Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Bài giảng Thú y cơ bản : CÁC PHẢN ỨNG TỰ VỆ CỦA CƠ THỂ part 2 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.5 KB, 6 trang )

Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản
6.MỘT SỐ ỨNG DỤNG THỰC TIỂN CỦA MIỄN DỊCH
6.1.Các phản ứng kháng nguyên -kháng thể
Kháng thể phản ứng đặc hiệu với KN sinh ra nó. Kháng thể có trong huyết thanh nên những
nghiên cứu invitro về mối tương tác giữa KN-KT có sử dụng huyết thanh được gọi là phản
ứng huyết thanh. Sự kết hợp giữa KN và kháng thể không phải là sự kết hợp đồng hóa trị nên
sự gắn kết giưaz chúng xảy ra thường yếu. Tuy nhiên do cùng một lúc có nhiều mối liên kết
nên lực liên kết sẻ mạnh hơn. Các lực đó bao gồm:
- Lực liên kết Hydrro
-Lực liên kết tỉnh điện
-Lực liên kết Van der Waals
-Lực kỵ nước
Phản ứng này được sử dụng rộng rải trong chẩn đoán một số bệnh truyền lây. Nó có tính tính
xác cao, ít tốn kém, dể sử dụng ở mọi địa bàn.
Vì kháng thể và kháng nguyên thông qua phản ứng mắt thường không thể nhìn thấy được,
nên phản ứng này muốn xác định được thông qua phản ứng kết tủa.
6.2. Phản ứng kết tủa
Khi cho kháng thể đặc hiệu phản ứng với kháng nguyên hòa tan ở liều lượng chuẩn thì xuất
hiện kết tủa có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Phản ứng này được dùng để phát hiện kháng
nguyên, khi đã có sẳn kháng thể
6.3.Phản ứng ngưng kết
Ở phản ứng kết tủa đòi hỏi kháng nguyên hòa tan, còn phản ứng ngưng kết gọi là phản ứng
cần các kháng nguyên hửu hình. Phản ứng này ứng dụng để định lượng hàm lượng kháng thể
có trong huyết thanh, để xác định khả năng miễn dịch của từng cá thể.
6.4. Phản ứng kết hợp bổ thể
Bao gồm các thành phần kháng nguyên + kháng thể + bổ thể , phản ứng này được ứng dụng
để chẩn đoán một số bệnh truyền nhiễm.
6.5.Kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang
Kỹ thuật này dựa trên tính chất của thuốc nhuôm khi được kích thích bở bức xạ có bước sóng
đặc biệt sẻ phát sáng. Kháng thể được gắn với chất thuốc nhuộn phát huỳnh quang màu vàng
lục, hay đỏ da cam. Kỷ thuật này được ứng dụng để chẩn đoán bệnh truyền lây.


6.6. Kỹ thuật chất hấp thụ miễn dịch enzym (Elisa- Enzyme -linked
Immunosorbent Asay).
6.7.Vacxin
Vacxin là chế phẩm kháng nguyên gây trạng thái miễn dịch mà không gây bệnh. Vacxin
dùng để kích thích đáp ứng miễn dịch nguyên phát làm tăng số lượng tế bào ghi nhớ tăng đáp
ứng miễn dịch nhớ khi chúng tiếp xúc với kháng nguyên gây bệnh.
Hiện nay, trong y học chương trình tiêm chủng mỡ rộng đã làm giảm đáng kể bệnh truyền
nhiễm và làm tăng sức khỏe cộng đồng. Việc tiêm phòng vacxin trong thú y tiến tới như là
một luật định nhằm ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm cho gia súc, gia cầm mà còn ngăn chặn
được sự lây lan bệnh từ động vật sang người. Ví dụ: hiện nay dịch LMLM và cúm gia cầm
không những mối đe dọa về sức khỏe con vật thiệt hại kinh tế mà là mối đe dọa cho sức khỏe
cộng đồng.
Vacxin có thể chứa kháng nguyên sản xuất từ tế bào vô hoạt, đồng thời có thể sử dụng các
chủng đã được giảm hoạt lực, không còn có khả năng gây bệnh nữa. Sau đây là một số loại
vacxin.
Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế
19
Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản
Một số loại vacxin được sử dụng rộng rãi trong y học cũng như thú y

Loại vacxin Virut sống đã được làm yếu
Đậu mùa Nt
Viêm gan B Virut sống làm yếu
Sởi Nt
Quai bị Nt
Bại liệt (polio) -sabin Nt
Bại liệt (polio)- Salk Virut bất hoạt
Cúm Nt
Dại Nt
Vacxin kháng bệnh vi khuẩn

Bạch hầu Giải độc tố
Uốn ván Nt
Ho gà Dịch chiết mô bào
Viêm màng não Từ nhiều chủng
Nhiễm Trùng (Hib) Từ Haemophilus influenza typ 4 tiếp hợp
với vi khuẩn bặch hầu
Tả Vibrrio cholera chết
Dịch hạch Yersinia pestis chết
Thương hàn Samonella typhi chết
Viêm phổi liên cầu Từ 23 chủng Streptôcoccus pneumoniae
LMLM
THT
DDL
H
5
N
1
Chỉ dùng trong thú y

Đa số các vãcxin trên được dùng trong y học, chủ yếu là các loại được dùng cho trẻ em trong
chương trình thanh toán 6 bệnh, Một số dùng cho người lớn sử dụng với mục đích đặc biệt.
Người đi du lịch người đi công tác được tiêm vacxin để được đảm bảo an toàn cho bản thân
và nhân dân nơi họ đến.








Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế
20
Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản
7. Qui trình tiêm phòng vacxin cho lợn

Nhằm mục đích nâng cao hiệu quả chăn nuôi, góp phần an toàn dịch bệnh trong địa phương,
tạo ra nguồn thực phẩm thịt lợn sạch, thì công tác tiêm phòng vacxin cho đàn lợn nái và lợn
con là một việc làm không thể thiếu được trong chăn nuôi lợn.
Tiêm phòng muốn đạt hiệu quả cao, cần phải tiêm đúng theo qui trình, đúng loại vacxin, tiêm
đạt tỷ lệ bảo hộ.
-Qui trình tiêm phòngcho lợn nái:
Trước phối giống 15 ngày:
+Tiêm vacxin dịch tả lần 1
+Tiêm vacxin phó thương hàn lần 1
Trước 10 ngày:
+Tiêm vacxin THT lần 1
+Tiêm vacxin đóng dấu lợn lần1
Sau khi phối giống 80 ngày (trước khi đẻ 1 tháng), tiêm vacxin PTH lần 2
Sau khi đẻ
+ 40 ngày tiêm vacxin PTH lần 3
+45 ngày tiêm vacxin dịch tả lần 2
+ Tiêm vacxin THT và đóng dấu lần 2
Trường hợp trước khi phối giống chưa kịp tiêm phòng thì áp dụng qui trình sau:
Sau khi phối giống:
+40 ngày, tiêm vacxin PTH lần 1
+45 ngày tiêm vacxin dịch tả lần 1
50 ngày tiêm vacxin THT và đóng dấu lần 1
Sau khi đẻ:
+ 30 ngày, tiêm vacxin PTH lần 2
+40 ngày Tiêm vacxin THT và DDL lần 2

+45 ngày Vacxin dịch tả lần 2.
Qui trình tiêm vacxin cho lợn con và lợn thịt:
-Lợn con 21 ngày tuổi tiêm phòng vacxin PTH lần1
-Lợn con 30 ngày tuổi tiêm phòng vacxin PTH lần 2
-Lợn con 40 ngày tuổi tiêm phòng vacxin THT Đ DL lần 2
-Lợn con 45 ngày tuổi tiêm phòng vacxin DT lần1
-Lợn con 58 ngày tuổi tiêm phòng vacxin PTH lần3
-Lợn 70 ngày tuổi tiêm phòng vacxin THT &DDL lần 2
-Lợn 70 ngày tuổi tiêm phòng vacxin Dịch tả lần 2
Hiện tượng quá mẫn
Hiện tượng quá mẫn- hypersensitivity: là tổn thương bệnh lý khi có đáp ứng miễn dịch, tức
là khi cơ thể tiếp xúc với kháng nguyên lần thứ 2.
Tức là một khi có chất lạ (kháng nguyên) xâm nhập vào cơ thể, cơ thể mẫn cảm phản ứng kịp
thời bằng biện pháp phá hủy, gây rối loạn hoạt động của cơ thể. Theo Gell và Combs đã chia
quá mẫn ra làm bốn loại
Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế
21
Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản
Bốn loại quá mẫn theo Gell và Combs
Loại phản ứng Thời gian xuất hiện lâm sàng Ví dụ
Tip I -quá phản vệ dưới 30 phút Sốc phản vệ do tiêm
thuốc, do nộc côn trùng
cắn
Tip II (quá mẫn gây độc tế
tế bào, phụ thuộc chất
kháng thể)
5-12 giờ Truyền nhóm máu và Rh
không phùhợp

TipIII ( phức hợp miễn

dịch)
3-8 giờ Bệnh về huyết thanh phản
ứng Arthus
TipIV(quá mẫn trung gian
tế bào hay quá mẫn muộn)
Loại bỏ mô ghép. Tiếp xúc
với da

Bản chất của hiện tượng quá mẫn tip I thường gặp như các dị nguyên vào cơ thể qua con
đường tiêu hóa, gây các triệu chứng như nôn mửa, ỉa chảy, nổi mề đay Trong các trường
hợp này có thể dùng chất chôngdị ứng antihistamin cho kết quả.
Nếu dị ứng tác động đến đường hô hấp gây ho, hen thở dốc và khò khè, thì chất trung gian
này gây co thắt đường hô hấp dưới không phải là Histamin mà là SRS-A. Do vậy trong thực
tế antihistamin không dùng để chữa hen, mà dùng ephiephrin, aminophylin hay Teophylin.
Các chất hóa học trung gian được giải phóng khi hoạt hóa tế bào Mast
Chất trung gian Cấu trúc Chức năng
Histamin (có sẳn) Beta- imidazol-etylamin Tăng tính thấm thành mặch,
gây co thắt cơ tim
Serotonin (có sẳn) 5- hydroxytriptamin Tăng tính thấm thành mạch
EFFC-A
*
(có sẳn) tetrapeptitAxit Hấp dẫn bặch càu ưa axit
Heparin proteoprocan Kìm hảm động mạch
SRS-A ** tổng hợp mới Sisteinpeptit Co thắt khí quản, tăng tính
thấm thành mặch
PAF*** tổng hợp mới Phức hợp leukotrien lipit Ngưng kết tiểu cầu, giải
phóng histamin

Ghi chú:
* EFC-A: yếu tố hướng bặch cầu ưa axit phản vệ ( Eozinophil chemotactic factor of

ânphylaxis).
**RSS-A: Chất phản ứng chậm của phản vệ (Slow reacting subtance of ânphylaxis).
*** PAF: Yếu tố hoạt hóa tiểu cầu ( Platelet activiting factor).
Quá mẫn gây độc tế bào tip II, thường xảy ra khi truyền máu.
Ở người máu được chia ra làm 4 nhóm máu A,B,AB và O. Ở động vật máu nống cũng tương
tự nhưng phản ứng độc tế bào thường ít gặp hơn, vì máu được chia thành hệ nhóm máu.
Vào năm 1930 người ta còn phát hiện các kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu có một nhân
tố, nhân tố đó cũng được tìm thấy trong máu khỉ nên người ta gọi là Factor Rh.
Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế
22
Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản
Khi bố là Rh+ và mẹ là Rh- thì 50% đúa trẻ ra đời là Rh+. Khi màng nhau bị rách, hồng cầu
Rh+ của bào thai sẻ vào tuần hoàn máu mẹ kích thích tạo kháng thể IgG. Nếu bào thai lần
mang thai sau là Rh+ thì kháng thể Rh sẻ lọt qua nhau thai và phá hủy hồng cầu thai. May
thay điều này ở việt nam ta đa số hồng cầu phụ nữ đều là Rh+.
Phản ứng quá mẫn trong gian bào tipIV: Phản ứng này gắn liền với đáp ứng miễn dịch. Ứng
dụng phản ứng này trong y học và thú y dùng để chẩn đoán bệnh Sẩy thai truyền
nhiễmBrucelulosis và bệnh lao ( Tuberculosis). Phả\n ứng này được thực hiện trên da, được
gọi là phản ứng Tuberculin.

8.Bệnh tự miễn
Khái niệm bệnh tự miễn được dùng khi hệ thống miễn dịch hoạt động đáp ứng với kháng
nguyên của bản thân và gây tổn thương cho chính cơ quan của bản thân. Đây là bệnh do sự
lắng động phức hợp miễn dịch, thường xẩy ra ở đáy cầu thận. Những bệnh tự miễn sinh ra sẻ
làm rối loạn hàng loạt cơ quan bộ phận mà điều trị bệnh khó có kết quả.
Ví dụ: Bệnh nhược cơ năng làm cho cơ bị yếu; Bệnh viêm khớp dạng thấp bệnh này khá phổ
biến ở người, nó làm sưng phồng khớp xương cũng như làm tổn thương về xương sụn, gây
khó khăn cho cử động hàng ngày. Viêm mãn tính tích tụ lâu ngày sẻ hủy hoại xương khớp.



Tài liệu tham khảo:
1. Thomas Carlyle Jones, (1983), Veterinary pathology
2.Daniel. K. Kusewitt, (2001) Veterinary pathology, volume 38, p.20-23
3.Vũ Công Hòe, (2002), Giải phẩu bệnh học, NXB yhọc, Hà Nội
4.Sử An Ninh, (2004) Tồn dư kháng sinh và sức khỏe cộng đồng. Khoa học kỷ thuật
thú y, 2. 74-82
D.Herenda, (1994) Cẩm nang kiểm tra thịt tại lò mổ.
BộNN& PTNT, (2003), Công tác vệ sinh thú y, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
5.Phạm Văn Tý, 2001), Miễn dịch học, NXB Hà nội
6.Nguyễn Chính, (1993), Kỷ thuật sản xuất tôm giống và cá nước lợ.
7.Cao Xuân Ngọc, (1997), Giải phẩu bệnh đại cương. NXB, nông nghiệp.
8.Lê Thanh Hòa (2004), nguyên lý ứng dụng RT-PCR; PCR, và dồng hóa sản
phẩmNguyễn Vỉnh Phước (chủ biên), Nguyễn Văn Hanh, Đặng Thế Huynh, !1978),
Giáo trình bẹnh truyền nhiễm gia súc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
9.Phạm Hồng Sơn (chủ biên), Phan Văn Chinh, Nguyễn Thị Thanh, Phạm Quang
Trung, (2002), Giáo trình vi sinh vật, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
10. Phạm Hồng Sơn, (2006), Giáo trình vi sinh vật (phần đại cương), NXB Nông
nghiệp, Hà Nội.
11.Viện hàn Lâm Liên Xô (cũ), (1976), bách khoa toàn thư thú y, tập 1-6. (tiếng Nga)
12.I.F. Ivanov, (1976) Tế bào tổ chức phôi thai, NXB Bông lúa ,Moskva (Tiếng Nga)
13.M.B.Plachotina, (1966) Phẩu thuật thú y, NXB Bông lúa, Moskva (Tiếng Nga)
14. I.P.Plochin, (1971), Chẩn đoán lâm sàng học, NXB Bông lúa, Moskva (Tiếng
Nga)
15.I.E. Mozgov, (1974), Dược lý hoc, NXB Bông lúa, Moskva (Tiếng Nga)
16.F.P. Trynus, (1976), Sổ tay tra cứu dược, NXB Bông lúa, Moskva (Tiếng Nga)
Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế
23
Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản



MỤC LỤC

Chương hai 12
CÁC PHẢN ỨNG TỰ VỆ CỦA CƠ THỂ 12
6.MỘT SỐ ỨNG DỤNG THỰC TIỂN CỦA MIỄN DỊCH 19
Một số loại vacxin được sử dụng rộng rãi trong y học cũng như thú y 20
8.Bệnh tự miễn 23
Tài liệu tham khảo: 23



























Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế
24

×