Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản
Chương II.
CÁC PHẢN ỨNG TỰ VỆ CỦA CƠ THỂ
Nội dung chính của chương hai
Cơ thể vật nuôi thường xuyên bị tác động của các yếu tố môi trường bên ngoài và bên trong,
nhưng chúng có những phản ứng trả lời lại các kích thích đó, nhằm thiết lập một cân bằng
mới để cho cơ thể ổn định.
Trong chương này cần nắm được các nội dung chính sau:
- Phòng tuyến bảo vệ cơ giới vật lý hóa học sinh vật học của cơ thể. Trên cơ sở đó
trong công tác chăn nuôi cần sử dụng các biện pháp để bảo toàn cơ thể, tránh những tổn
thương không đáng có có thể xẩy ra. Như thường xuyên tắm chảy cho vật nuôi, nâng cao quá
trình trao đổi và điều tiết bảo vệ gia trước nguy cơ tấn công của các yếu tố gây bệnh. Đó là
yếu tố tác động cơ học (chuồng trại thoáng mát, nền chuồng tránh quá trơn con vật dề bị
trượt ngã, thành chuồng không nên để các vật liệu dễ xây xướt da, các công cụ sản xuất như
dây cày kéo không để gia súc bị tổn thương )
Thức ăn nước uống phải đầy đủ chất dinh dưỡng, và chất lượng làm nguy hại tới màng niêm
mạc các bào quan bên trong.
-Cơ thể trả lợi lại các kích thích bằng các phản ứng đặc hiệu tùy theo mức độ tác
dụng của các yếu tố tấn công vào cơ thể. Như phản ứng viêm. Cần nắm được bản chất
củaphản ứng viêm, trên cơ sở đó người thầy thuốc trân trọng phản ứng đó và có thái độ xử lý
đúng mức. Nhằm nâng cao sức đề kháng của con vật, hạn chế đến mức tối đa có thể hạn chế
được sử dụng các hóa chất để điều trị.
-Phản ứng Stress, cũng là một phản ứn tự vệ của cơ thể. Biết ứng dụng vào thực tiển
chăn nuôi thú y, như vị trí xây chuồng trại,âm thanh ánh sáng kích thích trực tiếp đến con
vật từ đó cũng sinh ra bệnh tật
-Miễn dịch, ý nghĩa của phản ứng miễn dịch, ứng dụng của phản ứng, cụ thểcông tác
tiêm phòng cho vật nuôi
1. Khái niệm chung
Cỏ thể con người và động vật luôn phải đối mặt với các tác nhân gây bệnh, nhất là
các tác nhân gây bệnh vi sinh vật. Nhiều loài vi sinh vật có thể sinh trưởng và phát triển trong
cơ thể, cản trở hoặc làm ngừng chức năng của các cơ quan, dẫn đến bệnh tật. Mỗi hạt bụi rơi
vào da cũng mang theo hàng ngàn ví sinh vật. Sinh vật vào cơ thể vật nuôi qua nhiều con
đường như thức ăn, nước uống, lẫn vào không khí khi chúng hít thở. Nhưng vì sao cơ thể
không bị nhiễm bệnh? Vì sao ví sinh vật không gây nhiễm trùng bệnh? Bởi vì cơ thể đã biết
tự bảo vệ mình bằng hàng loạt các cơ chế thích ứng rất phức tạp và khá hoàn hảo.
Tập hợp tất cả các hệ thống bảo vệ các phản ứng bảo vệ được gọi là hệ thống miễn dịch.
Sự bảo vệ của cơ thể thông qua nhiều phản ứng, mà các tế bào nằm rải rác khắp cơ thể để
tham gia cơ chế bảo vệ.
Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế
12
Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản
2. Phòng tuyến bảo vệ Hàng rào cơ giới-vật lý hóa học
Đây là phòng tuyến đầu tiên ngăn chặn các tác nhân gây bệnh bên ngoài xâm nhập vaò cơ thể
là hàng rào vật lý, hóa học, víinh vật, được gọi là phòng tuyến bảo vệ không đặc hiệu.
Da không nhữn là bức thành cơ giới đối với sự xâm nhập của vi khuẩn, mà da có khả năng
tiết ra một số cơ chất tiêu diệt vi khuẩn.
Da có nhiều chức năng:
-Đảm bảo sự liên hệ của cơ thể với bên ngoài
-Giữ cho cơ quan bộ phận bên trong trước các tác động bên ngoài
-Tham gia vào quá trình điều hòa thân nhiệt
-Tham gia hô hấp, bài tiết
-Tham gia quá trình ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn
-Da có khả năng sinh miễn dịch đặc hiệu
Da: gồm hai phần chính. Lớp ngoài cùng mỏng còn gọi là biểu bì, chứa các tế bào
biểu mô, lớp trong là bì chứa các tế bào mô liên kết. Các tế bào biểu mô sắp xếp ken chặt tạo
thành hàng rào ngăn chắnự xâm nhập của vi khuẩn. Trên mặt biểu bì có lớp hóa sừng -keratin
không tan trong nước không cho nước thấm qua. Chính vì vậy mà vi sinh vật không phân giải
được keratin và không theo nước xâm nhập vào cơ thể đrr gây bệnh.
-Niêm mạc: khác với da bao phủ mặt ngoài, niêm mạc bao phủ mặt trong của nhiều
cơ quan nội quan, như ống tiêu hóa, sinh dục, tiết niệu. Niêm mạc được cấu tạo lớp biểu mô
bề mặt và lớp mô liên kết kế theo. Chất nhầy do tế bào biểu mô tiết ra là cái bẩy bắt giữ vsv
không cho chúng xâm nhập vào bên trong.
Đường hô hấp niêm mạc và hệ thống nhung mao luôn giao động với bước sóng 20microm
theo một hướng để hất các vật lạ và vsv gây bệnh ra ngoài.
Với các phản ứng như hắt hơi, ho cũng là phản xạ đẩy vật lạ và vsv gây bệnh ra ngoài.
Tế bào niêm mạc là tế bào sống nên một số virut gây bệnh có thể sống và nhân lênđược, đặc
biệt như virrut cúm.
-Dịch thể: Một số mô của cơ thể tiết ra dịch thể rữa trôi các chất bám và các vsv gây
bệnh. Ví dụ vsv không thể bám lâu vào xoang miệng vì bị nước bọt rữa trôi, nước tiểu về mặt
cơ bản là vô trùng cũng cuốn trôi các vsv bám trên đường tiết niệu
-Dịch mật kìm hảm sự phát triển chủa nhiều vi khuẩn
-Gan lách thận là một khí quan đắc lực chống sự xâm nhập của các yếu tố gây bệnh
-Hệ lâm ba: Bao gồm các cơ quan miễn dịch trung ương, mầm bệnh sau khi xâm nhập
qua da thì gặp hạch lâm ba, là một phòng tuyến bảo vệ cơ thể.
Hàng rào VSV.
Vi sinh vật cộng sinh: Mặc dù bề mặt của cơ thể được bảo vệ song một số vi khuẩn vẩn xâm
nhập vào cơ thể và sống trên đó. một số sống trong cơ thể chúng không gay hại cơ thể mà
còn tham gia bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh. Ở cơ thể động vật trung
bình, tổng các tế bào cơ thể khoảng 10
13
, thì sô tế bào vsv sống cộng sinh lên tới 10
14
tế bào.
Khu hệ vsv sống cộng sinh tiết ra chất biotin, riboflavin, vitamin cung cấp cho cơ thể. Trong
thú y, cũng như trong y học khi nuôi những động vật vô trùng (Germ-free animal) luôn phải
cung cấp vitamin K vì trong đường tiêu hó không có vsv để tổng hợp vitamin này.
Khu hệ vsv sống trong cơ thể tạo thành một hệ cân bằng. Nếu trạng thái cân bằng này bị phá
vỡ thì vi sinh vật có thể gây bệnh cho cơ thể.
Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế
13
Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản
Trong thực tế việc sử dụng kháng sinh không hợp lý không những không tiêu diệt vi khuẩn
có hại mà kháng sinh tiêu diệt vsv có lợi do vậy khả năng mắc bệnh của cơ thể lên cao.
-Hóa học: các vsv lọt qua hàng rào vật lý thì lại vấp phải hàng rào hóa học. Dịch tiết
của cơ thể dùng để rửa các mô, máu và dịch lympho đều chứa các nhân tố hóa học có khả
năngg ức chế hoặc tiêu diệt vi khuẩn.
Đô axit: pH ngăn cản sự sinh trưởng của vi khuẩn. tuyến mỡ tiết ra chất nhầy giữ cho do và
long không bị khôcứng.VSV phân giải lipit thành axit béo làm tăng độ axit cũng ngăn trở và
tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
Dịch vị dạ dày, chứa HCL ngoài việc hoạt hóa enzym còn có tác dụng ngăn trở vi sinh vật
gây hại cho cơ thể
- Inteferon: là một nhóm glycoprotein cảm ứng do các tế bào cơ hể sinh ra để đáp ứng
lại sự nhiễm virut và vi khuẩn khác, không cho chúng nhân lên trong tế bào chủ.
Ngoài vai trò bảo vệ, Inteferon có tác dụng như một chất điều hòa mạng lưới bảo vệ chống
lại nhiểm trùng và nhân lên của các tế bào ác tính.
Do tầm quan trọng của inteferon trong việc chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và tế bào
ung thư, trong thực tế chúng được sản xuất bằng con đường hóa học thành những thuốc chữa
bệnh. Hiện nay bằng công nghệ di truyền, sinh học phân tử người ta đã gép gen mã hóa tổng
hợp inteferon vào nhiễm sắc thể của E.coli, sau đó nhân lên trong nồi lên men. Bằng cachs
này người ta thu được số lượng lớn inteferon giá thành lại hạ.
- Bổ thể: ngoài inteferon, trong máu còn chứa một glycoprotein khác đống vai trò
trong việc loại trừ vi khuẩn, đó là bổ thể. Hoạt động của bổ thể gây tổn thương thành tế bào
sau đó làm tan tế bào vi khuẩn, đồng thời tăng cường hiện tượng thực bào.
3. Viêm
Viêm là một tập hợp những quá trình phản ứng của cơ thể để chống lại các xâm nhập, biểu
hiện chủ yếu có tính chất cục bộ.
-Ý nghĩa của viêm:
+Viêm là những quá trình rối loạn tạm thời để đạt đến một thăng bằng mới, nói chung
là có lợi:, sau một nhiểm khuẩn nhẹ, cơ thể có khả năng chống lại vi khuẩn một cách hữu
hiệu hơn. Trong thú y cũng như y học tiêm chủng là một cách gây viêm nhẹ, để sau đó cơ thể
sản xuất ra kháng thể chống lại vi khuẩn đó gây bệnh.
+ Viêm có thể đưa đến phản ứng quá mức tùy theo từng cơ địa, mà trong một số
trường hợp sinh bệnh nặng có thể dẫn tới chết.
+ Viêm liên quan đến miễn dịch, nhất là trong những phản ứng viêm kéo dài.
Tóm lại, về phương diện sinh học, cần đánh giá viêm một cách toàn diện qua những quá trình
liên tục có sự điều hòa chung của cơ thể, nếu sự điều hòa này tốt viêm sẻ loại trừ vật lạ dù
nội tại hay ngoại lai và đưa đến một sự ổn định nói chung là có lợi cho cơ thể.
-Các hiện tượng của viêm (các giai đoạn của viêm)
Để dễ hiểu người ta phân chia viêm ra bốn hiện tượng hay còn gọi là bốn giai đoạn của viêm.
+Giai đoạn hóa sinh: sau khi có sự xâm phạm do vật lý, hóa học, hoặc do vi khuẩn
virut vào cơ thể, thì tại điểm đó sẻ toan hóa nguyên phát, pH giảm 6,8-6,0. do các tế bào bị
tổn thương hồng cầu mang oxy tới bị thiếu hụt, tăng lượng khí CO
2
. Sau hiện tượng toan hóa
nguyên phát dẫn đến toan hóa thứ phát. Toan hóa thứ phát liên quan tới vai trò của các
enzym. Các tế bào bị tổn thương túi lysosom bị vở giải phóng enzym thủy phân, tiêu hóa các
protein, lipid, gluxit, đặc biệt các peptit gây giản mạch tăng tính thấm của thành mặch. Gọi là
Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế
14
Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản
chất trung gian hoạt mạch. Các chất trung gian hoạt mạch dó là Histamin, serotonin, kinin.
Các chất trung gian hoạt mạch gây kích thích thần kinh co mạch, co thắt các tiểu mạch, sau
đó sinh ra mệt mỏi rồi dẫn tới tê liệt
+ Giai đoạn huyết quản- huyết: Bao gồm các hiện tượng : xung huyết động mạch, tỉnh
mạch, rỉ viêm và phù, thâm nhiễm bạch cầu đa nhân, bạch cầu hóa ứng động, xuất hiện hiện
tượng thực bào.
+Giai đoạn tế bào và mô: kế tiềp giai đoạn huyết quản là giai đoạn tế bào và mô, với
tế bào bạch cầu đơn nhân được huy động để thay thế bạch cầu đa nhân. Hiện tượng tế bào và
mô phụ thuộc vào:
Sự mất nhiều chất hay ít
Tác nhân của viêm mạnh hay yếu
Đặc điểm của vị trí tổn thương của viêm
Tình trạng cơ thể, miễn dịch bình thường hay quá mẫn.
Cơ thể động viên ba loại tế bào cơ bản: hệ lympho-đơn bào, hệ liên kết, hệ biểu mô. Trong
mỗi hệ tế bào đều có hiện tượng tăng sinh, thay hình tùy theo những đặc tính riêng.
Hệ lympho- đơn bào được sinh ra từ tủy xương sau đó được phân chia thành 3 dòng:
Dòng bạch cầu đơn nhân: đi vào nhiều phủ tạng rồi được biệt hóa thành những loại
mô bào, ở gan thành những tế bào Kupffer, ở lách thành những tế bào liên võng mô bào, ở
dưới da thành những mô bào.
Dòng tế bào tiền lympho bào T: các tế bào tiền lympho T đi qua tuyến ức để trở thành
lympho T và khi gặp các tế bào khác ở gan, thân được coi như là những kháng nguyên của
bản thân cơ thể, lympho T có trí nhớ miễn dịc, đời sống dài tới vài năm. Chúng bảo vệ cơ
thể, có khả năng hồi ký khi gặp một kháng nguyên lạ, chúng sẻ nhận dạng và tiêu diệt kháng
nguyên đó.
Dòng tiền lympho-B: Tiền lymôph-B đi qua túi fabricus trở thành lympho-B. Khi gặp
các kháng nguyên chúng cũng có trí nhớ miễn dịch.
- Giai đoạn hàn gắn hoặc hủy hoại:
Quá trình hàn gắn: Nếu ổ viêm được dọn sạch mau chóng do các bạch cầu đa nhân
đại thực bào dịch rỉ viêm và phù rút dần, các đường huyết quản thông suốt, vùng ổ viêm đi
vào giai đoạn hàn gắn. Các tế bào xơ được tái tạo lại dần và các tế bào được sắp xếp cấu trúc
lại như cũ. Các huết quản sẻ thoái hóa, thường là sự tiêu tưới máu cho vùng sẹo kém hơn
trước. Nếu hoại tử và mất nhiều chất xơ, xơ hóa rộng, ảnh hưởng đến chức năng phủ tạng.
-Quá trình hủy hoại: Nếu các kích thích viêm không giảm, lượng chất độc tăng, tế bào
mô sẻ hủy hoại, quá trình viêm sẻ tiếp diễn từ cấp tính chuyển sang mãn tính. Có thể sự hàn
gắn từng phần, nhưng sự hủy hoại chưa chấm dứt, lúc thì rầm rộ lúc thì âm ỉ. Viêm càng kéo
dài quá trình tu sửa vết thương càng khó khăn và phứ tạp, dù khỏi cũng tổn thương nặng về
chức năng. Viêm mạn tính có thể đưa đến tử vong trong những đợt hồi cấp, sức chống đở của
cơ thể kém.
- Phân loại viêm
Có rất nhiều cách phân loại viêmn nhưng cơ bản có hai cách sau:
Theo tiến triển của viêm
Theo các thể giải phẫu bệnh
Theo tiến triển của viêm được phân ra mấy loại viêm sau:
Viêm cấp
Viêm bán cấp
Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế
15
Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản
Viêm mạn tính
Theo các thể của giả phẫu bệnh
Viêm huyết quản rỉ ướt
Viêm thanh dịch
Viêm tơ huyết
Viêm sinh huyết khối
Viêm mủ
Apxe
Viêm hoại thư
Viêm hạt
Các yếu tố làm thay đổi chất lượng đáp ứng viêm:
Có rất nhiều yếu tố địa phương và toàn thân ảnh hưởng đến quá trình viêm. Sau đây là một số
yếu tố quan trọng nhất:
Tác động toàn thân: Dinh dưỡng, cần phải cung cấp đầy đủ cho cơ thể trong quá trình
viêm thức ăn chứa nhiều thành phần các chất như protein, đặc biệt là các axit amin như
methionin, cystin, vitamin, cần thiết nhất là vitamin C. Một khi thiếu các chất này thì không
thể tái tạo collagen bình thường được. Thức ăn chứa kẻm có nhiều trong hoa củ quả làm tăng
hoạt động của enzym như methalloenzym, ADN, ARN polymeraza giúp cho việc hàn gắn vết
thương nhanh chóng.
Các xáo trộn về huyết học: Nếu như trong tuần hoàn máu sự thiếu hụt về số lượng
cũng như chất lượng bạch cầu trung tính, quá trình viêm bị kéo dài quá trình tu sữa vết
thương chậm lại.
Sự hình thành một số cơ chất: Trong quá trình viêm sự hình thành một số cơ chất protein
được gọi là lipocortin. Lipocortin ức chế hoạt hóa của enzym phôphlipaza. Mà hoạt động của
phopholipaza tăng quá trình chuyển hóa phopholipit thành axit arachidonic. Đây là một chất
tham gia quá trình viêm, tăng cường chuyển hóa nếu thiếu, dẫn tới quá trình viêm kéo dài.
-Tác động cục bộ: Các yếu tố nội tại nơi viêm ảnh hưởng rấ lớn đến quá trình viêm.
Như: quá trình nhiễm khuẩn là nguyên nhân cục bộ làm kéo dài quá trình viêm, ngăn cản quá
trình hàn gắn vết thương.
Việc cung cấp đầy đủ máu cho vùng bị viêm là yếu tố quan trọng để thúc đẩy quá trình viêm
kết thúc nhanh.
Xuất hiện các dị vật khu vực viêm, như chỉ khâu bụi bẩn xâm phạm thêm vào vùng viêm, đều
cản trở quá trình tu sữa vết thương.
-Triệu chứng lâm sàng đặc trung của viêm:
Bất kỳ một loại viêm nào đều thể hiện bốn triệu chứng lâm sàng đặc trưng sau đây:
-Sưng : Do tổ chức viêm có hiện tượng tăng về tuần hoàn máu nên tổ chức đó có hiện tượng
tăng về khói lượng nên có hiện tượng sưng.
-Đỏ: Tuần hoàn máu tới khu vực viêm chậm lạ để tăng quá trình trao đổi chất tại nơi đây, gây
hiện tượng ứ máu, nên có hiện tượng đỏ ở nơi viêm.
-Nóng: Quá trình trao đổi chất nơi viêm tăng,là quá trình hóa năng biến thành nhiết năng nên
tại nơi viêm nhiệt độ tăng cao hơn nơi khác không viêm.
-Đau: o qua strình trao đổi chất tại khu vực viêm không hoàn toàn, nên sinh ra một số sản
phẩm trung gian, mặt khác do hiện tượng sưng nên chèn ép đầu mut dây thần kinh cảm giác
nên sinh ra đau.
Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế
16
Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản
Kết luận: Viêm là một quá trình sinh học hết sức phứ tạp bao gồm nhiều hiện tượng sinh
hóa, vật lý liên quan chặt chẽ với nhau. Viêm là một quá trình liên tục, nếu xem xét tách rời
các hiện tượng thì hình như có những rối loạn có hại, nhưng về mặt tổng thể viêm phải được
đánh giá hâụa quả thế nào đối với cơ thể. Vì vậy người thầy thuốc phải hiểu được các qui luật
của viêm để có sơ sở tạo điều kiện nhanh chống thiết lập sự cân bằng mới hạn chế được bệnh
tật.
4.Phản ứng stress
Stress -từ tiếng Anh có nghĩa là sự căng thẳng. Là trạng thái đặc biệt của cơ thể trả lời lại các
kích thích từ bên ngoài, và có sự thay đổi về hình thái ở cơ quan nhất là ở cơ quan nội tiết- là
một hội chứng đáp ứng tổng thể.
Trong các giai đoạn của phản ứng stress ông Selia chia ra 3 giai đoạn, và mỗi một giai đoạn
có mối liên hệ khăng khít với nhau. (Giai đoạn căng thẳng, giai đoạn bền vững và giai đoạn
thoái. Các tác nhân gây stress được gọi là kích thích stresor. Nếu kích thích đó kéo dài nhr
hưởng rất lớn đến hoạt động của vỏ bán cầu đại não.
Quá trình chỉ đạo trả lời lại các kích thích stresor là hoạt động của miền võ tuyến thượng
thận. Nếu như kích thích qu á mạnh và kéo dài thì khả năng đáp ứng của miền võ tuyến
thượng thận tiết ra hôcmn ACTH ít, dẫn tới sự rối loạn cục bộ, không ít trường hợp trụy tim
mạch dẫn tới chết.
Trong chăn nuôi thú y để tránh các kích thích stresor không có lợi, như âm thanh ánh sáng
làm cho con vật luôn ở trạng thái căng thẳng, ức chế đến quá trình trao đổi chất, sinh trưởng
kém, sinh ra nhiều bệnh tật. Do vậy khi thiết kế chuông trại cho các đối tượng vật nuôi phải
đảm bảo tránh các kích thích không cần thiết như xa đường quốc lộ, sơn các màu mới lạ
không cần thiết, hạn chế người lạ ra vào khu nuôi, chính tất cả đó cũng tránh các kích thích
stress.
Trong qua strình vận chuyển gia súc, để tránh các stress người ta cần tiêm những thuốc an
thần, để hạn chế khả năng tiếp nhận các kích thích, gây nên các phản ứng stress.
5.Phản ứng miễn dịch-MD
MD-immunity là trạng thái là trạng thái bảo vệ đặc biệt của cơ thể chống lại các yếu tố gây
bệnh(các vi sinh vật và độc tố của chúng các phân tử lạ ) khi chúng xâm nhập vào cơ thể.
Miễn dịch học đã trở thành một khoa học phát triển ở đỉnh cao và chiếm một vị trí quan trọng
trong sinh học, y học và thú y học. Kể từ khi có phát kiến đầu tiên của L. Pasteur về vacxin,
lịch sử miễn dịch đã được dệt nên bởi những phát minh to lớn mang dấu ấn thời đại, thúc đẩy
phát triển nhanh chóng của nhiều lỉnh vực sinh học và y học.
Miễn dịch là khả năng không mắc một hay nhiều bệnh của cơ thể trước những tác nhân gây
bệnh do víinh vật, độc tố của chúng và các vật lạ khi xâm nhập vào cơ thể.
Chất sinh miễn dịch- Immunogen: là chất đưa vào cơ thể động vật ở điều kiện thích
hợp có khả năng đáp ứng miễn dịch, còn gọi là kháng nguyên- antigen là chất có khả năng
liên kết với kháng thể hoặc các thụ thể đặc hiệu của tế bào limpho.
Các điều kiện cơ bản của chất kháng nguyên- Antigen:
- Tính lạ: trước hết chất đó là có tính lạ đối với cơ thể, chất càng lạ tính kháng nguyên
càng cao. Đa số kháng nguyên là chất cao phân tử bình thường không có sẳn trong cơ thể nên
chúng luôn là chất lạ.
Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế
17
Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản
-Trọng lượng phân tử đủ lớn: Kháng nguyên có trọng lượng phân tử tư 10.000dalton
(đơn vị đo trọng lượng tương đương với trọng lượng nguyên tử Hydro), nếu nhỏ hơn
10.000dalton là chất không mang tính kháng nguyên, như: penixilin, progesteron, aspirin
-Cấu trúc phan tử phức tạp: Một chất sinh miễn dịch là chất phải có cấu trúc phân tử
phức tạp. Chất có cấu trúc phân tử càng phức tạp thì sinh miễn dịch càng cao. Ví dụ:
Polylizin là một polyme có trọng lượng phân tử 30.000dalton nhưng không gây đpá ứng
miễn dịch vì nó có cấu trúc đơn giản, trong khi đó một hapten tuy có trọng lượng phân tử nhỏ
nhưng một khi gắn với một protein thì lại trở thành chất sinh miễn dịch cao.
Kháng thể- antibody
Kháng thể là các globulin có trong huyết thanh của động vật có khả năng liên kết với kháng
nguyên đã kích thích sinh ra nó. Kháng thể theo định nghĩa trên đây được gọi là kháng thể
miễn dịch- immunoglubin, Ig, hay kháng thể đặc hiệu.Kháng thể có thể tìm thấy trong các
thể dịch khác của cơ thể như sữa, nước tiểu. Những kháng thể có sẳn trong từ trước khi có sự
tiếp xúc với kháng nguyên được gọi là kháng thể không đặc hiệu
Trong chăn nuôi sữa đầu của con mẹ có chứa một hàm lượng cao kháng thể không đặc hiệu,
mà trong 24 giờ đầu gâmm globulin hấp thụ trực tiếp vào thành ruột của con con đi thẳng vào
máu tham trở thành chất kháng thể đầu đời chóng lại các tác nhân gây bệnh. Vì vậy trong
chăn nuôi việc cho con con sau khi sinh đặc biệt là 24 giờ đầu cho bú sữa non của con mẹ là
việc làm hết sức cần thiết để cung cấp cho con con kháng thể chống lại các yếu tố gây bệnh
vsv tấn công vào cơ thể con con.
Bản chất của khấng thể:
-Trong huyết thanh của người và động vật có vú chứa albumin, α,β,γ globulin thì γ
globulin là kháng thể. Do vậy bản chất của kháng thể là protein.
Hoạt tính của kháng thể phụ thuộc vào môi trường pH, các muối sulphat, Na, cồn có thể làm
kết tủa kháng thể nhưng không làm mất tính chất của kháng thể.
Hai đặc tính sinh học của kháng thể là khả năng phản ứng đặc hiệu với kháng nguyên và biểu
hiện như một kháng nguyên nên người ta gọi là kháng kháng thể. Có thể tạo kháng thể chống
lại từng loại Ig, hoặc chống lại từng phần của cấu trúc phân tử Ig.
Miễn dịch, tùy theo tính chất và sản sinh ra miễn dịch mà người ta chia ra làm hai loại:
-Miễn dịch đặc hiệu chủ động.
Việc cơ thể sản sinh ra khấng thể đặc hiệu hoặc tế bào T, sau khi bị cảm nhiễm hoặc tiếp
nhận một cách nhân tạo mầm bệnh được gọi là miễn dịch chủ động
-Miễn dịch thụ động
Miễn dịch thụ động hay còn gọi là miễn dịch vay mượn, là trạng thái cơ thể đề kháng nhất
thời với mầm bệnh sau khi được đưa vào cơ thể huyết thanh hoặc máu, chứa kháng thể miễn
dịch, hoặc nhờ tiếp kháng thể bằng con đường khác, như con bú tiếp nhận qua sữa mẹ.
Trong thú y để nâng cao khả năng đáp ứng miễn dịch của vật nuôi, việc cho ăn đầy đủ chất
dinh dưỡng nhất là protein, khoáng chất và vitamin là việc nâng cao sức đề kháng của con
vật nâng cao khả năng đáp ứng miễn dịch chống lại bệnh tật.
Việc tiêm phòng vacxin để tạo kháng thể miễn dịch với bệnh đó là việc làm không thể thiếu
được trong thú y. Hiện nay dịch LMLM, dịch cúm gia cầm đang có nguy cơ bùng phát mạnh,
ngoài việc nâng cao sức khỏe con vật vệ sinh môi trường thì việc tuyên truyền công tác tiêm
phòng vacxin cho vật nuôi là một việc làm bắt buộc có tính pháp luật. Không những bảo vệ
sức khỏe nâng cao hiệu quả chăn nuôi mà còn góp phần không nhỏ tới việc bảo vệ sức khỏe
cộng đồng.trách nhiệm của mọi người dân, tổ chức. Đặc biệt là sinh viên cán bộ đang công
tác học tập có liên quan đến ngành nông nghiệp.
Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế
18