Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Giá trị tư tưởng thiền học trong "Cư trần lạc đạo phú" của Trúc Lâm đầu đà Trần Nhân tong potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.39 KB, 6 trang )

Giá trị tư tưởng thiền học trong
"Cư trần lạc đạo phú" của Trúc Lâm
đầu đà Trần Nhân tong





Hình tượng này là tiêu biểu cho mẫu người Đại Việt thời đại Đông A nói chung,
chứ không phải riêng gì cho Phật giáo. Những người làm nên sự nghiệp hào hùng của
dân tộc vào thời này hầu hết là Phật tử. Điển hình cho mẫu người lý tưởng này là Tuệ
Trung. Ông có thái độ sống nhập thế tích cực vì dân, vì nước chứ không vì sự giải
thoát riêng mình. Ông trở thành vị tướng tài có công trong cuộc kháng chiến chống
Nguyên Mông, đồng thời cũng là thiền sư ngộ đạo thể hiện rõ sự tự tại, giải thoát. Tinh
thần này khiến người ta sống tự tại, nhất là luôn ý thức làm những việc nên làm và
không nên làm, có khi tạo ra những điều kỳ diệu cho nước nhà bất chấp mọi chướng
duyên.
Sự phát triển đất nước sau chiến tranh khiến nhà Trần có chính sách lâu dài về
vấn đề dân số, kéo theo vấn đề kinh tế, an ninh chính trị. Bốn năm sau, Trần Nhân
Tông tiếp tục sự nghiệp Nam tiến của cha mình là sáp nhập hai châu Ô Mã và Việt Lý
(Thừa Thiên - Huế ngày nay) vào bản đồ Đại Việt. Từ đây, Đại Việt không chỉ giải
quyết được vấn đề áp lực gia tăng dân số mà còn thiết lập được một nền an ninh vững
mạnh. Về mặt lý luận, với Phật quan Bụt ở trong lòng (Hội thứ năm) tạo ra sự bình
đẳng về con người giải thoát, bình đẳng về quyền lợi xã hội và khi đi vào hoạt động
thực tiễn với tinh thần nhập thế, nó đã tác động mạnh mẽ trong công cuộc Nam tiến
của dân tộc. Hơn nữa, công cuộc chấn hưng đất nước đòi hỏi phải thực hiện việc tái
thiết các công trình văn hóa bị kẻ thù tàn phá. Dưới tác động của chủ trương xây dựng
mẫu người Phật tử lý tưởng, người dân đã tích cực tái thiết. Trong Cư trần lạc đạo
phú, Trần Nhân Tông nói rõ việc tái thiết quốc gia đó thật là sinh động: “Dựng cầu đò,
giồi chiền tháp, ngoại trang nghiêm sự tướng hãy tu” (Hội thứ tám) (tr.508) Việc
Trần Nhân Tông đem mười điều thiện dạy khắp đã phản ánh chính sách dùng Chánh


pháp để an dân nhằm đem lại sự bình an cho xã hội: “Rèn lòng làm Bụt, chỉn xá tua
một sức dồi mài; Đãi cát kén vàng, còn lại nhiều phen lựa lọc” (Hội thứ tám).
Do đó, Trần Nhân Tông khuyến cáo người dân hãy tinh tấn rèn lòng làm Bụt
như là sự thăng tiến đạo đức bằng nhiều phương thức để giác ngộ. Có thể thực thi hành
thiền bằng thoại đầu theo lối Thiền sư Nam Tuyên Phổ Nguyện, hoặc theo cách Tử Hồ
Lợi Tung đuổi chó:
Vương lão chém mèo, lạt trẩy lòng ngựa thủ toạ;
Thầy Hồ khua cho, trỏ xem trí nhẹ con giàng
(Hội thứ chín) (tr.509).
Và còn nhiều phương thức khác nữa mà Trần Nhân Tông đã dành cả Hội thứ
chín để trình bày từ thời Sơ Tổ Đạt Ma gặp vua Lương Vũ Đế nhà Lương cho đến
Thiền sư Linh Vân Chí Cẩn khi thấy hoa đào nở rộ mà giác ngộ, đại sư Hương Nghiêm
khi cuốc đất, hòn đá văng vào cây trúc mà hiểu đạo. Cho nên Trần Nhân Tông nói cách
thức giác ngộ có khác nhau, nhưng chân lý là một:
Vậy cho hay:
Cơ quan tổ giáo;
Tuy khác nhau nhiều đàng,
Chẳng mấy tấc gang (Hội thứ chín) (tr.508).
Sống ở đời mà vui với đạo theo vua Trần Nhân Tông là cuộc sống thiền. Đã là
thiền là tùy duyên, tùy căn, tùy thời mà sống với đạo. Đó là tìm sự giác ngộ ngay giữa
đời thường mà tích cực đóng góp cho đời cho đạo:
Tượng chúng ấy,
Cốc một chân không;
Dùng đòi căn khí.
Nhân lòng ta vướng chấp khôn thông:
Há cơ tổ nay còn thửa bí.
Chúng Tiểu thừa cốc hay chửa đến, Bụt xá ngăn Bảo sở hoá thành;
Đấng Thượng sĩ chứng thực mà nên, ai ghẽ có sơn lâm thành thị
(Hội thứ 10) (tr.509).
Vậy là Thiền phái Trúc Lâm với tinh thần nhập thế đã góp phần giải quyết một

loạt vấn đề đặt ra cho Phật giáo Đại Việt, đáp ứng các nhu cầu đòi hỏi của dân tộc. Sau
thời Trần Nhân Tông, Phật giáo còn tích cực nhập thế với những nhiệm vụ mới mà lịch
sử giao phó.
2.3. Ý thức tự chủ trong vấn đề sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt
Kể từ khi truyền bản của thiền sư Chân Nguyên được ni cô Diệu Liên ấn bản vào
năm 1745 đến nay đã hơn ba thế kỷ, Cư trần lạc đạo phú đã được in nhiều lần qua
nhiều triều đại khác nhau. Điều đó chứng tỏ sức hấp dẫn với người đọc không chỉ về
mặt tư tưởng Thiền học mà còn đề cao ý thức tự chủ sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt của
cha ông ta ngày xưa. Ta cũng thấy, vào thời Lê Sơ và thời Mạc, Phật giáo phục hưng
với việc dịch kinh sách ra tiếng Việt như Đại báo phụ mẫu ân trọng kinh của thiền sư
Viên Thái, việc in lại các tác phẩm sử học Phật giáo như Nam tông tự pháp đồ của
Trạng nguyên Lương Thế Vinh,Thánh đăng ngữ lục của thiền sư Chân Nguyên và việc
cổ xuý dùng tiếng Việt của thiền sư Pháp Tính trong Chỉ Nam ngọc âm giải nghĩa.
Cư trần lạc đạo phú là một tác phẩm thuộc thể loại phú tiếp thu từ thể loại văn
học Trung Hoa. Lưu hiệp trong Văn tâm điêu long đã viết: “Phú giả, phô dã” (Phú
chính là trình bày). Do đó, đặc trưng của thể phú là trình bày cái đẹp, lời văn trong phú
lấy sự vật để nói cái chí. Một trong những thuộc tính sớm được xác định của thể phú
là “tả chí”
(17)
. Cái “chí” ở đây được Đặng Thai Mai giải thích: “Ta nên hiểu chữ “chí”
ở đây là “tâm” của kẻ sĩ. Cho nên “chí” không chỉ có phần nghị lực, phần ý chí mà
thôi, mà nó có phần tâm tình kẻ sĩ nữa”
(18)
Phú ở Trung Hoa và Việt Nam đều được
hiểu trong tinh thần đó.
Ở Việt Nam, phú xuất hiện từ đời Trần. Gần đây, Tổng tập Văn học Việt
Nam giới thiệu thêm một vài bài phú chữ Hán đời Trần, mà trước đó đã công bố 13
bài in trong Quần hiền phú tập, có lúc được gọi là Phú đời Trần – Hồ
(19)
.


Các bài phú
này đều ca ngợi tư tưởng, thể hiện tấm lòng của kẻ sĩ đối với đất nước, đối với triều
đại trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Nhưng điểm nổi bật của bài Cư trần lạc
đạo phú được viết bằng chữ Nôm đầu tiên của nước ta, lại là bản văn chính luận tập
trung trình bày một số vấn đề tư tưởng và lý luận khá phức tạp. Thế mà Trần Nhân
Tông chủ động dùng chữ Nôm, ngôn ngữ tiếng Việt để phát biểu, diễn đạt những tư
tưởng tương đối khó nắm bắt, nhất là triết lý Phật giáo để mọi người đều dễ hiểu
trong một thể loại phú, chứng tỏ ngôn ngữ tiếng Việt bấy giờ đã đủ khả năng chuyển
tải bất cứ nội dung tư tưởng khác nhau với nét đẹp riêng của nó. Đây chính là cống
hiến của tác phẩm Cư trần lạc đạo phú, làm tiền đề cho các tác phẩm chữ Nôm khác
ra đời trong dòng chảy của văn học Trung đại nước ta nói chung, văn học Phật giáo
nói riêng.
Khảo sát bài Cư trần lạc đạo phú thấy toàn bài có 1688 từ, kể cả tên đầu đề,
tên các hội và bài kệ kết thúc ở hội thứ mười. Trong 1623 từ tiếng Việt dành cho số
từ 10 hội thì từ “lòng” chiếm 18 lần, “cho” chiếm 13 lần, “chẳng” chiếm 13
lần,“mới” chiếm 12 lần, “Bụt” chiếm 10 lần. Ngoài ra, chúng ta còn thấy xuất hiện
rất nhiều danh từ tên riêng, tên chung được Việt hoá từ chữ Phạn như Thích Ca, Di
Đà, Câu Chi, Diễn Nhã Đạt ca, Bát nhã, Bồ đề, Bồ tát, Đàn việt… Các tên địa danh,
tên người như Yên Tử, Cánh Diều, Hà Hữu, Hùng Nhĩ, Tân La, Thiên Trúc, Thiếu
Lâm, Tào Khê, Thiếu Thất, Lư lăng, Phá Táo, Thạch Đầu, Bí Ma, Thuyền Tử, Đạo
Ngô, Thiều Dương, Triệu Lão, Thiên Cang, Thái Bạch cũng được xem như tiếng
Việt. Các từ chuyên môn Phật học xuất hiện trong bài phú như bát phong, bát thức,
cực lạc, đại thừa , tiểu thừa, hữu lậu, vô lậu, kim cương, lục căn, lục trần, lục tặc,
tam độc, tam thân, tam tạng, tam huyền, tam yếu, tam nghiệp, tịnh độ, tái sinh, thái
bình, trí tuệ, thượng sĩ, tri âm, tri thức, tri kiến, tri cơ, trượng phu, trưởng lão, viên
giác, vô thường, vô ngã, vô minh, vô sinh, vô tâm… cũng được Trần Nhân Tông mạnh
dạn đưa vào tác phẩm. Tất cả đủ minh chứng sức sáng tạo cũng như khả năng tiếp
biến và làm giàu ngôn ngữ tiếng Việt của nhân dân ta, trong đó vua Trần Nhân Tông
là người đầu tiên chủ trương thực thi hoá tiếng Việt vào đời sống văn học, thể hiện tư

tưởng dân tộc trong vấn đề sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt.
3. Kết luận
Giá trị nội dung của tư tưởng Thiền học của Cư trần lạc đạo phú là thế. Nó được
đúc kết và hình thành chủ thuyết “Cư trần lạc đạo” là nhằm đáp ứng các yêu cầu lý
luận cho một giai đoạn Phật giáo mới. Một giai đoạn Phật giáo với sự hình thành và
phát triển Thiền phái Trúc Lâm với chủ trương nhập thế tích cực hơn bao giờ hết để
mọi người Phật tử vừa thực hiện nhiệm vụ xây dựng một đời sống theo đạo lý Thiền
tông nhưng đồng thời họ cũng tham gia làm tròn trách nhiệm của một công dân có đạo
đối với việc xây dựng và phát triển đất nước.
Nói rõ hơn, Cư trần lạc đạo phú viết bằng chữ Nôm, sử dụng ngôn ngữ tiếng
Việt của Trần Nhân Tông ra đời vào thế kỷ XIII là nhằm tạo một diện mạo mới, một
sức sống mới cho Phật giáo Việt Nam bằng cách đưa các giá trị tư tưởng Thiền học
của Thiền phái Trúc Lâm vào việc thực thi nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất nước
Đại Việt trở nên hùng cường. Việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt mà Trúc Lâm Đầu
Đà Trần Nhân Tông chủ trương chính là sự thể hiện ý thức tự chủ văn hoá của cả một
dân tộc

×