Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Mối quan hệ biện chứng tự nhiên xã hội phân tích vấn đề môi trường việt nam - 4 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.66 KB, 6 trang )


18

Rừng cho vật liệu xây dựng, năng lượng, dược liệu, gien động vật hoang dã. Rừng
ngập măn là cái nôi của tôm cá biển, bảo tồn sinh học, chống sói mòn đất, điều hòa
khí hậu, tăng nước ngầm, chống lũ lụt, xâm thực. Thảm thực vật
phong phú của rừng Việt Nam đã tạo cho lãnh thổ Việt Nam có một hệ động vật và
nguồn tài nguyên động vật vô cùng phong phú, đa dạng và đày sự hấp dẫn. Chính
nguồn tài nguyên động vật này đã từng là nguồn cung cấp thực phẩm, là
nguồn dược liệu độc đáo, là nguyên liệu chế biến ra các mặt hàng mỹ nghệ trang
điểm cho cuộc sống.
Tuy nhiên tài nguyên rừng Việt Nam lại chưa được khai thác hợp lý. Trung bình
hàng năm Việt Nam mất 200 ngàn ha rừng. Độ che phủ rừng từ 37% năm 1943, năm
2000 còn khoảng 20%(66.420 km2).
Về đa dạng sinh học, Việt nam có độ đa dạng sinh học cao:
Về thực vật: Có khoảng 12.000 loài cây có mạch, 10% là đặc hữu. 800 loài rêu,
600 loài nấm lớn.2300 loài dùng làm lương thực, thực phẩm, thức ăn cho gia súc, lấy
gỗ, tinh dầu,1500 loài cây làm dược liệu. ở dưới nước ngọt có hơn 1000 loài tảo.
Nhiều loài có giá trị dinh dưỡng cao. ở biển cũng có hơn 1000 loài tảo.
Giới động vật cũng vô cùng phong phú, đa dạng về thành phần loài
Bảng so sánh thành phần loài động vật ở Việt Nam so với thế giới (chỉ tính một số
nhóm động vật ở bậc loài)
STT Nhóm động vật Số loài ở Việt Nam Số loài trên thế giới
1 Thú 275 4.000
2 Chim 828 9.672
3 Bò sát 260 6.300
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

19

4 Lưỡng cư 82 4.184


5 Cá 2.600 19.000
6 Côn trùng 7.000 751.000
Hệ động vật rừng Việt Nam không những giàu về thành phần loài mà có những
nét đặc trưng cho hệ động vật Đông Nam á, không những thế Việt Nam có mức độ
cao về tính đặc hữu (endemic) so với các nước trong vùng phụ Đông Dương. Thiên
nhiên Việt Nam với sự đa dạng sinh học có tầm cỡ quốc tế được chú ý và đánh giá
cao.
Tuy nhiên do các hoạt động khai thác không hợp lý các nguồn tài nguyên sinh
vật, phá hủy môi trường sống, đa dạng sinh học Việt Nam đang bị đe dọa nghiêm
trọng.
Nhiều loài động vật đã biến mất hoàn toàn (như tê giác hai sừng), số loài bị đe
dọa ngày càng nhiều. Một số loài có nguy cơ bị tuyệt diệt là: tê giác một sừng, bò
xám, bò rừng, hạc cổ trắng, đồi mồi, cóc tía
Tê giác Java (tê giác một sừng: Rinoceros sondaicus) là loài có nguy cơ tuyệt
chủng cao hàng đầu ở Việt Nam và trên thế giới. ở Việt Nam chỉ có khoảng 7 cá thể
loài này tại Vườn quốc gia Cát Tiên.
2.1.6. Vấn đề môi trường ở Việt Nam:
Do chiến tranh tàn phá, sự gia tăng dân số nhanh, sự phát triển của các ngành kinh
tế, tài nguyên môi trườngViệt Nam đã bị phá hủy nhiều. Thực sự Việt Nam đang gặp
nhiều vấn đề về môi trường.
Ngày nay Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa - hiên đại hóa đất
nước, nền kinh tế mới chuyển đổi sang kinh tế thị trường. Sự phát triển công nghiệp
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

20

với những công nghệ ít thân thiện với môi trường đồng thời với một hệ thống chính
sách và thực hiện ít hiệu quả trong việc bảo vệ môi trường đang làm cho môi trường
Việt Nam trở nên ô nhiễm hơn. Cơ chế thị trường cùng với một bộ phận nhân dân
thiếu hiểu biết sẵn sàng khai thác đến cạn kiệt mọi nguồn tài nguyê vì lợi nhuận. Đói

nghèo cũng đẩy nhiều người vào cảnh phải tàn phá thiên nhiên vì miếng cơm manh
áo hàng ngày. Ngay cả du lịch sinh thái, khi được tổ chưc không hợp lí cũng phá hủy
cảnh quan môi trường. Rác thải sinh hoạt, công nghiệp, khói bụi ngày càng nhiều hơn
và thực sự rất khó giải quyết.
Bảy vấn đề môi trường gay cấn của Việt Nam:
1. Nạn phá rừng:
Năm 1943 ta có 37% đất phủ xanh
Năm 1975 " 29,1% "
Năm 1983 " 23,6% "
Đối với vùng nhiệt đới dưới 30% là khủng hoảng môi trường. Chế độ thủy văn
thay đổi khí hậu thay đổi cảnh quan thay đổi suy thoái độ đa dạng sinh học.
2. Suy giảm tài nguyên đất: Giảm diện tích bình quân đầu người là do dân
số tăng.
Năm 1940 Việt Nam có 0,2 ha/ người
1960 Việt Nam có 0,18 ha/ người
1970 Việt Nam có 0,15 ha/ người
1980 Việt Nam có 0,13 ha/ người
1990 Việt Nam có 0,11 ha/ người
Năm 2000 Việt Nam có 0,06 ha/ người
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

21

2010 Việt Nam có 0,04 ha/ người
Đất bị xói mòn, rửa trôi, laterit hóa, chua phèn hóa, mặn hóa.
3. Sử dụng tài nguyên nước không hợp lệ. Không giữ được nước vì không có hồ
chứa nước, kĩ thuật điều tiết nước thấp. Thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô. Ô
nhiễm nước nặng nề ở Đồng bằng sông Cửu Long. Ô nhiễm mặn do khai thác nước
ngầm
4. Tài nguyên khoáng sản bị tổn thất, khai thác không hợp lí. Than lộ thiên mất

15-20%. Hầm lò mất 30-40%. Sử dụng đá granit để rải đường. Gây ô nhiễm môi
trường do khai thác khoáng sản. Khai thác vàng, đá quý bừa bãi.
5. Suy thoái đa dạng sinh học: Nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng.Sách đỏ đã liệt
kê 500 loài động gặp nguy hiểm, 60 loài tuyệt chủng. Các hệ thống vườn quốc gia
xây dựng và bảo vệ tốt nhưng rất khó khăn về thể lệ, nguồn lực để bảo vệ. Có 3200
km bờ biển nhưng không đủ vốn để sắm tàu nên khai thác bừa bãi vùng ven bờ, nuôi
thủy sản không khoa học.
6. Ô nhiễm môi trường từ nước, không khí, rác, chất thải, tiếng ồn. Các khu công
nghiệp ô nhiễm hóa chất.
7. Hậu quả của chiến tranh: Hiện nay chất độc trong chiến tranh còn ảnh hưởng,
nhiều người còn di chứng không khắc phục được.
Nhìn chung chất lượng môi trường Việt Nam ngày một xấu đ
i.
2.2. Nhìn ra thế giới - Những bài học:
2.2.1. Vấn đề môi trường trên thế giới:
Rất nhiều nước trên thế giới cũng gặp những vấn đề về môi trường như Việt Nam.
Trung Quốc cùng ở trong giai đoạn phát triển như Việt Nam song có đi trước Việt
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

22

Nam một thời gian, cho đến nay những vấn đề môi trường ở Trung Quốc là rất nan
giải: ô nhiễm nước, rừng không còn, khói bụi
Nhiều nơi khác đã gặp thảm họa ngay từ bây giờ:
Biển Aral là một điển hình về thảm họa sinh thái do con người gây ra. Biển Aral ở
Trung á - một nơi ô nhiễm nhất trên Trái Đất. Một thời nổi tiếng la Biển Xanh, đã
từng là hồ nước ngọt lớn thứ tư thế giới, nhưng chỉ trong vòng 30 năm, nó đã bị thu
hẹp tới hơn một nửa diện tích và nước của nó trở nên mặn như nước biển. Khi nguồn
nước cạn kiệt và bốc hơi, để lại trong lòng hồ3,6 triệu ha đất bị ô nhiễm và những
trận bão dữ dội lại quét lượng đất ô nhiễm này đổ sang các vùng đất xung quanh.

Thực phẩm giờ đây khan hiếm, tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh đang tăng lên và tuổi thọ của
người dân vùng này, theo một số chuyên gia, đang giảm xuống 20 năm.
Thảm họa sinh thái này là do qua nhiều thập kỉ biển Aral không được chú ý đến và
bị quản lí sai lầm, như khai thác nước quá mức do hệ thống tưới tiêu, để các chất thải
chảy từ sông ra biển một cách bừa bãi, sử dụng một lượng nước lớn cho thủy điện.
Ngày nay, Liên Hợp Quốc, Ngân hàng Thế Giới, Liên hiệp châu Âu và một số nước
khác đang huy động nỗ lực quốc tế để phục hồi cân bằng sinh thái của vùng biển
Aral, bổ sung nguồn tài nguyên và cấp bách giải quyết các vấn đề như sức khỏe cộng
đồng, nước, thuốc trừ sâu và những vấn đề khẩn cấp khác trong cuộc chạy đua với
thời gian.
Haiti là một ví dụ khác, nước này đã bị mất toàn bộ rừng nhiệt đới do chặt phá bừa
bãi dùng làm chất đốt. Cứ mỗi khi mùa mưa đến nước này lại phải chịu lũ lụt khủng
khiếp, lở đất xói mòn rửa trôi đất canh tác xảy ra ở khắp mọi nơi.
Số liệu về sự mất sinh cảnh ở một số nước có độ đa dạng sinh học cao:
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

23

Nước
Diện tích còn lại
km2 Diện tích ban đầu
km2 %bị mất
INDONESIA 746.860 1.446.430 49%
NAM PHI 531.700 1.236.500 57%
ETHIOPIA 330.300 1.101.000 70%
MYANMAR 225.980 774.820 71%
MANDAGASCAR 148.800 595.200 75%
CAMEROON 192.450 469.400 59%
MALAYSIA 210.190 356.250 41%
VIệT NAM 66.420 332.100 80%

Bờ BIểN NGà 66.780 318.000 79%
PHILIPPIN 64.720 308.200 79%
Nguồn: WWF.
Mất sinh cảnh làm giảm độ đa dạng sinh học, phá vỡ cân bằng sinh thái. Một nửa
số loài đang tồn tại ngày hôm nay có thể sẽ bị tuyệt chủng vào cuối thế kỉ tới. Nếu
không hành động, sau đó sẽ là chúng ta.
2.2.2. Thế giới hành động - Lối thoát.
Tình trạng hủy hoại môi trường không chỉ ảnh hường đến từng quốc gia riêng lẻ,
mà nó tác động đến toàn thế giới. Giờ đây những vấn đề môi trường đã mang tính
toàn cầu. Muốn giải quyết nó là không dễ và cần có sự phối hợp của nhiều quốc gia.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

×