Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Bài giảng ô nhiễm phóng xạ và ô nhiễm tiếng ồn - Phần ô nhiễm phóng xạ 3 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.34 KB, 11 trang )

Bài giảng ô nhiễm phóng xạ
Trang 14
§3. Cách phòng chống

3.1. Bệnh phóng xạ cấp tính
Đây là những tai nạn thường gặp trong lao động hoặc chiến tranh. Năm 1945, hàng vạn
người ở hai thành phố Hiroshima và Nagasaki, Nhật Bản bị chiếu bởi một liều phóng xạ mạnh
tới hàng trăm rad trên toàn cơ thể trong vài giây.
Mức độ mắc bệnh phóng xạ cấp tính phụ thuộc vào liều lượng chiếu xạ.
Tiến triển của bệnh chia ra làm 4 thời kỳ.
3.1.1. Thời kỳ khởi phát
Thời kỳ này vài giờ đến 4-5 ngày. Ngày sau khi bị nhiễm xạ hoặc sau vài giờ, nạn nhân
thấy buồn nôn, nôn mửa, nhức đầu chóng mặt, lo lắng, xanh xao, mồm miệng khát khô…
Khi khám thấy da đỏ, run tay, mạch nhanh, huyết áp lúc đầu tăng, sau giảm.
3.1.2. Thời kỳ tiềm tàng
Thời kỳ này trung bình khoảng 3-4 tuần. Nạn nhân thấy dễ chịu, tưởng là qua khỏi.
Thỉnh thoảng chỉ thấy nhức
đầu, hơi khó ngủ. Thực ra bệnh vẫn tiến triển. Bạch cầu đơn nhân
giảm, số lượng tiểu cầu giảm rõ rệt ở tuần thứ hai. Mạch không ổn định, nhịp tăng nhanh.
3.1.3. Thời kỳ toàn phát
Thời kỳ này kéo dài 2-3 tuần. Các triệu chứng lâm sàng xuất hiện rõ rệt. Nạn nhân kém
ăn, mất ngủ, nhức đầu dữ dội. Tim đập nhanh, đau vùng ngực. Tim to, có tiếng thổi tâm thu.
Thường có phế quản phế viêm. Nạm nhân sốt liên tục từng cơn. Họng, ruột bị viêm, miệng bị
loét.
Tổ chức máu bị tổn thương nghiêm trọng. Số bạch cầu, tiểu cầu giảm sút nghiêm trọng,
thiếu máu nặng nề. Tình trạng xuất huyết dưới da, niêm mạc xuất hiện: nạn nhân bị chảy máu
ở miệng, da vùng bẹn, chân, bụng, đường tiêu hóa, ở võng mạc mắt và đ
ái ra máu. Thời gian
máu chảy và máu đông kéo dài.
Tóc bắt đầu rụng, kể cả râu và lông. Thần kinh suy nhược.
Ở tủy xương, số lượng tủy bào giảm sút trầm trọng, có tình trạng bất sản tủy.


3.1.4. Thời kỳ khôi phục
Thời kỳ này dài vài tháng hoặc vài năm. Hệ thống tạo huyết có biểu hiện phục hồi đầu
tiên. Nhiệt độ trở lại bình thường, ngừng chảy máu. Tóc mọc l
ại sau 3 tháng.
Tuy phục hồi, nhưng hậu quả để lại không ít: giảm tuổi thọ, đục nhãn mắt, khả năng
sinh dục giảm. Đặc biệt có thể dẫn đến tình trạng ung thư, nhất là bệnh bạch cầu, hoặc di
truyền đến thế hệ sau như dị tật băm sinh, bào thai chết…
Bài giảng ô nhiễm phóng xạ
Trang 15
3.2. Tác hại nghề nghiệp
Đây là biểu hiện bệnh nghề nghiệp do tiếp xúc với tia phóng xạ. Tính chất của các tia
phóng xạ, tác hại của chúng đối với cơ thể với các tổn thương nêu trên đây, xác định rõ nguy
cơ ở những công nhân tiếp xúc nghề nghiệp.
3.2.1. Cách nhiễm xạ cơ thể:
Về phương thức nhiễm xạ, đây là một khái niệ
m quan trọng cần phải chú ý. Hai mươi
năm trước đây, khái niệm này còn lẫn lộn và không được biết đến.
Các tia bức xạ ion hóa nhiễm vào cơ thể theo 3 cách :
- Chiếu xạ ngoại chiếu .
- Nhiễm xạ ngoại chiếu.
- Nhiễm xạ nội chiếu.
¾
Chiếu xạ ngoại chiếu xảy ra khi có sự tiếp xúc với các nguồn phóng xạ ở bên ngoài
(phóng xạ vũ trụ tự nhiên, phóng xạ nhân tạo trong hóa học hay công nghiệp, phải tiếp xúc
thường xuyên hay sự cố).
¾
Nhiễm xạ ngoại chiếu là do các chất phóng xạ chẳng may rơi vào, đọng vào da, vào tóc, có
thể xảy ra ở môi trường lao động do thiếu bảo hộ. Cách nhiễu xạ này có thể xử lý dễ dàng
bằng cách tắm rửa ở nơi lao động hay ở các cơ sở y tế.
¾

Nhiễm xạ nội chiếu cần phải chú ý đặc biệt, vì nguồn phóng xạ lại ở trong cơ thể. Có
nguồn nhiễu xạ nội chiếu tự nhiên trong cơ thể (kali 40 trong cơ) do thức ăn mang lại. Nhưng
sự nhiễm xạ này cũng có thể do chất phóng xạ vào cơ thể trong nhiều trường hợp: sử dụng các
nguyên tố phóng xạ, ô nhiễm nơi lao động (nhà máy, bệnh viện, phòng thí nghi
ệm) hay tai
nạn lao động.
Về nhiễm xạ nội chiếu, có nhiều vấn đề phức tạp phải nghiên cứu :
Chất phóng xạ vào cơ thể theo 3 con đường:
- Đường da - xuyên qua da lành hay vào trực tiếp qua vết xước hoặc vết thương.
- Đường tiêu hóa qua thực phẩm hoặc nuốt sau khi hít thở (50% số lượng hít thở vào lại nuốt
đi)
- Đường hô hấp nguy hiểm nhất vì trực tiếp nhất, do thở
phải hơi khí, bụi hay các hạt nhiễm
xạ. Các chất hòa tan thấm qua thành phế quản, các chất không hòa tan ở lại phổi (25% liều hít
vào).
Độc tính của các chất phóng xạ phụ thuộc vào tính chất của hợp chất (vô cơ hay hữu
cơ), dạng tồn tại vật lý (hơi, khí, bụi …) tính chất lý hóa (độ hòa tan…) tính chất hóa học (độ
kiềm, kim loại nặng)
Bài giảng ô nhiễm phóng xạ
Trang 16
Sự chuyển hóa của nguyên tố phóng xạ quyết định sự khu trú trong cơ thể và ta có
khái niệm “cơ quan nhạy cảm” dựa trên sự nhạy cảm với các tia phóng xạ, khả năng giữ chất
phóng xạ và còn dựa vào tình hình hoạt động của cơ thể.
SỰ KHU TRÚ CHẤT PHÓNG XẠ
NGUYÊN TỐ PHÓNG XẠ CƠ QUAN KHU TRÚ
- Radi, uran, pluton, stroni
- Coban
- Iot
- Kali, carbon
- Natri



- Xương
- Gan
- Tuyến giáp
- Vùng trong tế bào
- Vùng ngoài tế bào

Các nguyên tố không được hấp thu đào thải ra theo hô hấp và qua phân. Còn các nguyên
tố được hấp thu cũng đào thải nhưng theo các đường thích hợp.
- Uran, pluton Æ tiết niệu
- Radon Æ phổi
- Triti Æ mồ hôi
- Stronti Æ phân và nước tiểu
Các nguyên tố phóng xạ trong cơ thể ngày càng giảm đi theo hai cách:
- Các nguyên tố phóng xạ giảm theo chu kỳ bán phân hủy và theo sự đào thải sinh học.
- Chu kỳ phóng xạ được xác định bằng thời gian c
ần thiết để cho một nửa nguyên tố phóng xạ
mất đi do sự phân rã. Chu kỳ này tỷ lệ thuận với số lượng nguyên tố phóng xạ có trong cơ thể.
Chu kỳ sinh học được xác định bằng thời gian cần thiết để cho một nửa số nguyên tố phóng
xạ được đào thải ra theo các quá trình sinh vật.
3.2.2. Yếu tố tổ chức:
Như trên đã trình bày, tính chất các tổ chức có s
ự nhạy cảm với phóng xạ khác nhau.
Theo định luật Bergonie và Tribondeau, sự nhạy cảm với phóng xạ càng lớn khi:
- Tổ chức càng trẻ và gồm những tế bào ở thời kỳ phân chia.
- Các tế bào càng ít biệt hóa.
Trật tự của sự nhạy cảm với phóng xạ, theo thứ tự giảm dần, có thể trình bày cụ thể như
sau:
Tổ chức lymphô - tổ chức tủy bào - tổ chức biể

u mô (tế bào đáy của biểu mô tuyến, biểu
bì, ruột) – nhân mắt - tổ chức nội mô mạch máu …
Các bệnh án thu thập được sau khi dùng phóng xạ điều trị vùng bụng ở phụ nữ có thai
và bệnh án các nạn nhân của vụ nổ bom nguyên tử ở Nhật, năm 1945, đã chứng minh rõ ràng
tính nhạy cảm chọn lọc với phóng xạ của phôi thai, nhất là trong những tuần đầu.
Bài giảng ô nhiễm phóng xạ
Trang 17
Cơ thể trẻ em tự nhiên là nhạy cảm hơn. Do đó không được tuyển dụng công nhân dưới
18 tuổi vào làm việc trực tiếp ở nơi có phóng xạ.
Diện tích của tổ chức bị nhiễm xạ giữ vai trò quan trọng, quyết định tổn thương nặng
hay nhẹ, giống như diện tích bị bỏng, diện tích càng lớn, bỏng càng nặng.
Trường h
ợp chiếu xạ ngoại chiếu, do sự cố, một liều duy nhất 60 rad, hấp thu ở một đầu
chi (thí dụ bàn chân và cổ chân) gây ra hậu quả nghiêm trọng, nhưng tổ thương khu trú. Cũng
vẫn liều đó hấp thu toàn thân có thể làm chết người.
Đối với nhiễm xạ nội chiếu, một liều phóng xạ tập trung chọn lọc vào một tổ chức có
thể làm xấu tiên lượng.Thực v
ậy, chất phóng xạ càng rải rác trong cơ thể, lại càng dễ đào thải.
Chất phóng xạ càng khu trú trong cùng một cơ quan (cơ quan nhạy cảm) sự phá hủy lại càng
nhanh. Khi bị nhiễm phóng xạ nội chiếu do sự cố bằng một lớn nguyên tố đồng vị phóng xạ
I
131
chất này sẽ cố định chọn lọc vào tuyến giáp và tuyến giáp sẽ bị phá hủy.
3.2.3. Tổn thương nghề nghiệp:
Người ta đặc biệt nhạy cảm với các tia bức xạ ion hóa so với các sinh vật khác. Sau đây
là liều tử vong 50% ở các sinh vật khác nhau (LD
50
).
- Nguyên sinh động vật : 250.000 rad.
- Ruồi dấm : 50.000 rad.

- Sên : 15.000 rad
- Ếch : 3.000 rad
- Chuột : 1.000 rad
- Người : 400 rad
Chính các nhà bác học phát minh ra các tia X, tia phóng xạ đã bị nhiễm xạ.
Các bệnh án thu thập trong các phòng nghiên cứu, trong ngành y tế, ở các nhà điện
quang, cũng như ở bệnh nhân điều trị bằng phóng xạ, đã cho thấy có khá nhiều tổn thương do
phóng xạ.
Các vụ nổ bom nguyên tử năm 1945 đã cho thấy rõ các loại tổn thương do phóng xạ
.
Người ta cũng nghiên cứu các tổn thương này ở súc vật thực nghiệm, nhất là ở loài có vú, từ
khoảng 30 năm nay. Trong các trung tâm nghiên cứu hạt nhân, người ta có điều kiện nghiên
cứu các tai nạn do phóng xạ.
Các tổn thương do phóng xạ được xác định từ 80 năm nay, nhưng những bệnh nhiễm xạ
nghề nghiệp đã được theo dõi từ nhiều thế kỷ (bệnh phổi ở thợ mỏ
Joschimstal và
Schneeberg, mô tả từ thế kỷ thứ 16). Từ đó, các tổn thương nghề nghiệp do phóng xạ có nhiều
bao nhiêu thì tình hình cũng tăm tối bấy nhiêu.
Bài giảng ô nhiễm phóng xạ
Trang 18
Cavigneax nêu lên vài số liệu: trên 100 tử vong do Edison xác nhận năm 1948 - ở công
nhân thao tác với máy móc có chất phóng xạ trong khoảng các năm 1890 và 1930.
Arntein, năm 1913, thống kê 276 thợ mỏ chết vì ung thư phổi trong khoảng 1875 và
1912.
Năm 1935, Lange cũng nêu lên ở Schnecberg khoảng 65% số tử vong ở thợ mỏ đang
làm việc hay đã về hưu là do ung thư phổi.
Năm 1944, Nanch công nhận là bệnh bạch cầu gặp nhiều ở các th
ầy thuốc điện quang
hơn trong nhân dân.
Trong chiến tranh 1914 - 1918, các công nhân Hoa Kỳ ở New – Jersey phải tiếp xúc

nghề nghiệp với radi (sơn các mặt đồng hồ dạ quang) 20 người bị chết trong khoảng các năm
1918 - 1930, với bệnh thiếu máu bất sàn hay bị tổn thương xương, thường khu trú ở xương
hàm (saccôm tạo xương).
Nếu biết được chính xác thì số lượng các nạn nhân tiếp xúc nghề nghiệp với tia bức xạ

ion hóa sẽ rất lớn.
Ngày nay, với các biện pháp đề phòng có hiệu quả và với các phương pháp phát hiện
sớm, số tổn thương nghề nghiệp do phóng xạ đã giảm bớt.
a. Tổn thương nghề nghiệp do chiếu xạ ngoại chiếu toàn thân:
Các tai nạn nghiêm trọng hiếm xảy ra (lò phản ứng nguyên tử, tai nạn ở các nhà nguyên
tử học Nam Tư, năm 1958), các tia bức xạ hay gặp là tia γ và nơtron.
Sự chiếu xạ toàn thân gây nên bệnh phóng xạ cấp:
- Liều trên 5.000 rem: chết sau vài phút do chiếu xạ tác động lên trung ương thần kinh.
- Từ 1000 - 5000 rem: chết sau vài giờ.
- Từ 500 - 1000 rem, chết sau vài ngày. Bệnh cảnh lâm sàng chủ yếu là các dấu hiệu dạ dày,
ruột xuất hiện sớm (loét niêm mạc), các rối loạn huyết học cực kỳ nghiêm trọng.
- Từ 250 - 500 rem: đây là liều tử vong 50%, tiến triển lâm sàng qua bốn thời kỳ (bệnh phóng
x
ạ cấp tính). Có tử vong do xuất huyết hoặc nhiễm khuẩn. Khả năng miễn dịch và tạo huyết
của cơ thể giảm sút. Nếu tiến triển tốt các triệu chứng huyết học khá lên nhưng thường chậm.
- Từ 50 - 250 rem: không có dấu hiệu lâm sàng. Chỉ có vài dấu hiệu cơ năng vào ngày đầu
tiên (biếng ăn, buồn nôn, nôn). Bạch cầu rối loạn, lymphô bào tăng thường rất nhanh, rồi gi
ảm
dần trong một tháng. Sự khôi phục rất chậm, đến vài tháng. Bạch cầu trung tính giảm chậm
hơn. Thiếu máu xuất hiện rõ từ 100 rem. Tiểu cầu cũng giảm. Không xuất huyết, hiếm gặp tử
vong.
- Dưới 50 rem: Không có dấu hiệu lâm sàng và cả dấu hiệu cơ năng.
Bài giảng ô nhiễm phóng xạ
Trang 19
- Từ 25 rem, có thể phát hiện các rối loại huyết học. Bạch cầu bị tổn thương đầu tiên (tuổi thọ

tuần trung bình trong máu tuần hoàn là 5 ngày). Hồng cầu giảm chậm hơn (tuổi thọ trung bình
là 120 ngày).
- Các tế bào gốc nhạy cảm hơn tế bào máu tuần hoàn và đặc biệt là tổ chức lymphô (lymphô
bào hai nhân, lymphô bào nhiều múi).
Một số ảnh hưởng đến thể nhiễm sắ
c cũng có thể phát hiện được trong khoảng 15 đến
25 rem: nhưng rất khó.
b. Chiếu xạ ngoại chiếu cục bộ:
Tổn thương da hay gặp nhất. Các nghề tiếp xúc với phóng xạ bị tổn thương này có
nhiều: thao tác với máy chiếu tia X, kỹ thuật viên hạt nhân (γ, nơtron), người sử dụng nguyên
tố phóng xạ và nguồn β. Tia β rất hại với da vì quãng đường đi của tia r
ất ngắn, chỉ giới hạn ở
khoảng vài milimét trong tổ chức.
Ban đỏ là tổn thương lành tính, có thể mất đi hoàn toàn.
Viêm biểu bì dịch rỉ do phóng xạ do liều 1.000 rem gây nên. Các tế bào lớp đáy bị tổn
thương. Một số nốt phỏng nổi lên rỉ ra thành dịch. Tiến triển tốt nhất phải mất 3 tuần, lông ở
vết sẹo bị rụng hết.
Viêm da: Liều 2.000 rem gây t
ổn thương nghiêm trọng chân da. Các nốt phỏng xuất
hiện sớm. Tiến triển tốt: rất chậm chạp, sẹo hóa xơ. Tiến triển xấu: có nhiều vết loét. Việc
khỏi bệnh cũng rất bấp bênh, sẹo rất nông. Tuy nhiên, ở những tổn thương viêm da do phóng
xạ, rất hiếm thấy ung thư hóa muộn.
Tổn thương mắt: giác mạc và màng kết mạc bị viêm (tai X loại 70 KeV và tia β. Tia
γ và
nơtron liều rất mạnh (hàng ngàn rem) làm đục giác mạc, phá hủy các tuyến ở mắt, dẫn tới sự
mù lòa.
Tổn thương tuyến sinh dục: Các tinh nguyên bào rất nhạy cảm với các tia phóng xạ vì
hoạt động gián phân của chúng. Với một liều lượng 200 rem, thấy chứng vô sinh tạm thời và
liều 500 rem gây vô sinh vĩnh viễn. Ngược lại, chứng phân nội tiết của tinh hoàn lại có sức đề
kháng mạnh.


phụ nữ, buồng trứng bị nhiễm một liều 1.000 rem, hầu như vô sinh ngay.
Những tinh nguyên bào nào ở nam giới và những nang còn non ở phụ nữ mà có sức đề
kháng với phóng xạ, lại là những véctơ truyền những hậu quả di truyền cho thế hệ sau.
Ngoài ra, còn đáng sợ tình trạng đột biến di truyền.
Đối với phôi: một liều cục bộ rất nhỏ (một phần mười rem) có th
ể gây tác hại nghiêm
trọng. Điều này cần lưu ý trong điều lệ bảo vệ nhân viên nữ.

Bài giảng ô nhiễm phóng xạ
Trang 20
c. Chiếu xạ ngoại chiếu kinh diễn:
Các tổn thương nghề nghiệp kinh diễn là do các liều nhỏ chiếu liên tiếp. Hậu quả phát
sinh quá chậm.
Da (nhất là bàn tay, ngón tay) có thể bị tổn thương, gặp ở các nhà điện quang, phẫu
thuật viên hay các nhà chuyên môn thao tác dưới màn X quang, ở công nhân sản xuất các
bóng rơnghen, ở những người sử dụng nguyên tố phóng xạ phát tia β.
Các tổn thương xu
ất hiện sau nhiều tháng hay nhiều năm và là kết quả của nhiều liều
nhỏ chiếu liên tiếp, cộng cả lại lên đến hàng trăm rem. Trước tiên người ta thấy da khô (tổn
thương tuyến bã). Móng tay có khía, các vân tay mất đi nhanh chóng (yếu tố đánh giá sự giám
sát các nhân viên tiếp xúc với tia β). Các tổn thương ở da có thể ung thư hóa.
Ở mắt, có thể đục nhân mắt, xuất hiện muộn, gặp ở những ng
ười thao tác với mát phát
tia X, máy gia tốc các tia γ. Đặc biệt các nơtron là nguyên nhân của bệnh đục nhân mắt nghề
nghiệp (2.000 rem trong vài tháng, 1.000 rem trong nhiều năm).
d. Nhiễm xạ toàn thân kinh diễn: cơ quan tạo huyết bị tổn thương làm giảm hồng cầu, bạch
cầu và tiểu cầu. Tổ chức lymphô nhạy cảm nhất nên dấu hiệu sớm nhất biểu hiện ở lymphô
bào.
Nói chung, giảm bạch cầu và thiếu máu xu

ất hiện ngay, còn bạch cầu xảy ra muộn.
- Bệnh giảm bạch cầu cũng như giảm hồng cầu là kết quả của những rối loạn ở cơ quan
tạo huyết. Bạch cầu trung tính giảm. Sự đảo ngược công thức kéo dài dai dẳng và xảy ra trước
xuất hiện dấu hiệu bệnh bạch cầu đầu tiên.
- Thiếu máu bất sản và thường kèm theo gi
ảm bạch cầu và giảm tiểu cầu. Bệnh tiến triển
nặng, có tai biến xuất huyết hay nhiễm khuẩn. Thiếu máu cũng có thể xảy ra trước bệnh bạch
cầu. Dấu hiệu báo động của bất sản tủy là giảm bạch cầu trung tính.
- Bệnh bạch cầu do phóng xạ không có tính chất đặc hiệu, có thể xảy ra trong đợt thiếu
máu, giảm hay tăng bạch cầ
u. Bệnh này hay gặp ở một số nghề nghiệp (nghiên cứu y học) hay
ở một số bệnh nhân nhiễm xạ. Các bệnh án của các nạn nhân của vụ nổ bom nguyên tử ở Nhật
xác nhận vai trò của bức xạ ion hóa trong căn nguyên bệnh.
- Sự xuất hiện bệnh ung thư sau một thời gian dài có liên quan rõ rệt với nguy cơ phóng
xạ. Giống như các tổn thương huyết học, ung thư c
ũng không có tính đặc hiệu.
e. Tổn thương nghề nghiệp do nhiễm xạ nội chiếu:
Các tổn thương này cực kỳ nguy hiểm:
- Nhiễm xạ một liều, do vết thương hiếm gặp, hậu quả nghiêm trọng. Các nguyên tố
phóng xạ nhiễm vào tác động theo nhiều yếu tố mà chúng ta đã biết. Các rối loạn giống như
nhiễm xạ ngoại chiếu, nhưng một số tổn th
ương có tính chất khu trú chọn lọc.
Bài giảng ô nhiễm phóng xạ
Trang 21
Nhiễm xạ nội chiếu do sự cố đòi hỏi biện pháp điều trị, nhằm thải trừ nhanh chóng các
nguyên tố phóng xạ nhiễm vào. Rất khó thúc đẩy nhịp điệu đào thải tự nhiên.
Nguyên tố phóng xạ phát ra tia α nguy hiểm nhất.
Nguyên tố phóng xạ cố định ở xương gây tổn thương xương (saccôm tạo xương hay
hoại tử) và t
ổn thương tạo huyết (bệnh bạch cầu bần huyết).

Strônti 90 và tia β cùng khu trú chọn lọc ở xương, Iốt 131 phát ra tia β và γ tập trung
nhanh chóng ở tuyến giáp.
Tia γ, nếu phát ra từ radi, có đặc tính khu trú vào xương và gây nhiều tác hại: rối loạn
tủy xương với những biểu hiện huyết học nghiêm trọng, rồi gãy viêm xương, saccôm xương.
- Nhiễm xạ liên tiếp nhiều lần cũng nguy hiểm. Cùng c
ần nhấn mạnh là nhiễm xạ nội
chiếu là liên tục, còn nhiễm xạ ngoại chiếu kinh diễn nghề nghiệp là gián đoạn.
- Ung thư phổi xưa kia hay gặp ở thợ mỏ, nay có thể gặp ở nhân viên các xí nghiệp, các
phòng sản xuất hay sử dụng các nguyên tử phóng xạ, hít phải bụi, khí dung hay hơi khí phát
ra tia α.
Các nguyên tố phóng xạ không hòa tan nằm ở phế nang là một yếu tố làm nguy cơ tăng
thêm.
Lịch sử đã cho thấy những tai hại do ung thư phổi nghề nghiệp gây nên. Cần phải phát
hiện sớm. Việc giám sát các nhân viên tiếp xúc và bắt buộc phải chụp X quang phổi thường
kỳ cho họ.
Ung thư xương nghề nghiệp cũng đã được biết rõ. Bệnh xảy ra do nhiễm xạ nội chiếu
radi (α) plutoni (α) stronti (β).
3.3. Tiêu chuẩn chuẩn đoán
3.3.1. Đối tượng chẩ
n đoán:
Người lao động được xét chẩn đoán phải làm việc ở môi trường có nguồn phóng xạ (bức
xạ iôn hóa) tự nhiên hoặc nhân tạo, tia X, có liều chiếu xạ vượt quá giới hạn cho phép (2,8
mR/giờ) hoặc có liều hấp thụ cá nhân 5 Rem/năm (hoặc 100 mRem/tuần hay 2,8 mRem/giờ).
3.3.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán:
a. Dấu hiệu cận lâm sàng:
Tiêu chuẩn này bao gồm các kết quả xét nghiệm cận lâm sàng với các chỉ tiêu theo giới
hạn quy định trong bảng sau đây:
TÊN CHỈ TIÊU MỨC
Số lượng bạch cầu trong 1mm
3

máu tuần
hoàn nhỏ hơn hoặc bằng:

4.000

Bài giảng ô nhiễm phóng xạ
Trang 22
b. Dấu hiệu lâm sàng:
(Sự nhiễm xạ có thể là nhiễm xạ nội chiếu, chiếu xạ hoặc nhiễm xạ ngoại chiếu).
¾ Thể nhẹ: Rối loạn điều hòa thần kinh (mất thăng bằng hệ thần kinh tự động).
- Huyết áp động mạch hạ.
- Mạch nhanh và loạn nhịp xoang.
- Rối loạn vận mạch ruộ
t và chức năng mật.
- Dễ kích thích.
¾
Thể tiến triển hơn:
- Ức chế tiết dịch vị.
- Dấu hiệu lâm sàng và điện tim của chứng loạn dương cơ tim với biểu hiện huyết áp
động mạch hạ kéo dài.
- Rối loạn chức năng buồng trứng: ít kinh nguyệt ở phụ nữ, giảm sản (hypoplasie) tủy
xương kéo dài (giảm bạch cầu hạt và lymphô bào), giảm tiểu cầu.
¾
Viêm da mãn tính do nhiễm xạ ngoại chiếu:
- Loạn cảm giác
- Đau
- Ngứa
- Khô da (giãn mao mạch lòng bàn tay), loạn dưỡng nhẹ móng tay.
- Nứt nẻ da.
- Tăng sừng hóa.

- Xung huyết.
- Loét da.
¾
Đục nhãn mắt.
¾
Dấu hiệu muộn:
- Ung thư da.
- Ung thư xương.
- Bệnh bạch cầu tủy.
- Ung thư thượng bì (Carcinome) phổi.

3.4. Biện pháp điều trị và phòng bệnh
3.4.1. Điều trị
Tuy không có thuốc điều trị đặc hiệu, nhưng cũng không được coi nhẹ mà phải chú ý
điều trị toàn diện, thực hiện chu đáo chế độ ăn uống nghỉ ngơi.
Bài giảng ô nhiễm phóng xạ
Trang 23
Trong bệnh phóng xạ cấp tính ở thời kỳ khởi phát, nên dùng các loại thuốc chống nôn
(atropin), các thuốc kháng histamin, trợ tim mạch…, phải chống mất máu và các chất điện
giải: cho uống nhiều, tiêm dung dịch mặn, ngọt cho các loại vitamin (C, B
1
, B
2,
A, PP…).
Trong thời kỳ toàn phát, phương pháp điều trị chủ yếu là kháng sinh, truyền máu hoặc
các chất thay thế máu, các thuốc cầm máu, vitamin, nội tiết tố và thuốc kháng histamin.
Đối với nhiễm xạ nghề nghiệp, để bệnh nhân nghỉ ngơi, ở nơi không khí trong sạch, ngủ
đầy đủ, ăn uống đủ chất đạm và vitamin. Về thuốc, cho các loại an thần, vitamin B
12,
B

6

chống chảy máu (vitamin P, rutin, vitamin K), truyền máu…
3.4.2. Phòng bệnh
Về phòng bệnh, người ta chú ý các biện pháp bảo vệ, để ngăn ngừa tình trạng chiếu xạ,
bằng khoảng cách, màn che chắn, thời gian và cách ly.
a. Bảo vệ bằng khoảng cách:
- Lượng chiếu xạ giảm rất nhanh theo khoảng cách. Thực tế, lượng của một nguồn
phóng xạ, ở một điểm, tỷ lệ nghịch với bình phương kho
ảng cách từ điểm tới nguồn.
Thí dụ cách nguồn 1 mét, người ta đo được cường độ 270 R/giờ, thì:
- Cách 3m, cường độ là 270/3
2
= 30 R/giờ.
- Cách 10m, cường độ còn 270/10
2
= 2,70 R/giờ
Như vậy, cần tránh xa nguồn phóng xạ khi thao tác. Phải dùng các kẹp dài hoặc các
phương tiện điều khiển từ xa.
b. Bảo vệ bằng che chắn:
Một tia phóng xạ mất đi một phần hoặc toàn phần năng lượng khi đâm xuyên qua vật
chất. Hiện tượng này phụ thuộc vào tia phóng xạ và màn che chắn.
- Tia anpha: một màn che rất mỏng cũng giữ lại được.
- Tia bêta: tia β đượ
c giữ lại bởi một màn che có độ dày vừa đủ, bằng các vật liệu nhẹ.
- Tia gamma: màn che bằng chì và phải dày (tường bê tông, kính pha chì, dày hàng chục
centimét).
Tuy nhiên, tia γ không bao giờ bị chặn giữ lại hoàn toàn. Do đó, có các màn che có độ
dày - một nửa, độ dầy - một phần ba, độ dày - một phần mười… nghĩa là độ dày vẫn để đi lọt
qua một liều phóng xạ gamma là một nửa, một phần ba, một phầ

n mười…
- Tia nơtron: Các màn che có thể làm giảm tia nơtron. Nhưng nơtron có tính chất làm
cho các màn che chắn phát ra phóng xạ Các chất có hydro như nước, parafin, hay các chất
như bo, cadmi…có tác dụng che chắn tốt.


Bài giảng ô nhiễm phóng xạ
Trang 24
c. Bảo vệ bằng thời gian:
Hoạt tính của một nguyên tố phóng xạ giảm theo thời gian và do đó lưu lượng liều
phóng xạ phát ra cũng như vậy.
d. Bảo vệ bằng cách ly với quần áo bảo hộ lao động:
Quần áo bảo hộ lao động và trang bị phòng hộ khác có tác dụng bảo vệ chống sự nhiễm
xạ ngoại chiếu và nội chiế
u, ngoài ra còn có thể phần nào chống sự chiếu xạ.
Cụ thể, để đề phòng những tia phóng xạ từ ngoài vào người ta sử dụng những tấm che
chắn bằng chì, băng bêtông đối với tia X, tia gamma; bằng chất dẻo đối với tia β, bằng bo,
cadmi đối với các hạt nơtron. Cần phải chú ý thao tác với các chất phóng xạ từ xa, giới hạn
thời gian lao động để tránh hấp thụ quá liều t
ối đa cho phép. Mặt khác, nên thường xuyên đo
kiểm tra tình hình nhiễm xạ tại nơi làm việc. Công nhân viên khi làm việc được mang một
chiếc máy đo liều phóng xạ, dưới hình thức bút, phim,
Để tránh ăn hoặc hít thở phải, người ta thường để các chất phóng xạ cách biệt một nơi,
đeo găng tay cao su pha chì khi thao tác, mặc quần áo không thấm nước và giặt giũ được sau
khi lao động và tắm rửa trước khi về nhà.
Phải có h
ệ thống thông gió, hút bụi hoạt động tốt và đeo khẩu trang chống bụi khi cọ rửa
nơi làm việc.
Cần tổ chức khám tuyển cho công nhân, khám sức khoẻ chung và thử máu.
Trong các đợt khám sức khoẻ định kỳ hàng tháng hoặc từ 3 đến 6 tháng, chú ý tiến hành

xét nghiệm máu để phát hiện sớm các biểu hiện bệnh lý do phóng xạ gây ra.
Xét nghiệm máu là một biện pháp phát hiện bệnh rất thông dụng. Không cần phải để
bệnh nhân nhịn đói. Nên thử vào buổi sáng, bệnh nhân có thể ăn sáng (không ăn thịt) vài giờ
trước đó và được nghỉ ngơi.
Ngoài ra, rất cần khám bệnh ngoài da. Phải dặn dò những người tiếp xúc nhất thiết phải
đi khám bệnh khi có biến đổi ở da. Cần chú ý vị trí, điện tích và tính chất tiến triển của tổn
thương.
Như vậy, theo dõi sức khoẻ công nhân tiếp xúc phải d
ựa chủ yếu vào sự biến đổi máu
tuần hoàn, vào tình trạng da và niêm mạc, vào biến đổi tuỷ xương và chức năng sinh sản.
Nếu phát hiện được bệnh, phải gửi đi điều trị và điều dưỡng. Sau đó, gửi bệnh nhân đến
hội đồng giám định y khoa để xác định tỷ lệ mất khả năng lao động.

×