toán đảm bảo cho bộ máy kế toán hoạt động một cách hiệu quả, hàng quý
có trách nhiệm lập các báo cáo kế toán, là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc và
Nhà nước về mặt quản lý tài chính.
 Phó phòng thứ nhất kiêm kế toán tổng hợp:
Có nhiệm vụ giúp trưởng phòng chỉ đạo các công việc kế toán, đồng thời tổng
hợp các số liệu kế toán của toàn Công ty từ số liệu của các phần hành riêng biệt.
 Phó phòng thứ hai kiêm kế toán tiêu thụ và quyết toán thuế:

Có nhiệm vụ theo dõi tình hình tiêu thụ của toàn Công ty, lập báo cáo và tờ
khai thuế GTGT đầu ra đầu vào.
 Kế toán tiền mặt: Một người
Chịu trách nhiệm thu chi tiền mặt trong kỳ, các khoản thanh toán với người
mua người bán phát sinh bằng tiền mặt
 Kế toán tiền gửi - tiền vay ngân hàng: Một người
Có nhiệm vụ theo dõi các khoản giao dịch qua ngân hàng mà Công ty có liên
quan, hạch toán ghi sổ các giao dịch, các nghiệp vụ thu chi thông qua ngân hàng,
hạch toán các khoản vay, trả nợ, gửi tiền, nộp tiền tại ngân hàng. Hạch toán các
khoản chi phí về lãi tiền vay và thu nhập từ lãi các khoản tiền gửi tại các ngân hàng,
định kỳ đối chiếu số liệu trên sổ sách và số tiền trong tài khoản tại các ngân hàng.
 Kế toán nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ: Ba người
Có nhiệm vụ:
- Theo dõi tình hình nhập nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và thanh
Hoàng Minh Đức Lớp: Kế toán 48D
19

×