Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Cách phát triển nhận thức bản thân pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.55 KB, 4 trang )

Cách phát triển nhận thức bản thân
Vào khoảng 18 tháng tuổi, bé bắt đầu nhân thức rằng nó là một cá thể
độc lập. Bé sẽ bắt đầu nói tên mình khi ám chỉ đến bản thân và bé cũng
sẽ thích ngắm ảnh chụp của mình. Kể từ bây giờ, bé sẽ càng ngày càng
muốn tự lo cho cuộc sóng bản thân và khẳng định những điều mong
muốn và cá tính của mình. Bạn có thể giúp bé phát triển trong bước đầu.
Bạn có thể hỗ trợ cho tình thần nhận thức bản thân đang nẩy nở ấy cũng
như cho quyết tâm tự mình làm lấy mọi chuyện.
Khuyến khích tính độc lập

Bạn hãy đơn giản hóa mọi việc. Từ hai
tuổi trở lên, nên sắp xếp những vật sở hữu
của bé sao cho bé có thể tự làm lấy càng nhiều việc cho mình càng tốt.
Bạn hãy mua quần áo dễ mặc dễ cởi, để bé có thể tự mặc tự cởi lấy một
mình; bạn hãy kê một cái bục trước bồn rửa mặt để bé có thể tự mình
rửa tay mà không cần bạn giúp đỡ và hãy gắn một cái móc dưới thấp để
bé có thể tự mình mắc (máng) áo của mình.

Hãy khuyến khích bé làm giúp bạn. Bây giờ “làm giúp” là một trò chơi.
Những việc đơn giản thôi, thí dụ như bóc giấy, mở một gói đồ mới mua
về, đặt bàn hay quét sàn nhà bếp khiến cho bé cảm thấy mình hoàn thành
được một việc gì đó và cho bé thấy làm giúp là một phần của đời sống
gia đình.

Hãy để cho bé có những quyết định. Có cơ hội được quyết định một số
việc đơn giản cho bé cảm giác mình đã ít nhiều tự chủ được đời sống
của mình. Vậy bạn hãy để cho bé tự chọn chiếc áo lót nào bé thích mặc
hay cách sắp xếp căn phòng của mình hoặc chọn lựa nơi nào bé muốn đi
dạo chơi.
Giúp bé cảm nhận cá tính của mình


Bé, cũng như mọi đứa trẻ khác, cần cảm nhận thấy mình đặc biệt – rằng
bạn yên bé và bé đáng được yêu. Khi bé hiểu được điều này sẽ giúp cho
bé được vững mạnh về mặt cảm xúc và đủ khả năng phấn đấu khi xa
khung cảnh mái ấm an toàn. Có rất nhiều cách để bạn tỏ cho bé thấy
được là bé đặc biệt như thế nào đối với bé.

- Đừng quên nói rằng bạn yêu bé và không nên vì quá bận bịu mà không
ôm ấp hay vuốt ve bé khi bé muốn.

- Tôn trọng tình cảm của bé và đáp ứng những yêu cầu của bé. Khi bé
khổ sở, bé cần được khóc và cần được an ủi. Nói “Đừng có khóc nhè
nữa” có nghĩa là từ chối quyền được cảm thấy buồn của bé.

- Tán thưởng và hãy tỏ ra nhiệt tình với những thành tích bé mới đạt
được.

- Hãy chăm chú lắng nghe, khi bé kể chuyện cho bạn nghe.
Theo Cẩm Nang Chăm Sóc Bà Mẹ và Em

Xem thêm về chăm sóc bé tại www.chamsocbe.com

×