Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tìm hiểu Cấu tạo lớp vỏ của trái đất ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.5 KB, 5 trang )

Tìm hiểu Cấu tạo lớp vỏ của trái đất
Qua những cuộc nghiên cứu về động đất, các chấn động địa chất, các
nhà khoa học đã cho chúng ta biết được trái đất có 3 lớp chính. Lớp
ngoài ta gọi đó là vỏ trái đất, lớp thứ hai là lớp giữa tâm và vỏ trái đất,
sau cùng là lõi trái đất.



Vỏ trái đất có hai lớp bên dưới, lớp thứ nhất thì mỏng được gọi là lớp Si-
ma (gồm có chất silicat và manhê), lớp thứ hai dầy hơn lớp thứ nhất
được gọi là Si-al (gồm có chất silica và nhôm). Như vậy, vỏ trái đất chủ
yếu bao gồm chất silicát. Chiều sâu của vỏ trái đất vào khoảng 16km đến
50 km trên đất liền và khoảng 5km tính từ đáy đại dương. Khối lượng
của lớp vỏ trái đất chỉ chiếm 1% khối lượng trái đất và trọng lượng của
nó bằng khoảng 4% trọng lượng trái đất. Càng đi sâu vào lớp vỏ, nhiệt
độ càng tăng. Cứ 35 mét sâu thì nhiệt độ tăng lên 1 độ C. Ở độ sâu 3km,
nhiệt độ tăng lên khoảng 100 độ C ( độ sôi của nước) và ở độ sâu 50km,
nhiệt độ là 1.200 độ C (nhiệt độ đủ nóng để nấu chảy các tảng đá).

Lớp thứ hai (lớp giữa) dầy 2.880 km, chủ yếu gồm có các chất silic,
manhê và sắt. Những khối đá trong lớp thứ hai này dầy hơn lớp Si-al và
lớp Si-ma. Khối lượng của lớp này chiếm 84% khối lượng trái đất.
Trọng lượng của lớp này vào khoảng 67% trọng lượng trái đất.

Lõi trái đất được cấu tạo bởi những chất rắn ở dạng khối đá có độ dầy
khoảng 3.482km. Nhiệt độ lõi trát đất vào khoảng 4.800 độ C. Khối
lượng của nó chiếm khoảng 15% khối lượng trái đất. Trọng lượng của
nó bằng 32% trọng lượng trái đất.

Phần lõi này được bao phủ bởi sắt và nicken nóng chảy. Độ dày của khối
kim loại nóng chảy này vào khoảng 2.240km và nhiệt độ của nó khoảng


3.900 độ C. Phần tâm của trái đất cách mặt đất khoảng 6.336 km.


Welcome To My Blog
0
#88 kastarchi
Nhóm:MembersBài Viết:275Gia Nhập:12-October 03
Trung cấp CSTH
Gửi vào 08 May 2004 - 05:04 AM
Làm sao ta tính được khối lượng của trái đất ?


Khi ta muốn biết khối lượng của một vật nào đó, ta đem cân nó. Nhưng
trái đất là một vật thể khổng lồ và khi nghĩ đến một cái cân để cân trái
đất thì điều đó hoàn toàn không thể thực hiện được. Vậy thì, có cách nào
không?

Định luật vạn vật hấp dẫn của Newton được sử dụng để tính khối lượng
của trái đất. Theo định luật này, có một lực hấp dẫn giữa bất kỳ hai vật
thể nào trong vũ trụ và điều này phụ thuộc vào khối của hai vật thể cũng
như khoảng cách của chúng. Lực hấp dẫn này tỉ lệ thuận với tích số khối
lượng của hai vật thể tỉ lệ nghịch với số bình phương cự ly của hai vật
thể.

Dựa vào luật hấp dẫn của Newton, ta có thể tính được bằng cách làm
một thí nghiệm như sau : Ta để một quả banh nhỏ bằng kim loại treo
trên một sợi chỉ. Vị trí của trái banh này đã được xác định. Bây giờ để
một quả banh lớn bằng chì nặng 1 tấn ở gần trái banh này. Trái banh nhỏ
bị hút vào trái banh lớn bởi lực hấp dẫn và như thế trái banh nhỏ đã dời
chỗ đi một chút từ vị trí ban đầu của nó tới chỗ trái banh lớn. Sự xê dịch

vị trí của trái banh nhỏ này (ít hơn một phần 25cm) được đo bằng các
dụng cụ rất chính xác. Áp dụng giá trị của việc xê dịch vị trí này bằng
một công thức vật lý, người ta đã tính ra khối lượng của trái đất là 598 x
10 luỹ thừa mười chín tấn.



Sự hình thành mây
Ta biết rằng nước ở sông, hồ và biển chuyển hoá thành hơi nước
do sức nóng của mặt trời và hơi nước hoà vào không khí. Không
khí nóng, hoà với hơi nước, bốc lên trời. Khi không khí hoà với
hơi nước, chúng tích tụ ở một nơi và có hình thù giống như khói,
ta gọi đó là mây.


Dựa theo hình thể và kích cỡ khác nhau, mây được chia làm bốn
loại chính.

1) Mây ti
Mây ti được hình thành ở trên tầng rất cao. Chúng có màu trắng
và trông giống như lông vũ. Chúng ở độ cao từ 8.000 tới
11.000mét. Chúng được hình thành bởi các phân tử băng.

2) Mây tầng
Mây tầng được hình thành ở độ cao khoảng 2.438 mét. Chúng
trông giống như những lớp sương mù. Chúng báo hiểu cho biết
thời tiết xấu và có mưa phùn.

3) Mây tích
Mây tích được hình thành ở độ cao từ 1.292 đến 1.524 mét.

Chúng có dạng mái vòm ở đỉnh và dẹt ở phần đáy. Chúng trông
giống như ngọn núi trắng ở trên bầu trời.

4) Mây dông
Mây dông được hình thành ở độ cao thấp nhất. Chúng có màu
xám hoặc đen. Khi có mây dông là trời sắp mưa. Nếu không khí
bên dưới những đám mấy có chứa hơi nước ngưng tụ mát lạnh,
kích cỡ của những hạt nước trong mây sẽ tiếp tục tăng lên đến
một mức độ đủ để rơi xuống mặt đất và tạo ra mưa.

Tương tự, nếu không khí bên dưới những đám mây không lạnh,
những giọt nước trong mây chuyển hoá lại thành hơi nước. Do
đó, những đám mây sẽ biến mất nếu không có mưa.

×