Bài 10: THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM
GIÓ MÙA
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
a. Tính chất nhiệt đới:
- Biểu hiện:
+ Nhiệt độ cao quanh năm (TB: trên 200C). Tổng lượng nhiệt lớn. Số
giờ nắng cao.
+ Càng vào Nam nhiệt độ càng tăng.
- Nguyên nhân: Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến
nên hàng năm nước ta nhận được lượng bức xạ lớn.
b. Lượng mưa, độ ẩm lớn:
- Biểu hiện:
+ Lượng mưa TB năm: 1500mm – 2000mm
+ Độ ẩm không khí cao: trên 80%, cân bằng ẩm luôn dương
- Nguyên nhân: Vai trò của Biển Đông đã làm biến tính các khối khí
(tăng cường ẩm)
c. Gió mùa:
* Gió tín phong: Hoạt động quanh năm theo hướng ĐB trên lãnh thổ
nước ta, tuy nhiên do nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa
châu Á nên ở khu vực nào gió mùa hoạt động mạnh thì gió tín phong
bị suy yếu; hay nói đúng hơn là gió tín phong hoạt động xen kẽ gió
mùa và chỉ mạnh lên rõ rệt vào các thời kì chuyển tiếp giữa 2 mùa
gió.
- Gió mùa mùa đông:
- Gió mùa mùa hạ:
*Nguyên nhân: do sự chênh lệch nhiệt độ giữa lục địa và đại dương,
giữa NCB với NCN theo hai mùa trái ngược nhau; vì thế nước ta nằm
trong khu vực giao tranh của các khối khí hoạt động theo mùa
2. Làm các câu hỏi và Bài tập trong SGK
*Trả lời câu2:
- Có sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam ở nước ta, vì càng gần xích
đạo thì bề mặt Trái Đất càng nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn
hơn do góc chiếu của tia sáng mặt trời lớn và khoảng thời gian giữa
hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh cách nhau dài hơn. ở Miền Bắc còn
chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Gió mùa Đông Bắc.
*Trả lời câu 3
- Chênh lệch nhiệt độ trung bình tháng VII giữa các địa điểm không
rõ rệt. Ở TPHCM, nhiệt độ trung bình tháng VII thấp vì có mưa lớn.
- Huế có lượng mưa cao nhất do bức chắn của Trường Sơn và dãy
Bạch Mã đối với các luồng gió thổi theo hướng Đông Bắc, bão từ Biển
Đông vào và hoạt động của hội tụ nhiệt đới cùng Frông lạnh. Cũng vì
thế Huế có mùa nưa vào thu đông (từ tháng VIII đến tháng I). Vào
thời kì mưa nhiều này, do lượng bốc hơi nhỏ nên cân bằng ở Huế
cao. TPHCM có lượng mưa lớn hơn HN do trực tiếp đón nhận gió
mùa Tây Nam mang mưa, hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới mạnh
hơn nhưng nhiệt độ cao đặc biệt trong mùa khô nên bốc hơi nước
mạnh hơn vì thế có cân bằng ẩm thấp hơn Hà Nội.
2. Các thành phần tự nhiên khác:
a. Địa hình:
- Xâm thực mạnh ở miền đồi núi:
+ Vùng đồi núi bị cắt xẻ, bào mòn, tạo nên các hẻm vực, sườn dốc,
hiện tượng đất trượt, đá lở tạo thành các nón phóng vật; hang động
trong các khối núi đá vôi (địa hình Cacxtơ); các bậc thềm phù sa cổ
bị chia cắt thành các đồi thấp xen thung lủng rộng
+ Tính chất phân hóa mùa của khí hậu VN trên nền nhiệt cao làm cho
quá trình xâm thực cơ giới diễn ra mạnh mẽ ở miền đồi núi.
- Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu:
+ Sự mở mang các đồng bằng ở hạ lưu sông: ĐB châu thổ sông Hồng
và sông Cửu Long hàng năm lấn ra biển từ vài chục đến vài trăm
mét.
+ Quá trình xâm thực mạnh đã rửa trôi bề mặt địa hình, tạo nên
dòng chảy rắn góp phần tạo nên đồng bằng.
b. Sông ngòi:
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc
- Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa
- Thủy chế theo mùa
*Sông ngòi là hệ quả của khí hậu nhiệt đới ẩm chảy trên nền địa hình
xâm thực
c. Đất:
- Quá trình feralit là quá trình hình thành đất chủ yếu ở Việt Nam
- Đất dễ bị suy thoái
d. Sinh vật:
- Rừng:
+ Nguyên sinh: rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh (còn rất ít)
+ Thứ sinh: hệ sinh thái rừng gió mùa biến dạng khác nhau
- Thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế
*Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất Feralit là
cảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta
3) ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt
động sản xuất và đời sống.
a) ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp
- TL: Phát triể nền nông nghiệp lúa nước, tăng vụ đa dạng hoá cây
trồng vật nuôi nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi,
- KK:Tính thất thường của thời tiết: Bão, lũ lụt, sương muối ở miền
núi, sói mòn gây khó khăn chôhạt động canh tác, cơ cấu cây trồng,
thời vụ, phòng chống thiên tai…
b) Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác và đời sống
- Thuận lợi để phát triển các ngành lâm nghiệp , thuỷ sản, GTVT, du
lịch, … và đẩy mạnh hoạt động khai thác, xây dựng vào mùa khô.
- Khó khăn:
+ Các hoạt động giao thông, vận tải du lịch, công nghiệp khai thác
chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự phân mùa khí hậu, chế độ nước
sông.
+ ĐỘ ẩm cao gây khó khăn cho việc qản máy móc, thiết bị, nông sản.
- Các thiên tai như mưa bão, lũ lụt, hạn hán và diễn biến bất thường
như dong, lốc, mưa đá, sương mù, rét hại, khô nóng, …cũng gây ảnh
hưởng lớn đến sản xuất và đời sống.
+ Môi trường thiên nhiên dễ bị suy thoái