Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

VỊ TRÍ ĐỊA LÍ CỦA VIỆT NAM doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.06 KB, 5 trang )

VỊ TRÍ ĐỊA LÍ CỦA
VIỆT NAM




1.Vị trí địa lí

Diện tích: 329.241 km2

Dân số: 78.685.800 người (năm 2002)

Thủ đô: Hà Nội

Kinh tuyến: 102°08' - 109°28' Đông

Vĩ tuyến: 8°02' - 23°23' Bắc

Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một dải đất hình chữ S,
nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, ở phía Đông bán đảo Đông
Dương, phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào, Campuchia,
phía Đông và Nam trông ra biển Đông và Thái Bình Dương. Bờ biển
Việt Nam dài 3 260 km, biên giới đất liền dài 3.730km. Trên đất liền,
từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam (theo đường chim bay) dài
1.650km, từ điểm cực Đông sang điểm cực Tây nơi rộng nhất 600km
(Bắc bộ), 400 km (Nam bộ), nơi hẹp nhất 50km (Quảng Bình).

Việt Nam là đầu mối giao thông từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình
Dương.

2. Khí hậu



Việt Nam nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới của nửa cầu bắc,
thiên về chí tuyến hơn là phía xích đạo. Vị trí đó đã tạo cho Việt Nam
có một nền nhiệt độ cao. Nhiệt độ trung bình năm từ 22°C đến 27°C.
Hàng năm có khoảng 100 ngày mưa với lượng mưa trung bình từ
1.500 đến 2.000mm. Độ ẩm không khí trên dưới 80%. Số giờ nắng
khoảng 1 500 - 2000 giờ, nhiệt bức xạ trung bình năm 100kcal/cm2.

Chế độ gió mùa cũng làm cho tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên
Việt Nam thay đổi. Nhìn chung, Việt Nam có một mùa nóng mưa
nhiều và một mùa tương đối lạnh, ít mưa. Trên nền nhiệt độ chung
đó, khí hậu của các tỉnh phía Bắc (từ đèo Hải Vân trở ra Bắc) thay đổi
theo bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.

Việt Nam chịu sự tác động mạnh của gió mùa Đông Bắc, nên nhiệt độ
trung bình thấp hơn nhiệt độ trung bình nhiều nước khác cùng vĩ độ
ở Châu Á. So với các nước này thì ở Việt Nam nhiệt độ về mùa đông
lạnh hơn và mùa hạ ít nóng hơn.

Do ảnh hưởng gió mùa, hơn nữa sự phức tạp về địa hình nên khí hậu
của Việt Nam luôn luôn thay đổi trong năm, từ giữa năm này với
năm khác và giữa nơi này với nơi khác (từ Bắc xuống Nam và từ
thấp lên cao).

3. Ngôn ngữ

Việt Nam là đất nước có 54 dân tộc. Mỗi dân tộc đều có tiếng nói và
sắc thái văn hoá riêng nhưng lại có chung một nền văn hoá thống
nhất. Tính thống nhất của nền văn hoá Việt Nam biểu hiện ở ý thức
cộng đồng, gắn bó giữa các dân tộc với nhau trong quá trình dựng

nước và giữ nước. Tiếng Việt được sử dụng là tiếng phổ thông, là
công cụ giao tiếp chung của các dân tộc sống trên dải đất Việt Nam.

Cùng với sự phát triển của đất nước, ngày nay để phục vụ cho giao
lưu quốc tế nhiều ngôn ngữ nước ngoài cũng được sử dụng ở Việt
Nam như tiếng Anh, Pháp, Nga, Hoa, Ðức,

4. Trang phục

Trang phục là một trong ba yêu cầu của đời sống vật chất (ăn, ở,
mặc). Ðó là sản phẩm văn hoá sớm nhất của xã hội loài người. Trang
phục cũng được thay đổi theo quá trình phát triển của lịch sử. Hai
nét nổi bật trong trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam là áo
dài và nón lá.

Thời phong kiến, trang phục của phụ nữ là: váy đen, yếm trắng, áo tứ
thân, đầu chít khăn mỏ quạ, thắt lưng hoa lý. Bộ lễ phục gồm ba chiếc
áo, ngoài cùng là áo dài tứ thân bằng the thâm hay màu nâu non, kế
đến là chiếc áo màu mỡ gà và trong cùng là chiếc áo màu cánh sen.
Khi mặc, cả ba chiếc áo chỉ cài khuy bên sườn, phần từ ngực đến cổ
lật chéo để lộ ba màu áo. Bên trong là chiếc yếm thắm. Ðầu đội nón
trông rất duyên dáng và kín đáo.

Tới nay, trang phục truyền thống của người Việt đã thay đổi. Bộ âu
phục dần thay thế cho bộ đồ truyền thống của đàn ông. Chiếc áo dài
của phụ nữ ngày càng được cải tiến và hoàn thiện hơn như ngày nay,
mặt khác do yêu cầu của lao động, công việc, không phải lúc nào phụ
nữ cũng mặc áo dài mà chỉ những ngày trang trọng, ngày vui thì
mới có dịp để "thể hiện mình".


Ðối với nhiều dân tộc khác ở Việt Nam, trang phục truyền thống
cũng đang dần dần mất đi nét riêng và thay thế bởi những hàng may
sẵn, vừa tiện dụng, rẻ lại thêm rất nhiều ưu điểm khác trong cuộc
sống hiện tại cho bản thân và gia đình họ.

×