Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Vận dụng kinh nghiệm các nước lớn khi hội nhập - 3 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.59 KB, 6 trang )

Những thành tựu cơ bản mà đất nước ta đa đạt được trong những năm qua khi tiến
hành hội nhập kinh tế quốc tế là rất lớn lao. Đất nước ta thoát ra khỏi tình trạng bị bao
vây cấm vận, cô lập, tạo dựng được môi trường quốc tế, khu vực thuận lợi cho công
việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, nâng cao vị thế nước ta trên chính trường và thương
trường thế giới. Cho đến nay Việt Nam đa ký 86 hiệp định thương mại song phương,
46 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư và 40 hiệp định chống đánh thuế 2 lần
với các nước và vùng lanh thổ, có quan hệ thương mại với trên 160 nước và nền kinh
tế; thiết lập quan hệ với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế là thành viên của
ASEAN, ASEM , APEC Thực hiện thành công chiến lược ổn định và phát triển
kinh tế - xa hội (1991 - 2000) ; GDP tăng trưởng bình quân 8,2%/năm, trong giai
đoạn 1991 - 2000, khoảng 7% trong hai năm 2001 và 2002 , năm 2003 tăng 7,2% và
là nước có tốc độ tăng GDP thứ hai thế giới, chỉ đứng sau Trung Quốc. Hạ tầng cơ sở
được cải thiện rõ rêt. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế một cách tích cực theo
định hướng tăng dần tỷ trọng giá trị công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng giá trị
nông nghiệp trong cơ cấu thu nhập quốc dân. Cơ cấu vùng kinh tế cũng bắt đầu thay
đổi theo hướng hình thành các vùng trong điểm , các khu xuất nhập khẩu tập trung ,
các khu chế xuất, chuyển toàn bộ nền kinh tế sang môi trường cạnh tranh lấy mục
đích và hiệu quả kinh tế xa hội làm cơ sở, thay đổi thói quen trông chờ vào sự bảo hộ
của Nhà nước của các doanh nghiệp.
Mở rộng được thị trường xuất nhập khẩu, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển tạo
thêm việc làm , tăng thu ngân sách. Năm 1990 kim ngạch xuất khẩu mới đạt 2,404 tỷ
USD và nhập khẩu 2,752 tỷ USD thì năm 2001 kim ngạch xuất khẩu đa đạt 15 tỷ
USD (nếu tính cả dịch vụ thì đạt 17,6 tỷ USD), tăng mỗi năm trung bình trên 20%, có
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
năm tăng 30% (gấp 7 lần năm 1990). Năm 2003 xuất khẩu đạt 20,176 tỷ USD. Xuất
khẩu bình quân đầu người đạt 200 USD, đây là mức được thế giới công nhận là quốc
gia có nền xuất khẩu bình thường. Bên cạnh đó nước ta còn thu hút được một nguồn
lớn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI). Đến nay ta đa thu hút được trên 41,538 tỷ
USD vốn đầu tư từ 64 quốc gia và vùng lanh thổ với trên 4.370 dự án trong đó đa
thực hiện trên 24,654 tỷ USD. Nguồn đầu tư nước ngoài có vai trò quan trọng trong
nền kinh tế nước ta, chiếm gần 30% vốn đầu tư xa hội, 35% giá trị sản xuất công


nghiệp, 20% xuất khẩu, giải quyết việc làm cho khoảng 40 vạn lao động và hàng chục
vạn lao động gián tiếp . Tranh thủ được kỹ thuật tiên tiến và khoa học quản lý mới.
Tranh thủ được nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) ngày càng lớn, đồng thời
giảm đáng kể nợ nước ngoài. Các nhà tài trợ đa cam kết giành cho nước ta 20 tỷ USD
, chủ yếu là cho vay ưu đai và một phần là viện trợ không hoàn lại.
Tuy nhiên bên cạnh đó nước ta còn tồn tại không ít khó khăn hạn chế đó là năng lực
cạnh tranh của các doanh nghiệp nhìn chung còn yếu, chính sách vĩ mô chưa tạo được
động lực khuyến khích doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh. Doanh nghiệp
Việt Nam phần lớn đều có quy mô nhỏ, ít vốn. Đa phần các doanh nghiệp thuộc khu
vực kinh tế Nhà nước hoạt động trong tình trạng kém hiệu quả kinh tế và có tư tưởng
trông chờ vào sự bảo hộ của Nhà nước . Hệ thống chính sách , cơ chế quản lý của
Nhà nước chưa tạo ra môi trường cạnh tranh thực sự giữa các doanh nghiệp thuộc
mọi thành phần kinh tế. Môi trường kinh doanh vẫn còn một số bất cập về khuôn khô
rpháp lý và thể chế, cấu trúc thị trường và hành vi cạnh tranh. Thể chế kinh tế thị
trường chưa hoàn thiện thể hiện ở sự thiếu đồng bộ của các yếu tố như thị trường tiền
tệ, thị trường đất đai, bất động sản, thị trường lao động, khoa học công nghệ các cơ
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
sở pháp lý đảm bảo cạnh tranh chậm được ban hành và sửa đổi. Bên cạnh đó việc
thực thi pháp luật còn rất hạn chế. Những chủ trương chính sách đúng đắn của đảng
và chính phủ ban hành chưa được thực hiện triệt để. Bộ máy điều hành ở một số bộ
và địa phương còn yếu kém chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp.
3.3 Đường lối đổi mới và chủ trương của Đảng và chính phủ
Trước những biến đổi của tình hình thế giới, xu thế tất yếu của quốc tế hội nhập quốc
tế , Đảng ta đa kịp thời đề ra chủ trương, quan điểm, nguyên tắc về chính sách đối
ngoại của đất nước, nhằm có thêm bạn bè, tạo thêm thế mạnh, tranh thủ thêm vốn,
công nghệ cho sự phát triển kinh tế, tranh được tình thế rất khó khăn sau khi Liên Xô
và các nước Đông Âu sụp đổ. Với nhận thức như vậy tại đại hội đảng lần thứ VII,
đảng ta đa đưa ra quan điểm : thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng
hoá , đa phương hoá các quan hệ quốc tế, mở rộng hợp tác, trên nguyên tắc bình đẳng
cùng có lợi, tôn trọng độc lập chủ quyền của mỗi quốc gia, không can thiệp vào công

việc nội bộ của nhau. Đại hội VII đa đưa ra khẩu hiệu nổi tiếng “Việt Nam muốn làm
bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì độc lập hoà bình và
phát triển”
(Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, nxb sự thât, Hà Nội 1991, tr147)
Đây là bước mở đầu cho quốc tế hội nhập, quyết định sáng suốt có tính bước ngoặt về
chính sách đối ngoại trong thời kỳ đổi mới
Để phát triển kinh tế , đảng ta chỉ rõ phải tận dụng tối đa ngoại lực, trên cơ sở dựa
vào sức mình là chính. Giữ vững độc lập tự chủ, đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế,
đa dạng hoá , đa phương hoá quan hệ đối ngoại. Dựa vào sức mình là chính , đi đôi
với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập khu
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
vực và thế giới hướng mạnh vào xuất khẩu (Văn kiện đại hội đại biểu VIII, nxb Quốc
gia Hà Nội , 1996 tr84-85)
Cũng trong văn kiện đại hội VIII, đảng ta nêu rõ “Điều chỉnh cơ cấu thị trường để
vừa hội nhập khu vực, vừa hội nhập toàn cầu, xử lý đúng đắn lợi ích giữa ta và đối
tác, chủ động tham gia cộng đồng thương mại thế giới, các diễn đàn , các tổ chức ,
các định chế quốc tế, một cách chọn lọc, bước đi thích hợp.”
Đến đại hội IX, chính sách đối ngoại của đảng từng bước được bổ xung hoàn thiện
hơn. Đảng ta tiếp tục khẳng định “chủ động hội nhập kinh tế tranh thủ mọi thời cơ để
phát triển trên nguyên tắc giữ vững độc lập tự chủ và định hướng XHCN, chủ quyền
quốc gia và bản sắc văn hoá dân tộc, bình đẳng cùng có lợi, vừa có hợp tác, vừa đấu
tranh đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại, đề cao cảnh giác
trước mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch”.
(Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, nxb : CTQG, Hà Nội 2001, tr167)
Chương III
Phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế
quốc tế, chúng ta có thể khẳng định một lần nữa giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự
chủ và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế có mối quan hệ biện chứng. Chỉ có xây
dựng được một nền kinh tế độc lập tự chủ chúng ta mới có đầy đủ tư cách và thực lực
để chủ động hội nhập đúng hướng và có hiệu quả. Và ngược lại , chỉ có chủ động hội

nhập kinh tế quốc tế chúng ta mới nhanh chóng bổ sung sức mạnh cho nội lực còn
khiếm khuyết, thiếu hút, rút ngắn con đường phát triển nhằm không ngừng tự hoàn
thiện mình để giữ vững nền độc lập dân tộc.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Do đó, việc vận dụng nguyên lý về mối liên hệ phổ biến vào phân tích chủ trương ,
đường lối của đảng về kinh tế là việc làm hết sức đúng đắn, giúp chúng ta không
những hiểu rõ chủ trương, đường lối kinh tế đó mà còn giúp cho chúng ta có sự tự tin,
ý chí quyết tâm thực hiện chủ trương, đường lối đó. Vận dụng nguyên lý về mối liên
hệ phổ biến trong hội nhập kinh tế quốc tế thông qua phân tích mối liên hệ bên trong
bên ngoài làm sáng tỏ quan điểm đúng đắn của đảng ta trong việc lanh đạo xây dựng
kinh tế đất nước.
Theo các dự báo trong năm 2004, nền kinh tế thế giới sẽ đạt được tốc độ tăng trưởng
tiềm năng. Bởi vậy, xuất khẩu của Việt Nam sẽ có những điều kiện thuận lợi hơn do
thương mại toàn cầu. Mặc dù vậy, khi nền kinh tế của nhiều nước đang có khả năng
tăng trưởng đi lên, động cơ thúc đẩy họ tự do hoá để tăng cường hội nhập sẽ giảm.
Đây có thể là khó khăn đối với Việt Nam trong quá trình chuẩn bị gia nhập WTO.
Hơn nữa với những diễn biến phức tạp trên các thị trường tài chính hiện nay và dự
báo trong tương lai, Việt Nam cần phải chuẩn bị để đối phó, ngăn ngừa những bất ổn
định về tài chính có thể xảy ra , điều đó có nghĩa là Việt Nam phải xây dựng cho
mình một nền kinh tế độc lập tự chủ để có thể ứng phó trước mọi khó khăn trong
quốc tế hội nhập kinh tế quốc tế.
Danh mục các tài liệu tham khảo
1. Giáo trình triết học Mác - Lê nin
2. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX , nxb CTQG Hà Nội sản xuất 2001
3. Tạp chí nghiên cứu - trao đổi - Vương Thị Bích Thuỷ
4. Tạp chí thương mại số ra tháng 3/2004 bài viết của thứ trưởng bộ thương mại
Lương Văn Tự
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
5. Báo đầu tư chứng khoán
6. Thời báo tài chính, bài viết của Bộ trưởng Trương Đình Tuyển

7. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, nxb Sự thật, Hà Nội 1991
8. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc VII, nxb QGHN 1996
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

×