Chuyên đề thực tập
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp sang
nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà
nước, thì mọi hoạt động kinh tế tài chính tín dụng… đều chịu sự tác động của
những biến động kinh tế. Trong bối cảnh chung đó thì mỗi đơn vị, tổ chức
kinh tế hay doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải tiến hành cải tổ
trong hoạt động sản xuất. Sau gần 20 năm đổi mới, nền kinh tế Việt nam đã
có những thay đổi rõ rệt từ việc chỉ có các đơn vị, doanh nghiệp Nhà nước -
phụ thuộc chủ yếu vào Ngân sách do Nhà nước cấp vốn - hoạt động trên thị
trường thì nay đã có nhiều thành phần kinh tế tham gia như các công ty liên
doanh, công ty 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân… Những thay
đổi này đã đánh dầu những chính sách đúng đắn của Việt Nam trên con
đường hội nhập kinh tế quốc tế và nó cũng cho thấy những nỗ lực phấn đấu
hết mình của các doanh nghiệp.
Trong bối cảnh đó, với sự đòi hỏi ngày càng cao của đời sống kinh tế
đang trong thời kỳ mở cửa, muốn hoạt động sản xuất kinh doanh ngày một
hiệu quả và hữu ích, các doanh nghiệp cần thiết phải tiến hành các công việc
quan sát, đo lường tính toán và ghi chép. Ngoài ra, để giúp cho các nhà quản
lý có được những quyết định đúng đắn, kịp thời, hướng được các hoạt động
của các đơn vị, doanh nghiệp đúng như mục tiêu đã đặt ra thì công tác kế toán
ra đời là một tất yếu. Nó là một công cụ quan trọng để quản lý khoa học và
hiệu quả toàn bộ các hoạt động kinh tế.
Tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ là mối quan tâm hàng
đầu của tất cả các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp thương mại
nói riêng. Thực tiễn cho thấy thích ứng với mỗi cơ chế quản lý, công tác tiêu
thụ và xác định kết quả tiêu thụ được thực hiện bằng các hình thức khác nhau.
Hà Thị Tuyến Lớp KT - K38
- 1 -
Chuyên đề thực tập
Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung Nhà nước quản lý kinh tế chủ yếu
bằng mệnh lệnh. Các cơ quan hành chính kinh tế can thiệp sâu vào nghiệp vụ
sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhưng lại không chịu trách nhiệm
về các quyết định của mình. Tóm lại, trong nền kinh tế tập trung khi mà ba
vấn đề trung tâm: Sản xuất cái gì ? Bằng cách nào? Cho ai ? đều do Nhà nước
quyết định thì công tác tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ chỉ là
việc tổ chức bán sản phẩm, hàng hoá sản xuất ra theo kế hoạch và giá cả được
ấn định từ trước. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự mình
quyết định ba vấn đề trung tâm thì vấn đề này trở nên vô cùng quan trọng vì
nếu doanh nghiệp nào tổ chức tốt nghiệp vụ tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá đảm
bảo thu hồi vốn, bù đắp các chi phí đã bỏ ra và xác định đúng đắn kết quả
kinh doanh sẽ có điều kiện tồn tại và phát triển. Ngược lại, doanh nghiệp nào
không tiêu thụ được hàng hoá của mình, xác định không chính xác kết quả
bán hàng sẽ dẫn đến tình trạng “ lãi giả, lỗ thật” thì sớm muộn cũng đi đến
chỗ phá sản. Thực tế nền kinh tế thị trường đã và đang cho thấy rõ điều đó.
Để quản lý được tốt nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá thì kế toán với tư cách
là một công cụ quản lý kinh tế cũng phải được thay đổi và hoàn thiện hơn cho
phù hợp với tình hình mới.
Trong quá trình thực tập tại Trung tâm Thương mại và Xuất nhập khẩu
thiết bị thủy trực thuộc Công ty Tư vấn Đầu tư và Thương mại, được sự giúp
đỡ của Ban lãnh đạo, phòng kế toán và với sự giúp đỡ của giáo viên hướng
dẫn thực tập Cô Phạm Thị Thuỷ cùng với sự cố gắng của bản thân, tôi đã
hoàn thành đề cương chi tiết chuyên đề thực tập của mình với đề tài: “Kế
toán bán hàng taị Trung Tâm Thương Mại và XNK thiết bị thủy”
Chuyên đề thực tập gồm 3 chương:
Chương I : Tổng quan về Trung Tâm Thương Mại và Xuất nhập
khẩu thiết bị thủy.
Hà Thị Tuyến Lớp KT - K38
- 2 -
Chuyên đề thực tập
Chương II : Thực trạng kế toán bán hàng tại Trung Tâm Thương
Mại và Xuất nhập khẩu thiết bị thủy.
Chương III : Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện kế toán bán
hàng tại Trung Tâm Thương Mại và Xuất nhập khẩu thiết bị thủy.
Do hạn chế về thời gian nên bản chuyên đề của tôi còn nhiều thiếu sót
và hạn chế rất mong nhận được ý kiến đóng góp của giáo viên hướng dẫn và
các anh chị trong Trung tâm.
Hà Thị Tuyến Lớp KT - K38
- 3 -
Chuyên đề thực tập
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI VÀ XUẤT NHẬP
KHẨU THIẾT BỊ THỦY
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Trung tâm Thương mại và
Xuất nhập khẩu thiết bị thủy
Tên đầy đủ: Trung tâm Thương mại và Xuất nhập khẩu thiết bị thủy
trực thuộc Công ty Tư vấn Đầu tư và Thương mại-Tập đoàn Công nghiệp tàu
thủy Việt Nam.
Tên giao dịch: Marine Trading Center
Địa chỉ: 120B Hàng Trống-Hoàn Kiếm-Hà Nội.
Điện thoại: (04)39285617
Công ty là một doanh nghiệp nhà nước có đầy đủ tư cách pháp nhân,
thực hiện kinh doanh trên các lĩnh vực:
+ Tư vấn đầu tư và tư vấn kinh doanh
+ Tư vấn xây dựng và môi giới phát triển công nghệ đóng tàu.
+ Dịch vụ khoa học kỹ thuật chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực tàu
thủy.
+ Dịch vụ cung cấp thiết bị thủy-vật tư.
+ Đào tạo và xuất khẩu lao động nghành công nghiệp tàu thủy…
Đầu năm 2000, trước sự phát triển và hoàn thiện của công ty cũng như
nhằm đạt hiệu quả kinh doanh hơn ở thị trường đầy biến động, được sự cho
phép của các Ban ngành có liên quan, Công ty quyết định thành lập Trung
tâm Thương mại và Xuất nhập khẩu thiết bị thủy. Trung tâm chính thức ra đời
và đi vào hoạt động tháng 07 năm 2000. Mặc dù Trung tâm chịu sự quản lý
của Công ty, nhưng hoạt động của Trung tâm theo hình thức hạch toán nội bộ,
tự trang trải chi phí hoạt động của mình, có con dấu riêng và tài khoản riêng.
Hà Thị Tuyến Lớp KT - K38
- 4 -
Chuyên đề thực tập
Tuy Trung tâm Thương mại và Xuất nhập khẩu thiết bị thủy đi vào hoạt
động chưa lâu, đầu năm 2000 nhưng Trung tâm đã đạt được kết quả kinh
doanh khả quan thông qua việc cung cấp thiết bị vật tư phục vụ cho các đơn
vị trong và ngoài Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam như:
+ Dự án đóng tàu 6500 tấn cho VOSKO
+ Dự án đóng tàu 1000 tấn và 450 tấn cho Hải Quân.
+ Tàu cảnh sát biển.
+ Tàu 3500 tấn.
+ Tàu V59 cho Tổng Cục Hải Quan.
+ Tàu đánh cá cho đơn vị Thủy sản.
+ Ụ nổi 8500 tấn…
Bảng 1.1 : Kết quả kinh doanh của Trung tâm Thương mại và XNK thiết
bị thủy
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Tổng doanh thu Tỷ đồng 44,2591 90,4215 108,7865
Chi phí bán hang Tỷ đồng 5,671 6,9651 7,2454
Chi phí quản lý doanh
nghiệp
Tỷ đồng 1,210 1,552 1,978
Lợi nhuận trước thuế Triệu
đồng
44,950 60,93 80,65
Lợi nhuận sau thuế Triệu
đồng
32,364 43,8696 58,068
Lao động Người 22 22 23
Thu nhập bình quân Triệu
đồng
3,2 3,7 4.0
1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh
Trung tâm thực hiện những mảng kinh doanh sau:
- Môi giới phát triển công nghệ đóng tàu
Hà Thị Tuyến Lớp KT - K38
- 5 -
Chuyên đề thực tập
- Dịch vụ khoa học kỹ thuật chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực tàu
thủy.
- Dịch vụ cung cấp thiết bị thủy-vật tư
- Mặt hàng thiết bị thủy được sản xuất bởi các nhà sản xuất công
nghiệp trong và ngoài nước, được các nhà tiêu dùng công nghiệp mua về
nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm mới. Khách hàng có
thể nhà sản xuất thiết bị gốc mua mặt hàng này nhằm kết hợp sản xuất và sửa
chữa các phương tiện vận tải đường thủy sẽ là bộ phận cấu thành.
- Mặt hàng thiết bị thủy đòi hỏi các hiểu biết về kỹ thuật phức tạp như
vận hành, lắp đặt yêu cầu có bảo dưỡng cao về độ chính xác và tính đồng bộ.
Ngoài ra, giá trị của mặt hàng - giá trị đơn chiếc là lớn do đó khối lượng thanh
toán tiền hàng nhiều. Khi tiến hành giao dịch buôn bán chịu ảnh hưởng của
mua đa phương thông qua các Công ty mua, thời gian đàm phán kéo dài.
- Các khách hàng mua mặt hàng này chủ yếu là các đơn vị có chức
năng đóng tàu và sửa chữa tàu thuyền tập trung tại các khu công nghiệp lớn
gần sông, cảng biển Việt Nam như Hải Phòng, Quảng Ninh TP Hồ Chí Minh
và một số tỉnh miền Trung.
- Mặt hàng mà Trung tâm đang kinh doanh có rất nhiều loại được mua
từ nước ngoài về, khách hàng mua lại để lắp đặt, thay thế cho các phương tiện
đường thủy thành bộ phận của sản phẩm mới như: bơm, máy ép thủy lực, van,
chân vịt, thép (thép tấm) đóng vỏ tàu, máy phát điện, máy thủy.. Các mặt
hàng có nguồn gốc xuất xứ từ các nước như Anh, Đức, Mỹ, Nhật, Singapore,
Hàn Quốc, Trung Quốc…
* Đặc điểm về thị trường
Thị trường tiêu thụ mặt hàng thiết bị thuỷ là thị trường công nghiệp,
sản phẩm có ít người mua, khách hàng mua với số lượng lớn và cụ thể. Thị
trường này được các nhà chuyên môn coi là thị trường “dọc” bởi hai lý do:
Hà Thị Tuyến Lớp KT - K38
- 6 -
Chuyên đề thực tập
Thi trường rất hẹp: Khách hàng trên thị trường này chỉ giới hạn trong
ngành nghề là đóng mới và sửa chữa tàu thuộc Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ
Việt Nam và một số đơn vị ngoài tập đoàn như Bộ Thuỷ sản, Hải Quân.
Thị trường rất sâu: Thể hiện là các đơn vị có nhu cầu đóng mới, sửa
chữa tàu đều sử dụng mặt hàng này phục vụ cho sản xuất của đơn vị.
Nhu cầu về mặt hàng thiết bị thuỷ xuất phát từ việc phát triển của
ngành công nghiệp đóng tàu phục vụ cho hoạt động giao thông vận tải đường
thuỷ và ngành đánh bắt thủy sản tại Việt Nam.
Đặc điểm địa lý tự nhiên của Việt Nam với bờ biển dài 3260km từ Bắc
xuống Nam có tới 73 cảng biển lớn nhỏ, hệ thống sông ngòi dày đặc với 2560
con sông, mật độ trung bình từ 0.5 đến 1km lại gặp một con sông và cứ 25km
lại gặp một cửa sông, điều kiện lý tưởng cho việc phát triển giao thông vận tải
thuỷ và đánh bắt thủy sản, nhu cầu về mặt hàng thíêt bị thuỷ để phục vụ cho
tàu thuyền rất lớn.
Nhu cầu về mặt hàng thiết bị thủy còn liên quan tới đặc điểm của thị
trường từng khu vực. Điều này thể hiện rõ tại các trung tâm công nghiệp, đầu
mối giao thông đường sông, các cảng biển thì khách hàng của mặt hàng này
tập trung nhiều cả về số lượng và quy mô lô hàng.
Nhu cầu về thiết bị thuỷ có tính chất phối hợp. Các khách hàng của mặt
hàng này đều là tổ chức mua để lắp đặt cho các dự án theo từng phần, do đó
đòi hỏi phải có sự đồng bộ về mặt hàng, yêu cầu cao về mức chất lượng và
tính kỹ thuật .
* Cầu về mặt hàng thiết bị thuỷ tại Việt Nam
Có xu hướng tăng lên đặc biệt khi nước ta mở rộng giao lưu buôn bán
với các nước trên thế giới, chủ trương của Đảng và Chính phủ trong việc phát
triển nền kinh tế biển.
* Cung về mặt hàng thiết bị thủy tại Việt Nam
Hà Thị Tuyến Lớp KT - K38
- 7 -
Chuyên đề thực tập
Tham gia vào thị trường cung ứng thiết bị thuỷ tại Việt Nam có rất
nhiều đơn vị tổ chức trong và ngoài nước. Tuy nhiên cần phải thừa nhận rằng
các nhà sản xuất nội địa Việt Nam còn chưa nhiều, các sản phẩm loại này sản
xuất trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu khách hàng và sản lượng còn ít.
Do vậy, các khách hàng tổ chức có nhu cầu thường yêu cầu các loại máy nhập
từ nước ngoài vào Việt Nam. Mặt hàng thiết bị thuỷ nhập khẩu chịu sự quy
định chặt chẽ của Chính phủ về thuế quan và các quy định thủ tục nhập khẩu.
Trong điều kiện kinh tế mở, nhập khẩu những hàng hoá này là cần thiết để
đáp ứng cho nhu cầu của ngành công nghiệp tàu thuỷ cũng như nhu cầu của
toàn bộ nền kinh tế.
Số lượng các nhà cung ứng các sản phẩm nhập khẩu thiết bị thuỷ để
bán trên thị trường Việt Nam là rất lớn.
Bản thân các nhà sản xuất nước ngoài với các đại diện và chi nhánh của
họ tại Việt Nam
Các công ty nhập khẩu của Việt Nam được sự cho phép của Chính phủ
nhập loại hàng trên, các công ty có thể trong và ngoài Tập đoàn Công nghiệp
tàu thủy so với Trung tâm xuất nhập khẩu thiết bị thuỷ.
1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý
Trung tâm Thương mại và Xuất nhập khẩu thiết bị thủy có tổ chức
quan hệ trực tuyến trong phạm vi nội bộ và có quan hệ tham mưu đối với các
bộ phận khác của Công ty. Trung tâm chịu sự quản lý của Công ty thông qua
Ban lãnh đạo Trung tâm.
♦ Ban lãnh đạo Trung tâm gồm Giám đốc Trung tâm và Phó Giám đốc:
- Giám đốc Trung tâm (đồng thời là Giám đốc Công ty): Là người lãnh
đạo cao nhất phụ trách chung toàn bộ hoạt động kinh doanh của Trung tâm,
đồng thời xem xét sự phù hợp với mục đích và nhiệm vụ của toàn Công ty.
Quyết định mọi phương án sản xuất kinh doanh, phương hướng phát triển của
Hà Thị Tuyến Lớp KT - K38
- 8 -
Chuyên đề thực tập
trung tâm hiện tại và tương lai. Chịu mọi trách nhiệm với nhà nước và toàn bộ
công nhân viên trong hoạt động sản xuất và kinh doanh.
- Phó Giám đốc Trung tâm: phụ trách tham mưu cho Giám đốc trong
các hoạt động kinh doanh, chịu trách nhiệm và trực tiếp điều hành khi Giám
đốc vắng mặt.
♦ Các bộ phận chức năng của Trung tâm:
* Bộ phận kinh doanh
- Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị đóng tàu, dịch vụ khoa học kỹ thuật,
chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực thủy, môi giới phát triển công nghệ
đóng tàu, kinh doanh các thiết bị điện, điện tử và các sản phẩm công nghệ
cao, đào tạo và xuất khẩu lao động trong ngành công nghiệp tàu thủy.
- Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị cho các ngành công nghiệp khác ngoài
ngành đóng tàu
- Nhập khẩu ủy thác: Liên doanh hợp tác thương mại và đầu tư với các
doanh nghiệp trong và ngoài nước.
* Bộ phận kế toán.
- Quản lý vốn, giám sát hoạt động kinh doanh thông qua tổ chức công
tác thống kê hạch toán chính xác, kịp thời, đầy đủ xác định lỗ lãi kinh doanh,
tổ chức vay vốn, thanh toán với ngân sách Nhà nước, Ngân hàng, khách hàng
cũng như nhân viên trong Trung tâm, cung cấp đầy đủ thông tin cho việc ra
quyết định của ban lãnh đạo Trung tâm.
- Kiểm tra, phân loại chứng từ và định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh.
* Bộ phận giao nhận xuất nhập khẩu.
- Thực hiện các thủ tục về Hải Quan xuất và nhập khẩu hàng hoá, áp
mã số cho hang hoá XNK , tính toán các khoản thuế và chi phí liên quan đến
toàn bộ quá trình XNK. .
Hà Thị Tuyến Lớp KT - K38
- 9 -
Chuyên đề thực tập
- Tiến hành nhận hàng hoá từ cảng và kho ngoại quan bàn giao cho
khách hàng theo như hợp đồng kinh tế đã ký kết.
- Thông báo tới phòng tài chính kế toán về toàn bộ các khoản chi phí
liên quan như thuế xuất khẩu,thuế nhập khẩu, phí làm hàng….. để phòng kế
toán lên kế hoạch thu chi và hạch toán kế toán.
- Nghiên cứu và cập nhật các chính sách và pháp luật của nhà nước về
xuất nhập khẩu để áp dụng vào thực tế kinh doanh.
* Bộ phận kỹ thuật.
- Hướng dẫn sử dụng và lắp đặt đối với các thiết bị đã bàn giao cho
khách hàng trong và ngoài nước.
- Sửa chữa và bảo hành, bảo dưỡng sản phẩm theo chế độ của hãng sản
xuất nước ngoài.
- Tham mưu cố vấn cho giám đốc về các vấn đề liên quan tới kỹ thuật
cho phù hợp với yêu cầu thiết kế của khách hàng .
Để hoàn thành nhiệm vụ Trung Tâm đã có một cơ cấu tổ chức phù hợp với
ưu thế và nhiệm vụ kinh doanh của mình..
* Bộ phận hành chính và nhân sự.
- Quản lý về nhân sự, hồ sơ, con người, đào tạo cán bộ công nhân viên
về nghiệp vụ tay nghề, an toàn lao động đồng thời là tiếp nhận giấy tờ, công
văn.
- Đảm nhận các công việc cụ thể phục vụ cho công tác chung như ăn
nghỉ của cán bộ công nhân viên, điều độ xe đi công tác……..
- Thực hiện công tác tổ chức vui chơi , thể dục thể thao cho CBCNV
vào các kỳ nghỉ, các kỳ đại hội của tập đoàn và ngành GTVT.
Hà Thị Tuyến Lớp KT - K38
- 10 -
Chuyên đề thực tập
Sơ đồ 1.1 Bộ máy quản lý của Trung tâm
1.4 Đặc điểm tổ chức kế toán
1.4.1 Tổ chức Bộ máy kế toán
Mặc dù Trung tâm chịu sự quản lý của Công ty nhưng bộ máy kế toán
của Trung tâm về nguyên tắc vẫn được tổ chức theo từng phần kế toán riêng:
*Kế toán trưởng: Là người giúp việc giám đốc, phụ trách chung toàn bộ
công tác kế toán và quản lý tài chính ở công ty như: thông tin kinh tế, tổ chức
phân tích hoạt động kinh tế, giá cả và hạch toán kinh doanh theo pháp luật
hiện hành, đồng thời hướng dẫn chỉ đạo và kiểm tra hoạt động của các nhân
viên kế toán của Trung tâm.
*Kế toán TSCĐ: có nhiệm vụ theo dõi toàn bộ TSCĐ của Trung tâm,
tính khấu hao, tăng giảm TSCĐ trong năm.
*Kế toán tổng hợp: tổng hợp và phân tích các số liệu, báo cáo phần
hành bộ máy kế toán cung cấp, lập cân đối theo dõi sổ sách. Quản lý theo dõi
Hà Thị Tuyến Lớp KT - K38
- 11 -
GĐ Trung tâm
PGĐ Trung tâm
Bộ phận
kinh doanh
Bộ phận kế toán
Bộ phận hành chính
và nhân sự
Bộ phận giao
nhận xuất nhập
khẩu
Bộ phận kỹ thuật
Chuyên đề thực tập
toàn bộ hoạt động đầu tư, tập hợp số liệu, chứng từ mà các kế toán của các bộ
phận giao cho để ghi vào các sổ tổng hợp, sau đó lập báo cáo tài chính, báo
cáo tổng hợp.
* Kế toán thanh toán: có nhiệm vụ theo dõi tình hình doanh thu, công
nợ với khách hàng, hàng tháng lập hóa đơn chứng từ và bán hàng cho từng
khách hàng để lên doanh thu và công nợ, theo dõi tình hình thu chi và thanh
toán tiền mặt với các đối tượng, lập hóa đơn chứng từ thanh toán, lập đầy đủ
chính xác các chứng từ, theo dõi và thanh toán các khoản tạm ứng và các
khoản phải thu khác, chi phí trả trước theo từng đối tượng. Theo dõi tình hình
nghĩa vụ nộp Ngân sách Nhà nước.
*Kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội: có nhiệm vụ tính lương và bảo
hiểm xã hội phải trả cho các nhân viên trong Trung tâm. Cuối tháng lập bảng
phân bổ tiền lương để đưa lên Công ty.
*Thủ quỹ: quản lý tiền mặt, thực hiện việc thu chi tiền mặt, thường
xuyên báo cáo tình hình tiền mặt tồn quỹ của Trung tâm.
Sơ đồ 2.1 Bộ máy kế toán của Trung tâm
1.4.2 Tổ chức hệ thống sổ kế toán
Hình thức ghi sổ kế toán của Trung tâm đang áp dụng hiện nay là hình
thức Nhật ký chứng từ. Theo hình thức này các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã
được phản ánh ở chứng từ gốc đều được phân loại để ghi vào các sổ nhật ký
chứng từ theo thứ tự thời gian, cuối tháng tổng hợp số liệu từ các sổ nhật ký
Hà Thị Tuyến Lớp KT - K38
- 12 -
Kế toán trưởng
Kế toán
TSCĐ
Kế toán
tổng hợp
Kế toán
thanh toán
Kế toán tiền
lương và BHXH
Chuyên đề thực tập
chứng từ ghi vào sổ cái các tài khoản. Và toàn bộ quá trình hạch toán được
thực hiện trên máy tính do Trung tâm áp dụng phần mềm kế toán VASJ
ACCOUNTING.
Sơ đồ 3.2 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ
Ghi hàng ngày
Ghi cuối kỳ
Quan hệ đối chiếu
Hà Thị Tuyến Lớp KT - K38
- 13 -
Sổ tổng hợp
chi tiết
Sổ quỹ
Chứng từ gốc
và các bảng ghi sổ
NKCT
Thẻ và sổ kế toán
chi tiết
Sổ cái
Báo cáo kế toán
Bảng kê
Chuyên đề thực tập
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG TẠI TRUNG TÂM
THƯƠNG MẠI & XNK THIẾT BỊ THUỶ
2.1 Đặc điểm hàng hoá và quá trình tiêu thụ tại Trung Tâm
2.1.1 Đặc điểm về mặt hàng thiết bị thuỷ
* Là sản phẩm công nghiệp
- Mặt hàng thiết bị thủy được sản xuất bởi các nhà sản xuất công
nghiệp trong và ngoài nước, được các nhà tiêu dùng công nghiệp mua về
nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm mới. Khách hàng có
thể nhà sản xuất thiết bị gốc mua mặt hàng này nhằm kết hợp sản xuất và sửa
chữa các phương tiện vận tải đường thủy sẽ là bộ phận cấu thành.
- Mặt hàng thiết bị thủy đòi hỏi các hiểu biết về kỹ thuật phức tạp như
vận hành, lắp đặt yêu cầu có bảo dưỡng cao về độ chính xác và tính đồng bộ.
Ngoài ra, giá trị của mặt hàng - giá trị đơn chiếc là lớn do đó khối lượng thanh
toán tiền hàng nhiều. Khi tiến hành giao dịch buôn bán chịu ảnh hưởng của
mua đa phương thông qua các Công ty mua, thời gian đàm phán kéo dài.
- Các khách hàng mua mặt hàng này chủ yếu là các đơn vị có chức năng
đóng tàu và sửa chữa tàu thuyền tập trung tại các khu công nghiệp lớn gần sông,
cảng biển Việt Nam như Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh miền Trung.
* Là mặt hàng chủ yếu nhập từ nước ngoài
- Mặt hàng mà Trung tâm đang kinh doanh có rất nhiều loại được mua
từ nước ngoài về, khách hàng mua lại để lắp đặt, thay thế cho các phương tiện
đường thủy thành bộ phận của sản phẩm mới như: bơm, máy ép thủy lực, van,
chân vịt, thép (thép tấm) đóng vỏ tàu, máy phát điện, máy thủy.. Các mặt
hàng có nguồn gốc xuất xứ từ các nước như Anh, Đức, Mỹ, Nhật, Singapore,
Hàn Quốc, Trung Quốc…
Hà Thị Tuyến Lớp KT - K38
- 14 -
Chuyên đề thực tập
* Phương thức tiêu thụ chủ yếu ở Trung tâm
Phương thức bán hàng có ảnh hưởng trực tiếp đối với việc sử dụng các
tài khoản kế toán phản ánh tình hình xuất kho hàng hóa. Đồng thời có tính
quyết định đối với việc xác định thời điểm bán hàng, hình thành doanh thu
bán hàng và tiết kiệm chi phí bán hàng để tăng lợi nhuận.
Hiện nay, Trung tâm đang áp dụng phương thức bán hàng trực tiếp và
tại kho. Theo phương thức này, bên mua cử đại diện đến kho để nhận hàng,
bên bán xuất kho giao hàng giao cho bên mua và bên mua thanh toán tiền hay
chấp nhận nợ. Khi đó hàng hóa được xác định là tiêu thụ.
- Phương thức gửi đại lý bán
Doanh nghiệp thương mại giao hàng cho cơ sở nhận đại lý, ký gửi để
cơ sở này trực tiếp bán hàng. Họ nhận hàng và thanh toán tiền cho doanh
nghiệp thương mại rồi được hưởng hoa hồng đại lý bán (hàng thuộc quyền sở
hữu của doanh nghiệp thương mại). Hàng hóa được xác nhận là tiêu thụ khi
doanh nghiệp nhận được tiền do bên nhận đại lý thanh toán hoặc chấp nhận
thanh toán hoặc thông báo về số hàng đã bán được, doanh nghiệp mới mất
quyền sở hữu về số hàng này.
2.2 Hạch toán tiêu thụ thành phẩm
Để hạch toán tình hình tăng, giảm và tồn kho thành phẩm, kế toán sử
dụng tài khoản 155 - Thành phẩm.
2.2.1 Hạch toán doanh thu bán hàng
Doanh thu bán hàng là tổng giá trị thực hiện do hoạt động sản xuất kinh
doanh tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, cung cấp lao vụ dịch vụ cho khách hàng.
Yêu cầu của công tác quản lý và hạch toán doanh thu bán hàng là phải theo
dõi và xác định được doanh thu bán hàng trong kỳ có chi tiết với từng hóa
đơn bán hàng và từng phương thức thanh toán cụ thể để xác định được doanh
thu và hạch toán doanh thu cho hợp lý chính xác.
Hà Thị Tuyến Lớp KT - K38
- 15 -
Chuyên đề thực tập
Trung tâm Thương mại và xuất nhập khẩu thiết bị thủy là đơn vị kinh
doanh xuất nhập khẩu được Nhà nước, Bộ Thương mại cho phép xuất nhập khẩu
trực tiếp nhưng Trung tâm không thực hiện cung cấp dịch vụ ủy thác xuất nhập
khẩu. Do đó doanh thu của Trung tâm chủ yếu là doanh thu bán hàng.
Ngày 03/08/2009 Trung tâm bán hàng cho công ty TNHH một thành viên
Công nghiệp tàu thuỷ Dung Quất theo hoá đơn số 0041863 với số tiền
6.367.066.367 thuế GTGT 5%. Khách hàng chưa thanh toán.
Kế toán định khoản
Nợ TK 131: 6.367.066.367
Có TK 511: 6.063.872.730
Có TK 3331: 303.193.637
Hiện nay, Trung tâm đang nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
và sử dụng mẫu hóa đơn theo đúng mẫu do Bộ Tài chính ban hành.
Thuế GTGT phải nộp được thực hiện theo công thức:
Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào
Hàng ngày, cùng với việc theo dõi doanh thu bán hàng, kế toán cũng
phải theo dõi thuế GTGT tương ứng. Việc hạch toán thuế GTGT được tiến
hành ngay khi viết hóa đơn. Kế toán khi viết hóa đơn phải ghi rõ tổng số tiền
hàng, thuế GTGT phải nộp, tổng cộng số tiền thanh toán.
Cuối tháng, khi lập tờ khai thuế GTGT để nộp cho cơ quan thuế, kế
toán lập bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa bán ra và mua vào kèm theo tờ
khai thuế GTGT
* Các khoản chiết khấu, giảm giá, hàng bán bị trả lại:
- Các khoản chiết khấu: Hàng hóa của Trung tâm có giá trị rất lớn
nhưng Trung tâm không áp dụng chiết khấu thương mại bởi Trung tâm bán
hàng với số lượng hạn chế, mỗi hợp đồng thực hiện chỉ có 1 hay 2 thiết bị
được bán ra.
Hà Thị Tuyến Lớp KT - K38
- 16 -
Chuyên đề thực tập
- Hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán: Hầu như các khoản này không
phát sinh
Trung tâm bán hàng cho khách hàng dựa trên hợp đồng kinh tế hoặc
đơn đặt hàng, hàng trước khi được giao đã được kiểm tra chất lượng, kỹ thuật
theo đúng hợp đồng đã ký.
Trung tâm nhập hàng từ nước ngoài cũng được kiểm tra chất lượng, kỹ
thuật theo đúng hợp đồng trong L/C và đúng yêu cầu chủng loại, chất lượng,
kỹ thuật.
Hà Thị Tuyến Lớp KT - K38
- 17 -
Chuyên đề thực tập
Bảng 1
Hà Thị Tuyến Lớp KT - K38
- 18 -
Chuyên đề thực tập
Ngày 24/9/2009 trung tâm bán hàng cho công ty vận tải công nghệ tàu
thuỷ Bình Định theo hoá đơn số 0041872 với số tiền: 10.442.888.852. Thuế
GTGT 5% KH chưa thanh toán
Kế toán định khoản
Nợ TK 131: 10.442.888.852
Có TK 511: 9.945.608.431
Có TK 3331: 497.280.422
Hà Thị Tuyến Lớp KT - K38
- 19 -
Chuyên đề thực tập
Bảng 2
Hà Thị Tuyến Lớp KT - K38
- 20 -
Chuyên đề thực tập
Cuối kỳ xác định kết quả kinh doanh kế toán lập chứng từ và ghi vào Nhật
ký chứng từ số 8, kế toán tiền hành cộng cột phát sinh TK 511 đồng thời kết chuyển
doanh thu bán hàng để xác định kết quả bán hàng và ghi sổ cái TK 511.
Hà Thị Tuyến Lớp KT - K38
- 21 -
Chuyên đề thực tập
Bảng 2.16: Chứng từ hàng hoá bán ra
(Dùng cho cơ sơ khấu trừ thuế hàng tháng)
tháng 1/2009
Tên cở sản xuất kinh doanh: Trung tâm TM & XNK thiết bị thuỷ
Địa chỉ:120 Hàng Trống – Hoàn Kiếm – Hà Nội
Hà Thị Tuyến Lớp KT - K38
- 22 -
Bảng 3
Bảng 3
Chuyên đề thực tập
Bảng 4
Hà Thị Tuyến Lớp KT - K38
- 23 -
Chuyờn thc tp
2.2.2 Hch toỏn giỏ vn hng bỏn
Là doanh nghiệp thơng mại thì trị giá vốn hàng xuất kho để bán bao gồm
giá mua thực tế và chi phí mua của số hàng đã xuất kho.
Ghi nhận kết quả doanh thu kế toán phản ánh giá trị của hàng xuất bán,
kế toán ghi vào sổ nhật ký chứng từ sổ.
Cuối kỳ xác định kết quả kinh doanh kế toán lập chứng từ và ghi vào
Nhật ký chứng từ số 8, đồng thời kế toán tiến hành định khoản.
Nợ TK 632 : 12.150.269.170
Có TK 156 : 12.150.269.170
Căn cứ vào dòng cột của nhật ký chứng từ đã lập liên quan giá vốn hàng
hoá, kế toán tiến hành cộng cột phát sinh TK 632 đồng thời thực hiện việc kết
chuyển giá vốn hàng bán để xác định kết quả kinh doanh và ghi vào sổ cái TK
632.
H Th Tuyn Lp KT - K38
- 24 -
Chuyên đề thực tập
B¶ng 5
TRUNG TÂM TM VÀ XNK THIẾT BỊ THUỶ
120B Hàng Trống – Hoàn Kiếm – Hà Nội
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 24 tháng 09 năm 2009
Người nhận hàng: Lương Đông Phong
Đơn vị: Công ty cổ phần vận tải Công nghiệp tàu thuỷ Bình Định
Địa chỉ: 144A Diên Hồng – TP. Quy Nhơn - Tỉnh Bình Định
Nội dung: Xuất 01 bộ Máy thuỷ ZJMD MAN B & W Model 8L 28/32 đồng bộ hộp số
khớp mềm và hệ điều khiển và Chân vịt , hệ trục chân vịt.
St
t
Mã kho Tên vật tư TK nợ TK có Đvt Số lượng Giá Thành tiền
1 K1 Máy thuỷ ZJMD MAN B & W Model 811 156 Bộ 01 9.945.608.431 9.945.608.431
8L 28/32 đồng bộ hộp số khớp mềmvà
hệ điều hành
2 K1 Chân vịt, hệ trục chân vịt 811 156 Bộ 01 6.063.872.730 6.063.872.730
Tổng cộng: 16.009.481.161
Xuất ngày 24 tháng 09 năm 2009
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ PHỤ TRÁCH BỘ PHẬN SỬ DỤNG NGƯỜI NHẬN HÀNG THỦ KHO
Hà Thị Tuyến Lớp KT - K38
- 25 -