Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

tóm tắt luận án tiến sĩ xác định một số yếu tố môi trường trong quy hoạch sử dụng đất huyện sóc sơn, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (448.9 KB, 24 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sóc Sơn là huyện ngoại thành Hà Nội, nằm trong vùng bán sơn địa với
đặc điểm địa hình rất đa dạng: vùng gò đồi, vùng ruộng bậc thang và vùng
đồng trũng ven sông. Trong đó đặc biệt là vùng đất gò đồi có vị trí rất quan
trọng, rừng ở đây được coi là “lá phổi xanh” điều hoà khí hậu cho Thủ đô, nó
không chỉ là rừng cảnh quan phục vụ du lịch, nghỉ ngơi cuối tuần trong cụm
đô thị Hà Nội - Nội Bài - Việt Trì,… mà còn có ý nghĩa phòng hộ môi
trường, giữ nước, điều tiết nước phục vụ đời sống sinh hoạt và sản xuất nông
nghiệp của các huyện phía Bắc thành phố Hà Nội. Những năm gần đây vấn
đề đô thị hoá và công nghiệp hoá trên địa bàn đã gây áp lực không nhỏ đến
việc sử dụng đất, cụ thể như: việc mở rộng sân bay quốc tế Nội Bài, sân golf
Minh Trí, khu du lịch văn hoá Đền Sóc, Học viện Phật giáo, di dời các trường
đại học, các KCN, bãi rác, nghĩa địa,… cùng với việc chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, hình thành các trang trại trên các vùng gò đồi đã đặt ra những vấn đề
cấp bách trong công tác quản lý đất đai và bảo vệ môi trường, đảm bảo sự
tăng trưởng kinh tế, đồng hành với ổn định xã hội và phát triển bền vững.
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Xác định một
số yếu tố môi trường trong quy hoạch sử dụng đất huyện Sóc Sơn, thành phố
Hà Nội”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định một số chỉ tiêu, yếu tố bảo vệ môi trường cần kiểm soát gắn với
các mô hình sử dụng đất của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
Đề xuất một số yếu tố môi trường trong quy hoạch sử dụng đất huyện Sóc
Sơn, thành phố Hà Nội.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu làm rõ về các chỉ tiêu, yếu tố bảo vệ môi
trường trong điều kiện sử dụng đất đặc thù ở vùng gò đồi huyện Sóc Sơn,
thành phố Hà Nội, góp phần bổ sung, hoàn thiện cơ sở khoa học về sử dụng
đất bền vững đối với vùng gò đồi, đất dốc phục vụ công tác lập và thẩm định
quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.


3.2. Ý nghĩa thực tiễn: Xác định một số yếu tố môi trường cần kiểm soát
phục vụ công tác lập và thẩm định quy hoạch sử dụng đất huyện Sóc Sơn,
thành phố Hà Nội nhằm giải quyết các mục tiêu phát triển bền vững và giảm
thiểu những rủi ro đối với sử dụng đất nông nghiệp trong tương lai ở một
huyện vùng gò đồi đang trong quá trình đô thị hoá.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Quy hoạch sử dụng đất huyện Sóc Sơn và các vấn đề bảo vệ môi trường,
trong đó tập trung nghiên cứu một số chỉ tiêu, yếu tố bảo vệ môi trường đối
với quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp.

2
Các mô hình sử dụng đất nông nghiệp bền vững, bảo vệ môi trường trong
quy hoạch sử dụng đất huyện Sóc Sơn.
4.2. Phạm vi nghiên cứu.
Toàn bộ huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, trong đó tập trung thực
nghiệm trên diện tích vùng gò đồi sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn.
5. Những đóng góp mới của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án là căn cứ quan trọng để bảo vệ môi
trường trong sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
thuộc vùng gò đồi, đất dốc của Việt Nam. Theo đó, đã xác định một số yếu tố
môi trường cần thiết phải kiểm soát phục vụ lập và thẩm định quy hoạch sử
dụng đất huyện Sóc Sơn đến năm 2020, đó là: tổng quỹ đất nông nghiệp cần
bảo vệ, quỹ đất trồng lúa cần bảo vệ nghiêm ngặt; tổng quỹ đất rừng, quỹ đất
rừng thông cần bảo vệ nghiêm ngặt; độ che phủ rừng, độ che phủ chung gồm
cả cây lâu năm; diện tích đất bảo đảm cảnh quan, nguồn nước và quỹ đất xây
dựng các công trình bãi rác, xử lý chất thải. Đây là những chỉ tiêu kép: sử
dụng đất - bảo vệ môi trường và được lồng ghép trong phương án quy hoạch
sử dụng đất theo hướng phát triển bền vững.


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất
1.1.1. Đất và sử dụng đất
Đất là một hệ thống phức tạp bao gồm phần vô cơ, hữu cơ, sinh vật, nước, khí
và sự vận động liên tục từ bản thân nó cũng như tác động to lớn của con người. Vận
động của con người là sự phát triển. Sự phát triển gắn liền với ô nhiễm và suy thoái
môi trường đất (Trần Văn Nhân, Nguyễn Thị Lan Anh, 2006).
Đất không đơn giản chỉ là lớp vỏ bề mặt của thạch quyển mà nó là sản
phẩm của quá trình phong hoá lý hoá học tầng đá mẹ và sự chuyển hoá, nhào
trộn của các chất khoáng và chất hữu cơ. Đất cũng là môi trường sống thuận
lợi đối với đa số các loài sinh vật. Cảnh quan không có đất là cảnh quan
không có sự sống (Lương Đức Phẩm và cộng sự, 2009).
Sử dụng đất (Land Use): Bao gồm toàn bộ các hoạt động can thiệp của
con người đối với tài nguyên đất đai tự nhiên. Sử dụng đất là quá trình thực
hiện các hoạt động kinh tế, xã hội, sản xuất, an ninh, quốc phòng…theo các
định hướng quy hoạch sử dụng đất hoặc tự phát diễn ra trên một khu vực
hoặc vùng lãnh thổ và có liên quan tới các biện pháp chính sau: Khai thác;
Xây dựng; Canh tác và Bảo vệ.
Mục đích của sử dụng đất là làm thế nào để nguồn tư liệu có hạn này đem
lại hiệu quả kinh tế, hiệu quả sinh thái, hiệu quả xã hội cao nhất, đảm bảo
được lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài.


3
1.1.2. Cơ sở khoa học của quy hoạch sử dụng đất
Theo Đoàn Công Quỳ và cộng sự, Quy hoạch sử dụng đất (Land Use
Planning) là một hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của
Nhà nước về tổ chức sử dụng đất đai đầy đủ và hợp lý có hiệu quả cao thông
qua việc phân phối và tái phân phối quỹ đất cả nước, tổ chức sử dụng đất như

một tư liệu sản xuất cùng với các tư liệu sản xuất khác gắn liền với đất nhằm
nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi
trường.
Theo Tổ chức Nông nghiệp và lương thực thế giới FAO (1993) “Quy
hoạch sử dụng đất là sự đánh giá có hệ thống về tiềm năng tài nguyên đất và
nước, về các mô hình sử dụng đất trong các điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã
hội khác nhau nhằm mục đích lựa chọn và thông qua các phương thức sử
dụng đất mang lại nhiều lợi ích nhất cho người sử dụng mà không phá hủy tài
nguyên và môi trường, đồng thời đề xuất lựa chọn và thực hiện các biện pháp
thích hợp nhất để thực hiện việc sử dụng đất như vậy”.
1.2. Yêu cầu bảo vệ môi trường trong quy hoạch sử dụng đất
Để thấy được một cách đầy đủ những yêu cầu về môi trường trong quy
hoạch sử dụng đất chúng ta xem xét mối quan hệ này ở cả hai khía cạnh: yêu
cầu khách quan và yêu cầu chủ quan - do tính pháp lý mang lại.
1.2.1. Yêu cầu khách quan
Xét về mặt khái niệm, môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất
nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn
tại, phát triển của con người và sinh vật, cụ thể gồm các thành phần như đất,
nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái
vật chất khác (Luật Bảo vệ môi trường 2005).
Quy hoạch sử dụng đất là hoạt động điều tra, nghiên cứu, đánh giá tổng
hợp toàn bộ các đối tượng trên để rút ra những nhận xét, đánh giá mang tính
quy luật khách quan của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tiềm năng của
các nguồn tài nguyên gắn với đất phục vụ cho công tác hoạch định phương án
khai thác sử dụng đất trong tương lai phù hợp với chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội, đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả và bền vững.
QHSDĐ cũng bao gồm những hoạt động mang tính dự báo, bố trí quỹ đất
cho các nhu cầu trong tương lai, kể cả các nhu cầu cho hoạt động phòng
ngừa, ứng phó với những rủi ro, sự cố môi trường trong tương lai (trồng rừng
chắn sóng, chắn cát, xây dựng đê, kè, đập, ); những hoạt động nhằm cải

thiện, giữ môi trường trong lành (trồng cây, trồng rừng, xây dựng hồ chứa
nước, ); sử dụng tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ đa dạng sinh học (quy hoạch
bảo vệ các khu vực khoáng sản, các khu rừng đặc dụng, vườn quốc gia, ).
1.2.2. Yêu cầu về pháp lý
Luật Đất đai năm 2003 quy định việc lập quy hoạch sử dụng đất phải đảm
bảo các nguyên tắc căn bản sau: Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả; Khai

4
thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; Bảo vệ, tôn tạo di
tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh.
Để đảm bảo đạt được những yêu cầu trên, những quy định về nội dung
quy hoạch sử dụng đất đã bao hàm những hoạt động nhằm bảo vệ môi
trường: Điều tra, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế,
xã hội và hiện trạng sử dụng đất; Đánh giá tiềm năng đất đai; Xác định diện
tích các loại đất phân bổ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng,
an ninh; Xác định các biện pháp sử dụng, bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường.
Các phương án quy hoạch sử dụng đất đưa ra đều được xem xét, cân nhắc
và tính toán trên cả ba khía cạnh: kinh tế - xã hội - môi trường để từ đó lựa
chọn được phương án phù hợp. Đó là phương án đảm bảo Phát triển bền
vững, tức là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không
làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ
sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội
và bảo vệ môi trường.
Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định đối tượng phải đánh giá môi
trường chiến lược là quy hoạch sử dụng đất đối với khu vực liên tỉnh, liên
vùng, tức là đối với quy hoạch sử dụng đất cấp vùng và quy hoạch sử dụng
đất của cả nước phải đánh giá môi trường chiến lược.
1.2.3. Thực trạng việc lồng ghép các vấn đề môi trường trong quy hoạch
sử dụng đất
Một nguyên tắc căn bản đã được Luật Đất đai quy định, yêu cầu trong sử

dụng đất phải đảm bảo “Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không
làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh”. Chính
nguyên tắc này có ảnh hưởng xuyên suốt, đòi hỏi công tác quy hoạch sử dụng
đất phải quan tâm đến khía cạnh môi trường. Đồng thời, bản thân quy hoạch
sử dụng đất cũng là một hoạt động tổng hợp bảo vệ môi trường.
Pháp luật đất đai và pháp luật bảo vệ môi trường cũng đã có những quy
định về công tác bảo vệ môi trường trong sử dụng đất nói chung và quy
hoạch sử dụng đất nói riêng, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khách quan và
chủ quan đã ảnh hưởng đến việc áp dụng những quy định, lồng ghép các vấn
đề môi trường trong quy hoạch sử dụng đất, bên cạnh đó cũng còn có nhiều
tồn tại cần bổ sung, hoàn thiện.
Thực tế thời gian vừa qua chúng ta còn lúng túng trong quan niệm và
phương pháp lồng ghép các yếu tố môi trường trong quy hoạch sử dụng đất.
Thứ nhất là quan niệm về vấn đề lồng ghép, từ trước đến nay công tác
quy hoạch sử dụng đất vẫn được quan niệm tự thân nó đã bao hàm các hoạt
động môi trường, do đó đây là hoạt động tương đối độc lập, đầy đủ các yếu tố
cấu thành: tự nhiên - kinh tế - xã hội - môi trường.
Xu hướng thứ hai thì coi công tác quy hoạch sử dụng đất mới là một phần
của hoạt động môi trường, cần có sự lồng ghép các hoạt động bảo vệ môi
trường để đảm bảo sự phát triển bền vững.

5
Thứ ba là phương pháp tiếp cận, những năm trước đây việc lồng ghép
thường được quan tâm nghiên cứu là những ảnh hưởng đến môi trường của
phương án quy hoạch sử dụng đất, tuy nhiên ngày nay cách tiếp cận này đã
thay đổi “Lồng ghép các yêu cầu bảo vệ môi trường ngay từ khâu xây dựng,
thẩm định và phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình dự
án phát triển”, thậm chí phải được nghĩ đến ngay từ khâu hình thành ý tưởng
quy hoạch, những xu hướng ban đầu của phương án quy hoạch, như vậy việc
lồng ghép mới đem lại hiệu quả cao.

1.3. Bảo vệ môi trường đất
1.3.1. Môi trường đất
Môi trường đất là tập hợp các yếu tố về thành phần và tính chất của đất (đặc
trưng và thuộc tính), các quá trình cũng như các yếu tố tác động đến quá trình đó
trong đất, liên quan đến sự hình thành, phát triển, quyết định độ phì nhiêu tự
nhiên của đất tại một thời điểm nhất định và trong một phạm vi nhất định, có ảnh
hưởng đến sự sống của sinh vật cũng như đến các dạng và thành phần môi trường
liên quan (Trung tâm Điều tra, Đánh giá tài nguyên đất, 2009).
Hiện nay quan điểm nghiên cứu các vấn đề về môi trường đất, đã xác định
4 quá trình gây suy thoái đất do tác nhân của con người: xói mòn do gió và
nước, suy thoái do dư thừa các chất hoá học, suy thoái vật lý và suy thoái
sinh học (Trung tâm Điều tra, Đánh giá tài nguyên đất, 2009).
1.3.2. Bảo vệ môi trường vùng gò đồi, đất dốc
1.3.2.1. Đặc điểm vùng gò đồi, đất dốc
Vùng gò đồi là vùng được xác định trong phạm vi độ cao tuyệt đối dưới
500m, trừ trường hợp đặc biệt có địa hình chia cắt mạnh và có địa mạo đa
dạng (lượn sóng, bát úp, núi thấp). Sự phát triển nông lâm nghiệp trong một
tổng thể thống nhất sẽ đóng một vai trò đặc biệt quan trọng cả trong phát
triển kinh tế và bảo vệ môi trường, giữ gìn đa dạng sinh học và an ninh chính
trị, an toàn xã hội.
Tuy nhiên, chúng ta cần phải nhận thức sâu sắc rằng lớp đất mặt để duy
trì cuộc sống của nhân loại là rất mỏng và rất dễ bị tổn thương. Khi lớp đất
mỏng trên bề mặt đã bị xói mòn thì khó mà khôi phục lại. Đối với vùng nhiệt
đới ẩm thì nguy cơ xói mòn đất thường cao hơn các vùng khác. Nếu thiếu sự
bảo vệ do việc canh tác, trồng trọt không đúng cách, đất sẽ bị thoái hoá trầm
trọng trong một thời gian ngắn.
1.3.2.2. Sử dụng đất dốc bền vững
Về phát triển bền vững (dẫn theo Lê Quốc Doanh và cộng sự, 2006), viện
dẫn khái niệm của Uỷ ban thế giới về môi trường và sự phát triển (WCED):
Phát triển bền vững là sự phát triển có khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ

hiện nay mà không phương hại đến khả năng của các thế hệ mai sau đáp ứng
được những nhu cầu của họ.

6
Theo Smith và Dumanski (1993) quan điểm sử dụng đất bền vững phải
đảm bảo 5 nguyên tắc: Duy trì hoặc nâng cao hơn nữa hoạt động sản xuất;
giảm mức độ rủi ro với sản xuất; bảo vệ tiềm năng của các nguồn tài nguyên
thiên nhiên, chống lại sự thoá hoá chất lượng đất và nước; khả thi về mặt
kinh tế; được xã hội chấp nhận.
1.4. Xác định các yếu tố môi trường trong QHSDĐ
Các kết quả đạt được của Dự án “Điều tra, xác định các yếu tố môi trường
cơ bản phục vụ công tác quản lý và quy hoạch sử dụng đất” là cơ sở quan
trọng mở ra các nghiên cứu sau này sâu hơn, phục vụ cho công tác quy hoạch
sử dụng đất ngày càng hiệu quả hơn, phù hợp hơn.
1.4.1. Các yêu cầu chung trong quá trình lập QHSDĐ
- Bố trí quỹ đất, có dự trữ cho chiến lược phát triển. Cần vạch tuyến,
khoanh diện tích trên bản đồ sao cho ít vi phạm nhất đến quỹ đất sản xuất
nông nghiệp phù hợp, đất mặt nước cần bảo vệ tối đa.
- Phân bố phù hợp giữa đô thị và đường giao thông, khu công nghiệp và thủ
công nghiệp, làng nghề, bệnh viện, khu thương mại…trong vùng quy hoạch.
- Cần chú ý đến sự cân đối giữa các vùng quy hoạch, vấn đề này có thể
tuân theo một nguyên tắc chung trong việc bảo vệ tài nguyên đất - đa dạng
sinh học - sức khỏe cộng đồng và phát triển kinh tế.
- Cần phải thực hiện đánh giá tác động môi trường cho dự án QHSDĐ.
- Cần công khai hóa và thực hiện quy hoạch cùng với cộng đồng.
- Cần nắm vững chính sách vĩ mô quốc gia trong đòi hỏi cân đối phát triển
giữa các vùng. Quy hoạch đô thị, giao thông có liên quan rất cơ bản đến sử
dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và chất lượng môi trường các đô thị. Quy
hoạch sử dụng đất (cho đô thị, KCN, đường giao thông…) ảnh hưởng rất quan
trọng đến vấn đề xác định địa điểm và nắm vững các tác động của hoạt động

đó. Những nguy cơ cần chú trọng: rác thải rắn, nước thải, chất thải nguy hại từ
bệnh viện, cơ sở sản xuất hóa chất độc, cơ sở có nguy cơ bức xạ không an toàn.
- Quy hoạch khu vực đô thị phải chú ý: điều kiện cấp nước, vệ sinh, xử lý
nước thải, thu gom và xử lý rác, không khí sạch, khí hậu điều hòa.
1.4.2. Các chỉ tiêu môi trường cần kiểm soát
1.4.2.1. Các chỉ tiêu môi trường cần kiểm soát trong phát triển giao
thông: Tỷ lệ đất nông - lâm nghiệp cần bảo vệ; Độ che phủ trong vùng quy
hoạch phải đạt (giữ) được 40 - 50%; khoảng cách từ đường giao thông đến
khu nhạy cảm (bệnh viện, trường học, khu nghỉ ngơi) phải đủ để không khí
đạt Quy chuẩn Việt Nam (QCVN); Trong quy hoạch đường xá, những diện
tích mặt nước bị mất đi phải cố gắng bù lại bằng các công trình khác.
1.4.2.2. Các chỉ tiêu môi trường quan trọng kiểm soát chất thải
- Quản lý và quy hoạch sử dụng đất cần tính đến tổng lượng chất thải
(rắn, lỏng và khí) trong vùng lãnh thổ quy hoạch.

7
- Xác định được tính chất, thành phần và lượng chất thải.
- Xác định được mức độ nguy hại của chất thải nguy hại.
- Xác định được tỷ lệ chất thải cần phải xử lý.
- Quy hoạch diện tích cho cơ sở xử lý, chôn lấp đúng vị trí.
- Xác định tỷ lệ đất dành cho hệ thống vệ sinh công cộng (kể cả cống
rãnh, trạm chuyển tiếp,…)
- Xác định khoảng cách tối thiểu từ nguồn gây ô nhiễm đến các khu vực
nhạy cảm để các khu vực quy hoạch này có chỉ tiêu môi trường đạt chuẩn.
1.4.2.3. Các chỉ tiêu môi trường cơ bản cần kiểm soát phục vụ quy hoạch sử
dụng đất được tổng hợp theo 5 vùng sau:
a) Vùng núi Tây Bắc: Độ che phủ rừng (%); Nguồn nước, lượng mưa; Số
km đường giao thông/1km
2
; Tỷ lệ (%) dân tiếp cận y tế và giáo dục.

b) Vùng trung du miền núi Việt Bắc và Đông Bắc:Rừng và độ che phủ
rừng; Lượng mưa, nguồn nước;Số km đường giao thông/1km2; Tỷ lệ (%) rác
thải được thu gom và xử lý; Tỷ lệ (%) đất khai thác khoáng sản, làm vật liệu
xây dựng được phục hồi.; Tỷ lệ (%) dân được tiếp cận y tế, giáo dục
c) Vùng đồng bằng Bắc Bộ: Tỷ lệ đất đô thị/tổng diện tích; Diện tích đất
ngập nước giảm hàng năm (%); Tốc độ mất đất lúa vào mục đích khác (%);
Chỉ số ô nhiễm đất I (chú trọng dư lượng chất BVTV, kim loại nặng Pb, Cd,
Fe); Tỷ lệ đất cho giao thông/tổng diện tích; Lượng (km) kênh mương thoát
nước/ tổng diện tích khu vực; Tỷ lệ (%) rác được thu gom và xử lý; Tỷ lệ (%)
cơ sở sản xuất được xử lý nước thải.
d) Vùng ven biển miền Trung: Xói mòn, lở đất; Sa mạc hóa; Nguồn nước
mặt và nước ngầm; Diện tích đất ngập nước và NTTS; Diện tích đất giao
thông/tổng diện tích khu vực; Tỷ lệ (%) gia đình có hố xí hợp vệ sinh.
đ) Vùng Tây Nguyên: Độ dốc, lượng đất xói mòn/năm; Rừng và độ che
phủ ( %); Nguồn nước (mặt và ngầm); Diện tích đất giao thông/tổng diện
tích; Tỷ lệ (%) dân tiếp cận y tế giáo dục và Chính sách hỗ trợ
1.4.2.4. Các chỉ tiêu cần kiểm soát thêm cho quy hoạch đất đô thị, đất phát
triển công nghiệp, đất phát triển giao thông
Ngoài việc chọn các chỉ tiêu cơ bản cho 5 vùng đại diện, khi thực hiện
quy hoạch sử dụng đất, nhà quy hoạch còn phải quan tâm đến các loại hình
sử dụng đất để xây dựng phương án quy hoạch, cụ thể:
Đối với đất cho đô thị cần chú ý thêm: Diện tích đô thị và dân số; Tỷ lệ
cây xanh/ 1 người dân; Vạch tuyến, khoanh vị trí các quy hoạch đất chi tiết
trên bản đồ.
Đất cho khu công nghiệp cần chú ý thêm: Diện tích và loại công nghiệp
cần phù hợp; diện tích dành cho xử lý thải rắn, lỏng, tỷ lệ (%) chất thải được
xử lý; Tỷ lệ (%) diện tích cho cây xanh, đường nội bộ, cống thải; Khoảng

8
cách từ khu công nghiệp đến đô thị, khu dân cư (an toàn về môi trường theo

tiêu chuẩn khí, nước của Việt Nam).
Đất cho giao thông cần chú ý thêm: Tỷ lệ (%) diện tích giao thông/ diện
tích toàn lãnh thổ quy hoạch; Khoảng cách an toàn về khí, bụi cho khu dân
cư; Tỷ lệ (%) diện tích cho giao thông tĩnh.
1.4.2.5. Khoảng giá trị của chỉ số môi trường trong quy hoạch sử dụng đất:
Căn cứ vào các yếu tố môi trường cần kiểm soát theo vùng nói trên, nhóm tác
giả đã đề xuất khoảng chỉ số cho từng yếu tố và khuyến cáo có thể dùng
chúng trong công tác quy hoạch sử dụng đất.
Chương 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu của đề tài gồm:
- Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Sóc Sơn
- Đánh giá việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Sóc Sơn đến năm
2010 theo yêu cầu bảo vệ môi trường
- Những yêu cầu về bảo vệ môi trường trong quy hoạch sử dụng đất đến
năm 2020 huyện Sóc Sơn
- Đề xuất một số yếu tố môi trường trong quy hoạch sử dụng đất huyện
Sóc Sơn
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra thu thập thông tin, tài liệu, số liệu: Thu thập các
nguồn tài liệu thứ cấp; Điều tra, thu thập các số liệu sơ cấp.
- Phương pháp xây dựng bản đồ
- Phương pháp kế thừa, chọn lọc những tư liệu sẵn có
- Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp bền vững
- Phương pháp mô hình khung ma trận Áp lực - Tình trạng - Phản hồi, có
mở rộng và chi tiết hơn bằng mô hình DPSIR.
- Phương pháp tổng hợp, xử lý dữ liệu
- Phương pháp chuyên gia
Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Sóc Sơn
3.1.1. Vị trí địa lý
Sóc Sơn là huyện ngoại thành Thành phố Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô
Hà Nội khoảng 40 km về phía Bắc, có tổng diện tích tự nhiên 30.651,3ha,
bao gồm 26 đơn vị hành chính: 25 xã và 01 thị trấn. Có vị trí địa lý: Phía Bắc

9
giáp huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên; Phía Nam giáp huyện Đông Anh;
Phía Đông giáp huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh; Phía Tây giáp huyện Mê
Linh và thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Huyện có vị trí cửa ngõ của Thủ đô Hà Nội: cửa ngõ phía Bắc theo Quốc
lộ 3, cửa ngõ phía Tây theo Quốc lộ 2, cửa ngõ phía Đông theo Quốc lộ 18.
Đây là địa bàn có vị trí thuận lợi với hệ thống giao thông đối ngoại khá phát
triển, đặc biệt là cảng hàng không quốc tế Nội Bài, các trục quốc lộ Hà Nội-
Thái Nguyên, Bắc Ninh- Hà Nội- Việt Trì, vì vậy nhiều điều kiện thuận lợi
để phát triển nhanh nền kinh tế - xã hội.
3.1.2. Khái quát về các điều kiện sinh thái tự nhiên của huyện Sóc Sơn
Sóc Sơn là vùng bán sơn địa với 3 loại địa hình chính: vùng gò đồi, vùng
giữa và vùng đồng bằng ven sông. Địa hình của vùng gò đồi thấp dần theo
hướng Tây Bắc- Đông Nam, địa hình ở đây chia cắt tương đối mạnh, sườn
dốc lưu vực ngắn. Độ dốc trung bình từ 20-25
0
, có nơi độ dốc trên 35
0
. Sóc
Sơn nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều, với 2 mùa rõ
rệt: mùa mưa và mùa khô, lạnh.
Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 24,46
0

C. Số giờ nắng trung bình khá
dồi dào với 1.645 giờ. Lượng mưa trung bình năm 1.600 - 1.700 mm (1.670
mm). Độ ẩm không khí trung bình 84%.
Hệ thống sông ngòi của huyện dày đặc, quan trọng nhất là sông Cầu, sông
Công và sông Cà Lồ, có ảnh hưởng đến chế độ thuỷ văn của huyện. Bên cạnh đó
là hệ thống các suối và nhiều đầm, hồ tự nhiên là nguồn dự trữ nước quan trọng
vào mùa khô. Đối với vùng gò đồi Sóc Sơn là một phần của nguồn sinh thuỷ, với
mạng lưới suối và kênh mương khá dày từ 1,2-1,5 km/km
2
.
3.1.3. Các nguồn tài nguyên của huyện Sóc Sơn
Tài nguyên đất của huyện có tổng diện tích 30.651ha, được chia làm 15
loại đất chính, bố trí ở các nhóm: đất phù sa 5.061ha, đất bạc màu
12.501ha, đất ferralit 9.733ha và đất khác 3.356ha.
Huyện Sóc Sơn có trữ lượng nước mặt khá dồi dào tuy nhiên nguồn
nước mặt đang bị nguy cơ ô nhiễm đe dọa khó khăn cho khai thác phục vụ
sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Sóc Sơn vẫn là vùng nghèo nước, đặc
biệt ở vùng gò đồi, lượng mưa phân bố không đều theo không gian và thời
gian trong năm đã làm cho huyện trở thành vùng hạn và ngập úng trọng
điểm của Hà Nội. Do đó, để phát triển lâu bền môi trường tự nhiên, phục vụ
cho sản xuất và sinh hoạt, cần có chiến lược bảo vệ và phát triển tài nguyên
nước cho huyện và cho vùng thông qua xây dựng, nâng cấp các hồ, đập để
giữ nước phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp, cung cấp nước sinh hoạt cho
nhân dân và phát triển du lịch.
3.1.4. Khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Sóc Sơn
Trong những năm qua kinh tế trên địa bàn của huyện có bước tăng
trưởng nhanh liên tục. Tổng GTSX trên địa bàn huyện tăng từ 2.015 tỷ
đồng năm 2000 lên 12.427 tỷ đồng năm 2006 và đạt 33.055,7 tỷ đồng năm

10

2010 (theo giá hiện hành). Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai
đoạn 2000-2008 đạt 20%/năm, giai đoạn 2003-2007 đạt tới 24%/năm (là
một trong những địa phương có tốc độ tằng trưởng nhanh nhất của thành
phố).
Về dân số: Đến ngày 01 tháng 01 năm 2010, tổng dân số trung bình trên
địa bàn huyện là 294.143 người với 69.877 hộ. Tốc độ tăng dân số tự nhiên
thời kỳ 2001 - 2010 bình quân là 1,98%/năm và giảm nhanh qua các năm. Cơ
cấu dân số đang có sự chuyển dịch tích cực, tỷ lệ dân số nông nghiệp
giảm từ 87,10% dân số năm 1995 xuống còn 85,06% vào năm 2010. Chi
tiết được thể hiện trong Bảng 3.5.
Bảng 3.5. Cơ cấu lao động theo ngành trên địa bàn Sóc Sơn
Hạng mục
Năm 2000
Năm 2006
Năm 2009
SL
(người)
%
SL
(người)
%
SL
(người)
%
Tổng số
130.021
100
138.496
100
199.264

100
- LĐ công
nghiệp
7.680
5,90
19.975
14,42
43.898
22,0
3
- LĐ nông
nghiệp
116.976
89,96
99.877
72,12


- LĐ dịch vụ
5.365
4,12
13.316
9,61


Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội, 2010
3.2. Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Sóc
Sơn đến năm 2010 theo yêu cầu bảo vệ môi trường
3.2.1.Khái quát phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010
Năm 2007, thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội, hướng dẫn

của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện Sóc Sơn đã tiến hành lập
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006-
2010) huyện Sóc Sơn trình UBND thành phố Hà Nội xét duyệt. Theo đó tóm
tắt phương án quy hoạch sử dụng đất như sau:
- Xây dựng công viên du lịch - nghỉ dưỡng - lâm viên: khu Đền Sóc, hồ
Đồng Quan, hồ Đạc Đức, hồ Thanh Trì, kết hợp dự án lâm viên Sóc Sơn
(khoảng 1.500 ha) gồm: trạm bảo vệ động vật hoang dã, khu du lịch, nghỉ
dưỡng Đền Sóc và các công trình nghỉ dưỡng, đây là khu công viên rừng du
lịch, nghỉ dưỡng cấp Thành phố.
- Quy hoạch Công viên cây xanh các khu đô thị: khai thác các lạch, hồ
nước Lương Châu, Lương Phúc, Xuân Hoa, Đồng Đò và các hồ điều hoà
thoát nước mưa cho khu vực tạo thành mạng lưới cây xanh công viên thể dục
thể thao cho các khu vực phát triển đô thị. Các công viên này sẽ liên kết khu
công viên cây xanh du lịch Đồng Quan ở phía Tây và Núi Đôi ở phía Đông

11
Bắc, khu đồi tượng đài phòng không ở phía Tây và Núi Đôi ở phía Đông
thành hệ thống khu cây xanh công viên mặt nước liên hoàn.
- Các khu vực phát triển du lịch: kết hợp kế hoạch phủ xanh đồi trọc và
tưới tiêu thuỷ lợi có nhiều khu vực có thể khai thác cho du lịch nghỉ ngơi
như: khu vực Núi Mơ ven sông Công, dốc Dây Diều, hồ Kèo Cà, hồ Anh Bé,
chân Núi Hàm Lợn, hồ Ban Tiện, suối Đồng Đò, suối Đồng Lạnh, hồ Xuân
Bảng, hồ Đồng Đắp, …
- Đến năm 2010, huyện có các khu công nghiệp (KCN) và cụm công
nghiệp (CCN) tập trung như: KCN Nội Bài; KCN Phú Cường- Phú Minh;
CCN tập trung tại Mai Đình ven đường 131, CCN vừa và nhỏ tại Mai Đình
ven QL 3A, CCN kho tàng ga Đa Phúc.

3.2.2. Xác định các yếu tố môi trường trong quy hoạch sử dụng đất huyện
Sóc Sơn đến năm 2010

a) Về phương pháp tiếp cận: Mặc dù ở thời điểm lập quy hoạch sử dụng
đất (năm 2007) chưa có những quy định cụ thể và trong nhóm công tác lập
quy hoạch cũng không có cán bộ môi trường, nhưng qua đánh giá có thể thấy
rằng ngay từ bước điều tra, thu thập thông tin, tài liệu, số liệu bản đồ, nhóm
lập quy hoạch sử dụng đất đã xây dựng báo cáo chuyên đề về điều kiện tự
nhiên, các nguồn tài nguyên, hiện trạng cảnh quan môi trường và các hệ sinh
thái. Bước đầu đã có những nhận định sơ bộ về hiện trạng các yếu tố môi
trường trên địa bàn huyện Sóc Sơn làm cơ sở dữ liệu nền cho việc lập
phương án quy hoạch sử dụng đất.
Tuy nhiên, các báo cáo chuyên đề và báo cáo tổng hợp quy hoạch sử dụng
đất cũng mới dừng lại ở mức độ mô tả hiện trạng cảnh quan môi trường và
các hệ sinh thái trên địa bàn huyện, chưa đi sâu phân tích, đánh giá được thực
trạng môi trường trong mối quan hệ với hiện trạng khai thác sử dụng đất trên
địa bàn, làm cơ sở để rút ra những điểm cần phát huy và những vấn đề cần
cảnh báo trong việc tổ chức sử dụng đất nhằm bảo vệ môi trường và phát
triển bền vững.
b) Kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010
Phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của huyện Sóc Sơn đã
được UBND thành phố Hà Nội xét duyệt năm 2008 và tổ chức thực hiện. Kết
quả các chỉ tiêu sử dụng đất của một số loại đất đã thực hiện đến năm 2010
được thể hiện trong Bảng 3.14.
Nhìn chung, việc tổ chức thực hiện cơ bản đạt được những chỉ tiêu quy
hoạch đã được UBND thành phố xét duyệt. Đặc biệt là việc đảm bảo các chỉ
tiêu quan trọng sau:
- Giữ được chỉ tiêu đất nông nghiệp (đạt 100,45%), đất sản xuất nông
nghiệp (đạt 102,54%), đất trồng cây hàng năm (đạt 105,45%) và đất trồng lúa
nước (đạt 107,23%) trong điều kiện tốc độ công nghiệp hoá, đô thị hoá trong
thời gian qua ảnh hưởng không nhỏ đến việc sử dụng đất trên địa bàn;

12

Bảng 3.14. Kết quả thực hiện chỉ tiêu sử dụng đất
của huyện Sóc Sơn năm 2010
Loại đất
Theo phương
án QH đến
2010 (ha)
Thực hiện
năm 2010
(ha)
So sánh
(ha)
Tỷ lệ (%)
1.Đất nông nghiệp
17.962,14
18.042,57
+ 80,43
100,45
1.1.Đất sản xuất nông nghiệp
12.880,99
13.207,85
+ 326,86
102,54
1.1.1.Đất trồng cây hàng năm
11.116,75
11.723,15
+ 606,40
105,45
Trong đó: Đất trồng lúa
9.681,40
10.381,21

+ 699,81
107,23
1.1.2.Đất trồng cây lâu năm
1.764,24
1.484,70
- 279,54
84,16
1.2.Đất lâm nghiệp
4.557,00
4.436,61
- 120,39
97,36
2.Đất phi nông nghiệp
11.845,45
11.550,24
-295,21
97,51
2.1.Đất ở
3.587,00
3.529,84
- 57,16
98,41
2.2.Đất chuyên dùng
6.258,93
6.258,74
- 0,19
100,00
3.Đất chưa sử dụng
843,71
1.058,49

214,78
125,46
- Đồng thời đảm bảo các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp
theo phương án được duyệt: đất phi nông nghiệp đạt 97,51%, trong đó đất ở
đạt 98,41%, đặc biệt là đất chuyên dùng đạt 100%.
- Xét về mặt chỉ tiêu sử dụng đất thì kết quả thực hiện đã cơ bản đáp ứng
nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời từng bước tiếp cận các yêu cầu
về bảo vệ môi trường, đó là:
Tốc độ mất đất lúa vào mục đích khác là 1.045/1.744ha, chiếm 60%;
Tỷ lệ đất cho giao thông/tổng diện tích: 85/1.000ha;
Rừng và độ che phủ rừng là 4.436/30.651ha, chiếm 14,47%.
Tuy nhiên, chưa có những chỉ tiêu, yếu tố cụ thể để giám sát, kiểm tra
đánh giá về tác động môi trường cũng như tác động của môi trường đến
phương án sử dụng đất, đặc biệt là khi phân tích từng loại đất, công trình cụ
thể.
c) Những điểm tồn tại: Qua kết quả phỏng vấn, khảo sát thực tế về tình
hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 cho thấy xuất
hiện một số vấn đề tồn tại về môi trường mà phương án quy hoạch sử dụng
đất chưa phản ánh được hoặc chưa đề cập đến:
Một là, vấn đề bảo đảm quỹ đất nông nghiệp và đất trồng lúa mâu thuẫn
với kết quả thực hiện các công trình đất phi nông nghiệp, đặc biệt là nhiều
công trình bảo vệ môi trường có trong phương án quy hoạch sử dụng đất
nhưng chưa được triển khai thực hiện. Cụ thể là:
- Huyện vẫn đảm bảo giữ được chỉ tiêu đất nông nghiệp, đất rừng và đất

13
trồng lúa, đó là do chưa thực hiện xây dựng, cải tạo các hồ chứa nước Đền
Sóc, Cầu Bãi;
- Một số công trình bảo vệ môi trường khác cũng chưa được triển khai
thực hiện, như mở rộng bãi rác Nam Sơn, các công trình công viên cây xanh,

các khu xử lý nước thải, các nhà máy nước. Song chỉ tiêu đất xây dựng công
trình sự nghiệp, công trình văn hoá của toàn huyện vẫn đảm bảo, chứng tỏ
nhiều công trình sử dụng vượt chỉ tiêu quy hoạch
Hai là, việc bảo đảm diện tích rừng và tỷ lệ che phủ với thực tế chất
lượng rừng, quản lý rừng bền vững đảm bảo chức năng phòng hộ môi trường.
Kết quả thực hiện việc giữ rừng đảm bảo 97,36% so với phương án được
duyệt, nhưng thực tế qua khảo sát xuất hiện một số vấn đề sau:
- Thiếu những quy định cụ thể về cơ chế cho tổ chức kinh tế thuê đất
rừng phòng hộ thuộc khu vực được kết hợp với kinh doanh cảnh quan, du
lịch sinh thái - môi trường dưới tán rừng (khoản 5 Điều 76 Luật Đất đai) dẫn
đến việc thực hiện các dự án du lịch sinh thái trên địa bàn huyện gặp khó
khăn. Đặc biệt là dự án khu du lịch sinh thái Phù Đổng (Đình Phú, xã Minh
Phú), các trang trại và một số dự án khác.
- Trong phương án quy hoạch sử dụng đất không có điều kiện làm rõ
việc bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện Sóc Sơn, đặc biệt phải bảo
vệ và trồng bổ sung diện tích rừng thông, đảm bảo cảnh quan, môi trường và
đa dạng sinh học. Đây cũng là một trong những điều kiện thu hút khách du
lịch đến với Sóc Sơn. Thực tế trong thời gian vừa qua, diện tích rừng thông
không những chưa được trồng mới theo phương án, mà còn bị mất đi khoảng
10ha do tình trạng cháy rừng ở một số tiểu khu, do việc người dân khai thác
tổ ong đã sơ ý để lửa gây hoả hoạn.
Do đó, cần có quy định cụ thể về tỷ lệ được phép chuyển mục đích đất
rừng (sang làm công trình du lịch và đường giao thông) và phải xác định rõ
chức năng (quy hoạch chi tiết) của từng lô, từng khoảnh rừng để trồng các
loại cây phù hợp, phát triển rừng Sóc Sơn phải phát triển toàn diện và bền
vững. Phát triển rừng phải trên cơ sở cải thiện đời sống nhân dân làm nghề
rừng, đẩy mạnh xã hội hoá nghề rừng, huy động rộng rãi nguồn lực của hộ
gia đình, cộng đồng dân cư thôn/xóm, tổ chức kinh tế xã hội, … Phát triển
rừng phải đảm bảo tính đồng bộ giữa đầu tư xây dựng các khu du lịch, nghỉ
ngơi cuối tuần với đầu tư bảo vệ và phát triển rừng bền vững.

Ba là, trong phương án chuyển mục đích sử dụng đất nội bộ đất nông
nghiệp gồm: Cải tạo hệ thống thuỷ lợi để chuyển một phần diện tích đất lúa
năng suất thấp sang nuôi trồng thuỷ sản tại Bắc Sơn 45ha, Tân Minh 15ha,
Tân Hưng 90ha, Đức Hoà 60ha, Kim Lũ 26ha và Tân Dân 70ha. Chuyển lúa
sang trồng rau an toàn tại Tân Dân 55ha và Đông Xuân 15ha. Quy hoạch
vùng lúa kết hợp nuôi cá tại Việt Long 76,8ha. Vùng rau - hoa tại Kim Lũ với
quy mô 45ha. Vùng chuyên rau an toàn tại Hiền Ninh, Tân Dân. Trồng cây
ăn quả tại Phù Lỗ 70ha.

14
Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc chuyển mục đích sử dụng đất đã diễn ra
không thành vùng tập trung, do đó không thấy được hiệu quả của các công
trình thuỷ lợi, manh mún chịu ảnh hưởng của việc phát triển các trang trại tự
phát theo trào lưu kinh doanh bất động sản, trang trại du lịch sinh thái và nghỉ
cuối tuần.
3.3. Nghiên cứu các mô hình sử dụng đất có liên quan đến yếu tố bảo
vệ môi trường cần kiểm soát trong quy hoạch sử dụng đất
Trên cơ sở kết quả điều tra phiếu năm 2008, chúng tôi lựa chọn theo dõi
các mô hình sử dụng đất đặc thù trong tổng số gần 300 trang trại và nông hộ
trên địa bàn huyện, trong đó:
Mô hình 1: Vườn cây ăn quả, cây công nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản kết
hợp du lịch sinh thái.
Mô hình 2: Đồi rừng, vườn cây ăn quả, cây công nghiệp và nuôi trồng
thuỷ sản kết hợp du lịch sinh thái.
Mô hình 3: Vườn cây ăn quả và chăn nuôi (gia cầm, lợn thịt, lợn giống)
Mô hình 4: Đồi rừng, vườn cây ăn quả, nuôi trồng thuỷ sản và chăn nuôi
kết hợp du lịch sinh thái.
Mô hình 5: Đồi rừng, vườn cây ăn quả, nuôi trồng thuỷ sản kết hợp du lịch sinh thái.
Mô hình 6: Đồi rừng, vườn cây ăn quả và cây hàng năm kết hợp du lịch sinh thái.
Qua khảo sát, theo dõi tình hình sử dụng đất và sản xuất kinh doanh của

các mô hình trang trại trong 3 năm: 2008, 2009 và năm 2010, cụ thể kết quả
được tổng hợp theo từng trường hợp trong Bảng 3.23.
Bảng 3.23 Hiệu quả sử dụng đất của các mô hình theo dõi
Chỉ tiêu
ĐVT
Mô hình
1
Mô hình
2
Mô hình
3
Mô hình
4
Mô hình
5
Mô hình
6
Chi phí
trực tiếp
1tr
đồng/ha
136,97
215,35
11.600
105,54
148,39
42,75
Giá trị
sản xuất
1tr

đồng/ha
255,76
393,94
16.467
179,95
235,86
63,38
Giá trị
gia tăng
1tr
đồng/ha
118,79
178,59
4.867
74,42
87,47
20,63
Tính toán theo diện tích mô hình


Diện tích
mô hình
ha
2,20
3,30
0,25
2,71
1,49
23,80
Chi phí

trực tiếp
1tr
đồng
301,33
710,67
2.912
286,00
221,67
1.017,33
Giá trị sản
xuất
1tr
đồng
562,67
1.300,00
4.133
487,67
352,33
1.508,33
Giá trị gia
tăng
1tr
đồng
261,33
589,33
1.222
201,67
130,67
491,00
Hiệu quả

trên một
đơn vị chi
phí
lần
1,87
1,83
1,42
1,71
1,59
1,48

15
Nhìn chung, các mô hình sử dụng tổng hợp đều mang lại hiệu quả kinh tế
ổn định ở mức cao, đặc biệt là các mô hình kết hợp nhiều kiểu sử dụng đất
như mô hình 1 và mô hình 2; đối với mô hình 6 do sử dụng đất lâm nghiệp
với quy mô lớn, chủ yếu là bảo vệ rừng nên hiệu quả chưa cao, cần có sự kết
hợp nhiều hơn nữa trong việc khai thác kinh tế du lịch sinh thái.
3.4. Những yêu cầu về bảo vệ môi trường trong quy hoạch sử dụng
đất huyện Sóc Sơn
Vận dụng phương pháp Khung ma trận Áp lực - Tình trạng - Phản hồi
(mở rộng) để phân tích, xác định những yêu cầu về bảo vệ môi trường trong
quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020.
3.4.1. Những áp lực từ phương án quy hoạch sử dụng đất huyện Sóc Sơn
Định hướng đến năm 2020, dự báo dân số của huyện sẽ tăng nhanh, gây
áp lực không nhỏ đến sử dụng đất, cụ thể là nhu cầu đất ở, phát triển hạ tầng
kỹ thuật và hạ tầng xã hội, việc làm trong các cơ sở sản xuất, đảm bảo yêu
cầu về thu nhập, việc làm, dịch vụ cá nhân và dịch vụ công cộng.
Dự báo đến năm 2015 dân số của huyện đạt 328.333 người và đạt 375.117
người vào năm 2020.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao khoảng 21% cho cả giai đoạn 2011-

2020, phấn đấu đến năm 2020 có 100% chất thải công nghiệp và 90% chất
thải sinh hoạt được thu gom xử lý. Tỷ lệ dân số được dùng nước máy đạt
50% vào năm 2015 và đạt 95% vào năm 2020, đây là sức ép rất lớn đối với
huyện trong điều kiện địa chất và nước ngầm rất khó khăn.
Kết quả phân tích những áp lực sử dụng đất với bảo vệ môi trường và các
vấn đề liên quan thể hiện ở bảng 3.29
Bảng 3.29. Tổng hợp các vấn đề phân tích
theo khung ma trận Áp lực - Trạng thái - Phản hồi
Vấn đề
Áp lực
Trạng thái
Phản hồi
1. Bảo vệ đất
nông nghiệp
2. Bảo vệ đất
trồng lúa
1. Gia tăng dân số
2. Chuyển mục
đích sử dụng đất
1. An ninh lương
thực
1. Diện tích quốc gia
khống chế
2. Bảo vệ nghiêm
ngặt
3. Bảo vệ quỹ đất rừng
4. Bảo tồn rừng thông
3. Phát triển trang
trại, du lịch sinh thái.
2. Không có khả

năng phục hồi
3. Khống chế quỹ đất
rừng đặc dụng, phòng hộ
5. Thoái hoá đất (xói
mòn, trơ sỏi đá)
4. Canh tác không
đúng cách
3. Không có khả
năng điều tiết
4. Tăng cường hiểu
biết về môi trường
6. Nguồn nước
5. Tăng nhu cầu
6. Sử dụng quá mức
4. Không có khả
năng điều tiết
5. Chi phí cho các lựa
chọn, xử lý và tái sử dụng
7. Chất thải rắn,
lỏng
7. Chất thải dân
cư, công nghiệp
5. Không có khả
năng điều tiết
6. Chi phí xử lý
Với cách tiếp cận như vậy, việc xem xét áp lực từ một số khía cạnh sau:

16
Vấn đề xử lý chất thải rắn: Tiêu chuẩn đối với đô thị là 1kg/người/ngày,
nông thôn là 0,8 kg/người/ngày và khu công nghiệp là 0,3 tấn/ha/ngày (đến

năm 2020 huyện có gần 500 ha KCN), tổng nhu cầu xử lý chất thải rắn trên
địa bàn huyện là 809 tấn/ngày (chưa tính áp lực của Thành phố).
Vấn đề xử lý nước thải và vệ sinh môi trường: Tiêu chuẩn xử lý nước
thải khu vực đô thị 100-120 l/người/ngày đêm, khu vực nông thôn là 60-80
l/người/ngày đêm, dự kiến lưu lượng nước thải đối với huyện là 87.500
m
3
/ngày đêm.
Về nhu cầu cấp nước cho các ngành:
Dự kiến đối với sản xuất nông nghiệp nhu cầu nước tưới là 6.576 m
3
/ha
x 12.000 ha = 789.912.000 m
3
;
Nhu cầu nước cho sinh hoạt 120-200 l/người/ngày đêm;
Nhu cầu nước cho công nghiệp 45 m
3
/ha/ngày đêm;
Nước cho công tác vệ sinh môi trường 10 m
3
/ha/ngày đêm;
Nước cho chăn nuôi 10 l/con/ngày đêm;
Nước dự phòng 25% tổng lượng nước cần dùng.
3.4.2. Những yêu cầu bảo vệ môi trường đến năm 2020
Qua nghiên cứu phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 định
hướng đến năm 2020 của huyện Sóc Sơn, thực tế khảo sát việc tổ chức thực
hiện và điều tra nông hộ, các chủ trang trại tại vùng gò đồi của huyện, có thể
đưa ra nhận định một số yêu cầu về bảo vệ môi trường như sau:
a) Bảo vệ đất, chống xói mòn: Đây là vấn đề trọng tâm, xuyên suốt đối

với vùng đất gò đồi của Sóc Sơn.
Nhằm bảo vệ bằng được diện tích rừng hiện có, cải tạo nâng cấp làm
giầu rừng phòng hộ, phát huy tốt chức năng giữ nước, điều hoà nguồn nước,
cung cấp nước cho các hồ, chống xói mòn rửa trôi đất bồi lấp lòng hồ, bảo vệ
môi trường sinh thái, làm đẹp cảnh quan, tạo nên các sản phẩm độc đáo, chất
lượng phục vụ khách tham quan du lịch, nghỉ ngơi cuối tuần nhằm nâng cao
thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân trong vùng và phát triển kinh tế - xã hội
huyện Sóc Sơn.
Quy hoạch các khu chức năng:
Khu du lịch, văn hoá nghỉ ngơi cuối tuần Đền Sóc, tại xã Phù Linh.
Chức năng, nhiệm vụ: xây dựng hệ thống cảnh quan phù hợp với hệ thống
không gian, các điểm di tích lịch sử văn hoá nhằm phục vụ tốt nhất việc bảo
tồn khu di tích và phục vụ tốt nhất du lịch, nghỉ ngơi cuối tuần cho mọi đối
tượng các tầng lớp nhân dân.
Khu vui chơi giải trí, du lịch sinh thái, nghỉ ngơi cuối tuần hồ Đồng Đò,
xã Minh Trí. Chức năng, nhiệm vụ: xây dựng hệ thống rừng cảnh quan với
nhiều loại cây xanh, mô hình rừng phong phú đa dạng, phục vụ vui chơi giải
trí, nghỉ ngơi cuối tuần cho du khách trong và ngoài nước.

17
Làng sinh thái, du lịch nghỉ cuối tuần Đình Phú, xã Minh Phú, theo quy
hoạch chi tiết xây dựng. Chức năng, nhiệm vụ: xây dựng hệ thống cảnh quan
phù hợp với vị trí gò đồi, hồ nước, nhằm phục vụ tốt nhất du lịch, nghỉ ngơi
cuối tuần cho mọi đối tượng tầng lớp nhân dân.
Khu du lịch nghỉ ngơi cuối tuần hồ Hoa Sơn, hồ Hàm Lợn xã Nam Sơn;
hồ Cầu Bãi, xã Bắc Sơn. Chức năng, nhiệm vụ: xây dựng hệ thống cảnh quan
phù hợp với vị trí gò đồi, hồ nước.
b) Hạn chế tình trạng thoái hoá đất do sử dụng không đúng cách
Thực tế có một số nguy cơ có thể xảy ra khi triển khai thực hiện phương
án quy hoạch sử dụng đất, cụ thể như:

Việc giải phóng mặt bằng thực hiện các phương án xây dựng công trình
dẫn đến chặt phá cây trồng, cây rừng và san ủi;
Thực hiện phương án quy hoạch xây dựng các sân golf, khu du lịch sinh
thái, phải tiến hành chuyển mục đích sử dụng đất, nếu không nghiên cứu bố
trí cây trồng phù hợp sẽ dẫn đến thoái hoá đất;
Việc buông lỏng quản lý hoặc quản lý thiếu chặt chẽ (thiếu quy hoạch
sử dụng đất chi tiết) sẽ dẫn đến tình trạng không quản lý được việc mua đi
bán lại, chia nhỏ các khu đất, kể cả đất đồi rừng do sức ép của thị trường bất
động sản, đây là một nguyên nhân dẫn đến làm thoái hoá đất;
Việc hình thành và xây dựng các trang trại nông nghiệp, lâm nghiệp,
nông lâm kết hợp và các trang trại hỗn hợp đã góp phần phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương, tuy nhiên cũng đặt ra nhiều vấn đề về bảo vệ môi trường
đáng quan tâm:
- Việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang xây dựng các
công trình trong nội bộ trang trại không có quy hoạch được duyệt và thiếu sự
kiểm soát.
- Vấn đề gìn giữ, bảo vệ quỹ đất rừng đảm bảo độ che phủ, đa dạng sinh
học, đặc biệt là diện tích rừng thông gắn với cơ chế hỗ trợ người làm lâm
nghiệp và cơ chế chia sẻ lợi ích trong bảo vệ và phát triển rừng.
- Sức ép của nhu cầu thị trường và kinh nghiệm của người chủ trang trại
trong việc đầu tư xây dựng trang trại với bảo vệ đất chống xói mòn, rửa trôi
và thoái hoá đất.
- Tập quán canh tác và sinh hoạt của các chủ trang trại, đặc biệt đối với
các trang trại nghỉ cuối tuần của những người không có hộ khẩu ở địa
phương, không đầu tư chăm sóc dẫn đến việc sử dụng đất không đúng cách,
bỏ hoang là nguy cơ cho xu hướng thoái hoá đất.
c) Một số vấn đề môi trường khác
Phương án quy hoạch bố trí xây dựng các nghĩa trang của Thành phố
trên địa bàn, xây dựng thêm các sân golf sẽ dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn
nước, cả nước mặt và nước ngầm;


18
Sức ép về khai thác nước ngầm, sử dụng nguồn nước không đúng cách
việc suy giảm mực nước ngầm và nước ở các hồ chứa, dẫn đến tình trạng khô
hạn cục bộ, lâu dài dẫn đến hiện tượng sa mạc hoá;
Phương án khai thác các mỏ đất, vật liệu xây dựng tại các xã Hồng Kỳ,
Bắc Sơn và Nam Sơn sẽ dẫn đến tình trạng sạt lở đất, phá vỡ cảnh quan thiên
nhiên, gây ô nhiễm môi trường đất và nước mặt, nếu việc phục hồi mặt bằng
không như phương án được duyệt.
d) Xác định một số yếu tố môi trường cụ thể đối với khu vực đồi gò
huyện Sóc Sơn
Trên cơ sở phân tích nhận định những yêu cầu chung đặt ra đối với bảo
vệ môi trường trong quy hoạch sử dụng đất của huyện Sóc Sơn, chúng tôi tập
trung đi sâu theo dõi, xác định một số yếu tố môi trường đối với khu vực đồi
gò của huyện.
Vùng đất gò đồi huyện Sóc Sơn nằm trên địa bàn của 11 xã với tổng
diện tích theo đơn vị hành chính là 18.578,51ha, trong đó diện tích đất gò đồi
là 5.817,80ha, chiếm 31,31%.
Bảng 3.31. Kết quả theo dõi một số yếu tố môi trường
trong quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 vùng gò đồi Sóc Sơn
Yếu tố môi trường
ĐVT
Yêu cầu
Thực hiện
Tỷ lệ (%)
1. Tổng quỹ đất NN cần bảo vệ
ha
11.507,04
11.504,30
99,98

2. Quỹ đất trồng lúa
ha
4.465,92
4.818,14
107,27
3. Diện tích mất đất lúa chuyển sang
mục đích khác trong kỳ quy hoạch
ha

278,29

170,50

61,27
4. Tổng quỹ đất rừng cần bảo vệ
ha
4.557,00
4.436,61
97,36
5. Độ che phủ rừng




- Tính trên tổng DTTN
%
24,32
23,78
97,78
- Tính trên khu vực đất dốc

%
78,33
76,26
97,36
6. Độ che phủ chung (cả cây lâu năm)


- Tính trên tổng DTTN
%
33,37
31,44
94,22
- Tính trên khu vực đất dốc
%
85,50
86,25
100,88
7. Bảo vệ cảnh quan

Tốt
TB

8. Bảo vệ nguồn nước

Tốt
TB

9. Tỷ lệ đất khai thác khoáng sản,
làm vật liệu xây dựng được phục hồi
%


90,00

60,00
66,66
Về chỉ tiêu Tổng quỹ đất nông nghiệp cần bảo vệ đến năm 2010, đây là
yếu tố quan trọng có tác động chi phối đến yếu tố khác, nếu yếu tố này bị vi
phạm sẽ ảnh hưởng đến hàng loạt các yếu tố khác. Đặc biệt theo chỉ đạo của
Quốc hội và Chính phủ việc bảo vệ quỹ đất nông nghiệp là yêu cầu cấp bách,
hơn nữa đối với chỉ tiêu Quỹ đất trồng lúa cần phải được bảo vệ nghiêm ngặt.


19
3.5. Đề xuất một số yếu tố môi trường trong quy hoạch sử dụng đất
huyện Sóc Sơn đến năm 2020
3.5.1 Đề xuất một số yếu tố môi trường trong quy hoạch sử dụng đất
huyện Sóc Sơn
Chi tiết đề xuất các yếu tố môi trường trong phương án quy hoạch sử
dụng đất huyện Sóc Sơn được thể hiện trong bảng 3.33
Bảng 3.33. Đề xuất một số yếu tố môi trường
trong quy hoạch sử dụng đất huyện Sóc Sơn
Yếu tố môi trường
Chỉ số đánh giá
Mức độ
đánh giá
1. Tổng quỹ đất NN cần bảo vệ


Phương án/Yêu cầu > 100%
Rất tốt


Phương án/Yêu cầu: 95-100%
Tốt

Phương án/Yêu cầu: 90-95%
Trung bình

Phương án/Yêu cầu < 90%
Kém
2. Quỹ đất trồng lúa cần bảo vệ nghiêm ngặt


Phương án/Yêu cầu >= 100%
Tốt

Phương án/Yêu cầu < 100%
Kém
3. Tổng quỹ đất rừng cần bảo vệ


Phương án/Yêu cầu >= 100%
Rất tốt

Phương án/Yêu cầu: 95-100%
Tốt

Phương án/Yêu cầu: 85-95%
Trung bình

Phương án/Yêu cầu < 85%

Kém
4. Quỹ đất rừng bảo vệ nghiêm ngặt

(rừng thông)
Phương án/Yêu cầu >= 100%
Tốt

Phương án/Yêu cầu < 100%
Kém
5. Độ che phủ rừng


- Tính trên tổng DTTN



> 40%
Rất tốt

25-40%
Tốt

< 25%
Kém
- Tính trên khu vực đất dốc



> 75%
Rất tốt


55-75%
Tốt

35-55%
Trung bình

< 35%
Kém
6. Độ che phủ chung (cả cây lâu năm)

- Tính trên tổng DTTN



> 50%
Rất tốt

20
Yếu tố môi trường
Chỉ số đánh giá
Mức độ
đánh giá

35-50%
Tốt

< 35%
Kém
- Tính trên khu vực đất dốc




> 80%
Rất tốt

60-80%
Tốt

40-60%
Trung bình

< 40%
Kém
7. Bảo đảm nguồn nước tưới và nước sạch


Phương án/Yêu cầu >= 90%
Rất tốt

Phương án/Yêu cầu: 70-90%
Tốt

Phương án/Yêu cầu: 50-70%
Trung bình

Phương án/Yêu cầu < 50%
Kém
8. Đảm bảo diện tích xây dựng bãi rác và xử lý môi trường



Phương án/Yêu cầu >= 100%
Rất tốt

Phương án/Yêu cầu: 80-100%
Tốt

Phương án/Yêu cầu: 60-80%
Trung bình

Phương án/Yêu cầu < 60%
Kém
Trên cơ sở đề xuất ở bảng 3.31, vận dụng vào lựa chọn phương án quy
hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện (Phụ lục 5) với một số yếu tố
môi trường khống chế trong bảng 3.34.
Bảng 3.34. Dự tính chỉ số yếu tố môi trường
trong quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Sóc Sơn
Yếu tố môi trường
ĐVT
Chỉ số
Ghi chú
1. Tổng quỹ đất NN cần bảo vệ
ha
14.869
PA chọn >90%
2. Quỹ đất trồng lúa
ha
8.847
bảo vệ nghiêm ngặt 100%
3. Tổng quỹ đất rừng cần bảo vệ

ha
4.557
PA chọn >95%
Diện tích rừng thông
ha
1.062
bảo vệ nghiêm ngặt 100%
5. Độ che phủ rừng



- Tính trên tổng DTTN
%
14,87

- Tính trên khu vực đất dốc
%
24,42

6. Độ che phủ chung (cả cây lâu năm)



- Tính trên tổng DTTN
%
22,10

- Tính trên khu vực đất dốc
%
36,32


7. Bảo vệ nguồn nước
ha
1.547
PA chọn >70%
Đảm bảo diện tích công trình thuỷ lợi
ha
1.568

8. Các công trình bãi rác, vệ sinh
môi trường
ha
187
PA chọn >80%

21
3.5.2 Giải pháp để kiểm soát các yếu tố môi trường trong quy hoạch sử
dụng đất huyện Sóc Sơn đến năm 2020
Để đảm bảo kiểm soát một số yếu tố môi trường trong quy hoạch sử dụng
đất được xác định trên đây, cần thiết phải có các giải pháp cụ thể và hữu hiệu
đối với từng yếu tố, trong hoàn cảnh cụ thể của huyện Sóc Sơn nói riêng và
các vùng gò đồi, đất dốc có điều kiện tương tự:
3.5.2.1 Nhóm giải pháp về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
a) Xác định các chỉ tiêu yếu tố môi trường trong quy hoạch sử dụng đất
cấp huyện theo chỉ tiêu phân bổ cấp quốc gia, theo quy định pháp luật, đặc
biệt đối với các yếu tố môi trường nhạy cảm cần phải kiểm soát chặt chẽ.
b) Cùng với hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, cần thiết phải
tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết cấp xã làm cơ sở để giao đất, cho
thuê đất và bố trí phương án sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, hiệu quả và bền
vững.

c) Về lâu dài phải tiến hành quy hoạch bảo vệ môi trường kết hợp với
đánh giá môi trường chiến lược và đánh giá tác động môi trường đối với từng
dự án sử dụng đất.
3.5.2.2 Nhóm giải pháp về quản lý đất đai
- Giám sát chặt chẽ việc thực hiện các chỉ tiêu yếu tố môi trường theo quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cấp thẩm quyền phê duyệt.
- Nghiêm chỉnh thực hiện việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cho
phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt;
Không cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với diện tích đất nằm
trong các khu vực được xác định có các yếu tố môi trường nhạy cảm.
3.5.2.3 Nhóm giải pháp sử dụng đất
a) Xây dựng và phát triển mô hình nông lâm kết hợp
Đây là mô hình sản xuất kinh doanh khoa học, kết hợp một cách hài hoà
giữa cây nông nghiệp và cây lâm nghiệp, giữa trồng trọt và chăn nuôi, sử
dụng đất một cách đầy đủ nhất, hợp lý nhất để sản xuất ra nhiều sản phẩm mà
vẫn đảm bảo môi trường sinh thái bền vững, tốn ít chi phí, mang lại hiệu quả
kinh tế cao.
b) Áp dụng các biện pháp canh tác đất dốc: Kỹ thuật làm đất và gieo
trồng; Bố trí cây trồng theo mùa vụ hợp lý. Vùng gò đồi Sóc Sơn là khu vực
thiếu nước, do đó cần thiết bố trí các loại cây trồng có nhu cầu nước tối thiểu,
có khả năng chịu hạn.
3.5.2.4 Nhóm giải pháp về bảo vệ, cải tạo đất
a) Việc áp dụng các giải pháp công trình trên vùng đất gò đồi huyện Sóc
Sơn nhằm giảm tối thiểu tác hại của mưa và dòng chảy để hạn chế xói mòn,
rửa trôi đất, thoái hoá đất, góp phần làm tăng độ phì cho đất: Che phủ bề mặt

22
đất; Giải pháp dùng tàn dư thực vật; Đào hố giữ nước; Đắp bờ giữ nước ở
sườn dốc; Trồng băng cây xanh:

b) Để có thể thực hiện yêu cầu giữ lại lớp đất canh tác của đất trồng lúa
khi thực hiện chuyển mục đích, phải bố trí công trình để lưu giữ lượng đất
này để cải tạo ruộng 1 vụ và các ao hồ, thùng vũng để có thể chuyển sang
trồng lúa có hiệu quả mà vẫn thực hiện được phương án chuyển mục đích.
3.5.2.5. Các giải pháp khác
a) Bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan, đối với các khu vực diện
tích đất có yếu tố môi trường nhạy cảm.
b) Triển khai cắm mốc bảo vệ nghiêm ngặt đối với các khu vực, diện tích
đất có yếu tố môi trường nhạy cảm.
c) Xây dựng quy chế bảo vệ đối với các khu vực, diện tích đất có yếu tố
môi trường nhạy cảm.
d) Theo dõi biến động môi trường đất, nước, không khí trên địa bàn thông
qua hệ thống quan trắc môi trường.
e) Giải pháp về công nghệ ứng dụng công nghệ Viễn thám và GIS để
giám sát nhanh biến động lớp phủ bề mặt, thông qua việc sử dụng phần mềm
RSLand (Chu Hải Tùng, 2008) để lập bản đồ theo dõi biến động sử dụng đất
ở những khu vực nhạy cảm tỷ lệ 1/10.000 - 1/25.000.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. Kết luận
1. Huyện Sóc Sơn có những đặc điểm chung của vùng gò đồi, đất dốc, là
phần kế tiếp cuối cùng của dãy núi Tam Đảo, gắn liền với khu vực gò đồi của
các tỉnh miền núi phía Bắc (Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Giang). Vùng đất
này có vai trò rất lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ môi
trường sinh thái cho khu vực nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Chính vì
vậy đặc điểm sử dụng đất của vùng gò đồi Sóc Sơn còn được xem xét trong
tổng thể phát triển đô thị sinh thái, văn hoá và phát triển bền vững của vùng
Thủ đô Hà Nội, cụ thể là:
- Diện tích gò đồi của huyện là 18.656 ha, chiếm 60,87% tổng diện tích tự

nhiên, trong đó quỹ đất rừng có 4.436 ha, chiếm 14,47% tổng diện tích tự
nhiên và 23,77% diện tích khu vực gò đồi, đây là diện tích rừng phòng hộ
môi trường chủ yếu của Thành phố Hà Nội.
- Các loại hình sử dụng đất của Sóc Sơn nói chung và vùng gò đồi nói
riêng rất đa dạng: nông nghiệp, lâm nghiệp, nông lâm kết hợp, phát triển đô
thị, trang trại, du lịch sinh thái và là địa bàn bố trí các công trình sử dụng đất
quan trọng của Thành phố (sân bay quốc tế, khu công nghiệp, bãi rác, nghĩa
trang của thành phố, ).

23
2. Vấn đề bảo vệ môi trường đối với huyện Sóc Sơn là cần thiết và đã được
xem xét, lồng ghép trong quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, tuy nhiên
cũng mới dừng lại ở bước đầu, đưa được một số yếu tố môi trường gắn với sử
dụng đất; những yếu tố này chưa giải quyết được các vấn đề cơ bản đối với
nhiệm vụ bảo vệ môi trường của huyện và thực tế triển khai phương án quy
hoạch sử dụng đất đến năm 2010 trên địa bàn huyện còn gặp nhiều khó khăn,
do vậy nhiều yếu tố bảo vệ môi trường trong phương án quy hoạch sử dụng
đất không được đáp ứng, như: đảm bảo nguồn nước tưới, sinh hoạt và bảo vệ
môi trường; tỷ lệ che phủ đất; các công trình xử lý chất thải;
3. Định hướng đến năm 2020, dự báo dân số của huyện sẽ tăng nhanh (đạt
375.117 người), gây áp lực không nhỏ đến sử dụng đất, như là nhu cầu đất ở,
phát triển hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, việc làm trong các cơ sở sản
xuất, đảm bảo yêu cầu về thu nhập, việc làm, dịch vụ cá nhân và dịch vụ
công cộng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao khoảng 21% cho cả giai
đoạn 2011-2020, đến năm 2020 có 100% chất thải công nghiệp và 90% chất
thải sinh hoạt được thu gom xử lý.
4. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra áp lực của chiến lược, kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội, dẫn đến áp lực về chuyển mục đích sử dụng đất là rất lớn,
đây là vấn đề có ảnh hưởng sâu rộng đến chất lượng môi trường của huyện,
lớn hơn rất nhiều so với các yếu tố môi trường liên quan đến chất thải. Yêu

cầu bảo vệ môi trường đặt ra một số vấn đề: Bảo vệ đất, chống xói mòn; hạn
chế tình trạng thoái hoá đất do sử dụng không đúng cách; việc sử dụng nước
ngầm; việc khai thác các mỏ đất; việc xây dựng nghĩa trang;
Trong phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện Sóc
Sơn cần khuyến khích phát triển các mô hình sử dụng đất hiệu quả, bền vững
có triển vọng đối với vùng gò đồi của huyện, các mô hình sử dụng đất tổng
hợp: nông - lâm kết hợp du lịch sinh thái, rất phong phú và đa dạng (dịch vụ,
du lịch văn hoá, sinh thái, nghỉ cuối tuần) gắn với khai thác và bảo vệ nguồn
nước, gồm các kiểu kết hợp: Vườn cây ăn quả, cây công nghiệp, nuôi trồng
thuỷ sản và dịch vụ (V-A-DL); Đồi rừng, vườn cây ăn quả, nuôi trồng thuỷ
sản, du lịch sinh thái (R-V-A-DL); Đồi rừng, vườn cây ăn quả, nuôi trồng
thuỷ sản và chăn nuôi (V-A-C-DL); Đồi rừng, vườn cây ăn quả, nuôi trồng
thuỷ sản (R-V-A). Các dự án du lịch sinh thái cần được quy hoạch chi tiết để
chủ động quản lý đảm bảo mục tiêu môi trường và phát triển bền vững.
5. Đề xuất 08 yếu tố môi trường đối với quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020
của huyện Sóc Sơn, gồm:
- Tổng quỹ đất nông nghiệp cần bảo vệ là 14.869 ha;
- Quỹ đất trồng lúa cần bảo vệ nghiêm ngặt là 8.847 ha (trong đó khu
vực gò đồi là 4.500 ha);
- Tổng quỹ đất rừng của Sóc Sơn cần bảo vệ là 4.557 ha;
- Quỹ đất rừng thông hiện có cần bảo vệ nghiêm ngặt 1.062 ha;

24
- Đảm bảo độ che phủ rừng đến năm 2020 là 14,87% (đối với khu vực
gò đồi là 24,42%);
- Đảm bảo độ che phủ chung, cả cây lâu năm là 22,10% (đối với khu
vực gò đồi là 36,32%);
- Bảo vệ cảnh quan gò đồi và mặt nước với tổng diện tích là 1.547 ha và
diện tích đất các công trình thuỷ lợi là 1.568 ha.
- Đảm bảo diện tích xây dựng các công trình bãi rác, xử lý chất thải trên

địa bàn huyện là 187 ha. Đối với bãi rác của Thành phố phải trồng cây xanh
cách ly và đảm bảo khoảng cách tối thiểu 3 km tới khu dân cư gần nhất.
Trong quy hoạch sử dụng đất cần xây dựng nhiều phương án để có thể
lựa chọn và có giải pháp, phương án thay thế đảm bảo các yếu tố môi trường
chiến lược trên đây, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

II. Đề nghị
1. UBND thành phố Hà Nội cần sớm ban hành quy định cho các tổ chức kinh
tế, hộ gia đình, cá nhân thuê đất rừng phòng hộ thuộc khu vực được kết hợp
với kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái - môi trường dưới tán rừng (theo
quy định tại khoản 5 Điều 76 Luật Đất đai) được chuyển mục đích sử dụng
đất rừng (không phải rừng thông) và cây lâu năm sang làm công trình, đường
giao thông phục vụ du lịch sinh thái không quá 5% tổng diện tích đất rừng và
cây lâu năm, đảm bảo hài hoà các lợi ích và bảo vệ môi trường.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội và UBND huyện Sóc Sơn trong quá
trình lập, thẩm định, xét duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất
cần sử dụng các yếu tố môi trường đã được xác định trong luận án này làm cơ
sở cho việc đánh giá, lựa chọn phương án quy hoạch sử dụng đất hợp lý, hiệu
quả và bền vững.
3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể tham khảo, vận dụng kết quả nghiên
cứu của luận án để phục vụ công tác đánh giá, xác định các yếu tố môi trường
trong quy hoạch sử dụng đất ở các huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội và
các vùng đất gò đồi trên địa bàn cả nước nhằm mục tiêu sử dụng đất hiệu
quả, bền vững.
4. UBND thành phố Hà Nội và Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục cho
phép áp dụng kết quả nghiên cứu của đề tài theo hướng ứng dụng công nghệ
viễn thám và GIS trong việc giám sát nhanh biến động sử dụng đất, lập bản
đồ theo dõi xói mòn đất, cũng như đánh giá môi trường chiến lược đối với
quy hoạch sử dụng đất cấp huyện./.

×