Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

VẤN ĐỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP CỦA VIỆT NAM_2 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (414.35 KB, 7 trang )

VẤN ĐỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ
CÔNG NGHIỆP CỦA VIỆT NAM

b.Các nhân tố bên ngoài

-Thị trường

Đây là nhân tố quan trọng bậc nhất vì nó quyết định đầu ra cho sản
phẩm công nghiệp

- Hợp tác quốc tế về các mặt :
+ Vốn
+ Công nghệ
+ chức quản lí

Sự hợp tác quốc tế thể hiện qua một số lĩnh vực sau :
- Hỗ trợ vốn đầu tư từ các nước có nền kinh tế phát triển.Quá trình đầu
tư làm xuất hiện ở các nước đang phát triển một vài ngành công nghiệp
mới , các khu công nghiệp tập trung , khu chế xuất và mở mang ngành
nghè truyền thống .Điều đó dẫn tới sự thay đổi TCLTCN theo cả 2 chiều
hướng tích cực và tiêu cực


- Chuyển giao kĩ thuật và công nghệ cũng là một trong những hướng
quan trọng .Kĩ thuật và công nghệ hiện đại có ý nghĩa quyết định đến tốc
độ tăng trưởng kinh tế .Nó ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô , phương
hướng , phân bố cũng như các hình thức tổ chức lãnh thổ và bộ mặt kinh
tế của đất nước nói chung và các vùng nói riêng

- Chuyển giao kinh nghiệm , tổ chức quản lí đến các nước đang phát
triển đã và đang trở thành yêu cầu cấp thiết .Kinh nghiệm quản trị giỏi


không chỉ giúp cho từng doanh nghiệp làm ăn phát đạt , mà còn mở ra
cho họ cơ hội hợp tác chặt chẽ với nhau, tạo nên sự liên kết bền vững
trong một hệ thống sản xuất kinh doanh thống nhất.

Chính sự liên kết đó là tiền đề để hình thành các không gian công nghiệp
cũng như các hình thức TCLTCN
- Sự hợp tác quốc tế đặc biệt quan trọng , nhất là đối với các nước đang
phát triển như Việt Nam

3.Các hình thức chủ yếu về tổ chức lãnh thổ công nghiệp

a. Điểm công nghiệp

- Ở nước ta có nhiều điểm công nghiệp
- Các điểm công nghiệp đơn lẻ thường hình thành ở các tỉnh của Tây
Bắc , Tây Nguyên

+ Một số điểm công nghiệp trên đất nước ta là: Hà Giang , Tĩnh Túc ,
Quỳnh Lưu, Đồng Hới , Huế , Tam Kỳ
Ví dụ như : Lào Cai , Điện Biên Phủ , Sơn La , Kon Tum , Buôn Ma
Thuột….

b. Khu công nghiệp

- Đặc điểm:
+ Có ranh giới địa lí xác định
+ Chuyên sản xuất công nghiệp và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ sản xuất
công nghiệp
+ Không có dân cư sinh sống



- Tình hình phát triển
+ Bắt đầu hình thành từ những năn 90 của thế kỷ xx
+Đến 8/2007 cả nước đã hình thành 150 khu công nghiệp tập trung ,khu
chế xuất , khu công nghệ cao

- Phân bố

+ Đông Nam Bộ (mức độ tập trung cao nhất )
+ Đồng Bằng Sông Hồng
+ Duyên Hải Miền Trung

- Tính đến 8/2007 cả nước có 150 khu công nghiệp , khu chế xuất .Quy
mô trung bình cho mỗi KCN là 200 ha .

Lớn nhất là KCN Phú Mỹ 1 ở Bà Rịa – Vũng Tàu , nhỏ nhất là khu công
nghiệp Bình Chiểu ở TP HCM Đã có 90 KCN đi vào hoạt động với tổng
diện tích đất tự nhiên là 19790 ha và 60 KCN đang trong giai đoạn xây
dựng cơ bản.

- Các KCN đã thu hút được gần 2600 dự án từ nước ngoài với tổng vốn
đầu tư 24,3 tỉ USD và gần 2800 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn
136 nghìn tỉ đồng .Các KCN đã tạo việc làm cho hơn 90 vạn lao động
trực tiếp và gần 2 triệu lao động gián tiếp

Một số khu công nghiệp của nước ta : Bắc Thăng Long , Nội Bài (Hà
Nội ), Đồ Sơn (Hải Phòng) , Dung Quất (Quảng Ngãi), Linh Trung , Tân
Tạo (TP HCM)

c. Trung tâm công nghiệp


- Phân loại theo vai trò của trung tâm đối với sự phân công lao động theo
lãnh thổ có:
+ Các trung tâm có ý nghĩa quốc gia : Hà Nội , TP Hồ Chí Minh
+ Các trung tâm có ý nghĩa vùng như Hải Phòng, Đà Nẵng , Cần Thơ….
+ Các trung tâm có ý nghĩa địa phương :Việt Trì , Vinh , Thái Nguyên

- Phân loại theo giá trị sản xuất công nghiệp
+ Các trung tâm rất lớn
+ Các trung tâm lớn
+ Các trung tâm trung bình
+ Các trung tâm nhỏ

- Trung tâm công nghiệp đồng thời cũng là các đô thị vừa và lớn với
hoạt động công nghiệp là chính
- Trung tâm công nghiệp bao gồm nhiều xí nghiệp thuộc các ngành khác
nhau tạo nên cơ cấu ngành
- Các trung tâm công nghiệp rất đa dạng

d. Vùng công nghiệp

Theo quy hoạch của bộ công nghiệp (năm 2001) có 6 vùng công nghiệp
trên đất nước ta


Trong thực tế , trên một lãnh thổ nhất định có những điều kiện thuận lợi
cho việc phân bố các xí nghiệp không chỉ của một ngành mà của một số
ngành công nghiệp .Do đó các vùng ngành chồng chéo lên nhau và là
thành phần của vùng công nghiệp tổng hợp , thường gọi là vùng công
nghiệp

Có thể mở rộng về khu chế xuất

Khu chế xuất là khu công nghiệp đặc biệt chỉ dành cho việc sản xuất ,
chế biến những sản phẩm để xuất khẩu ra nước ngoài hoặc dành cho các
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ liên quan đến hoạt động
xuất-nhập khẩu tại khu vực đó với các ưu đãi về các mức thuế xuất-nhập
khẩu hay ưu đãi về giá cả thuê mướn mặt bằng sản xuất , thuế thu nhập
cũng như cắt giảm tối thiểu các thủ tục hành chính . Khu chế xuất có vị
trí , ranh giới được xác định từ trước , có các cơ sở hạ tầng như điện ,
nước , đường giao thông nội khu sẵn có và không có cư dân sinh sống ,
Điều hành quản lí hoạt động chung của khu chế xuất thường do một Ban
quản lí khu chế xuất điều hành

×