Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Một số vấn đề lý luận về nghiên cứu cấu trúc truyện cổ tích thần kì pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.53 KB, 6 trang )

Một số vấn đề lý luận về
nghiên cứu cấu trúc truyện
cổ tích thần kì




Truyện cổ tích thần kỳ là đối tượng được nhiều nhà folklore học quan tâm về phương
diện cấu trúc. Bằng trực giác, ngay cả những người đọc nhiều truyện cổ tích thần kỳ cũng
nhận thấy sự đặc biệt của thể loại này, đó là sự tương tự giữa chúng, nói cách khác, trong
những truyện khác nhau vẫn có một cái gì đó giống nhau, nghĩa là sự lặp lại của những yếu
tố bất biến (những yếu tố cố định trong truyện cổ tích thần kỳ). Các nhà folklore học
Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX có nói đến hiện tượng đại đồng tiểu dị, cũng là chỉ ra đặc
điểm này của cổ tích thần kỳ. Tuy nhiên, còn ít người quan tâm nghiên cứu sâu về cấu trúc
của nó. Có lẽ các nhà nghiên cứu Việt Nam không quan niệm đại đồng tiểu dị chỉ là vấn đề
cấu trúc.
Vấn đề cấu trúc truyện cổ tích thần kỳ ở Việt Nam chỉ thực sự được đặt ra từ những
năm 80 của thế kỷ XX. Nghiên cứu cấu trúc loại hình dường như là một luồng gió mới thổi
vào folklore học Việt Nam. Các nhà khoa học quan tâm đến cấu trúc với cái nhìn thực sự
kính trọng những thành tựu nghiên cứu ở nước ngoài, không coi đó là một thứ hình thức
chủ nghĩa, không bài xích nó như một thứ tư tưởng lệch lạc về khoa học. Tuy nhiên, những
câu hỏi đại loại như nghiên cứu cấu trúc để làm gì vẫn được đặt ra. Như vậy, sự hoài nghi
về hướng nghiên cứu này vẫn còn nhưng đã phai nhạt dần và cho đến nay, gần như đã bị
triệt tiêu. Tuy vậy những thành tựu của nghiên cứu cấu trúc vẫn chưa được là bao. Có lẽ
vì hướng nghiên cứu này rất khó, đòi hỏi một sự kỳ công và một khả năng phát hiện lớn
đối với nhà nghiên cứu.
Nhìn lại lịch sử khoa học về nghiên cứu cấu trúc truyện cổ tích thần kỳ, chúng tôi
thấy nổi bật lên các tư tưởng sau:
Trước hết, việc phát hiện ra cấu trúc đặc biệt của truyện cổ tích thần kỳ, công đầu
thuộc về các nhà folklore học châu Âu. Người đầu tiên đưa ra khái niệm type và motif là
nhà folklore học Nga nổi tiếng ở thế kỷ XIX A.N. Vexelopxki


(1)
. Theo ông, motif là yếu
tố cố định (hay yếu tố bất biến) trong truyện cổ tích thần kỳ. Nó không xuất hiện trong
một truyện cổ tích mà có khả năng di chuyển hoặc được bảo lưu trong một số truyện cổ
tích khác nhau, thậm chí, trong rất nhiều truyện cổ tích. Chẳng hạn, motif “đôi giày” trong
truyện Lọ Lem ở châu Âu và trong truyện Tấm Cám ở Việt Nam. Sự lặp lại của một motif
trong kho tàng truyện kể các dân tộc khác nhau có thể là kết quả của giao lưu văn hóa
song cũng có thể bằng con đường tự sinh thành (nội sinh) do những điều kiện xã hội lịch
sử tương đồng. A.N. Vexelopxki cho rằng những truyện cổ tích thần kỳ có cùng một số
motif giống nhau sẽ thuộc về một type. Truyện cổ tích thần kỳ có nhiều type. Người ta có
thể đặt tên cho mỗi type bằng cách gọi ra motif đặc trưng. Theo ông, motif là yếu tố nhỏ
nhất cấu tạo nên type, nghĩa là motif ở trong type và type bao trùm lên motif. Tuy nhiên,
Vexelopxki không quan niệm cứng nhắc về nguyên tắc cấu trúc nêu trên. Ông phát hiện ra
rằng, giữa type và motif có mối quan hệ biện chứng với nhau. Chúng có thể chuyển hóa
cho nhau. Trong trường hợp cốt truyện chỉ bao gồm một motif thì motif này đã chuyển
hóa thành type; ngược lại, một cốt truyện đang thuộc về một type, có thể di chuyển vào
một cốt truyện phức tạp hơn và chỉ là thành phần của cốt truyện phức tạp này. Nó đã trở
thành motif chứ không phải là type nữa.
Lý thuyết của Vexelopxki đã trở thành phổ biến ở châu Âu từ cuối thế kỷ XIX.
Nhiều công trình nghiên cứu về type và motif đã thành công như công trình của A. Aarne
và C. Thompson. Ở Việt Nam có công trình của Nguyễn Tấn Đắc
(2)
và một số công trình
khác đã áp dụng lý thuyết này để nghiên cứu truyện cổ tích như Nguyễn Bích Hà
(3)
, Nguyễn
Thị Huế
(4)
, Tăng Kim Ngân
(5)

, Nguyễn Thị Hiền
(6)
, v.v…
Lý thuyết của Vexelopxki đã nhận được sự phê phán từ V.Ia. Propp. Trước khi đưa
ra lý thuyết mới của mình, V.Ia. Popp đã nhận xét rằng, motif không phải là yếu tố nhỏ
nhất. Nó vẫn có thể được phân chia thành những yếu tố nhỏ hơn “motif không phải là đơn
nhất và không thể phân chia được”
(7)
. Vì thế, chúng tôi cho rằng, khái niệm motif có phần
mơ hồ, khó xác định. Một motif bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Điều đó phụ thuộc vào
yếu tố chủ quan của nhà nghiên cứu.
Chúng tôi, khi tìm hiểu motif “đôi giày” trong truyện Tấm Cám, cũng băn khoăn khi
xác định giới hạn của nó. Motif “đôi giày” có thể là hình ảnh đôi giày, có thể là một cấu
trúc bao gồm các hành động đánh rơi giày, thử giày, nhận ra người đẹp. Vậy, quá trình Tấm
nhận được đôi giày từ trong cái lọ đựng xương cá bống mà trước đây cô đã chôn dưới chân
giường có nằm trong motif này không? Một câu hỏi tiếp theo tất yếu được đặt ra.
Truyện Tấm Cám được cấu tạo bởi bao nhiêu motif và là những motif nào? Câu trả lời sẽ
không dễ dàng và càng không dễ dàng thuyết phục người nghe vì motif phải là yếu tố được
lặp đi lặp lại trong những truyện cổ tích khác nhau. Trong truyện Tấm Cám, chỉ có vài yếu
tố đạt tiêu chuẩn này và vì vậy, chỉ có vài motif mà thôi. Đó là các motif “đôi giày”, “dội
nước sôi giết địch thủ” (riêng motif này có ở truyện cổ tích một vài nước Đông Nam Á). Sự
biến hóa trong Tấm Cám không thể gọi là motif được vì quá chung chung, đa số truyện cổ
tích thần kỳ đều có biến hóa. Ngay cả chi tiết trầu têm cánh phượng (đầu mối để tìm ra
người đẹp) cũng khó có thể cho là motif vì không lặp lại ở các truyện khác. Riêng “người
đội lốt” được coi là một motif phổ biến thì khái niệm motif cũng đã được hiểu rộng ra rồi.
Cô Tấm từ trong quả thị bước ra cũng giống như người đẹp từ trong tranh bước ra, từ trong
vỏ con cóc, con ếch, sọ dừa… bước ra. Gọi là “người đội lốt” là chỉ đặc điểm của một kiểu
nhân vật đúng hơn là chỉ một motif. Như vậy, khái niệm motif, trong những trường hợp cụ
thể như thế này, vẫn còn gây tranh luận.
Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng, ngay cả sau Propp, khái niệm motif vẫn được

các nhà folklore học sử dụng khá phổ biến để nghiên cứu truyện cổ tích và một số thể loại
truyện kể dân gian khác. Họ đã đạt được một số thành tựu quan trọng đóng góp cho khoa
học chuyên ngành. Như vậy, tư tưởng về motif của Vexelopxki vẫn còn sức sống lâu bền và
có giá trị như một công cụ nghiên cứu mặc dù nó có những hạn chế nhất định.
V.Ia. Propp, đến lượt mình, đưa ra khái niệm “chức năng của nhân vật hành động”
(8)
.
Theo ông, các nhân vật khác nhau có thể hành động khác nhau nhưng nếu những hành động
này đều cùng thực hiện một chức năng giống nhau thì được xếp vào một nhóm. Truyện cổ
tích thần kỳ được cấu tạo bởi 31 chức năng (tức 31 nhóm hành động cùng chức năng), một
con số hoàn toàn hữu hạn nhưng lại tạo ra vô hạn những truyện khác nhau. Đó là một phát
hiện làm cho giới nghiên cứu phải kinh ngạc.
Tuy nhiên, những hành động không xếp được vào chức năng nào lại còn rất nhiều,
tạm gọi là những yếu tố phi chức năng. Những yếu tố này đóng vai trò quan trọng không
kém gì các hành động có chức năng trong cấu trúc của một truyện cổ tích thần kỳ. Như vậy,
tính phong phú của truyện cổ tích thần kỳ được tạo ra không phải chỉ do 31 chức năng mà
còn do các yếu tố phi chức năng nữa. Nói cách khác, 31 chức năng mà V.Ia. Propp phát
hiện ra là cực kỳ quan trọng nhưng chưa thể bao hàm toàn bộ cấu trúc của một truyện cổ
tích thần kỳ được. Những yếu tố phi chức năng không thể coi là yếu tố phụ. Vấn đề chỉ là ở
chỗ, chúng ta chưa nghiên cứu được nó mà thôi. Kết quả nghiên cứu truyện cổ tích thần kỳ
của người Việt cho chúng tôi thấy, kết cấu theo chức năng là một khuôn hình khá mờ nhạt.
Trong truyện cổ tích thần kỳ Việt hoàn toàn có sự xuất hiện của 31 chức năng nhưng thiếu
một sự sắp xếp liên tục và chặt chẽ. Tình trạng tản mát của các chức năng là phổ biến. Giữa
chúng là các yếu tố không phải chức năng. Điều đó khiến chúng tôi nghĩ rằng, truyện cổ
tích thần kỳ Việt không điển hình, nó chịu ảnh hưởng hoặc thâm nhập của các thể loại
truyện dân gian khác. Nhưng sau khi đối chiếu với truyện cổ tích thần kỳ của một vài dân
tộc khác ở châu Á như Trung Quốc, Malaysia, Inđônêxia… thì thấy tình hình cũng như vậy.
Rõ ràng, vấn đề cấu trúc theo chức năng trong truyện cổ tích thần kỳ vẫn cần phải được
nghiên cứu tiếp tục.
Cấu trúc 31 chức năng là cấu trúc hình tuyến của truyện cổ tích thần kỳ. Khác với

V.Ia. Propp, B.P. Kerbelite đưa ra khái niệm cốt truyện cơ sở
(9)
, những cốt truyện này mang
tính độc lập, nằm trong một truyện phức tạp hoặc kết nối với nhau tạo nên một truyện phức
tạp. Truyện cổ tích thần kỳ đơn giản nhất thường chỉ là một cốt truyện cơ sở. Chiều hướng
phát triển của truyện cổ tích thần kỳ là sự phức tạp hóa dần dần bởi nhiều cốt truyện cơ sở.
Điều đó cũng đồng nhất với lịch sử truyện cổ tích thần kỳ. Những truyện ra đời sớm thường
bao gồm ít cốt truyện cơ sở. Những truyện ra đời muộn thường nhiều cốt truyện cơ sở hơn
và vì thế, cấu trúc phức tạp hơn.
Lý thuyết của B.P. Kerbelite đặt ra một hướng mới cho việc nghiên cứu truyện cổ
tích thần kỳ. Cấu trúc truyện cổ tích thần kỳ (theo B.P. Kerbelite) không phải chỉ hình tuyến
như trong lý thuyết của V.Ia. Propp. Các cốt truyện cơ sở liên kết với nhau có thể theo hình
tuyến nhưng cũng có thể cài lồng vào nhau hoặc bao trùm lên nhau. Điều này cũng làm nên
tính đa dạng, phong phú của truyện cổ tích thần kỳ.
Tuy nhiên, qua khảo sát tư liệu, chúng tôi thấy rằng, không phải bất cứ truyện cổ tích
thần kỳ nào cũng có thể phân chia thành các cốt truyện cơ sở, nghĩa là truyện đó chỉ bao
gồm các cốt truyện cơ sở . Truyện cổ tích thần kỳ còn bao gồm những chi tiết (hoặc hành
động) không thể xếp vào bất kỳ cốt truyện cơ sở nào. Những chi tiết này đã bị bỏ qua trong
quá trình nghiên cứu của B.P. Kerbelite.
Trên đây, chúng tôi đã giới thiệu sơ lược ba hệ thống lý thuyết của các nhà nghiên
cứu folklore lớn trên thế giới. Việc nêu ra những hạn chế của mỗi lý thuyết chỉ là một cách
tiếp cận chân lý khoa học. Chân lý nào cũng mang tính tương đối. Trên cơ sở những gợi mở
trong công trình của B.P. Kerbelite, chúng tôi đề xuất một khái niệm công cụ cho mình.
Theo chúng tôi, bất kỳ một truyện cổ tích thần kỳ nào (dù ở phương Đông hay phương
Tây) cũng bao gồm trong đó các hành động của nhân vật. Nói cách khác, hành động của nhân
vật chính là thành tố cấu trúc phổ biến của loại hình tự sự (kể cả văn xuôi và văn vần). Trong
các thể loại tự sự dân gian, hành động của nhân vật không chỉ là thành tố cấu trúc phổ biến
mà còn gần như là duy nhất.


×