91
91
Tuy vậy nó vẫn có thể gây nên ngộ độc cấp tính. Carbamat ức chế các enzym
microsom ở trong gan. Nếu cho carbamat kéo dài và tăng dần liều lượng lên thì các enzym
sau đây bị giảm hoạt lực: NADPH - cytocromC reductase; aldolase, phosphofructokinase,
glucozo - 6 - phosphatase… Đồng thời số lượng cytocrom P
450
trong gan tăng lên.
d. Độc tính và độc lực
Khoảng cách giữa liều gây ngộ độc và liều chết của các hợp chất carbamat lớn hơn các
hợp chất phosphor hữu cơ. LD
50
của carbaril ở chuột, cho uống là 500 - 800 mg/kg thể trọng;
ở bò cho ăn 200 ppm trong thức ăn, liên tục trong 30 ngày, không thấy những biểu hiện lâm
sàng thể hiện độc. Cho ăn 400 ppm trong 2 tuần cũng không độc. Những các carbamat khác
độc hơn carbaril nhiều lần. Ví dụ pyrolan có chứa hoạt chất là dimetyl - carbamat, nếu cho bê
đực ăn thức ăn có chứa 0,1 - 0,05% sau 10 phút đã ngộ độc nặng và sau 20 phút có thể chết.
LD
50
cấp tính của alkylsevin ở gia cầm là 942 mg/kg thể trọng; của carbofuran ở loài nhai lại
là: cừu 2,5 mg/kg thể trọng, bê 0,25 mg/kg thể trọng. Carbamat rất độc với côn trùng, cá và
các động vật sông trong đất, ong mật cũng rất mẫn cảm với.
e. Chẩn đoán ngộ độc.
* Các triệu chứng lâm sàng
Tương tự ngộ độc phosphor hữu cơ nhưng nhẹ hơn. Súc vật bị ngộ độc các hợp chất
carbamat thường có các triệu chứng: lông xơ xác, chảy rãi (tăng tiết nước bọt), chảy nước
mắt, toát mồ hôi, nôn, bỏ ăn, ỉa chảy, co đồng tử, rối loạn thị giác, thở khó, suy cơ, loạn nhịp
tim, run cơ, co giật. Nặng hơn nữa là phù phổi cấp. Trước khi chết, con vật mất hết nhận biết.
Ngộ độc xảy ra nhanh, các trường hợp qua khỏi cũng hồi phục nhanh. …
Các thuốc trừ sâu loại carbamat có tác dụng nhẹ đến sự phát triển của thai. Có thể thấy
carbamat có mặt trong nhau thai, trong thai, trong sữa và trong động vật sơ sinh. Ngoài ra,
carbamat còn kích thích niêm mạc.
- Nhiều tác giả cho rằng, hợp chất carbamat còn có tác dụng: Gây tổn thương cơ quan
nội tiết; Có khả năng gây ung thư; ảnh hưởng đến di truyền.
* Tổn thương bệnh lý
Các tổn thương bệnh lý thường không điển hình. Có thể phát hiện thấy tụ huyết ở
niêm mạc dạ dày, ruột, các mạch máu nội tạng giãn to. Có các biểu hiện chết do ngạt. Ngộ
độc trường diễn có hiện tượng hoại tử các ống tiết niệu (có thể giải thích là do ATPase và
succinyldehydrogenase bị giảm hoạt tính).
Thực nghiệm cho thấy: định lượng hoạt tính ChE thật không có giá trị trong chẩn đoán
nhiễm độc carbamat.
f. Điều trị ngộ độc.
*Phơi nhiễm chất độc qua da: rửa bằng nước xà phòng. Chất độc vào mắt thì rửa bằng nước.
*Phơi nhiễm chất độc qua đường tiêu hoá: - Gây nôn đối với lợn, chó, mèo để thải trừ
chất độc trong dạ dày.
- Cho than hoạt tính để hấp phụ chất độc và dùng thuốc tẩy sulfat (trừ trường hợp súc
vật bị ỉa chảy không dùng thuốc tẩy).
- Điều trị bằng thuốc kháng độc là atropin sulfat. Cấm sử dụng các thuốc có tác dụng
khôi phục cholinesterase như toxogonin, TMB-4, PAM… vì những thuốc này làm tăng tác
dụng gây độc của carbamat. Thường tiêm atropin là đủ, rất ít khi dùng đến Pralidoxim.
92
92
- Điều trị bổ sung: tượng tự như ngộ độc các hợp chất PPHC.
2.3. Ngộ độc các hợp chất clo hữu cơ
Clo hữu cơ là những hợp chất được dùng đầu tiên để diệt sâu bọ sau chiến tranh thế
giới thứ 2. Trong hai thập kỷ 50 và 60 nhiều chất được sử dụng phổ biến, điển hình là DDT.
Clo hữu cơ có tính tích lũy sinh học, tồn tại rất lâu trong môi trường gây ô nhiễm đất và
nguồn nước. (thời gian bán huỷ dài). Vì vậy, từ những năm 90, nhiều chất đã bị cấm sử dụng
như DDT, Lindan, Toxaphene, một số ít chất khác được sử dụng hạn chế. Dựa theo cấu trúc
clo hữu cơ chia thành các nhóm sau:
- Hợp chất diphenyl alphatic: DDT, methoxyclor, Perthane, difocol.
- Nhóm aryl hydrocarbon: lindan (tictak), mirex, kepone, paradichlorobenzen.
- Nhóm cyclodiene: Aldrin, Endrin, Dieldrin c lordan, Heptaclor, toxaphene.
Dichlorodiphenyl trichloroethane (DDT) là một clo hữu cơ được sử dụng rất phổ biến
trong những năm 60 - 70 sau đó bị cấm dùng ở Mỹ và Tây Âu nhưng đến nay nó vẫn được
tiếp tục sử dụng ở các nước nông nghiệp nghèo.
ở Việt Nam DDT và các clo hữu cơ khác được sử dụng ở một số vùng nông nghiệp
dưới nhiều dạng như: dạng bột, dung dịch, phun mù Clo hữu cơ có thể thâm nhập vào cơ thể
qua da, qua đường hít, đặc biệt là đường uống gây ngộ độc cấp hoặc mạn tính. Ngộ độc cấp
thường được chẩn đoán và xử trí, ngộ độc mãn thường ít được phát hiện do thương tổn
thường tiến triển mãn tính nhưng có thể dẫn đến các thương tổn trầm trọng như suy giảm
chức năng các cơ quan, ung thư
Hiện nay một số clo hữu cơ đặc biệt nguy hiểm độc tính cao đã bị cấm sử dụng như:
Aldrin, Diedrin, Endoufungal, Kepone, Các clo hữu cơ khác có độc tính thấp hơn vẫn còn
được sử dụng như DDT và các sản phẩm có cấu trúc liên quan với DDT nhưng ít độc hơn như
Dicofol, Methocyclo, đặc biệt là Chlordane được sử dụng thông dụng trong diệt kiến, mối,
Trong nhóm này có các chất phổ biến sau đây: DDT, hexaclorbenzol, dieldrin và
aldrin là những chất độc tích lũy mạnh, heptalclor tích lũy ở mức độ trung bình, g- HCN và
metoxiclor thì ít tích lũy hơn.
Do sử dụng nhiều, rộng rãi các thuốc nhóm này nên dư lượng của nó tồn tại trong đất,
trong cây trồng khá cao và lâu. từ đó gây nhiễm độc cho người và gia súc.
Trong cơ thể gia súc, tồn dư của DDT cao nhất ở tổ chức mỡ, thận, buồng trứng, não.
Người ta đã chứng minh rằng việc dùng DDT làm ảnh hưởng đến sự sinh sản của các
loài chim. Trong động vật có vú, nó phá hoại khả năng dự trữ vitamin A của gan. Cho chuột
ăn thức ăn có chứa các chất này, thấy gan bị nhiễm độc, bạch cầu tăng và một số bệnh khác.
Trong mỡ có 7- 11 ppm DDT. Mức nhiễm này cũng gần với mức ở người bị nhiễm nói trên.
Theo kết quả nghiên cứu của Koil J.E và cộng sự, giữa hàm lượng DDT trong máu và
hoạt lực của enzym gluco-6-phosphat-dehydrogenase (G6PD) có tương quan rõ rệt. G6PD là
một yếu tố di truyền. Hoạt động của nó có tác dụng cản trở hàm lượng DDT trong huyết thanh.
Như vậy, sự tích lũy DDT, khả năng chịu đựng DDT của mỗi loài động vật mang tính di truyền.
Trong đất, DDT phân hủy rất chậm, dẫn đến gây ô nhiễm các nguồn nước. Vì thế
nhiều nước đã cấm sử dụng DDT từ lâu (Hungari cấm sử dụng từ 1/1/1968). DDT bị cấm
dùng còn vì tính quen thuốc, kháng thuốc của sâu bọ đối với hợp chất này. ở nhiều nơi, phải
93
93
tăng thật cao liều lượng DDT mới diệt được sâu. Liều cao gây ngộ độc dễ dàng cho các động
vật khác và tích lũy nhiều, lâu trong đất.
ở nước ta, từ năm 1993 đã có văn bản chính thức của Nhà nước cấm sử dụng DDT
trong bảo vệ thực vật vì tính chất độc hại của nó.
a. Cấu trúc hóa học và tính chất
Sau dây là lý hóa tính của một số hợp chất clo hữu cơ
* DDT: Tên khoa học: 4, 4 diclodiphenyltriclorometymetan.
Tính chất.
DDT là chất kết tinh trắng không mùi, không vị. Nhiệt độ nóng chảy 108,5 - 109
0
C.
Hầu như không tan trong nước, trong các acid và trong kiềm. Tan tốt trong nhiều dung môi
hữu cơ và mỡ. Sản phẩm công nghệ có chứa 75 - 76% đồng phân 4,4 và 24 - 25% các đồng
phân khác. Chỉ có đồng phân 4,4 mới có tác dụng diệt sâu.
*Hexaxyclohexan (666 hexancloran) C
6
H
6
Cl
6
Tính chất
Hexaxyclohexan sản xuất trong kỹ nghệ là hỗn hợp tương đối phức tạp của các đồng
phân của xyclohexan đều là những chất kết tinh, chúng khác nhau về nhiệt độ chảy và độ hòa
tan trong dung môi hữu cơ. Nói chung các đồng phân đều hòa tan tốt trong một số dung môi:
benzen, toluen, metanol, etanol, ete… Chúng bền vững với các acid đặc như H
2
SO
4
, HNO
3
,
HCl và các chất oxy hóa.
Trong số các đồng phân chỉ có đồng phân g của hexaxyclohexan gọi là lindan có giá
trị nhất. Trong nông nghiệp lindan được dùng chủ yếu để diệt những cây có hại, trong y tế
lindan được dùng để trừ chấy, rận ở người.
*Lindan là chất kết tinh, nhiệt độc nóng chảy là 112,8
0
C. Không tan trong nước, tan
trong các dung môi hữu cơ. Có mùi khó chịu.
* Thiodan: Tên gọi khác: Endoufan.
- Tên hóa học: 6, 7, 8, 9, 10, 10a - hexaclo1, 5, 5a, 6, 9, 9a - hexahydro - 6, 9 - metano
- 2, 4, 3 - benzodioxathiopin - 3 - oxit.
- Công thức hóa học: C
9
H
6
Cl
6
O
3
S.
- Đặc tính: Endoufan nguyên chất khong tan trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu
cơ như clorofoc, xylen, bền khi bảo quản, thuộc nhóm độc I. Thuốc ít gây hại ký sinh có ích,
nhưng rất độc đối với ong mật, cá và chim.
Endoufan là loại thuốc trừ sâu vị độc và tiếp xúc, dùng để trừ côn trùng và nhên đỏ hại
bông, ngô, lúa mỳ, khoai tây, cây ăn quả
* Chlordan: (octachlor, C
10
H
6
Cl
3
)
- Là chất lỏng sáng màu, không mùi, độc hơn DDT 4 - 5 lần.
* Aldrin: (C
12
H
8
Cl
6
), Dildrin (C
12
H
8
Cl
6
0).
- Là chất bột trắng hoặc màu ghi nhạt, có mùi của naphtalein và chloroform.
94
94
Hình 4.4: Cấu trúc hoá hoc của một số thuốc trừ sâu clo hữu cơ
b. Đường phơi nhiễm
- Qua đường tiêu hoá: do súc vật ăn phải thức ăn (cây, cỏ) có phun thuốc sâu.
- Qua da: Dùng thuốc Clor hữu cơ diệt ngoại ký sinh trùng cho gia súc.
c. Động học
- Hấp thu: Các hợp chất này do tan trong dầu mỡ nên hấp thu dễ dàng qua da và niêm
mạc. Hấp thu qua đường hô hấp ít có ý nghĩa vì các hợp chất này không bay hơi.
- Phân bố: Có thể tìm thấy OC trong gan, thận và não. Các chất này hấp thu rất nhanh
vào trong các tổ chức mỡ. Có khả năng xâm nhập qua màng tế bào nên tích tụ nhiều trong các
tổ chức mỡ và tổ chức thần kinh của cơ thể, dễ gây ra nhiễm độc mạn tính với các triệu trứng
thần kinh là chủ yếu. Trong gan và trong thận cũng có một lượng đáng kể.
- Chuyển hóa: Các hợp chất clo hữu cơ thuộc nhóm cyclodien chuyển hóa thành dạng
epoxide bởi các men MFOs.
Các chất chuyển hóa giải phóng chậm từ các kho dự trữ mỡ đến khi đạt được hàm
lượng cân bằng trong máu. Các chất chuyển hóa thường độc hơn chất mẹ.
Từ đường tiêu hoá clo hữu cơ được hấp thụ rất mạnh vào máu rồi phân phối vào các
mô cơ thể đặc biệt là mô mỡ, não và các mô cơ quan khác như: thận, cơ, phổi, tim, gan, để
rồi từ đó lại tái phân bố vào máu gây ngộ độc kéo dài. Thời gian bán huỷ có thể thay đổi từ
vài ngày tới vài tháng tuỳ loại. Clo hữu cơ được chuyển hoá qua gan thông qua quá trình ôxy
hoá như: Chlordane chuyển thành Oxychlordane, Aldrin chuyển thành Dieldrin vẫn giữ
95
95
nguyên độc tính rồi được thải tiết chủ yếu qua mật nên nó có chu kỳ gan ruột. Sản phảm biến
đổi cuối cùng của DDT trong cơ thể là acid 4, diclorodiphenylacetic (DDA).
- Thải trừ: Đường đào thải chính là qua mật. Có thấy chu kỳ gan ruột. Clo hữu cơ đào
thải chậm qua thận. Thời gian bán thải của diphenyl aliphatics (DDT) và cyclodien dao động
trong khoảng vài ngày đến hàng tuần. Sự đào thải dư lượng của OC có thể được miêu tả bằng
mô hình 2 ngăn, pha 1 rất nhanh, pha 2 là rất lâu. Những con vật đang cho sữa thải OC vào
trong mỡ sữa.
+ DDT (diclorodiphenyl tricloro etan) được dùng rộng rãi trên thế giới từ 1939, thải
trừ qua nước tiểu dưới dạng DDA. DDT đào thải ra khỏi cơ thể động vật qua phân, nước tiểu
và sữa. Thuốc tích lũy trong mỡ và thải trừ rất chậm.
+ Các dẫn xuất của indan: aldrin, clodan được chuyển hóa trong cơ thể dưới dạng
epoxide (độc hơn) rồi được hydroxyde hóa và thải trừ qua nước tiểu.
+ Các dẫn xuất của cyclohexan: hexaclorocyclorohexan (HCH, 666), lindan tích lũy
trong mỡ rất lâu và thải trừ rất chậm.
+ Các dẫn chất clor của tinh dầu terebenthin và của long não (toxaphen) ít tích lũy
hơn, và thải trừ nhanh. Các thuốc BVTV nhóm này có thể hấp thu qua đường tiêu hóa, qua da
và qua đường hô hấp. Các thuốc này ít tan trong nước nên ở trong ruột nó ít được hấp thu;
nhưng nếu có mỡ hòa tan hoặc có các dung môi hòa tan sẵn (ở dạng sử dụng trong sản xuất
đã có dung môi sẵn), nó sẽ được hấp thu rất nhanh và nhiều. Trên da cũng tương tự như vậy.
Lipoit và lipofil giúp cho thuốc hấp thu qua da nhanh chóng.
Thải trừ qua phân (dạng không biến đổi) và qua thận (dạng đã biến đổi). Một phần
thải qua sữa, qua mật, một phần nhỏ qua các tuyến. Sự thải trừ diễn ra qua 2 bước: đầu tiên
thải trừ khá nhanh, sau đó là giai đoạn thải trừ rất chậm.
+ Phần lớn lượng DDT, chloran, Dildrrin, một phần HCH và tocxaphran thải qua sữa.
+ Tích lũy trong mỡ, gan, thận và tủy xương. DDT và HCH giữ trong cơ thể 3 tháng,
chúng gây tổn thương gan và thận.
d. Cơ chế gây độc.
Với thần kinh động vật: Cơ chế gây độc của clo hữu cơ do làm thay đổi hoạt động của
kênh Na
+
, K
+
, qua màng tế bào. Dưới tác động của DDT Na
+
được vận chuyển dễ dàng qua
màng tế bào trong khi đó K
+
bị chặn lại làm ức chế hệ thống bơm Na
+
K
+
ATPase và
Calmoduline làm giảm tái khử cực của tế bào dẫn đến các biểu hiện thần kinh, co giật.
Cyclodine, hexachloro, cyclohexan gây ngộ độc thần kinh do kích thích receptor -
aminobutyric acid (GABA) của hệ thần kinh trung ương. Trong hệ thống lymbic, lindane có
thể kích thích trực tiếp neuron và gây các cơn co giật.
Với thần kinh thực vật: Sự chuyển hóa của các amin sinh học ở não cũng rối loạn, dẫn
tới hàm lượng acetylcholin và serotonin ở não thay đổi, không còn ở mức độ sinh lý bình
thường, do đó gây những rối loạn thần kinh.
Các thương tổn tim mạch thường là loạn nhịp do clo hữu cơ làm halogene hoá
hydrocacbon làm tăng tính nhạy cảm của cơ tim với catecholamin gây loạn nhịp đặc biệt khi
dùng catecholamin ngoại sinh.
Gan là nơi chuyển hoá clo hữu cơ, các thương tổn tại gan tuỳ theo mức độ ngộ độc có
thể tăng men gan đơn thuần đến hoại tử tế bào gan.
96
96
Clo hữu cơ trước hết là chất độc thần kinh, ngoài ra nó ức chế men carboanhydrase (có
trong hồng cầu, tủy sống, thận, tuyến nước bọt, dạ dày) có vai trò trong các quá trình trao đổi
khi tạo HCl trong dạ dày. Có ý kiến cho rằng hiện tượng co giật là do kết quả của sự ức chế
men carboanhydrase.
e. Độc tính và độc lực.
Ngộ độc clo hữu cơ chủ yếu qua đường tiêu hoá, ngộ độc qua da hoặc qua đường hô
hấp gặp ít hơn và cũng ít trầm trọng hơn. Trong ngộ độc cấp, clo hữu cơ tác dụng chủ yếu lên
thần kinh trung ương (tiểu não và vỏ não vùng vận động).
- Nhóm cyclodien là độc nhất. LD
50
ở chó là 15- 65 mg/kg thể trọng, ở lợn và trâu bò
là 20- 100 mg/kg thể trọng. Mèo là loài vật mẫn cảm nhất: ví dụ LD
50
của endrin là 3- 6
mg/kg thể trọng.
- DDT là chất độc đối với hệ thần kinh trung ương. LD
50
đối với một vài động vật
khoảng 250 - 400 mg/kg.
- Độc tính của hexaxyclohexan tương tự như của DDT nhưng ít độc hơn DDT 4 - 5 lần
do nó được đào thải ra khỏi cơ thể động vật máu nóng nhanh hơn DDT. Cũng như DDT và
các dẫn xuất có chứa clor khác, hexacloran cũng bền vững trong thiên nhiên và có tác dụng
tích lũy trong cơ thể động vật máu nóng và người. Đó là nguyên nhân gây ngộ độc trường
diễn của hexacloran. Hiện nay ít được dùng trong nông nghiệp cũng như trong y tế.
- Các dẫn xuất của indan và cyclohexan độc hơn DDT.
Sau đây là liều gây độc và liều chết của một số hợp chất clo hữu cơ.
* Lindan (Hexaclor - Cyclorhexax): liều gây chết ở chuột qua đường tiêu hóa là 125 -
200 mg/kg thể trọng, ở thỏ là 60 - 200 mg/kg thể trọng, ở chó 40 - 200 mg/kg thể trọng, ở
ngựa khoảng 50 mg/kg thể trọng. Động vật non mẫn cảm với lindan hơn động vật trưởng
thành. Lindan pha trong nước nồng độ 0,05% tắm cho bê dưới 2 tháng tuổi để diệt ký sinh
trùng gây ngộ độc và chết. Nếu dùng lindan ở dạng xông khói, nồng độ trong không khí
0,0002%, sau khi xông khói 30 phút - 2 giờ, gia cầm ngộ độc và chết.
Lindan thải trừ rất chậm khỏi cơ thể. 54% thải qua nước tiểu, 13% thải qua phân.
* Toxaphen policlorcamphen (C
10
H
10
Cl
8
):
Liều chết per.os: ở chuột 40- 125 mg/kg, mèo 60 mg/kg, chó 15- 60 mg/kg, dê 100- 200 mg/kg,
bê 50 mg/kg thể trọng. Liều tối thiểu gây độc ở bê dưới 2 tháng tuổi là 5 - 40 mg/kg, ở bò 35
mg/kg, dê trưởng thành 25 mg/kg thể trọng.
* Metoxiclor (p - p
,
- dimetoxi - diphenyl - trychloretylen):
Liều chết per.os ở chuột 5000 - 7000 mg/kg thể trọng.
Bê đang bú mẹ 500 - 1000 mg/kg thể trọng gây ngộ độc nặng.
Cừu có thể chịu được liều 1000 mg/kg thể trọng không gây ngộ độc.
- Ngựa mẫn cảm nhất với hexacloran:
+ Liều gây độc 10 mg/kgP; Liều gây chết 20 mg/kgP.
* Lindan: liều gây chết ở chó là 10 - 100 mg/kgP per os.
* Hexacloran:
97
97
+ Cừu: 100 mg/kgP per os, 35 ngày gây chết.
PPHC tích lũy trong mô mỡ 8 tháng khi cho trâu, bò, lợn, thỏ PPHC Liều 0,01 - 0,5
g/kgP.
* DDT:
- Liều gây chết per os: trâu, bò: 0,2 g/kg; bê 0,44 g/kgP; cừu 0,1 g/kgP; thỏ (mẫn cảm
nhất) 0,05 g/kgP; gà 0,5 g/kgP gây độc và 1 g/kgP gây chết. Lợn ít mẫn cảm hơn các loài vật
khác với DDT và HCH, chịu được liều 0,5 g/kgP per os mà không gây độc. Nếu phun trừ kí
sinh trùng DDT 1,5% và HCH 5% nhắc lại nhiều lần sẽ gây độc.
- Nếu bôi ngoài da Tocophen, cloran và kcylol 1,5% gây chết cừu non, dê và bê.
- Liều chết per os ở chó:
+ Aldrin 59 - 105 mg/kgP;
+ Dildrin 65 - 95 mg/kgP.
Súc vật béo mẫn cảm hơn với Clor hữu cơ so với con gầy vì những chất này tích lũy
nhiều trong mỡ và rất chậm thải trừ. Súc vật non và bị đói mẫn cảm hơn những con lớn và no.
Dung dịch DDT và HCH trong dầu và mỡ độc hơn nhiều so với dùng dạng bột bôi
ngoài da.
f. Chẩn đoán ngộ độc
* Triệu chứng lâm sàng.
- Ngộ độc qua đường tiêu hoá
+ Các triệu chứng sớm tại đường tiêu hoá:
Tiết nước bọt, nôn mửa, đau bụng, ỉa chảy.
+ Các biểu hiện thần kinh, cơ: Bồn chồn, sợ hãi, run rẩy, run cơ, kích thích quá mức,
mất điều hòa. Yếu cơ, giảm vận động, giảm động tác thể lực. Làm động tác khó và dễ mệt cơ
(trường hợp điển hình) do rối loạn bơm Na
+
K
+
ATPase.
+ Biểu hiện hệ thần kinh trung ương: Rối loạn ý thức: vật vã, kích động Nặng: hôn
mê. Co giật: co giật kiểu cơn động kinh toàn thể.
+ Biểu hiện tim mạch: Ngoại tâm thu thất. Tổn thương nặng gây cơn nhịp nhanh, rung
thất, truỵ mạch là dấu hiệu tiên lượng nặng.
+ Biểu hiện tại gan: Tổn thương nặng biểu hiện của bệnh cảnh viêm gan nhiễm độc:
vàng da, gan to (gan là nơi chuyển hoá chủ yếu của clo hữu cơ).
Sau đây là triệu chứng ngộ độc các hợp chất clo hữu cơ ở các loài gia súc, gia cầm:
Trâu, bò
Ngộ độc HCH:
Xảy ra vài giờ sau khi ăn phải thức ăn có độc; thân nhiệt tăng (0,7-1,2
0
C) tim đập
mạnh và nhanh, tăng nhịp thở, giảm ăn, không nhai lại, chảy nhiều nước dãi, nghiến răng, ấn
vào vùng dạ cỏ gây đau. Sau 1-2 ngày quan sát thấy con vật bị liệt dạ cỏ hoàn toàn, viêm dạ
dày - ruột, tăng nhu động ruột dẫn đến bị ỉa chảy, phân lỏng lẫn chất nhày, con vật bị suy sụp.
- Con vật bồn chồn, run rẩy, co giật đến co cứng cơ, trước khi chết đồng tử mắt giãn.
98
98
- Xét nghiệm máu: số lượng bạch cầu tăng và nghiêng tả, lympho giảm, lượng Hb
giảm, tiểu cầu tăng, fibrinogen tăng, thời gian máu đông giảm 50%, nước tiểu có đường và
albumin.
Ngộ độc DDT:
Triệu chứng xuất hiện sau 12-24 giờ bị nhiễm độc.
- Con vật bồn chồn không yên, run cơ đặc biệt là cơ vùng lưng và chân sau.
- Bê và cừu co giật, mất thăng bằng sau đó bị liệt chân, bỏ ăn, ỉa chảy, chết sau khi suy
sụp do co giật.
Ngựa
Ngộ độc HCH: Bồn chồn, đau bụng do co thắt, co giật kiểu tetanos, sợ hãi, thở nông
và nhanh, nhu động ruột tăng, vã mồ hôi và tăng xúc giác.
Lợn
Ngộ độc HCH: ủ rũ, đi đứng siêu vẹo (mất điều hòa), co giật và chết.
Ngộ độc DDT: Kích thích vỏ não, nhịp thở giảm và rối loạn, run cơ và chết.
- Dạng mãn tính: tổn thương gan ở các mức độ khác nhau.
Gia cầm
Bỏ ăn, run cơ dẫn đến co giật, liệt và chết.
Ngộ độc mãn:
Là giai đoạn sau ngộ độc cấp nặng hoặc do thường xuyên tiếp xúc với clo hữu cơ. Sau
nhiều ngày mới xuất hiện các triệu chứng ngộ độc. Con vật lúc đầu run nhẹ, sau mới co giật. Gia
cầm bị ngộ độc mạn tính không có triệu chứng thần kinh, thường bỏ ăn, nằm gục một chỗ, lông
xơ xác, rụng. Thymus và tuyến giáp trạng phì đại. Nhiều trường hợp có thấp khớp cấp.
Một số chất gây hiện tượng porfirin có nhiều trong máu (Delta-ALA-sylterase bị kích
hoạt). Trong nước tiểu và trong phân có nhiều sản phẩm chuyển hóa của porfirin.
* Tổn thương bệnh lý
Ngộ độc HCH: Xuất huyết dưới da, phổi và màng phổi, loạn dưỡng (distrophia) gan,
thận, phổi, mỡ xung quanh thận có mùi HCH.
Ngộ độc DDT: Gan sưng nhiễm mỡ, hoại tử phần giữa tiểu thùy. Hoại thư thận và cơ
chân sau. Mỡ nhuộm màu vàng. ở trâu, bò còn thấy bị xuất huyết lan tràn ở niêm mạc dạ dày,
ruột và cơ tim.
* Tiên lượng: Súc vật bị ngộ độc DDT thường bị chết sau 24 - 36 gìơ. Súc vật bị ngộ
độc các loại Clo hữu cơ khác thường bị chết sau 4 - 10 ngày.
Có thể bị nhầm lẫn với ngộ độc muối ăn, phospho hữu cơ, viêm não virus ở gia cầm.
* Chẩn đoán qua các xét nghiệm:
- Trong truờng hợp gia súc bị ngộ độc cấp: Định lượng clo hữu cơ trong máu và nước
tiểu bằng phương pháp sắc ký. Định lượng chất chuyển hoá của clo hữu cơ trong máu để xác
định chẩn đoán.
- Trong truờng hợp gia súc bị ngộ độc mãn: Tìm clo hữu cơ trong mô mỡ, sữa.
- Kết quả xét nghiệm các chỉ tiêu huyết học cho thấy: Hàm lượng các men SGOT,
SGPT tăng, Bilirubin máu tăng và CPK máu tăng.
99
99
g. Điều trị ngộ đôc.
* Các biện pháp hạn chế hấp thu:
+ Phơi nhiễm chất độc qua da: Tắm rửa bằng xà phòng, nước hoặc chất tẩy rửa. Các con
vật lông dài cần được cắt bớt. Người chăm sóc bệnh súc cần mặc áo mưa bảo hộ.
+ Phơi nhiễm chất độc qua đường tiêu hóa: Ngừng sử dụng thức ăn có độc.
- Rửa dạ dày (ngựa), diều (gia cầm); Cho ăn than hoạt tính (500 - 1000 g/ngày) đối
với đại gia súc.
- Lợn: tiêm thuốc gây nôn (veratrin 0,02 - 0,03 trong 5 - 10 ml cồn hoặc 1 - 3 ml
chormotonin 0,1%). Sau đó dùng thuốc tẩy (Natri hay Magie sulphat).
- Chống tổn thương gan: Truyền dung dịch glucose 30% từ 500 - 800 ml cho ĐGS,
cho ĐGS và 30 - 80 mg cho TGS. Tiêm thêm vitaminB
1
600 mg.
Ngộ độc DDT: bắt buộc tiêm VitaminB
2
5 - 10 mg cho lợn, chó. Nếu không có
VitaminB
2
thì cho men bia hoặc men bánh mỳ 0,4 - 1 kg/ngày cho ĐGS. Cho polyvitamin B
1
,
B
2
, C, A, E, K. Canxigluconat 40-80 g pha trong dung dịch glucoza 10% cho ĐGS.
- Chống run cơ và co giật: chườm lạnh vào mùa hè, tiêm chậm tĩnh mạch Natribromid
10%, liều 30 ml/100 kgP và 1% Novocain cho ĐGS. Uretan 0,1 mg/kgP cho tiểu gia súc.
- Chống co giật: Uretan, muối bromid, luminal natri: 0,06 - 0,07 g/kgP: s.c hoặc i.v.
cho chó. Pentotal natri 13 - 17 mg/kgP pha loãng thành dung dịch 2% tiêm tĩnh mạch cho
ĐGS và TGS. Chloralhydrat 4 - 6 gam, cồn etynic 33
0
100 ml tiêm tĩnh mạch cho ĐGS.
Không có chất kháng độc đặc hiệu.
* Phòng bệnh:
Chú ý khi cho súc vật ăn thức ăn là cỏ, cây sau khi ngừng phun thuốc ít nhất 20-30
ngày, đặc biệt trong trường hợp trời mưa nhỏ. Cho ăn thức ăn ủ chua an toàn hơn.
2.4. Đề phòng người và gia súc nhiễm độc hoá chất bảo vệ thực vật
Để đề phòng nhiễm độc các thuốc BVTV cần thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ.
Người phun thuốc trừ sâu phải tuân theo các quy định: Không được dùng tay trực tiếp
khuấy trộn thuốc trừ sâu khi pha dung dịch để phun. Cần phải sử dụng các phương tiện phòng
hộ lao động trong quá trình phun: đeo găng tay cao su, đeo khẩu trang. Khi phun phải đi giật
lùi, ngược theo chiều gió. Thay quần áo và tắm sau khi phun.
* Yêu cầu vệ sinh khâu bảo quản và vận chuyển thuốc trừ sâu.
- Kho chứa thuốc trừ sâu phải xa điểm dân cư, xa khu chăn nuôi và xa nguồn nước ít
nhất là 200 m.
- Kho chứa thuốc phải có khóa. Thuốc trừ sâu phải đựng trong các bao bì đặc biệt, có dán
nhãn. Phải xử lý bao bì cẩn thận để chúng trở thành vô hại: đun bao bì bằng kim loại hoặc thủy
tinh với nước vôi, bao bì bằng giấy hoặc gỗ thì đem đốt.
- Trong kho không được để thực phẩm, thức ăn chăn nuôi.
- Vận chuyển thuốc trừ sâu trên những xe riêng. Nghiêm cấm dùng xe chuyên chở
thuốc trừ sâu để chở người, súc vật, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi Sau khi chuyên chở xong
phải rửa xe bằng nước vôi, nước javel rồi rửa sạch bằng nước.
Bảo vệ không khí khỏi bị nhiễm độc bởi các thuốc trừ sâu có ý nghĩa quan trọng trong
đề phòng nhiễm độc. Nồng độ thuốc trừ sâu trong không khí không được vượt quá nồng độ
cho phép với từng chất ở nơi làm việc, chuồng trại
100
100
Người lao động phải được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động. Phương
tiện phòng hộ đường hô hấp là quan trọng nhất: dùng mặt nạ phòng độc, nếu không có mặt nạ
phòng độc thì phải dùng khẩu trang
Bảng 4.2: Dư lượng cho phép của một số hóa chất bảo vệ thực vật
Tên hóa chất Thực phẩm
Dư lượng cho phép
(mg/kg)
1. Lindan
- Sữa, dầu, mỡ, trứng
- Thực phẩm khác
0,0
1,0
2. Clorofot (Diptrex)
- Sản phẩm thực vật
- Sản phẩm động vật
1,0
0,0
3. DDVP
- Bột mì
- Các loại khác
0,0
0,3
4. DDT - Tất cả các loại thực phẩm 0,0
5. Kentan - Các sản phẩm thực vật 1,0
6. Melatinon - Các loại quả và hạt 1,0
7. Metofot (Volfatox) - Mọi thực phẩm 0,0
8. Sevin (Cacbavil) - Các loại quả 0,0
9. Thiofot (Chưa phân huỷ) - Mọi thực phẩm 0,0
10. Thiofot (Đã phân huỷ) - Mọi thực phẩm 5,0
11. Metafot (Đã phân huỷ) - Mọi thực phẩm 5,0
* Dư lượng HCBVTV trong đất: chưa có chỉ tiêu cho phép.
Bảng 4.3: Tốc độ phân huỷ một số hợp chất phospho hữu cơ trong đất
Hóa chất Thời gian phân huỷ (ngày) Tỷ lệ % bị phân huỷ
Cacbafot
DDVP
Metafot (Volfatox)
Thiofot
1
1
7
14
97
87
95
35
* Dư lượng HCBVTV trong nước: Dư lượng HCBVTV trong nước rất nguy hiểm đối
với sức khoẻ của người và gia súc đặc biệt là ở khu vực nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu. Nước
thải nhà máy đổ vào cống rãnh ra sông ngòi làm ô nhiễm nguồn nước.
3. Thuốc diệt chuột
Thuốc diệt chuột (Rodenticide, Rat poison) là một hoá chất, hay bất kỳ sản phẩm nào có
tác dụng diệt chuột bao gồm: Chuột nhà, chuột cống, chuột túi vàng, squirrels Thuốc chuột
theo đúng nghĩa của nó là chỉ diệt chuột mà không độc với người và súc vật, tuy nhiên loại
này hiện nay vẫn chưa nghiên cứu sản xuất được.
101
101
3.1. Phân loại thuốc diệt chuột.
Hiện nay đã có trên 28 loại thuốc chuột và được phân loại như sau:
a. Phân loại theo bản chất hoá học
*Các hợp chất vô cơ: Arsenic, thallium, phosphorus, barium carbonate và zinc
phosphide.
*Các hợp chất hữu cơ: Sodium fluoroacetate, ANTU (alpha naphthyl thiourea), warfarin,
red squill, strychnine, norbormide và PNU (N-3 pyridylmethyl-N-p-nitrophenyl urea).
b. Phân loại theo độc lực
* Thuốc diệt chuột có độc tính cao (nguy hiểm): Gồm các chất có liều gây chết (LD
50
)
< 50mg/kg. Khi người hoặc súc vật bị ngộ độc, triệu chứng xuất hiện từ 1 - 24 giờ và bị chết
trong ngày đầu tiên. Đó là các chất Thallium, Sodium monofluoroacetate (SMFA 1080),
Sodium monofluoroacetamide (1081), strychnine, zinc phosphide, yellow phosphorus,
arsenic, barium, PNU.
* Thuốc diệt chuột có độc tính trung bình: Gồm các chất có liều gây chết (LD
50
) trong
khoảng từ 50 mg - 500 mg/kg. Bao gồm: ANTU alpha - Naphthyl Thiourea, cholecalciferol
(vitamin D
3
).
* Thuốc diệt chuột có độc tính thấp: Gồm các chất có liều liều gây chết (LD
50
) trong
khoảng 500 mg - 5000 mg/kg. Gồm: Red squill (trúc đào), norbormide (dicarboximide),
bromethalin, warfarin, prolin, indandiones (Pindone, Pivalyn).
3.2. Một số thuốc diệt chuột.
Các thuốc diệt chuột được sản xuất dưới dạng bột, nước, hạt trộn vào mồi (bả) để dễ sử
dụng. Các bả mồi thường có nồng độ thuốc chuột trong 0,1% - 10% tuỳ loại độc chất gây ngộ
độc cấp. Các mồi này người ta thường để vào những nơi chuột chạy qua. Màu của thuốc chuột
có thể là không màu, hoặc màu xanh, hoặc màu đen hay đỏ.
Cũng có dạng xông khói như các khói thuốc trừ sâu, hydrogenecyanide methyl bromide,
carbon monoxide và phosphine thường được dùng các dạng aluminium phosphide, calcium và
sodium cyanide được dùng rộng rãi.
Sau đây là một số thuốc diệt chuột có độc tính cao: Những chất này được quy định với
liều đơn thuần LD
50
< 50 mg/kg gây chết người, cần phải thông báo rõ trên nhãn bao gói.
a. Sodium fluoroacetate - SMFA và fluoroacetamide (hợp chất 1080 và 1081)
Fluoroacetate là loại thuốc diệt chuột độc tính cao, thường gặp ở Việt Nam nhập qua
đường biên giới Bắc-Trung Quốc từ nhiều năm của thập kỷ 90. Fluoroacetic acid là thành
phần độc chính của một loại cây Dichapetalum cymosum ở Nam Phi, loại Palicourea ở Nam
Mỹ và loại gastrolobium, oxylobium và Acacia ở Châu úc.
SMFA là một chất không màu, không mùi, không vị, có thể hoà tan tinh thể trong nước.
* Cấu trúc hoá học: Chú ý chưa hoàn chỉnh!
FCH
2
- C - O (Na)
FCH
2
C - NH
2
Sodium monofluoroacetate - SMFA
Fluoroacetamide (1081) trifluoroacetamide
102
102
* Động học và chuyển hoá:
Fluoroacetate hấp thụ qua đường tiêu hoá, đường hít thở và niêm mạch, không thấm qua
da nguyên vẹn mà có thể qua vết thương hở. Quá trình chuyển hoá chưa biết rõ cụ thể nhưng
có thể tăng đào thải qua lọc máu. Khi sodium fluoroacetate bị nóng lên phân huỷ thành khói
sodium và fluorine độc tính rất cao. chưa có công bố về tiềm năng gây ung thư của tác nhân này.
* Cơ chế gây độc: Fluoroacetate gây độc bằng cách ức chế chu kỳ acid citric.
Fluoroacetate kết hợp với oxaloacetate thành dạng fluorocitrate, chất này ức chế men
aconitase trong chu trình Krebs, ức chế cạnh tranh, quá trình chuyển citrate thành isocitrate bị
đình trệ gây gây nên đình trệ hô hấp tế bào đặc biệt tế bào thần kinh trung ương và tế bào tim,
gây tử vong.
* Độc tính và ngộ độc:
- Chó mèo: Liều gây chết rất gần với liều gây độc, LC = 0,05 - 1,0 mg/kgP.
Triệu chứng ngộ độc ở chó rất điển hình, thể hiện bồn chồn, sủi bọt mép, nôn. Tiếp
theo là ỉa đái lung tung, chạy, sủa và nôn liên tục, co giật kiểu tetanus. Có thể hôn mê và chết
trong vòng 2-12 giờ sau khi sau khi bị ngộ độc.
ở mèo triệu chứng ngộ độc thường là nôn và loạn nhịp tim.
- Ngựa và trâu bò: Liều gây chết < 1,0 mg/kgP. Triệu chứng nổi bật là loạn nhịp tim
và chết đột ngột.
- Gia cầm: Liều gây chết trong khoảng từ 0,1 đến 1,0 mg/kgP.
- chuột: Liều gây chết trong khoảng từ 5 đến 8 mg/kgP.
- Các xét nghiệm sinh hoá cho thấy các hiện tượng: toan huyết, tăng đường máu, suy
thận, tăng các men transaminase, hạ Ca máu, tăng acid uric máu.
- Phân tích độc chất: Phân tích dịch cơ thể và tổ chức có thể phát hiện thấy fluoride và
citrate chứ không thấy fluoroacetate.
- Các kỹ thuật: Sắc ký lỏng, khí và sắc ký lỏng cao áp (HPLC - gas - liquid
choromatography) có khả năng phát hiện fluoroacetate trong mẫu sinh học.
*Điều trịngộ độc: Không gây nôn
- Rửa dạ dày: Rửa dạ dày 3 - 5 lít nước có pha muối (5g/l). Cần rửa ngay để loại bỏ số
lượng lớn chất độc trong giờ đầu. Cho uống than hoạt tính.
- Giảm quá trình fluoroacetat chuyển hoá thành fluorocitrat bằng cách: (1) Tiêm bắp
glyceryl monoacetate liều 0,55 g/kgP từng giờ đến khi đạt tổng liều là 2 - 4 g/kgP; (2) Cho
uống ethanol 50% và acid acetic 5% mỗi lần 8 ml/kgP.
Hiện nay chưa có chất kháng độc đặc hiệu nên hồi sức tích cực và chăm sóc là quan
trọng. Truyền dịch, chống rối loạn nhịp, chống suy hô hấp khi thấy cần.
b. Strychnin
Strychnine là alcaloid của cây mã tiền (Strychnos nux vomica). Được sử dụng trong
điều trị thú y như thuốc kích thích thần kinh trung ương. Ngoài ra còn là thuốc diệt chuột có
độc tính cao. LD
50
đối với các loài vật nuôi như sau: mèo - 2 mg/kgP, chó - 0,75 mg/kgP,
trâu bò, ngựa, lợn - 0,5 mg/kgP, gà - 5 mg/kgP và chuột là 3 mg/kgP.
Con vật bị ngộ độc strychnin thường co giật dữ dội, liên tục, bị chết do suy hô hấp và
hậu quả của co giật. Cơ chế gây độc do strychnin tranh chấp với glycin, amin của quá trình
ức chế dẫn đến kích thích quá mức thần kinh trung ương.
103
103
Điều trị ngộ độc: Bệnh súc được đưa vào chỗ tối, tránh ánh sáng, tiếng động và mọi
kích thích. Hấp phụ chất độc bằng than hoạt tính (2 g/kgP). Không gây nôn vì làm tăng co
giật. Dùng thuốc an thần va giãn cơ: pentobarbital, methocarbamol (150 mg/kgP). Cho thở
oxy và hô hấp nhân tạo nếu cần thiết. Không có chất kháng độc đặc hiệu.
c. Thallium sulfate (Tl
2
SO
4
)
Thallium sulfate không mùi không vị, dễ hấp thu qua đường hô hấp, đường dạ dày, ruột,
qua da, súc vật có thể bị ngộ độc do ăn động vật bị ngộ độc thallium. Hiện nay trên thế giới dã
cấm dùng do độc tính của nó.
- Cơ chế gây độc: Tl kết hợp với nhóm sulfhydryl ty lạp thể gây cản trở qúa trình
phosphoryl oxy hoá.
- Triệu chứng ngộ độc: Xảy ra trong khoảng từ 0,5 ngày đến 2 ngày với các triệu chứng
tiêu hoá như đau bụng, nôn, buồn nôn, nôn ra máu, ỉa chảy có máu. Triệu chứng thần kinh
xuất hiện sau 2 - 5 ngày như đau đầu, yếu cơ, mệt xỉu, đau và yếu chi, mất điều hoà (ataxia),
giãn đồng tử co giật, trì trệ và hôn mê. Nếu người hoặc vật không chết ngay thường để lại các
triệu chứng thần kinh kéo dài. Liều gây chết là 14 mg/kg.
Câu hỏi ôn tập
1. Trình bày cơ chế gây độc của các hợp chất phospho hữu cơ và carbamat?
2. Nêu các phương pháp chẩn đoán ngộ độc các hợp chất phospho hữu cơ và carbamat và
các biện pháp phòng, trị?
3. Trình bày cơ chế gây độc của hợp chất clo hữu cơ?
4. Nêu các phương pháp chẩn đoán ngộ độc clo hữu cơ và các biện pháp phòng, trị?
5. Trình bày cơ chế gây độc của các thuốc diệt chuột có độc tính cao (strychnin, Thallium
sulfate, Sodium fluoroacetate và fluoroacetamide).
6. Nêu các biện pháp phòng và điều trị ngộ độc strychnin, Thallium sulfate, Sodium
fluoroacetate và fluoroacetamide.
Chương V
Ngộ độc thuốc thú y
Hiện tại sự khác nhau giữa thức ăn - thuốc - chất độc trong cuộc sống hàng ngày vẫn
chưa thật rõ ràng. Thuốc là con dao hai lưỡi, nếu dùng đúng nó có tác dụng chữa bệnh, ngược
lại là chất độc. Khi nồng độ thuốc trong cơ thể cao (ở máu cao thường do nhiễm độc cấp;
trong tổ chức cao thường do nhiễm độc mãn tính) đều gây ra trạng thái ngộ độc thuốc.
Chương này không đề cập đến các trường hợp sử dụng thuốc quá hạn, kém phẩm chất. Cũng
không bàn đến trường hợp tuỳ tiện, hay do trình độ chuyên môn kém, bảo quản, pha chế
không đúng qui cách dẫn đến ngộ độc thuốc thú y. Chủ yếu phần này đề cập đến những vấn
đề sau
- Ngộ độc thuốc có liên quan đến bản thân các dạng thuốc sử dụng.
- Hiện tượng dị ứng thuốc
- Tác dụng phụ của rthuốc
104
104
- Độc tính của thuốc kháng sinh và các thuốc hoá học trị liệu trong chăn nuôi thú y.
Do nhu cầu thuốc phòng trị bệnh cho động vật ngày càng tăng, số lượng và chủng loại sử
dụng ngày càng nhiều. Tình trạng sử dụng nhầm thuốc đưa tới ngộ độc là không thể tránh khỏi.
Chăn nuôi theo kiểu công nghiệp phát triển, số đầu gia súc, gia cẩm nhiều, việc sử
dụng thuốc phải tiến hành đại trà, đồng loạt, do vây sẽ gặp các trường hợp ngộ độc sau:
Những cá thể có độ mẫn cảm với thuốc cao cùng tồn tại trong đàn.
Những con có sẵn các yếu tố bệnh lý về gan, tim, thận làm giảm sức chịu đựng với
thuốc
Khi tiêm vacin cũng làm giảm khả năng chịu thuốc đễ gây ngộ độc.
Sử dụng thuốc không đúng qui định: quá liều do pha trộn không đều, chỗ nhiều, chỗ ít
1. Đại cương
1.1. Nguyên nhân
Do liều lượng thuốc: quá liều, sai liều lượng, liệu trình. Ngược lại có thể do giảm liều
trong quá trình điều trị hay dùng quá lâu một loại thuốc. Cũng có thể do sự tương tác giữa các
thuốc dùng khi điều trị. Cơ thể động vật bị bệnh về gan, thận nên giảm khả năng đào thải
thuốc. Đường đưa thuốc không thích hợp, sai chu kỳ dùng thuốc.
Do tác dụng phụ có hại của thuốc: Adverse Drug Reaction (ADR) một phản ứng có hại
của thuốc không được định trước và xuất hiện ở liều phòng, trị làm thay đổi một chức năng
sinh lý (tác dụng có hại xuất hiện ở liều dùng thuốc cho phép). ADR không bao gồm những
phản ứng do dùng sai thuốc, sai liều của nguyên nhân một. Nguy cơ xuất hiện RDA là hậu
quả không thể tránh khỏi của việc dùng thuốc. Hầu như tất cả các thuốc có hiệu lực, dù được
dùng khôn khéo đến mấy đều có thể gây RDA.
1.2. Biện pháp đề phòng
Tuỳ theo nguyên nhân gây ra để có biện pháp phòng ngừa thích hợp.
Với nguyên nhân thứ nhất chủ yếu là do thao tác kỹ thuật của cán bộ chuyên môn. Khi gia
súc bị trúng độc do nguyên nhân nay, ta nhận biết được ngay, có biện pháp khắc phục kịp thời.
Gan, thận là hai nơi chuyển hoá thaỉ trừ chất độc chủ yếu. Tế bào gan tạo enzym giúp
cho quá trình chuyển hoá thuốc bằng các phản ừng: oxy hoá khử, thuỷ phân, kết hợp biến
thuốc thành những sản phẩm không hay ít độc thải ra ngoài qua thận, hay tan trong dịch mật
theo phân ra ngoài. Muốn cơ năng của gan được tăng cường trong khi ngộ độc thuốc cũng
như các chất độc hại khác cần chú ý:
Dùng các vitamin, nhất là nhóm vitamin tan trong dầu: vitamin A, D, E và các acid
amin không thay thế: methionin, L- lysin, cystein
Quá trình khử độc của thuốc cần năng lượng, tốn glucoza, cần tiếp thêm glucoza 5%,
hay 10%. Dung dịch này vừa cung cấp năng lượng vừa tăng lợi tiểu, tăng thải chất độc.
Dùng các thuốc kích thích quá trình lợi mật, tạo mật: colagonum, cao actiso, cao gan
Tiêm các chất kích hoạt để sản sinh enzym P
450
hay các chất chelat hoá “chất càng
cua” tạo phức không cho thuốc ngấm qua vách tế bào.
Dùng thuốc đối kháng: đối kháng hoá học, vật lý, hay tác dụng dược lý. Khi đưa thuốc
vào cơ thể sẽ làm giảm nồng độ thuốc độc trong máu và tổ chức.
105
105
Đối kháng hóa học, vật lý: khi bò cao sản bị ngộ độc toan (aceton huyết do ăn nhiều
tinh bột) cần bổ sung NaHCO
3
để trung hoà lượng acid trong máu. Khi ngộ độc các kim loại
nặng: Cu, Hg, Fe, Pb dùng EDTA - chất càng cua để giải độc. Chất DETA sẽ gắn chặt với
kim loại nặng, giữ không hấp thu được, rồi thải ra ngoài.
Dùng thuốc đối kháng dược lý: ngộ độc thuốc mê, thuốc ngủ dùng các thuốc kích
thích hệ thần kinh trung ương: caphein, strychnin, long não hay ngược lại. Ngộ độc các thuốc
trị nội, ngoại ký sinh trùng: Mebendazol, Levamyzol, Detomax dùng Atropin.
1.3. Hiện tượng dị ứng thuốc
Dị ứng thuốc có xu hướng ngày càng tăng do có nhiều loại thuốc mới ra đời. Trong
lâm sàng lại sử dụng thuốc bừa bãi, không có nguyên tắc đặc biệt là thuốc kháng sinh. Khi
điều trị một ca bệnh cụ thể hay kết hợp nhiều thuốc cùng một lúc, nếu không nắm rõ cơ chế
tác dụng, dược động học, nhất là các tính tương kỵ của chúng rất hay gặp dị ứng thuốc.
a. Những yếu tố ảnh hưởng đến phát sinh dị ứng
Theo Del - Rio - Navario B.E phân thành
- Thuộc về thuốc: Tính chất lý hoá của thuốc (các thuốc thuộc nhóm
b
- lactam, nhóm
thuốc hạ sốt, giảm đau, novocain và các acid aminosalicylic, sulfadiazin và các sulfamid khác
các chất này có những thành phần cấu trúc hoá học tương tự nhau ). Thuốc là một hapten, khi
vào cơ thể sẽ kết hợp với protein của huyết tương hay của mô bào. Khi đó thuốc có vai trò như
một kháng nguyên. Do vậy có khả năng kích tích cơ thể sinh kháng thể gây dị ứng. Phản ứng dị
ứng có thể xuất hiện với thuốc có cấu trúc kháng nguyên giống với thuốc đã gây mẫn cảm.
- Phụ thuộc đường đưa thuốc: Dị ứng thuốc hay gặp khi cho uống với những cá thể cá
biệt, shock phản vệ có thể xẩy ra khi dùng thuốc ở bấy kỳ đường nào nhưng nếu tiêm gặp
nhiều hơn, nhất các thuốc thuốc nhóm b - lactam khi tiêm hay với chó mèo tiêm B - comlex
vào dưới da rất dễ gây dị ứng.
- Cách sử dụng thuốc: Dùng thuốc kéo dài, dùng nhiều thuốc cùng một lúc, dùng
thuốc ngắt quãng cũng dễ gây dị ứng thuốc.
- Yếu tố gia súc: loài, tuổi, tình trạng bệnh lý thường gia súc non, con quá già đều mẫn
cảm với thuốc hơn. Tỷ lệ di ứng thuốc ở nhóm gia súc này cũng có hơn do các men chuyển hoá,
giáng hoà thuốc ở gan của chung chưa được hoàn thiện hay công năng của gan, thận kém
- Cơ địa và tiền sử dị ứng. Hay gặp ở những người có cơ địa dị ứng atopy khi dùng
thuốc dễ bị dị ứng hơn. Những người có tiền sử dị ứng thuốc thì bản thân người đó và các con
đều dễ bị dị ứng thuốc khi dùng lại thuốc đó.
b. Cơ chế:
Dị ứng thuốc thuộc dị ứng typI theo phân loại của Gell và Coombs, gồm 3 giai đoạn:
* Giai đoạn 1:. Kể từ khi dị nguyên (thuốc) vào cơ thể. Dị nguyên được các tế bào kháng
nguyên trình diện tiếp nhận rồi truyền thông tin này đến tế bào Th2. Th2 dưới tác động của IL
4
và
IL
13
(Interleukin 4 và 13) làm tế bào lympho B biệt hoá thành plasmocyte. Tế bào này sẽ tổng hợp
kháng thể IgE. Các IgE sẽ gắn lên màng mastocyte nhờ các receptor đặc hiệu.
* Giai đoạn 2: Giai đoạn sinh hoá bệnh. Khi dị nguyên lần 2 vào cơ thể, dị nguyên
này sẽ kết hợp với kháng thể có sẵn gắn trên màng mastocyte nhờ các receptor đặc hiệu. Sự
kết hợp này làm tế bào mastocyte tổn thương, giải phóng ra các chất trung gian hoá học
(mediators): histamin, serotonin, bradykinin, leucotrien
106
106
* Giai đoạn 3: Sinh lý bệnh. Các chất trung gian hoá học trên tác động hệ thống niêm
mạc của các cơ quan. Hệ hô hấp: phế quản, phế nang, mũi, họng Hệ thống tim mạch, đặc
biệt mao mạch dưới da gây nên dị ứng: hen, mối mề day, phù Quincke, viêm mũi dị ứng,
shock phản vệ
c. Triệu chứng lâm sàng
Hội chứng lâm sàng của dị ứng thuốc rất đa dạng, biểu hiện chủ yếu ở ngoài da, niêm mạc
miệng mũi, mắt, kèm theo những tổn thương ở các cơ quan khác nhau: gan, thận, phổi, máu
* Sốc phản vệ: Là dị ứng nghiêm trọng nhất, dễ gây tử vong. Thường xuất hiện sau
30 phút. Xuất hiện càng sớm, bệnh càng nặng. Các thuốc hay gây ra shock phản vệ:
Các kháng sinh: Penicillin, Ampicillin, Cefotaxim, Gentamicin, Kanamycin,
Citrimmoxazol, Cloramphenicol, Chlortetracyclin, Streptomycin, Cephalosporidin, Lincomycin
Các thuốc có phân tử lớn: huyết thanh, vaccin, globulin, dextran
Thuốc gây tê: Procain, Lindocain.
Thuốc chống viêm physteroid: Indomethacin, Salicylat, Anagin
Các vitamin tiêm tĩnh mạch: Vitamin C, vitamin B
1;
Các loại đạm: Moriamin, Alvesin,
plasma, Beotamin
Các thuốc khác: Optalidon, Pamin, Seda, Insulin, hormon ACTH
Chú ý những diễn biến muộn xẩy ra sau shock phản vệ: viêm cơ tim dị ứng, viêm
thận, viêm cầu thận, viêm phế quản, mày đay, phù quicke tái phát nhiều lần.
Mọi đường đưa thuốc đều có thể gây ra nhưng nặng nhất khi tiên tĩnh mạch. Mèo, chó
tiêm B - comlex dưới da hay tĩnh mạch. Lúc đầu có thể mổi mề day, phù Quincke. Tăng tuần
hoàn, huyết áp, thở nhanh. Sau đó chuyển nhanh sang rối loạn hô hấp, tuần hoàn, tím tái, tụt
huyết áp Tiêu hoá đau bụng, nôn mửa, tiêu chẩy ran máu
* Mày đay: Cũng hay gặp khi dị ứng thuốc. Các loại thuốc đều có thể gây dị ứng,
nhưng hay gặp các thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm physteroid (CVPS), vitamin, huyết
thanh Sau khi dùng thuốc vật có cảm giác nóng, ngứa. Xuất hiện các đám ban sưng to, dầy
dưới da gây ngứa rất khó chịu, cáng gãi càng sưng to, phù nhanh. đôi khi kèm theo đau bụng,
dâu khớp, chóng mặt, nôn, sốt
* Phù Quincke: Năm 1882 tác giả Quincke đã mô tả: “trong da, tổ chức dưới da xuất
hiện từng đám sưng, phù nề, đường kính 2 - 10 cm trên da mặt lưng, khớp, nhiều nhất ở mí
mắt và môi. Mầu sắc da có thể bình thường hay hơi tái, hoặc hơi hồng. Miệng, thanh quản
sưng, phù nề, gây khó thở.
Các thuốc hay gây dị ứng: Penicilin, Streptomycin, Tetracyclin, Chloramphenicol,
Sulphamid, Các thuốc chống viêm physteroid, heparin, hormon tuyến yên, insulin Quincke
có thể xuất hiện sau vài phút, vài giờ hay vai ngày. Phù Quincke nếu ở bên trong niêm mạc
đường hô hấp, tiêu hoá tiết niệu Quincke ở thanh quản nguy hiểm nhất đẽ gây tử vong.
* Hội chứng (Stevens - Jóhnon syndrome): Gây viêm loét da và niêm mạc do thuốc
nhất là thuốc kháng sinh: Ampicillin, Streptomycin, Tetracycllin, Chloraphenicol các thuốc
chống viêm physteroid: Anagin, Paracetamol
107
107
* Hen phế quản do thuốc: Cơn khó thở xuất hiện sau khi tiếp xúc với thuốc. Nghe
phổi đầy ran rít, ran ngáy. Nhiều thuốc có thể là yếu tố sinh học gây hen phế quản dị ứng:
Penicillin, Sulphamid, Hydrothiazid, Methotrexat
1.4. Tác dụng phụ của thuốc
Trong lịch sử dùng thuốc có những chất có cuộc đời làm thuốc rất dài: Morphin,
Digitalis, Aspirin Có những chất được dùng làm thuốc rất tốt nhưng trong quá trình theo
dõi, điều trị bệnh đã phát hiện ra các tác dụng phụ nguy hại đến sức khoẻ cộng đồng, súc vật
nên mặc dù vẫn còn hiệu lực chữa bệnh nhưng đã bị loại ra khỏi dạnh mục thuốc: Santonin,
Pyramidon, các sulfamid cổ điển, Phenacetyl, Chloramphenicol, các đẫn xuất của bạc, asen
trong trị ký sinh trùng đường máu Các nguyên nhân gây tác dụng phụ của thuốc gồm:
* Thuộc về động vật: Động vật nuôi quá mẫn với thuốc (shock phản vệ), ở liều điều
trị khi tiêm naganol phòng trị ký sinh trùng đường máu cho trâu bò nhưng vẫn có con bị dị
ứng với thuốc, chiếm khoảng 0,02%. Vật nuôi bị dị ứng với thuốc kháng sinh, đặc biệt nhất
là nhóm b - lactame.
* Thuộc về dạng thuốc, đường đưa thuốc: Đường dùng thuốc khác nhau như Vitamin
nhóm B, C, tiêm tĩnh mạch gây choáng phản vệ, nhưng nếu uống không gặp phản ứng này.
* Độ tinh khiết của thuốc
Một thứ thuốc dù hoàn hảo đến mấy cũng không thể là “chất siêu sạch” lý tưởng được.
Tạp chất trong thuốc có nhiều nguồn gốc khác nhau:
(1) Do nguyên liệu ban đầu tổng hợp hay chế biến nhưng chưa loại hết. Tạp chất là
các hoạt chất phụ có trong dược liệu khi chiết xuất đã đi kèm theo hoạt chất chính. Tạp chất
được hình thành trong quá trình bảo quản thuốc ở điều kiện bất lợi.
(2) Do quá trình bào chế, sản xuất, đã xẩy ra nhiều phản ứng hoá học khác không cần
thiết.
(3) Tương tác giữa các thuốc với nhau.
2. Độc tính của một số thuốc thú y
Thuốc vào nước ta bằng nhiều đường khác nhau chưa kiểm soát được. Trong khi đó
lại có hàng trăm cơ sở và công ty kinh doanh, sản xuất, xuất nhập khẩu thuốc thú y lớn nhỏ
đóng trên cả nước. Cộng thêm vào đó trình độ hiểu biết của dân còn chưa đầy đủ, nên dễ có
nguy cơ xuất hiện các phản ứng có hại của thuốc. Để tiện theo dõi, tránh những sai lầm đáng
tiếc trong lâm sàng, khi dùng thuốc cần chú ý đến độc tính của thuốc. Tuỳ loại thuốc, tuỳ loài
động vât mà độc tính của chúng biểu hiện trong lâm sàng có khác nhau.
2.1. Thuốc kháng sinh
a. Nhóm beta-lactam
- Dị ứng: hay gặp trên lợn ngoại: choáng phản vệ, truỵ tim mạch, khó thở, nổi mề đay,
có khi phát ban đỏ hay báng nước.
- Loạn khuẩn đường ruột hay gặp ở gà chăn nuôi công nghiệp hay lợn con từ 1 - 21
ngày tuổi khi uống Ampicillin, Amoxicillin. Động vật nuôi sẽ bị tiêu chẩy nặng sau khi
dùng thuốc. Ampicillin trên chó, mèo và bò có thể gặp: rối loạn vận động, tăng huyết áp, khó
thở.
Liều độc của Penicillin G gấp 2700 lần so với liều điều trị trên gia súc. Khi dùng thuốc
cần lưu ý dạng Procain - penicillin chậm và các thuốc bán tổng hợp: Ampicillin, Amoxicillin,
108
108
Oxacillin . Penicilin G trên ngựa, chó, bò gặp tăng huyết áp, dị ứng, kích thích thần kinh
trung ương, nôn, co giật. Viêm thận có thể gặp trên ngựa. Bội nhiễm nấm đường tiêu hóa gặp
trên bò
Các thuốc tổng hợp thuộc nhóm Cephalosporidin trên gà công nghiệp và chim cút.
Các thuốc này cũng gây tác dụng phụ giống như trên lợn ngoại: shock phản vệ, dị ứng, tiêu
chẩy, rối loạn quá trình tạo máu
b. Nhóm aminoglycozid.
Các thuốc thuộc nhóm này gồm: Streptomycin, Kanamycin, Gentamicin, Neomycin
Khi bị ngộ độc cấp gây liệt trung khu hô hấp, vận mạch ở gà con, gà tây, thuỷ cầm, nhất là vịt
con rất nhày cảm với Streptomycin. Nếu tiêm ở ức vịt con dễ chết rất nhanh.
Ngộ độc cấp tính hay gặp với các loại dạ day đơn và ở những động vật có bệnh viêm
thận, suy thận do khả năng thải trừ các Amynoglucozid kém sẽ gây hiện tượng vô niệu hay
thiểu niệu. Vật chết trong tình trạng hôn mê do độc tố tích lại nhiều trong máu. Trường hợp
shock của thuốc trong nhóm này rất ít, nhưng những con đã bị có tỷ lệ chết rất cao. Theo dõi
trên lâm sàng có tới 6/10 động vật bị chết khi shock do dùng thuốc thuộc nhóm
Amynoglucozid.
Ngộ độc mạn sẽ làm liệt thần kinh cơ - xương, động vật nuôi cả bò, lợn, chó, mèo đều
bị mất thăng bằng, rối loạn vận động, phù, liệt thần kinh thính giác gây điếc ở người. Cá biệt
trên lợn và chó khi dùng Erythromycin tiêm, có con bị đau do nơi tiêm viêm. Rối loạn về
thần kinh thính giác gặp trên chó nghiệp vụ do tiền đình bị nhiễm độc trước ốc tai, gây chóng
mặt rối loạn vận động, mất thăng bằng do não bị phù, tích nước, tai chó bị ù rồi điếc. Tác
dụng xẩy ra trong khi dùng thuốc lâu ngày (dùng thuốc quá 10 ngày), và kéo dài khi đã ngừng
thuốc 7 ngày có khi hàng tháng. Hay cùng có thể xẩy ra do trước khi dùng nhóm
Amynoglucozid đã dùng các thuốc có độc với thính giác: Furosemid hay Vancomycin.
- Độc với thận. Các Amynoglucozid thải ra ngoài nguyên vẹn qua thận. Nếu thận bị
suy sẽ gây tích luỹ ở vỏ thận (nộng độ thuốc trong thận cao gấp 20 - 30 lần so với huyết
tương) hay gặp ở động vật dạ dầy đơn có tiền sử về bệnh thận. Gây viêm cầu thận cấp đẫn đến
vô niệu. Khi cơ thể mất muối, nước độc tính thuốc còn tăng lên.
- Làm giãn cơ vân. Thuốc có tác dụng hiệp đồng với nhóm curare (thuốc gây mềm cơ khi
phẫu thuật). Nếu dùng lâu có thể gây liệt cơ hô hấp. Độc với thai, nhất là chó gây sẩy thai kỳ 3.
c. Nhóm tetracycline.
Với loài nhai lại (bò), sau khi tiêm tĩnh mạch Tetracyclin hay gặp các triệu chứng: lo
âu, buồn chán, có những biểu hiện khó chịu, nhưng lại dễ bị kích động, nước bọt chảy nhiều.
Sau đó khu hệ vi sinh vật đường ruột bị rối loạn, nhất là loài nhai lại. Khi tiêm bắp
Oxytetracyclin cho ngựa, cừu hay gặp viêm tại chỗ. Còn làm tăng lượng trombocyt, leucocyt
trong máu gây ảnh hưởng đến quá trình đông máu. Trên bò nếu tiêm bắp quá liều (cá biệt ngay
ở liều điều trị) gây ngộ độc cấp sẽ mất thăng bằng, suy sụp, khó thở bị liệt trung khu hô hấp,
vận mạch, gây tổn thương gan, rối loạn quá trình tạo xương của động vât. Một vài trường hợp
có thể gây methemoglobin khi tiêm mạch
- Gắn vào xương: thuốc tham gia chelat hoá với ion Ca
++
giảm sự tạo xương, kém phát
triển khung xương gây còi xương.
- Rối loạn tiêu hoá, viêm miệng - lưỡi - hầu - thực quản. Có thể gây tiêu chảy do loạn
khuẩn (thường 3 ngày). Khi dùng thuốc lâu ngày rễ gây bội nhiễm nấm đường tiêu hóa, vật sẽ
bị mất thăng bằng, ủ rũ, chán ăn, có thể bị sốt từ vài ngày đến vài tuần.