Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Ảnh hưởng phương Tây đến lý luận - phê bình văn học đô thị miền Nam 1954-1975 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.06 KB, 5 trang )

Ảnh hưởng phương Tây đến lý
luận - phê bình văn học đô thị
miền Nam 1954-1975






. Trong đội ngũ những nhà lý luận - phê bình văn học ở đô thị miền Nam , có thể
nói Nguyễn Văn Trung là một trong những nhà lý luận - phê bình văn học "có tầm ảnh
hưởng lớn"
(5)
. Bởi theo Nguyễn Trọng Văn ông là người "có công trong việc giới thiệu
những trào lưu tư tưởng mới của phương Tây với độc giả Việt Nam. Những triết gia,
những tư tưởng gia, những văn nghệ sĩ cùng những chuyển biến văn học, triết học quan
trọng ở ngoại quốc thường được ông trình bày, giới thiệu một cách gọn gàng, mạch
lạc"
(6)
. Vì thế, theo chúng tôi, dù nền lý luận - phê bình văn học ở đô thị miền Nam
1954-1975 không có những nhà lý luận - phê bình chuyên nghiệp đúng nghĩa như Hoài
Thanh, Vũ Ngọc Phan giai đoạn văn học 1930-1945, nhưng vẫn là một nền lý luận - phê
bình mang tính chuyên nghiệp cả trong nội dung và hình thức hoạt động.
Chính vì vậy, chỉ trong hai mươi năm, lý luận - phê bình văn học ở đô thị miền
Nam từ những bước đi ban đầu mang tính khai phá ở giai đoạn 1954-1963 với những bài
điểm sách, điểm tình hình thời sự văn học và những cuộc trao đổi, thảo luận về một số vấn
đề lý luận - phê bình như: “Nhân vật trong tiểu thuyết”, “Nói chuyện về thơ bây giờ”,
“Nhìn lại văn nghệ tiền chiến ở Việt Nam” trên tạp chí Sáng tạo (1960); phỏng vấn các
nhà văn quan niệm "về truyện ngắn", "về sáng tác" trên tạp chí Bách khoa (1961) của
Nguyễn Ngu Í cũng như việc giới thiệu một số trào lưu tư tưởng phương Tây mà chủ
yếu là chủ nghĩa hiện sinh như: "Vấn đề giải thoát con người trong Phật giáo và Tư tưởng


J.P. Sartre" của Nguyễn Văn Trung (Đại học số 2/1958);“Phật giáo và chủ nghĩa hiện sinh
J.P. Sartre” của Quang Ninh (Văn hóa Á Châu số 9/1958); “Khái niệm về chủ nghĩa hiện
sinh” của Quang Ninh (Sáng tạo số 28/1959); “Vị trí trào lưu hiện sinh trong lịch sử triết
lý” của Trần Văn Toàn (Đại học số 12/1960); “Phác họa hiện tượng luận về thẩm mỹ học
của tiểu thuyết”của Nguyễn Văn Trung (Đại học số 2/1961); “Trình bày và phê bình hai
quan niệm nổi loạn của Albert Camus” của Thạch Chương (Sáng tạo số 9/1960);
“Nietzsche (1844-1900) Con người siêu Việt” của Nguyễn Anh Linh (Bách khoa số
92/1960); “Bộ mặt của triết học hiện sinh” của Trần Hương Tử (Bách khoa số 114/
1961); "Lược khảo phong trào thi ca siêu thực Pháp" của Lê Huy Oanh (Văn nghệ số 4,5,6
/1961)
Nhưng đến sau 1963, khi chế độ Ngô Đình Diệm sụp đổ kéo theo sự tan rã của
chủ nghĩa "cần lạo nhân vị" thì chủ nghĩa hiện sinh đã trở thành một trong những hệ tư
tưởng chi phối đời sống chính trị xã hội ở đô thị miền Nam. Và từ đó lý luận - phê bình
văn học ở đô thị miền Nam đã bước sang một trang sử mới. Nhiều trường phái triết học,
mỹ học, lý luận - phê bình văn học khác của phương Tây cũng được giới thiệu khá rầm
rộ như: Hiện tượng học, Cấu trúc luận, Mỹ học tiếp nhận, Trường phái hình thức
Nga, Phê bình mới Và từ đây lý luận - phê bình văn học ở đô thị miền Nam đã phát
triển với nhịp độ khá nhanh trên cả bình diện phẩm và lượng. Hàng loạt các bài viết về
những trào lưu tư tưởng phương Tây được tập trung giới thiệu như: "Quan niệm cơ cấu
trong các khoa học nhân văn" (Bách khoa từ 126 - 271/1968); "Thuyết cơ cấu và phê
bình văn học" (Bách khoa số 289 - 294/1969) của Trần Thái Đỉnh; "Tìm hiểu cơ cấu
luận như một phương pháp, một tiểu thuyết và đặt vấn đề tiếp thu" (Bách khoa số 293 -
294/1969) của Nguyễn Văn Trung; "Lịch sử của cảm giác buồn nôn trong văn chương
Tây phương hiện đại" của Hoàng Văn Đức (Văn số 2/1964); "J.P. Sartre thân thế và sự
nghiệp" của Trần Thiện Đạo (Văn số 31/1965); "Phấn đấu cho một nền tiểu thuyết mới"
của Alain Robbe - Grillet, do Trần Thiện Đạo dịch và giới thiệu (Văn số 33/1965);
"Những vấn đề của văn nghệ phương Tây hiện đại" của Triều Sơn (Văn số 34/1965);
"Văn chương là gì?" của J.P. Sartre, do Nguyễn Minh Hoàng dịch và giới thiệu (Văn số
56- 65/1966); “Tìm hiểu thuyết cơ cấu” của Trần Thiện Đạo (Văn học số 2/ 1967);
“Phân tâm học và thiền” của Chơn Hạnh (Tư tưởng số 1/1967); “Thời gian qua Kant,

Hegel và Husserl” (Tư tưởng số4,5/1968); “Triết học hiện sinh và chính trị” của Trần
Thái Đỉnh (Bách khoa số 264/1968); “Sartre trong đời sống” của Nguyễn Văn Trung
(Bách khoa số 267-268/1968); “Samuel Beckett và thẩm quyền của ngôn ngữ” của
Huỳnh Phan Anh (Khởi hànhsố 29/1969); “Nietzsche và Mật Tông” của Ngô Trọng Anh
(Tư tưởng số 5/1970); “Phê bình mới, phê bình cũ” của Nguyễn Văn Trung (Bách
khoa số 381/1972) Và rất nhiều công trình lý luận - phê bình văn học có giá trị
như Nguồn nước ẩn của Hồ Xuân Hương (1966), Vô Kỵ giữa chúng ta hay là hiện
tượng Kim Dung (1967) của Đỗ Long Vân; Xây dựng tác phẩm tiểu
thuyết (1965), Ngôn ngữ thân xác (1967), Lược khảo văn học 2 (1966), Lược khảo văn
học 3 (1968) của Nguyễn Văn Trung; Một bông hồng cho văn nghệ (1967) của Nguyên
Sa; Mấy vấn đề văn nghệ (1967) của Lữ Phương; Ý Văn 1 (1967), Văn nghệ và phê
bình (1969) của Tam Ích; Tạp bút -tiểu luận (1969) của Võ Phiến; Đọc lại truyện
Kiều(1966); Tìm hiểu văn nghệ (1970) của Vũ Hạnh; Vũ trụ thơ (1972) của Đặng
Tiến; Văn chương và kinh nghiệm hư vô(1968), Đi tìm tác phẩm văn
chương (1972), Duyên Anh tuổi trẻ mộng và thực (1972) của Huỳnh Phan Anh; Ý thức
mới trong văn nghệ và triết học (1970) của Phạm Công Thiện; Dư vang nghệ
thuật (1971) của Trần Nhựt Tân; Thơ Việt Nam hiện đại (1969), các nhà văn nữ Việt
Nam 1900-1970 (1973) của Uyên Thao; Mười khuôn mặt văn nghệ (1970), Mười
khuôn mặt văn nghệ hôm nay (1972) của Tạ Tỵ; Văn học và tiểu thuyết (1973) của
Doãn Quốc Sỹ; Thẩm mỹ học thông khảo (1974) của Nguyễn Văn Xung; Văn học và
ngữ học (1974) của Bùi Đức Tịnh; Triết học và văn chương (1974) của Đặng Phùng
Quân
Không chỉ dừng lại ở việc giới thiệu các học thuyết, các trào lưu tư tưởng nước
ngoài, các nhà lý luận - phê bình còn ứng dụng các lý thuyết đó vào việc tìm hiểu giá trị
của các hiện tượng văn học và đã có một số tác phẩm khá thành công như: Lược khảo
văn học (3 tập) của Nguyễn Văn Trung; Chinh phụ ngâm và tâm thức lãng mạn của kẻ
lưu đày của Lê Tuyên;Nguồn nước ẩn của Hồ Xuân Hương, Vô kỵ giữa chúng ta hay là
hiện tượng Kim Dung của Đỗ Long Vân; Vũ trụ thơcủa Đặng Tiến; Văn chương và kinh
nghiệm hư vô, Đi tìm tác phẩm văn chương của Huỳnh Phan Anh Hay một số
bàiđăng trên các báo như: “Nhân vị trong Hồn bướm mơ tiên”của Đỗ Minh Vọng (Đại

học số 4, 5/1958); “Thời gian hiện sinh trong Đoạn trường tân thanh”(Đại học số
9/1959), "Biện chứng phản diện trong Cung oán ngâm khúc" (Đại học số 3/1958) của Lê
Tuyên; “Gặp gỡ giữa Ôn Như Hầu và Albert Camus” (Văn số 2/1964) của Đặng Tiến;
“Nỗi khắc khoải siêu hình trong thơ Hàn Mặc Tử” (Văn số 73-74 /67) của Nguyễn Xuân
Hoàng; "Thử phác họa một bản đồ địa ngục theo Chế Lan Viên" (Văn học giai
phẩm /1974) của Đỗ Long Vân
Với việc ứng dụng lý thuyết của các trường phái lý luận - phê bình văn học
phương Tây hiện đại như: Phân tâm học; Chủ nghĩa hiện sinh; Cấu trúc luận;
Hiện tượng luận; Mỹ học tiếp nhận vào việc tìm hiểu nhiều hiện tượng văn học,
các nhà lý luận - phê bình văn học đô thị miền Nam đã thổi vào đời sống văn học một
luồng sinh khí góp phần tạo ra những giá trị mới cho nhiều tác phẩm văn học của dân
tộc vốn chỉ được nhìn nhận qua hệ qui chiếu của triết học và mỹ học phương Đông.
Có thể nói việc dịch và giới thiệu văn học nước ngoài trong đó có các công trình lý
luận - phê bình đã trở thành một trào lưu khá thịnh hành và phát triển ở đô thị miền
Nam từ giữa thập niên sáu mươi nên có những nhà xuất bản từ khi mới ra đời đã chủ
trương chỉ in sách dịch như nhà xuất bản Giao Điểm. Hoặc như tờ báo Văn "trong
hơn 11 năm đã dành ra hơn 90 số đặc biệt cho văn học ngoại quốc. Tức là xấp xỉ 1/3
tổng số báo xuất bản"
(7)
.

×