Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Phát triển đồng bộ các loại thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.17 KB, 16 trang )

A. LỜIMỞĐẦU
Có ai từng hỏi bây giờ nền kinh tế Việt Nam như thế nào chưa? Con người
Việt Nam bây giờ sống thế nào? Có lẽ không phải ai cũng có thể làm như vậy.
Nhưng đối với chúng ta là những nhà kinh tế tương lai, chúng ta cần phải có
trách nhiệm với những câu hỏi như vậy. Theo tôi và có lẽ cũng là nhận xét
chung của nhiều người nền kinh tế Việt Nam sau những năm đổi mới còn gặp
nhiều khó khăn, sản xuất bịđình trệ, tăng trưởng ởthấp và chưa ổn định, hàng
tiêu dùng thì khan hiếm nghiêm trọng, giá cả tăng nhanh kéo theo lạm phát dẫn
đến đời sống dân cư bị thiếu thốn. Nhiều công trình xây dựng bịđình lại vì
không có vốn đầu tư. Ngân sách nhà nước thiếu hụt, cán cân thương mại mất cân
đối nghiêm trọng, nhập khẩu gấp 4-5 lần xuất khẩu. Trước tình hình trên năm
1986 đại hội của đảng đãđánh dấu mốc lịch sử khởi xướng công cuộc đổi mới ở
nước ta. Quá trình đổi mới ở nước ta từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang
nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là một yếu tố khách
quan. Đại hội 9 của Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định :”Thúc đẩy sự hình
thành, phát triển và từng bước hoàn thiện các loại thị trường theo định hướng xã
hội chủ nghĩa. Đặc biệt quan tâm tới các thị trường quan trọng nhưng hiện
không có hoặc còn sơ khai như: thị trường lao động, thị trường vốn, thị trường
bất động sản, thị trường khoa học và công nghệ”.
Sau hơn 20 năm đổi mới Việt Nam đãđạt được những thành tựu đáng kể.
Việt Nam đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế, tốc độ tăng trưởng nhanh và tương
đối bền vững. Tuy nhiên do điều kiện xã hội, cơ sở vật chất –kinh tế còn gặp
nhiều khó khăn. Đặc biệt là sự phát triển của các loại thị trường chưa phát triển
đồng bộ. Vì vậy chúng ta cần phải nghiên cứu cả lí luận và thực tiễn về thị
trường trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam để
có những hiểu biết và giải pháp thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam. Trên cơ sởđó
sau khi học tập môn kinh tế chính trị tôiđã viết tiểu luận này để bày tỏ một số
quan điểm của tôi về nền kinh tế của Việt Nam với đề tài:” Phát triển đồng
1
bộcác loại thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam.”


Bài tiểu luận còn có những sơ sót không thể tránh khỏi mong thầy cô bổ
sung và hoàn thiện giúp cho tôi.
B. NỘIDUNG
I.Cơ sở lí luận về sự phát triển đồng bộ các loại thị trường ở Việt Nam.
1.1.Khái niệm thị trường
Thị trường là sản phẩm của nền kinh tế hàng hoá và sự phát triển của phân
công lao động xã hội. Nơi nào có phân công lao động xã hội và sản xuất hàng
hoá thìở nơiđó có thị trường. Trình độ chuyên môn hoá của lao động xã hội ngày
càng cao thì thị trường càng phát triển đồng bộ. Sự phân công lao động xã hội
ngày càng khoa học thì ngày càng góp phần làm tăng sự phát triển của lực lượng
sản xuất. Thị trường phát triển từ thấp tới cao và có tác dụng tích cực đến sự
phát triển của lực lượng sản xuất. Không có thị trường thì sản xuất và trao đổi
hàng hoá không thể tiến hành một cách bình thường và trôi chảy được. Thị
trường là một yếu tố không thể thiếu và có vai trò ngày càng quan trọng đối với
sự phát triển của lực lượng sản xuất. Sức mạnh của thị trường là tín hiệu điều
chỉnh mọi hành vi của người sản xuất và tiêu dùng hành động theo đúng quy
luật của thị trường.
1.2. Đặc trưng của thị trường
Nền kinh tế thị trường ở Việt Nam mang những đặc điểm vốn có của kinh tế
thị trường. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hay nền kinh tế
thị trường tư bản chủ nghĩa đều vận hành theo cơ chế thị trường. Trong đó thị
trường là nơi phân bố các nguồn lực của nền sản xuất xã hội. Mọi nguồn lực xã
hội trong nền kinh tế thị trường các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ tiền vốn, lao
động, đất đai, bất động sản đều là hàng hóa và chịu sự chi phối của của các quy
luật của nền kinh tế thị trường. Ngoài những quy luật chung chi phối trực tiếp
2
đến thị trường còn có những có những quy luật riêng của từng loại thị trường.
Chẳng hạn thị trường lao động trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa hay trong nền kinh tế thị trường nói chung đều chịu sự tác động trực
tiếp của các quy luật như: quy luật giá trị sức lao động, quy luật cung cầu về lao

động……
Thị trường tài chính chịu sự tác động trực tiếp của các quy luật như quy luật
lưu thông tiền tệ, quy luật tỉ suất lợi nhuận, quy luật tích luỹ vốn, quy luật lãi
xuất…
Tuy nhiên sự vận động của từng loại thị trường trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa đều cóđặc trưng cơ bản là vai tròđiều tiết của nhà
nước và sự lãnh đạo của đảng cộng sản nhằm hướng tới cạnh tranh hiệu quả,
bình đẳng, công bằng.
Nghiên cứu những thuộc tính hay những đặc trưng riêng của hàng hóa được
lưu thông trên thị trường có thể chia thị trường thành các loại: Thị trường hàng
hóa, thị trường dịch vụ, thị trường lao động, thị trường vốn, thị trường bất động
sản, thị trường khoa học và công nghệ. Nhờ sự phân chia thị trường ra thành
nhiều loại thị trường sẽ giúp chúng ta nghiên cứu tính đồng bộ hệ thống thị
trường dễ dàng hơn.
1.3. Mối quan hệ giữa các loại thị trường
Các thị trường có mối quan hệ chặt chẽ và cùng thúc đẩy nhau phát triển
Thứ nhất, mối quan hệ giữa thị trường đầu vào vàđầu ra
thị trường các yếu tố sản xuất bao gồm: thị trường vốn, thị trường sức lao
động và thị trường các điều kiện vật chất khác cho quá trình táI sản xuất. Có thị
trường này mới có các yếu tốđể sản xuất ra hàng hoá mới có hàng hoá tiêu dùng
và dịch vụ, hay mới có thị trường đầu ra. Số lượng, chất lượng, tính đa dạng của
thị trường đầu ra do thị trường đầu vào quyết định. Tuy nhiên, thị trường đầu ra
cũng cóảnh hưởng đến thị trường đầu vào, kích thích tính tích cực của thị trường
đầu vào.
3
Hàng hoáđem bán ra thị trường yếu tố sản xuất có giá cả của nó. Tư liệu sản
xuất có giá cả tư liệu sản xuất. Tiền vốn có giá cả từ lợi tức. Muốn thực hiện táI
sản xuất mở rộng thì vốn và tư liệu sản xuất cần nhận được một phần bổ sung từ
giá trị sản phẩm thặng dư. TàI sản phảI được tham gia vào quá trình phân chia
lợi nhuận

Thị trường yếu tốđầu vào vàđầu ra tương tác lẫn nhau tạo ra một hệ thống thị
trường.
Thứ hai , mối quan hệ giữa thị trường trong nước và ngoàI nước.
Trong nền kinh tế thị trường nếu chỉ phát triển thị trường đầu vào vàđầu ra
không chúý tới thị trường ngoàI nước hậu quả nghiêm trọng:dẫn tới mất cân
bằng và làm chậm đI qua trình hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Vì vậy thị trường ngoàI nước cóý nghĩa quan trọng để phát triển kinh tế thị
trường ở nước ta.
Thị trường nước ngoàI thông qua ngoại thương có tác động thúc đẩy và hỗ
trợ thị trường trong nước phát triển. Ngược lại thông qua ngoại thương thị
trường trong nước có thể nhanh chóng tiếp cận với thị trường thế giới.
Ngoại thương sẽđảm bảo táisản xuất mở rộng và nâng cao chất lượng của thị
trường đầu vào, đầu ra. Thông qua nhập khẩu, nền kinh tế cóđược hàng hoá
khoa học kỹ thuật hiện đại, thông tin, vốn, chất xám, những hàng hoá tiêu dùng,
dịch vụđểđáp ứng quá trình táI sản xuất trong nước. Thông qua hoạt động xuất
khẩu và bán được hàng hoá ra nước ngoàI có tiền để phục vụ những nhu cầu
phát triển kinh tế.
Sự phát triển mạnh mẽ của ngoại thương sẽđảm bảo mở rộng thị trường và
các yếu tốđầu vào, đầu ra của thị trường trong nước vàđảm bảo cân băng giữa
hai thị trường đó
1.4Quan niệm về sựđồng bộ
Mặc dù các thị trường ở nước ta đã vàđang hình thành một cách toàn diện
nhưng chưa được phát triển đang còn nhiều yếu tố tiềm ẩn chủ quan và khách
4
quan. Thị trường chưa được đồng bộ xét về tổng thể hệ thống các loại thị
trường.
Tính đồng bộ của thị trường là làm sao cho mọi hoạt động của thị trường
được diễn ra một cách trôi chảy, thông thoáng, minh bạch, lành mạnh và thống
nhất trong môi trường pháp lí có sự quản lí nhất quán trong hệ thống chính sách
của nhà nước.

Tính thống nhất vàđồng bộ của thị trường còn thể hiện ở hệ thống pháp luật,
chính sách thông thoáng của thị trường trong nước và bên ngoài. Sự gắn kết của
thị trường trong nước và quốc tế tạo cơ chế cho sức sản xuất giải phóng có khả
năng tham gia vào quá trình phân công và cạnh tranh quốc tế.
Chúng ta có thể phát triển thị trường đồng bộ theo cả hai khía cạnh:
Một là hình thành đồng bộ các loại thị trường phù hợp với thể chế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa. Bao gồm các loại thị trường cơ bản như thị trường
hàng hóa, dịch vụ, thị trường tài chính, thị trường lao động, thị trường đất đai –
bất động sản, thị trường khoa học công nghệ….ở các nước kinh tế phát triển các
loại thị trường này đãđược phát triển một cách tương đối đồng bộ.
Hai là tạo lập và phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường trong từng loại thị
trường.Một số loại thị trường ở nước ta mới hình thành ở mức sơ khai là do còn
thiếu nhiều yếu tố thị trường.
Như vậy vấn đề cốt lõi ởđây là cần xác định rõ các yếu tố thị trường. Để
hình thành một thị trường mới cần tạo lập điều kiện cho các yếu tố của thị
trường đóđược hình thành và phát triển một cách đồng bộ. Mặt khác giữa các thị
trường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong một hệ thống thị trường thống
nhất hoàn chỉnh. Vì vậy, các loại thị trường phải có sự tương thích điều kiện
nhất định, không phảI tất cả thị trường đều cùng phát triển ở một trình độ như
nhau. Một thị trường nào đó có thể hình thành và phát triển trước tạo điều kiện
cho các thị trường khác phát triển theo.
II.Thực trạng về phát triển đồng bộ các loại thị trường
2.1.Thực trạng phát triển chung
5
Việc tạo lập và xây dựng hệ thống thị trường đồng bộở nước ta đang
bịnhững lực cản của cơ chế bao cấp để lại trong những điều kiện cho thị trường
phát triển chưa đủ mạnh. Thị trường đòi hỏi cạnh tranh và chịu sự rủi ro khi
hành động trái với quy luật thị trường. Trong khi có nhiều doanh nghiệp lại
muốn an toàn bảo hộ và bao cấp. Một số doanh nghiệp khi làm ăn thua lỗ lại
muốn có sự bù lỗ từ ngân sách của nhà nước với tư tưởng trông chờ, ỷ lại còn

nặng nề.
Từ cơ chế kế hoạch hóa thị trường, cơ chế bao cấp chuyển sang cơ chế thị
trường nền kinh tế nước ta đang từng bước hình thành và phát triển các loại thị
trường mới. Tuy thị trường vẫn mang tính sơ khai nhưng phần nào đó lại có thể
làm nên tính đồng bộ, xét về trình độ phạm vi và sự phối hợp các yếu tố thị
trường trong tổng thể toàn bộ hệ thống.
2.2.Thực trạng cho từng loại thị trường
2.2.1.Thị trường hàng hóa và dịch vụ
Hàng hoá là sản phẩm sản xuất ra để bán cho người sử dụng theo quan hệ
cung cầu. Quá trình sản xuất vật chất và tiêu dùng ngày càng phát triển, sản
phẩm hàng hóa ngày càng đa dạng và phong phú. Người tiêu dùng ngoài nhu
cầu có sản phẩm sản xuất ra còn có những nhu cầu khác khác không biều hiện
bằng hiện vật. Đó là các loại dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu của con người.
• Thành tựu đạt được:
Thị trường hàng hoá Việt Nam đã có sự phát triển cả về lượng và về chất
Chính sách mở cửa của nền kinh tế theo phương châm đa phương hoá, đa
dạng hoá của Việt Nam đã gặt háiđược nhiều thành công. Đặc biệt năm 2006
Việt Nam đã gia nhập WTO vàđược nhiều nước thừa nhận Việt Nam có nền
kinh tếđầy đủ.
Các thành phần kinh tế, các ngành các cấp, các doanh nghiệp hộ gia đình đã
tập trung sản xuất tạo ra nhiều hàng hoá và dịch vụ.
Lương thực ( quy ra thóc ) 1980 của cả nước 14,4 triệu tấn, năm 1986 là
18,38 triệu tấn, năm 1990 là 21,49 triệu tấn và bắt đầu xuất khẩu 1,2 triệu tấn.
6

×