Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Truyền thuyết dân gian xứ Bắc về các thần tự nhiên pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.1 KB, 6 trang )

Truyền thuyết dân gian xứ
Bắc về các thần tự nhiên








Truyền thuyết thứ hai là truyền thuyết về Thạch Tướng Quân. Truyền thuyết về
Thạch Tướng Quân có những tình tiết gần gũi với truyền thuyết Thánh Dóng, như
nhiều tuổi vẫn chưa biết nói cười, khi thấy xứ giả tìm người hiền tài cứu nước bỗng
chuyển mình thành một người cao lớn, xin nhà vua cấp cho vũ khí để giết giặc. Sau khi
ra trận giết hết lũ giặc, quay về đến trang Tiên Lát, xuống voi vào lạy chào cha mẹ
nuôi rồi lên núi Phượng Hoàng bay lên trời. Dấu tích thờ tự hiện vẫn còn ở Tiên Lát,
Việt Yên, Bắc Giang. Nhưng bên cạnh đó cũng có những nét khác biệt, nếu như Thánh
Dóng sinh ra do người mẹ ướm phải vết chân lạ, rồi xin nhà vua đúc ngựa sắt, áo giáp
sắt, một cây gậy sắt để ra trận thì trong truyền thuyết về Thạch Tướng Quân, Thạch
Tướng Quân sinh ra từ đá, khi ra trận xin nhà vua đúc cho các vũ khí bằng đá, như: voi
đá, cờ lệnh đá, kiếm đá.
Truyền thuyết thứ ba mang đậm tính chất thần thoại đó là câu chuyện về ông
Đổng ở vùng Bắc sông Đuống thuộc thôn Đổng Viên, xã Phù Đổng ngày nay. Ở thôn
Đổng Viên có một tảng đá, in hằn dấu chân lớn, tương truyền đó là dấu chân ông Đổng
để lại, bà mẹ Gióng ra ướm thử rồi về sinh ra Gióng. Vì thế dân gian gọi ông Gióng là
ông Đổng con.
Bản khác kể rằng ông Đổng là sư, tu ở núi Phả Lại. Ông đúc một chiếc chuông
đồng đen cực lớn, đánh lên tiếng kêu vang lừng Bắc Quốc, trâu vàng Trung Quốc nghe
thấy chạy sang. Lo sợ sẽ có binh đao nên ông Đổng đã đạp đổ cái chuông xuống sông
Lục Đầu, chỗ ấy gọi là Vực Chuông.
Ông Đổng là hình tượng người khổng lồ, đây cũng là một motif quen thuộc


trong truyện kể dân gian Việt Nam, đặc biệt là trong thần thoại. Hình tượng ông Đổng
là một trường hợp độc đáo, bởi nó là một minh chứng sống động phản ánh về một vùng
đất cổ, đồng thời biểu hiện dấu ấn tư duy huyền thoại của người dân xứ Bắc.
Dạng 2: Truyền thuyết về các nhân vật lịch sử có nguồn gốc từ tục thờ thần Đá
Ở dạng này có truyền thuyết về hai nhân vật là Cao Lỗ và Kỳ Nữ Thạch Biểu.
Trong truyền thuyết dân gian xứ Bắc, Cao Lỗ cũng được coi là một vị thần đá: “Cao
Lỗ là ai? Sử ký của Đỗ Thiện đời Lí dẫn Giao châu ký cho biết Cao Lỗ có “tục hiệu”
là Đô Lỗ hoặc rõ hơn là thần Đá (Thạch thần). Tục hiệu là chứng cớ để xác định
nguồn gốc và tính chất của thần. Thần Đá nấp sau danh hiệu Hán hoá Cao Lỗ, lù lù
cao lớn, rõ ràng vẫn là đá lù lù đẹp đẽ (đô lỗ), không mất tính chất chỉ nội dung bản
địa của Thần. Rồi đến khi người ta bớt lưu ý đến hình dạng tính chất nguyên thuỷ của
Thần thì tước phong các năm 1285, 1288 để chỉ nội dung đức tính gắn cho Thần cũng
vẫn vướng víu ý nghĩa đá: cứng cỏi (quả nghị), cứng thẳng (cương chính)”
(15)
.
Căn cứ theo văn bản truyện kể của Truyện cổ xứ Bắc
(16)
thì truyền thuyết về Cao
Lỗ đã kể về nhân vật Anh hùng chống giặc ngoại xâm, với các tình tiết cơ bản như:
Nhân vật sinh nở thần kỳ (Bà mẹ nằm mơ thấy rắn trắng quấn vào người rồi có mang,
sinh ra Cao Lỗ). Nhân vật lập chiến công (Giúp An Dương Vương xây thành Cổ Loa;
chế tác ra lẫy nỏ; đánh thắng giặc). Nhân vật hoá thân và được tôn vinh, (Tướng Cao
Lỗ chống giặc ngoại xâm và tổ nghề lẫy nỏ “Ông Nỏ”). Nhân vật được thờ tự (Dân
làng Tiểu Than, Đại Than, Văn Than, Bình Than, Phù Than, Mỹ Lộc, Kênh Phố thuộc
huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh lập đền thờ, tục gọi là đền Than). Ngoài ra ở Cổ Loa
cũng có ngôi đền thờ Cao Lỗ. Kiêng kỵ (Người dân vùng Đại Than, kiêng tiếng Lỗ gọi
là Lọt).
Bản kể trong cuốn Danh nhân lịch sử Kinh Bắc
(17)
lại kể rằng: Sau khi đánh

thắng quân giặc, Cao Lỗ khuyên can An Dương Vương không nên để Trọng Thuỷ sang
ở rể, nhưng vua không nghe, ông bèn về quê và mất ở đó trong cuộc chiến đấu chống
quân Triệu Đà.
Gắn liền với các truyền thuyết là các di tích, các lễ hội và tín ngưỡng dân gian
được người dân tiến hành để tưởng nhớ đến các vị thần đã có công cứu dân, cứu nước,
đồng thời cầu mong những điều tốt đẹp sẽ đến với dân làng. Lễ hội và tín ngưỡng về
Cao Lỗ cũng không ngoại lệ. Theo người dân làng Tiểu Than ngày 4 tháng tư Âm lịch
là ngày Cao Lỗ bị An Dương Vương sai võ sĩ đem đi giết, ngày 10 tháng ba Âm lịch là
ngày sinh của Cao Lỗ. Ngày sinh và ngày mất của ông được lấy là ngày tổ chức lễ hội
tưởng niệm Cao Lỗ ở đình và đền.
Trong lễ hội tưởng nhớ Cao Lỗ thường có những tục hèm, làng Tiểu Than có trò
Rồng rắn
(18)
, trò diễn này có nhiều điểm giống với trò Rồng lột trong lễ tục thờ Lạc
Long Quân ở làng Ngọc Xuyên. Đến ngày giã đám làng Tiểu Than còn có trò Đuổi bệt,
tục còn gọi là trò Đuổi hổ
(19)
. Các trò diễn dân gian này nhằm diễn lại sự tích về lúc
sinh ra và lúc mất đi của nhân vật Cao Lỗ, đây chính là hai thời khắc quan trọng nhất
trong cuộc đời của ông.
Truyền thuyết thứ hai là truyền thuyết về Kỳ Nữ Thạch Biểu. Nếu như tục hiệu
chính là chứng cớ để xác định nguồn gốc và tính chất của thần, thì ta có thể xác định
Kỳ Nữ Thạch Biểu là một vị thần Đá, truyền rằng: Nàng là nữ tướng Hai Bà Trưng, là
người tài sắc, múa hay, hát giỏi. Thạch Biểu liên lạc với quân Hai Bà Trưng bàn cách
đánh thành. Gánh hát của nàng vào thành phục vụ, dò la kho quân lương, vũ khí và
cách bố trí của địch. Gánh hát phóng hoả cho đốt kho lương thực, kho đạn. Quân Hai
Bà Trưng tràn vào đánh đuổi Tô Định.
Truyền thuyết Kỳ Nữ Thạch Biểu kể về nhân vật Anh hùng chống giặc ngoại
xâm, với chiến công giúp Hai Bà Trưng đánh thắng giặc ngoại xâm. Truyền thuyết
này được gắn với dấu tích thờ cúng hiện nay là hòn đá hình người được thờ tại làng

Thanh Tương, Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Trong quá trình điền dã để tìm hiểu về tín ngưỡng và cách thức tôn thờ Kỳ Nữ
Thạch Biểu, chúng tôi nhận thấy người dân nơi đây không còn nhớ sự tích về bà.
Nhưng hiện vẫn còn tục thờ bà ở đền thôn Thanh Tương, xã Thanh Khương, huyện
Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Ngôi đền nhỏ mới được xây dựng lại, trong đền có đôi
câu đối:
Quốc sắc khuynh thành thiên hạ hữu
Anh linh thần nữ thế gian vô.
Theo lời kể của ông Trần Bá Uy 71 tuổi và ông Trần Bá Diễn 69 tuổi ở thôn
Thanh Tương, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh: Hàng năm trong
những ngày hội diễn ra rước và tế lễ Kỳ Nữ Thạch Biểu. Ngày 30 tháng Chạp rước
tượng bà (bằng gỗ) từ đền ra đình làng, ngôi đình này thờ Sĩ Vương khi đọc kiêng tên
huý thành Sỡi Vương. Đến ngày 11 tháng 1 dã đám thì rước về.
Thờ thần Đá là một hiện tượng phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới, tuy nhiên ở
xứ Bắc tục thờ thần Đá gắn liền với các truyền thuyết, câu chuyện về những nhân vật
vừa hoang đường lại vừa gần gũi với người dân. Rồi ban đầu từ tục thờ thần Đá lại
được bồi đắp thêm những lớp văn hoá, tín ngưỡng, tôn giáo và cả yếu tố lịch sử sau
này tạo ra một hệ thống các lớp văn hoá có chiều sâu và các cấp độ khác nhau. Qua
trình bày truyền thuyết về các nhân vật được thờ là thần Đá ở xứ Bắc cho thấy các
nhân vật này được biểu hiện dưới dạng tôn giáo hoá (Phật hoá) và biểu hiện dưới dạng
lịch sử hoá trở thành các anh hùng chống giặc ngoại xâm.
Kết luận
Quá trình khảo sát truyền thuyết xứ Bắc về các nhân vật được thờ, chúng tôi
nhận thấy có hai dạng nhân vật thần tự nhiên: Một là những nhân vật có nguồn gốc tự
nhiên, hai là những nhân vật có nguồn gốc nửa tự nhiên nửa lịch sử hóa. Những nhân
vật có nguồn gốc là thần tự nhiên chiếm số lượng không nhiều, biểu hiện niềm tin của
người dân theo quan niệm cổ xưa Vạn vật hữu linh (Các vật đều có linh hồn). Còn các
nhân vật nửa tự nhiên nửa lịch sử hóa được thờ khá phổ biến, qua các chứng tích còn
lưu lại cho thấy nguồn gốc ban đầu của các nhân vật này đều là các vị thần tự nhiên,
càng về sau này trải qua nhiều triều đại, các lớp văn hoá mới được bồi đắp và phát

triển lên làm cho các vị thần tự nhiên mang dáng dấp các vị nhân thần. Quá trình nhân
hóa các vị thần tự nhiên là dấu tích của sự vận động trong việc hình thành hệ nhân
thần, đó là biểu hiện của sự tự khám phá và ý thức về mình của con người.
Truyền thuyết xứ Bắc về các nhân vật thần tự nhiên phản ánh quá trình truyền
thuyết hóa thần thoại. Các thần thoại ban đầu kể về những hiện tượng tự nhiên nhằm
giải thích nguồn gốc vũ trụ, nguồn gốc loài người và mơ ước sống hòa hợp với tự
nhiên, đó là trí tưởng tượng về vũ trụ quan được gắn với các vị thần linh. Nhưng về sau
này thần thoại trở nên gần gũi với cuộc sống của người dân hơn, thần thoại được
truyền thuyết hóa rất mạnh mẽ, không còn giữ được nguyên dạng ban đầu. Rất nhiều
các vị thần trong thần thoại đã đi vào truyền thuyết với tư cách là những nhân vật lịch
sử, trở thành tổ tiên của dân tộc hoặc cũng có thể là những vị tướng lĩnh chống giặc,
những anh hùng sáng tạo văn hóa… Các truyền thuyết này biểu hiện sự biến chuyển từ
tư duy huyền thoại đến tư duy tôn giáo, từ thần thoại đến truyền thuyết. Điều này do
nhiều nguyên nhân, đặc biệt là việc ghi chép lại thần tích của các triều đại, dẫn đến
việc lịch sử hoá các vị thần tự nhiên thành những nhân vật lịch sử, hoặc gắn với các
nhân vật lịch sử những bản tính của thần. Khi đã được truyền thuyết hóa thì các nhân
vật thần thoại trở nên có một lý lịch rõ ràng hơn, mang đậm dấu ấn của truyền thuyết,
thường có dạng kết cấu: Sinh nở thần kỳ, chiến công phi thường và hóa thân kỳ ảo

×