Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Mâu thuẫn biện chứng phát sinh trong nền Kinh tế thị trường định hướng XHCN - 2 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.91 KB, 8 trang )


9

sản xuất đã đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của nhân dân, kết cấu hạ tầng kinh tế xã
hội tăng nhanh. Trong GDP, tỷ trọng nông nghiệp từ 38,7% giảm xuống 24,3%, công
nghiệp và xây dựng từ 22,7% tăng lên 36,6%, dịch vụ từ 38,6% tăng lên 39,1% Bên
cạnh những kết quả mà ta đạt được, là những khó khăn trong khi xây dựng nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trước hết phải nói đến điểm xuất phát của ta
khi chuyển dịch cơ chế, từ nền kinh tế yếu kém, mang đậm tính tự cung, tự cấp sang
nền kinh tế hàng hoá vận hành theo cơ chế thị trường đòi hỏi phải có sự tích luỹ dồi
dào, khoa học công nghệ phát triển và một nền kinh tế vững mạnh Tiếp theo đó là cơ
chế quản lý của nhà nước, mặc dù đường lối của Đảng đặt ra là đúng đắn, nhưng việc
thực hiện nó không đồng bộ. Y thức hệ còn chưa được rõ ràng, tác phong cá nhân yếu
kém Chính những khó khăn trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế thị trường,
đã nảy sinh nhiều mâu thuẫn kìm hãm bước phát triển.
1. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mâu thuẫn cơ bản trong
quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận
hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, thì vấn đề lực lượng sản xuất
và quan hệ sản xuất là một vấn đề hết sức phức tạp. xét trên phương diện triết học, thì
lực lượng sản xuất là nội dung, còn quan hệ sản xuất là ý thức, lực lượng sản xuất là
yếu tố động, luôn luôn thay đổi, và là yếu tố quyết định quan hệ sản xuất. Khi lực
lượng sản xuất phát triển đến một trình độ nhất định thì quan hệ sản xuất lúc này tỏ ra
không còn phù hợp nữa và trở thành yếu tố kìm hãm. Để mở đường cho lực lượng sản
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

10

xuất phát triển thì cần thay đổi quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp
với lực lượng sản xuất.
Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất có mối quan hệ biện chứng với nhau, nó là


thước đo để đánh giá sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Ơ Việt Nam, mặc dù nhà
nước đã có rất nhiều chính sách để cân đối sao cho LLSX – QHSX phát triển song
song đồng bộ. Nhưng thực tế cho thấy, khi bắt tay vào xây dựng và phát triển nền kinh
tế thị trường thì LLSX luôn tỏ ra mâu thuẫn với QHSX.
Tính cạnh tranh và năng động là một trong những đặc điểm cơ bản của nền kinh tế thị
trường, thì ngược lại chúng ta lại chậm tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách
để tạo động lực và điều kiện cho doanh nghiệp nhà nước nâng cao hiệu quả hoạt động,
phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Việc thí điểm cổ phần hoá doanh
nghiệp nhà nước còn làm chậm. Chưa quan tâm tổng kết thực tiễn, kịp thời chỉ ra
phương hướng, biện pháp đổi mới kinh tế hợp tác, để hợp tác xã nhiều nơi tan rã hoặc
chỉ còn là hình thức, cản trở sản xuất phát triển, chưa kịp thời đúc kết kinh nghiêm,
giúp đỡ các hình thức kinh tế hợp tác mới phát triển. Chưa giải quyết tốt một số chính
sách để khuyến khích kinh tế tư nhân phát huy tiềm năng, đồng thời chưa quản lý tốt
thành phần kimh tế này. Quản lý kinh tế hợp tác liên doanh với nước ngoài còn nhiều
sơ hở. Kinh tế vĩ mô còn những yếu tố thiếu vững chắc. Công tác tài chính, ngân hàng,
giá cả, kế hoạch hoá, qui hoạch xây dựng, quản lý đất đai còn yếu kém, thủ tục đổi mới
hành chính chậm. Thương nghiệp nhà nước bỏ trống một số trận địa quan trọng, chưa
phát huy tốt vai trò chủ đạo trên thị trường. Quản lý xuất nhập khẩu còn nhiều sơ hở,
tiêu cực, một số trường hợp gây ra tác động xấu với sản xuất. Chế độ phân phối thu
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

11

nhập còn bất hợp lý, bội chi ngân sách và nhập siêu còn lớn Đó là một số hạn chế
của QHSX kìm hãm LLSX phát triển và điều đó làm cho quá trình xây dựng đất nước
của ta gặp nhiều khó khăn.
Một trong những vấn đề bức xúc đối với chúng ta hiện nay đó là việc làm, tình trạng
thất nghiệp là một biểu hiện rõ ràng để chứng tỏ được rằng giữa LLSX – QHSX có sự
mất cân đối.
Khi QHSX phù hợp, nó không những giải phóng được sức sản xuất mà còn tạo tiền đề

để thúc đẩy bước phát triển của LLSX. Vì vậy vấn đề đặt ra cần đặt ra là làm thế nào
để giải quyết được mâu thuẫn này?
Cần đổi mới và hoàn thiện khung pháp lý, tháo gỡ mọi trở ngại về cơ chế, chính sách
và thủ tục hành chính để huy động tối đa mọi nguồn lực, tạo sức bật mới cho phát triển
sản xuất, kinh doanh của mọi thành phần kinh tế với các hình thức sở hữu khác nhau.
Mọi doanh nghiệp, mọi công dân được đầu tư kinh doanh theo hình thức do luật định
và được pháp luật bảo vệ. Mọi tổ chức kinh doanh theo các hình thức sở hữu khác nhau
hoặc đan xen hỗn hợp đều được khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác, cạnh tranh
bình đẳng và là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa. Phát triển mạnh các doanh nghiệp nhỏ và vừa, từng bước hình thành
một số tập đoàn kinh tế mạnh.
Tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế nhà nước để thức hiện tốt vai trò chủ đạo trong
nền kinh tế. Phát triển doanh nghiệp nhà nước trong những sản xuất và dịch vụ quan
trọng: Xây dựng các tổng công ty nhà nước đủ mạnh để làm nòng cốt trong những tập
đoàn kinh tế lớn, có năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

12

Đổi mới cơ chế quản lý, phân biệt quyền của chủ sở hữu và quyền kinh doanh của
doanh nghiệp. Chuyển các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh sang hoạt động theo cơ
chế công ty trách nhiệm hưũ hạn hoặc công ty cổ phần. Bảo đảm quyền tự chủ và tự
chịu trách nhiệm đầy đủ trong sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, cạnh tranh
bình đẳng trước pháp luật,xoá bỏ bao cấp của nhà nước đối với doanh nghiệp.
Thực hiện chủ trương cổ phần hoá những doanh nghiệp mà nhà nước không nắm giữ
100% vốn để huy động thêm vốn, tạo động lực và cơ chế quản lý năng động thúc đẩy
doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả.
Phát triển kinh tế tập thể với các hình thức hợp tác đa dạng, phát triển hợp tác xã kinh
doanh tổng hợp đa ngành hoặc chuyên ngànhđể sản xuất kinh doanh, dịch vụ, tạo điều
kiện mở rộng qui mô sản xuất, kinh doanh phù hợp với nền kinh tế thị trường

Hình thành đồng bộ và tiếp tục phát triển, hoàn thiện các loại thị trường đi đôi với
việc xây dựng khuôn khổ pháp lý thể chế, để thị trường hoạt động năng động, có hiệu
quả. có trật tự, kỉ cương trong môi trường cạnh tranh lạnh mạnh, công khai minh bạch,
hạn chế và kiểm soát độc quyền kinh doanh.
Phát triển thị trường vốn và tiền tệ, tổ chức và vận hành an toàn, hiệu quả thị trường
chứng khoán, thị trường bảo hiểm, Hình thành và phát triển thị trường bất động sản, thị
trường lao động. Tạo điều kiện công ăn việc làm cho người dân, từ đó nâng cao đời
sống xâ hội.
Và điều cuối cùng là việc đổi mới chế độ sở hữu, đó là mấu chốt quan trọng nhất
trong việc cân bằng mối quan hệ giữa LLSX và QHSX. . Hiện nay ở nước ta, một số
hình thức sở hữu đã được hình thành, một số hình thức khác đang được khôi phục hoặc
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

13

mới bắt đầu hình thành. Chế độ nhiều hình thức sở hữu trong nền kinh tế là hoàn toàn
có cơ sở khách quan. Đó là những thay đổi diễn ra trong suốt quá trình phát triển kinh
tế. Trình độ phát triển LLSX và xã hội hoá sản xuất trong các khu vực kinh tế quốc dân
không giống nhau. Có những khoảng cách đáng kể trong phát triển kỹ thuật ở các xí
nghiệp, các ngành, các vùng khác nhau. Chính vì vậy mà cần điều chỉnh lại cơ cấu
QHSH.
Trong việc đổi mới các quan hệ sở hữu, xác lập nhiều hình thức sở hữu, cần phải xem
xét, đánh giá đúng, tăng cường vai trò chủ đạo của các hình thức sở hữu nhà nước,
bằng cách cải tổ khu vực này: những xí nghiệp nào cần được duy trì, những xí nghiệp
nào cần được giải thể và việc giải thể đó ra sao, là những vấn đề hết sức phức tạp.
Chính vì thế trong quá trình phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa càng đòi hỏi phải có sự điều hành hợp lý của Nhà nước.
2. Cơ chế thị trường và những mâu thuẫn xunh quanh nó
Thị trường là điều kiện tồn tại của nền sản xuất hàng hoá, do vậy kinh tế hàng hoá
càng phát triển thì thị trường càng được mở rộng, ngược lại, thị trường càng được mở

rộng thì càng thúc đẩy kinh tế hàng hoá phát triển, đó là mối quan hệ biện chứng gắn
bó hữu cơ với nhau. Và xunh quanh mối quan hệ biện chứng đó là những mâu thuẫn
khách quan, tồn tại trong cơ chế thị trường.
Các bộ phận hợp thành cơ ché thị trường là :
Giá cả thị trường: là thứ giá cả hình thành trên thị trường bởi sự tác động của các lực
thị trường. Trên mỗi thị trường, mỗi hàng hoá, dịch vụ đều có một giá nhất định và
toàn bộ những giá cả đó tạo thành hệ thống giá cả thị trường
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

14

Cầu hàng hoá: là số lượng hàng hoá mà người mua mong muốn mua và có khả năng
mua theo mức giá nhất định. Như vậy, để có cầu hàng hoá phải có ba điều kiện: mong
muốn mua, có khẳ năng mua và mức giá.
Cung hàng hoá: là số lượng mà người sản xuất hàng hoá mong muốn sản xuất và có
khả năng bán trên thị trường với giá nhất định. Để có cung hàng hoá cũng phải có ba
điều kiện: mong nuốn sản xuất, có khả năng sản xuất và mức giá. Khi cung hàng hóa
nào đó trên thị trường vừa bằng cầu về hàng hoá đó, thì mức giá cả là bình quân.
Cạnh tranh trên thị trường: cạnh tranh giữa những người sản xuất hàng hoá với nhau
theo ba hướng; giá cả, chất lượng và dịch vụ tương ứng. Cạnh trang giữa những người
mua với nhau. cạnh tranh giữa một bên là người bán và một bên là người mua. Trên thị
trường không bao giừo có chuyện “đơn phương độc mã” mà là “buôn có bạn, bán có
phường”.
Bốn bộ phận hợp thành cơ chế thị trường kể trên có quan hệ mật thiết với nhau, như là
những khâu trong một guồng máy. Giá cả là cái nhân của thị trường, cung – cầu là
trung tâm và cạnh tranh là linh hồn, là sức sống của thị trường.
Trong nền KTTT, tồn tại một số loại thị trường sau đây:
Thị trường độc quyền đơn phương; là loại thị trường chỉ có một người, nói đúng hơn
là một chủ thể bán ( người sản xuất duy nhất ) không có sản phẩm nào khác có thể thay
thế. Đó là hình thái thị trường độc quyền của một chủ thể duy nhất bán hàng hay còn

gọi là độc quyền tự nhiên. Ơ các nước trên thế giới cũng như nước ta, hình thái thị
trường này chỉ tồn tại trong một số ngành sản xuất nhất định như : điện nước, bưu điện,
hàng không Trong hình thái thị trường này, nhu cầu về sản phẩm ít co dan, nên
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

15

người bán có thể kiểm soát hoàn toàn khối lượng hàng hoá, dịch vụ bán trên thị trường
và tự quyết định giá cả. Để bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, Nhà nước phải tham gia
quản lý vĩ mô đối với loại thị trường này bằng những biện pháp chống độc quyền như :
thuế, kiểm soát giá cả, kiểm soát tồn kho hàng hoá, quy định luật lệ cấm liên kết để
hình thành độc quyền, bảo vệ tự do cạnh tranh.
Thị trường độc quyền đa phương: là loại thị trường, trong đó số người bán vừa đủ để
cho những hoạt động của một người có ảnh hưởng đến lượng cung và giá cả của những
doanh nghiệp khác ( ví dụ : sản phẩm xi măng, sắt thép ). Do tên thị trường độc
quyền đa phương còn có cạnh tranh, nên giá cả cũng luôn biến đổi
Thị trường cạnh tranh độc quyền: là thị trường, trong đó, có nhiều người bán hàng
cùng một sản phẩm, nhưng sản phẩm của mỗi người có ít nhiều khác nhau về chất
lượng, mẫu ma và giá cả ( ví dụ thị trường sản phẩm ngành dệt, thị trường sản phẩm
ngành giày dép ).
Thực tế trong nền KTTT, thì cạnh tranh mang tính mâu thuẫn, nó vừa là động lực
thúc đẩy sự phát triển kinh tế, vừa là yếu tố kìm ham, sự phá sản, tình trạng thất
nghiệp, sự phân hoá giàu nghèo giữa các vùng và các bộ phận dân cư, và nhất là không
thể tránh khỏi những tệ nạn xa hội do mặt trái của KTTT gây ra.
Thực tế cho thấy, sản phẩm hàng ngoại tràn lan trên thị trường Việt nam, lấn áp hoàn
toàn hàng hoá trong nước. Nguyên nhân chủ yếu, đó là do sức cạnh tranh của nước ta
còn yếu, tâm lý người dân muốn dùng hàng ngoại. Mặc dù hàng ngoại bán trên thị
trường có thể đắt hơn so với giá trị thực của nó, song những người mua hàng luôn có
suy nghĩ rằng giữa hàng ngoại và hàng trong nước luôn có sự khác nhau cả về chất
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -


16

lượng lẫn mẫu ma của sản phẩm. Một số doanh nghiệp nhà nước bị phá sản, phải đóng
cửa vì không đủ sức để có thể cạnh tranh được trên thị trường. Hàng hoá trong nước
không được ưa chuộng, do mẫu ma cũng như chất lượng sản phẩm không thể cạnh
tranh được với hàng ngoại được sản xuất với dây truyền công nghệ hiện đại.
3. Mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, lợi ích x• hội
Trong hoạt động kinh tế, lợi ích là mục tiêu hàng đầu, vì vậy để thực hiện tăng trưởng
kinh tế cần phải coi trọng mọi lợi ích: lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể vầ lợi ích x• hội.
Trong nền KTTT, mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội chẳng những không
bị mất đi mà còn có những diễn biến phức tạp hơn. Trước hết là phải nói đến ưu điểm
của nền KTTT, nó tạo điều kiện cho mọi cá nhân phát huy năng lực, trí tuệ, thị trường
được tạo ra là một thị trường tự do, tự do giao dịch KTTT có sự quản lý của nhà
nước, một mặt nó đảm bảo tính ổn định của thị trường, mặt khác nó lại tạo điều kiện tốt
cho hoạt động tham nhũng, buôn lậu của một số người lạm dụng chức trách của
mình. Mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội nếu không được giải quyết đúng
đắn sẽ biểu hiện thành những hiện tượng bất công bằng xã hội. Trong mối quan hệ này,
nếu lợi ích cá nhân bị vi phạm thì xã hội sẽ mất đi một động lực to lớn của sự phát triển
xã hội. Còn ngược lại, nếu các nhân có lợi, nhưng lợi ích xã hội bị vi phạm, thì nạn
nhân của sự bất công lại là cộng đồng xã hội.
Ví dụ: Vì lợi ích cá nhân mà trong hoạt động sản xuất kinh doanh, người ta có thể phá
hoại môi trường sống, có thể làm những việc phi pháp, phi đạo đức, phi nhân tính, để
có lợi cho bản thân, làm thất thoát tài sản của nhà nước Trong trường hợp này hậu
quả do cá nhân đó tạo ra làm ảnh hưởng đến cộng đồng xã hội.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

×