Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Giáo trình thủy sinh đại cương - Đại học An Giang - part 9 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.51 KB, 11 trang )

Chẩn đoán:dấu hiệu bệnh lý có thể chẩn đoán sơ bộ qua quan sát bằng mắt
thường. Sau đó lấy tiêu bản kiểm tra dưới kính hiển vi mới khẳng định chính
xác.
Phương pháp phòng trị bệnh:
o Phòng bệnh: Tẩy dọn ao và thả giống cá nuôi đúng qui trình kỹ
thuật. Quản lý môi trường nuôi chặt chẽ theo đúng qui trình kỹ
thuật.
o Điều trị bệnh: Dùng hoá chất để điều trị như sau:
 Blue Methylen 2-3ppm, Malachite green 0,15-0,2ppm cách 2
ngày vãi xuống thuỷ vực một lần.
 Dùng Sulfamid, Furazoline hoặc một số chất kháng sinh
(không bị cấm thuộc danh mục của Bộ Thuỷ Sản ban hành)
cho vào thức ăn cho cá ăn.
 Đối với trứng cá dùng Clorure natri 2-3%, Formaline 1/500 -
1/1000, Blue Methylene 2-3ppm, Malachite green 0,15-
0,2ppm tắm cho trứng cá trong vòng 15 -20 phút, khoảng
cách sau vài giờ thì lập lại.

2. Bệnh nấm mang:
• Tác nhân gây bệnh:Thường gặp hai loài: Brachiomyces sanguinis và
Brachiomyces demigrans
Giống: Brachiomyces
Họ: Saproleniaceae
Bộ: Saproleniales
Ngành: Fungi.

Nấm mang Brachiomyces hình dạng sợi, chủ yếu ký sinh trên cá mè, cá trôi.
Lúc xâm nhập vào mang cá, sợi nấm đi theo mạch máu hoặc đâm xuyên xương
sụn phát triển ngang dọc đan chéo vào nhau chứa đầy trong tơ tia mang của cá.
Chẩn đoán :Cá nhiễm bệnh có các tia mang cá sưng to, niêm dịch dính lại, tụ
máu và xuất huyết. Các tổ chức mang bị phá hoại, cá hô hấp khó khăn và nổi


đầu lên mặ
t nước hay tập trung nơi có dòng nước chảy. Cá bỏ ăn, bơi lội không
bình thường. Khi bệnh phát triển nặng, các sợi nấm mang và bào tử di chuyển
đến tim và một số tổ chức cơ quan nội tạng. Bệnh thường ở dạng cấp tính, nếu
ở môi trường thích hợp, nấm phát triển nhanh gây chết cá hàng loạt sau 1-2
ngày.
• Phương pháp phòng trị bệnh:
Phòng bệnh: nuôi đúng qui trình kỹ thuật Dùng Clorure Calci để dọn tẩy ao
trước khi thả cá. Mỗi tháng dùng CaO (vôi sống) 20ppm hay Ca(OCl)2 1ppm
bón vài lần để phòng bệnh.
• Điều trị: dùng vôi sống CaO phun trực tiếp xuống ao với nồng độ 200ppm.

3. Bệnh do ký sinh trùng
• Khái niệm về bệnh ký sinh trùng: Sinh vật sống ký sinh là sinh vật sống
bên trong hay bên ngoài một sinh vật khác để lấy chất dinh dưỡng hay lấy
dịch thể, tế bào, tổ chức của sinh vật đó làm thức ăn để duy trì sự sống
của chúng. Điều nầy gây tác hại cho vật chủ. Động vật sống ký sinh gọi là
ký sinh trùng. Sinh vật bị các sinh vật khác ký sinh gọi là ký chủ.
• Phương thức ký sinh : ký sinh giai đoạn, ký sinh suốt đời.
• Vị trí ký sinh :
o Ngoại ký sinh: ký sinh trùng ký sinh ở da, xoang miệng, xoang mũi,
các vi…
o Nội ký sinh: ký sinh trong cơ quan nội tạng, hốc mắt, cơ, máu…
• Các loại ký chủ: ký chủ cuối cùng, ký chủ trung gian, ký chủ lưu giữ.
• Phương thức cảm nhiễm của ký sinh trùng:
o Cảm nhiễm qua miệng: theo nước, theo thức ăn vào ruột gây bệnh
cá.
o Cảm nhiễm qua da: chủ động, thụ động
• Mối quan hệ giữa ký sinh trùng, ký chủ và điều kiện môi trường:
Tác hại : gây tổn thương các tổ chức, tế bào.

• Gây tắc ruột và chèn các tổ chức
• Lấy chất dinh dưỡng của ký chủ
• Gây độc cho ký chủ, môi giới gây bệnh.
Phản ứng của ký chủ:
Tế bào các tổ chức của ký chủ có hiện tương viêm loét và tiết ra dịch thể.
Tác dụng của điều kiện môi trường đối với ký sinh trùng:
Ảnh hưởng bởi nồng độ muối, nhiệt độ và thủy vực làm hạn chế hay phát triển
ký sinh trùng.
a. Ngành nguyên sinh động vật - Protozoa
Đặc điểm: Cơ thể là một tế bào duy nhất không có vách ngăn. Đời sống ký sinh
hay hoại sinh. Có khả năng sinh sản và phát triển trong cơ thể ký chủ.
Tác nhân gây bệnh: Bệnh do Trùng Lông Ciliophora.
Giống Chilodonella.
Họ Chilodonellidae
Bộ Hypostomastida
Lớp Chlamydodontidae
Cơ thể hình trứng, mép bên phải lưng có hàng lông cứng. Loài C. hexasticha
không tồn tại ngoài cơ thể ký chủ quá 12 - 24 giờ. Loài C. piscicola được phát
hiện ký sinh trên cá cùng với các loài ký sinh trùng khác nấm.
Dấu hiệu bệnh lý: Ký sinh ở da và mang cá. Kích thích tiết nhiều chất nhờn
đồng thời tơ mang bị phá hủy, rời ra, ảnh hưởng đến hô hấp của cá.
Phân bố bệnh: Hai loài ký sinh trùng nầy thường gặp nhiều trên các loài cá
nước ngọt: trắm, chép, mè, rô phi, trê phi, ếch, ba ba … Trên cá nước mặn: cá
mú (cá song).
Phòng trị: áp dụng phương pháp phòng trị tổng hợp: ngâm cá trong CuSO4 3-
5ppm/10-15 phút.

• Bệnh bào tử trùng Myxoboliosis
Họ Myxolidae
Bộ Myxosporidia

Lớp Sporozoa
Ngành Protozoa
• Tác nhân gây bệnh Myxobolus
Myxobolus có hình quả lê hoặc hình trứng, phía trên có hai cực nang, trong cực
nang có sợi dây xoắn. Khi vào ruột cá, sợi dây xoắn bắn ra ngoài cực nang để
bám vào thành ruột cá, da hoặc mang.
Bào tử trùng phát triển qua hai thời kỳ: thời kỳ dinh dưỡng và thời kỳ hình thành
bào tử. Trong mỗi bào nang có hàng vạn đến hàng triệu bào tử. Bào nang có
thể nhìn thấy bằng mắt thường, màu trắng bằng hạt tấm, kích thước 1-2mm
bám ở da, mang và vây của cá.
Dấu hiệu bệnh lý: Gi
ải phẩu có thể nhìn thấy bào nang ở thành ruột, gan và cơ
của cá. Bào nang chứa dịch đục, sệt, soi dưới kính hiển vi sẽ thấy hàng vạn bào
tử trùng.
Phân bố bệnh:Bào tử trùng ký sinh ở các loài cá tra, chép, rô phi, mè…
• Bệnh trùng quả dưa:Ichthyophthyriosis
Giống Ichthyophthyrius
Họ Holotricha
Bộ Ophrioglenidae
Lớp Ciliata
Ngành Protozoa
• Tác nhân gây bệnh: Ichthyophthyrius
Ichthyophthyrius hình dạng giống quả dưa, kích thước khoảng (300-500)µm x
(300-400)µm, mắt thường có thể nhìn thấy.
Dấu hiệu bệnh lý: Trùng quả dưa ký sinh trên da, trên các tia vây và mang với
nhiều hạt màu trắng đục. Cá bệnh có màu sắc da thay đổi, một số cá có màu
đen thẩm hoặc loang lỗ. Màu sắc mang cá không đều, có chỗ nhợt nhạt do bị
thối loét, tia mang rời ra, chức năng hô hấp bị tổn thương, cá bị ngạ
t, thở gấp,
miệng luôn ngáp.

Phân bố bệnh:Bệnh xảy ra trên hầu hết các loài cá, nhưng chủ yếu làm chết cá
giống : cá chép, cá trắm, cá tra, cá rô phi …

b. Ngành giun dẹp: Plathelminthes
Lớp sán lá: Trematode
Lớp phụ: Sán lá đơn chủ: Monogenea.
+ Bệnh sán lá 16 móc: Dactylogyrosis
Tác nhân gây bệnh: Dactylogyrus
Dactylogyrus thân mềm trắng, dài, đầu có 4 thùy, có tuyến đầu và 4 mắt đen.
Dấu hiệu bệnh lý: Khi cá bị nhiễm Dactylogyrus mang nhợt nhạt, từng vùng
mang có màu trắng, tia mang rời ra, có nhiều nhớt đặc bao phủ mang. Cá bị
ngạt, nổi đầu và bơi lờ đờ trên mặt nước.
Phân bố bệnh: Dactylogyrus hầu hết trên các loài cá.
Trong lớp sá lá đơn chủ còn có Gyrodactylus (Sán lá 18 móc) cũng gây bệnh
hầu hết trên các loài cá nước ngọt.
+ Bệnh sán lá gan: Clonorchosis
Tác nhân gây bệnh:Clonorchosis sinensis
Sán lá gan thân dẹt, màu đỏ nhạt, dài 10-20mm, chiều rộng 2- 4mm, có hai hấp
khẩu. Cơ quan sinh dục phát triển mạnh. Trứng hình hạt vừng, màu vàng có
nắp có gai nhọn, kích thước (25-30)µm x (15-17)µm.
Chu kỳ phát triển và sinh sản: Trùng trưởng thành và ký sinh ở ống mật nhỏ
trong gan của người và động vật có vú. Trùng đẻ trứng theo phân ra ngoài, ốc
Bithynia ăn phải, trứng sán phát triển thành ấu trùng Micracidium và tiếp tục
phát triển để trở thành Cercaria có đuôi. Ấu trùng Cercaria (kích thước 300 µm)
rời ốc ra ngoài nước bơi lội tự do, gặp cá bám vào da, vẫy rồi phát triển đến giai
đoạn ấu trùng Metacercaria (ấu trùng nang, kích thước khoảng 0,5mm) ở các
cơ của cá.
Người và động vật có vú ăn cá chưa nấu chín có ấu trùng nang thì nó phát triển
thành trùng trưởng thành ký sinh ở gan người (hoặc chó, mèo, heo, vịt, chuột).


4. Bệnh do vi khuẩn
Vi khuẩn là tác nhân gây bệnh khá quan trọng, là trở lực chủ yếu làm hạn chế
và mở rộ
ng sản xuất trong nuôi trồng thủy sản. Hầu hết các vi khuẩn gây bệnh
là một phần của hệ vi sinh vật bình thường trong môi trường nước (ao, hồ, sông
rạch). Các vi khuẩn nầy nói chung đều là tác nhân gây bệnh thứ cấp hay tác
nhân gây bệnh cơ hội. Chỉ có một số ít loài vi khuẩn là tác nhân khởi phát. Bệnh
thường xảy ra do biến động của các yếu tố môi trường hoặc do stress nhưng
cũng có thể gây chết cao.
T
ỷ lệ chết do nhiễm khuẩn có thể lên đến 100%, bệnh có thể gây ra dưới dạng
mãn tính, bán cấp tính và cấp tính. Hầu hết các vi khuẩn gây bệnh trên thủy sản
đều có những triệu chứng giống nhau, đặc biệt là trên cá.

5. Bệnh nhiễm khuẩn huyết do Aeromonas
Tác nhân gây bệnh: Nhóm vi khuẩn gây bệnh chủ yếu thuộc giống Aeromonas:
• Aeromonas hydrophila
• Aeromonas caviae
• Aeromonas sobria
Vi khuẩn Aeromonas hydrophila có dạng hình que ngắn gần giống cầu trực
khuẩn kích thước 0,7 -0,8x 1,0-1,5µm, di động vơi tiêm mao ở đỉnh. Gram âm,
oxy hóa và lên men đường. Vi khuẩn khu trú bình thường trong nước, đặc biệt
là nước có nhiều chất hữu cơ. Nó cũng có thể không gây bệnh khi khu trú trong
ruột cá.
Đối tượng nhiễm bệnh: Các loài cá nuôi nước ngọt như họ cá cá chép, trê, tra,
ba sa. Cá con dễ mẫn cảm hơn cá trưởng thành, có thể gây chết đến 80%.
Dấu hiệ
u bệnh lý:
• Cá bị sẩm màu từng vùng ở bụng
• Xuất huyết từng mảng đỏ trên cơ thể

• Hoại tử đuôi, vây, xuất hiện các vết thương trên lưng, các khối u trên bề
mặt cơ thể, vảy dễ rơi.
• Mắt lồi, mờ đục và phù ra.
• Xoang bụng chứa dịch, nội tạng hoại tử.
Chẩn đoán: Nuôi cấy, phân lập vi khuẩn theo phương pháp Vi khuẩn học.
Phòng trị bệnh: Điều chỉnh mật độ nuôi cho thích hợp.Vệ sinh ao, bè đúng qui
trình nuôi. Tránh hàm lượng chất hữu cơ trong nước cao, Oxy hòa tan thấp.
• Tắm 2-5 ppm KMnO4, không qui định thời gian đối với cá nuôi ao, Đối với
cá nuôi lồng bè, sử dụng 10ppm KMnO4 định kỳ.
• Tắm Chloromycetine 80 ppm trong 3 ngày, ít nhất 24giờ/lần, nên dùng
Butylene glycol để hòa tan thuốc vào nước.
• Tetramycine 75mg /kg thể trọng cá/10 ngày (cho ăn).
• Streptomycine 100mg/kg thể trọng cá/10 ngày (cho ăn).
- Dùng Oxytetracyline 55mg/kg thể trọng cá/10 ngày (cho ăn).

6. Bệnh nhiễm khuẩn do Pseudomonas (bệnh đốm đỏ)
Tác nhân gây bệnh:
• Pseudomonas fluorescens
• Pseudomonas anguillíseptica
• Pseudomonas chlororaphis, …
Dấu hiệu bệnh lý:
• Xuất huyết từng đốm đỏ trên da, xung quanh miệng và nắp mang, bề mặt
bụng.
• Bề mặt cơ thể có xuất huyết, tuột nhớt nhưng không xuất hưyết vây và
hậu môn.
• Pseudomonas spp. xâm nhập vào cơ thể sẽ phá hủy các mô, các chức
năng trong cơ thể. Khi các cơ quan bị phá hủy có thể gây chết cá đến 70-
80%.
Phân bố bệnh:Pseudomonas spp. phân bố rộng trong môi trường.
Pseudomonas spp. gây nhiễm khuẩn huyết thường liên quan đến stress, các

thương tổn về da, vẩy do tác nhân cơ học, mật độ nuôi cao, dinh dưỡng kém,
hàm lượng DO thấp.
Pseudomonas spp. xâm nhập vào cơ thể qua các thương tổn ở mang, da …
Phòng trị bệnh: Dùng vaccine để phòng bệnh.
• Giảm mật độ nuôi.
• Cung cấp nguồn nước tốt.
• Tắm 3-5ppm KMnO4, không qui định thời gian.

Ngoài ra còn một vài nhóm vi khuẩn khác có khả năng gây bệnh cho một số loài
cá nuôi:
• Flexibacter columnaris, Pseudomonas fluorescens, Edwarsiella tarda,
Acinetobacter sp. …đây là các vi khuẩn có dạng hình que, Gram âm,
không sinh bào tử, hiếu khí.
• Clostridium botulinum vi khuẩn hình que, Gram dương, tạo bào tử, kỵ khí
tuyệt đối.
• Streptococcus sp. vi khuẩn hình cầu kết thành chuổi, kích thước 0,7 - 1,4
µm Gram dương, không tạo bào tử, không capsule, không di động.
• Bệnh do virus
Nhóm virus có thể gây bệnh trên các loài cá nuôi nước ngọt CCVD (Channel
Catfish Virus Disease) như ở cá trê, cá nheo …cụ thể là Herpesvirus ictaluri.
Tác nhân Herpesvirus ictaluri (90 -100 nm).
Đối tượng nhiễm bệnh: các loài nhiễm bệnh thuộc nhóm cá trơn.
• Bệnh có thể gây chết 100% cá dưới một năm tuổi ở nhiệt độ 25oC trở lên
trong vòng 7-10ngày, dưới 18oC không gây chết cá. Ngoài ra cũng tìm
thấy vi khuẩn trong cá bệnh như Aeromonas hydrophila, Flavobacterium
columnare hoặc nấm.
• Virus có thể di chuyển đến gan, ruột, tim và não.
• Virus có thể gây hoại tử mô tạo máu, phù gan, ruột.
• Virus xâm nhập vào cơ thể cá từ nước qua mang và ruột.
• Nhiệt độ thích hợp cho virus nhân bản từ 25 -30oC.

• Cá xuất hiện bệnh trong vòng 3 ngày sau khi nhiễm virus và bộc phát
bệnh trong vòng 7-10 ngày.
• Cá bố mẹ có thể mang mầm bệnh.
Dấu hiệu bệnh lý:
• Virus gây hoại tử ống thận và mô tạo máu, gan xung huyết và sưng, xuất
huyết tỳ tạng.
• Cá giống, cá hương, cá bố mẹ đều có thể mầm bệnh.
• Cá mắc bệnh có biểu hiện : bụng trướng to, mắt lồi, mang xuất huyết và
nhạt màu từng mảng.
• Xuất huyết vây và da.
• Trong số cá bệnh có khoảng 20-50% cá bơi dựng đứng trên mặt nước.
Chẩn đoán: Soi bệnh phẩm dưới kính hiển vi điện tử.
• Dùng kỹ thuật kháng thể huỳnh quang.
• Nested PCR…

Bệnh thường gặp trên cá nuôi nước mặn
• Bệnh do vi khuẩn : Hầu hết vi khuẩn gây bệnh trên cá nuôi nước mặn,
nước lợ đều thuộc giống Vibrio như
o Vibrrio alginolyticus,
o Vibrrio anguillarum,
o Vibrio vulnificus
o Vibrio sp., …
Vi khuẩn có dạng hình que ngắn, hơi cong hoặc thẳng, kích thước 0,5 x1,0 -
2,0µm, không có capsule, chỉ có tiêm mao ở đỉnh, gram âm, phát triển trong môi
trường có 1 -1,5% NaCl. Bệnh thường phát triển trong điều kiện nhiệt độ nước
cao, tỷ lệ chết có thể đến 50%, cá giống dễ nhiễm bệnh hơn cá trưởng thành.
Đối tượng nhiễm bệnh: Các loài cá nuôi nước mặn như cá mú, cá chẽm, cá
măng…
Dấu hiệu bệnh lý: Trường hợp cấp tính cá ngừng ăn, màu da sậm lại, có vết
thương, trên da, xuất huyết và chết nhanh. Đôi khi vết thương trở thành các vết

loét sâu. Mắt đục lồi. Nội quan: gan, thận sưng to, đôi khi nhũn.
Phân bố bệnh: Các loài Vibrio phân bố rộng trong các thủy vực nước mặn và
cửa sông. Bệnh thường xuất hiện nhiều trong mùa nước ấm và khi nồng độ
muối cao, chất hữu cơ nhiều trong nước. Cá bị stress dễ cảm nhiễm Vibrio.
Chẩn đoán: Phát hiện vi khuẩn từ gan, thận, tỳ tạng, hoại tử cơ và các nội quan.
Nuôi cấy vi khuẩn trên các môi trường chọn lọc.
Phòng trị: Dùng vaccine để phòng bệnh.
• Quản lý chất lượng nước tốt.
• Nuôi với mật độ hợp lý.
• Dùng Oxytetracycline 77mg/kg thể trọng cá/10 ngày (cho ăn).
- Bệnh do virus
Một vài nhóm virus có thể gây bệnh trên cá nuôi nước mặn như VNN (Viral
Nervous Nerosis), Lymphocystic Disease hoặc SGD (Sleeper grouper Disease)
gây bệnh trên các loài cá nuôi , cụ thể là Nodavirus, Iridovirus, …nhiễm trên các
loài cá biển: Lates sp., Epinephelus sp., Scophthalmus maximus.

- Nhóm VNN (Viral Nervous Nerosis)
Tác nhân gây bệnh: Nodavirus, (kích thước 20-25nm)
Đối tượng nhiễm bệnh : Virus nhiễm trên các loài cá nuôi nước mặn như
• Cá chẽm Lates sp.
• Cá sọc Pseudocaranx dentex
• Cá bơn Scophthalmus maximus) …
Virus nhiễm ở các loài cá trên đã xuất hiện ở Thailand, Taiwan, Singapore.
• Virus nhiễm trên cá từ giai đoạn ấu trùng đến cá hương, cá giống. Bệnh
gây chết cá từ 50-95% cá giai đoạn ấu trùng và giống ở nhiệt độ 26-30oC.
Xảy ra nhiều nhất ở ấu trùng 20 ngày tuổi.
• Virus phát huy độc lực ở nhiệt độ cao (28oC) mạnh hơn ở nhiệt độ thấp
(16 oC).
• Cá bố mẹ có thể lưu giữ mầm bệnh
Dấu hiệu bệnh lý:

• Bệnh có thể xuất hiện 4 ngày sau khi nhiễm virus, cá giảm ăn, gầy yếu,
thân bạc màu, bơi mất phương hướng, nổi trên mặt nước hoặc lắng dưới
đáy.
• Giải phẩu thấy gan nhạt màu, hệ tiêu hóa rỗng, tỳ tạng có đốm đỏ, ruột
chứa đầy dịch màu xanh đến nâu.
• Virus nhân bản trong mắt, não, ngoại biên tủy sống của cá. Ngoài ra cũng
được tìm thấy ở tuyến sinh dục, gan, thận, dạ dày và ruột.
Chẩn đoán:
• Dùng tiêu bản Mô bệnh học.
• Chẩn đoán dưới kính hiển vi điện tử.
• RT. PCR
• ELISA
• Kháng thể huỳnh quang
• In- situ hybridization

Bệnh do thiếu dinh dưỡng ở cá
 Hội chứng bệnh liên quan đến sự thiếu protein và Amino acid
Chẩn đoán bệnh nầy cực kỳ khó vì không có những dấu hiệu bệnh lý đặc trưng
riêng, dễ nhầm lẫn với các bệnh do tác nhân hữu sinh. Có lẽ dấu hiệu để nhận
biết khẩu phần ăn thiếu protein là sự giảm hay ngừng tăng trưởng của động vật
thủ
y sản. Cách khắc phục là bổ sung amino acid vào khẩu phần thức ăn hoặc
thiết kế lại thành phần dinh dưỡng cho phù hợp.

• Hội chứng bệnh liên quan đến khẩu phần đường
Gia tăng lượng đường trong khẩu phần ăn, gan phải gia tăng sự chuyển hóa từ
glucoz qua glycogen, hậu quả là gan sưng to, cá bơi lội gần mặt nước, màu da
sẩm lại và cá ngừng bắt mồi, dễ chết.
• Hội chứng bệnh liên quan đến sự thiếu muối khoáng trong khẩu phần
Các muối khoáng : Calcium, Potassium và magnesium trong cấu tạo xương và

liên quan đến sự biến dưỡng trong cơ thể cá. Nếu tỷ lệ giữa các thành phần nầy
không cân bằng hoặc thiếu sẽ làm cho cá dễ bị dị hình.

Bệnh thường gặp trên tôm biển
1. Bệnh mảng bám
Tôm bị mảng là một hiện tượng khá phổ biến đối với tôm nuôi ở mật độ cao
(bán thâm canh, thâm canh). Bệnh xảy ra do tổ hợp nhiều tác nhân tạo nên.
Trong đó nguyên nhân cơ bản là tôm bị yếu trong môi trường nước chất lượng
xấu, giảm khả năng tự làm sạch. Các tác nhân cơ hội khác như tảo, nấm, động
vật nguyên sinh, vi khuẩn và các chất hữu cơ lơ lữ
ng bám, ký sinh.
Các tác nhân gây bệnh mảng bám:
• Nhóm vi khuẩn dạng sợi như Leucothrix mucor, Leucothrix sp., Thiothrix
sp.
• Nhóm Protozoa: Zoothamnium sp., Epistylis sp., Vorticella sp., Acineta
sp., …
• Nhóm tảo : tảo lam : Nitszchia sp., Amphiophora sp., Navicula sp., nhóm
tảo lục: Enromorpha sp.,….
• Các loại nấm: Fusarium sp., Lagenidium sp., Haliphothoros sp.,
Sirolpidium sp.,…
Các tác nhân gây bệnh mảng bám không trực tiếp gây hại cho tôm, nhưng
chúng gián tiếp gây trở ngại cho quá trình vận động, bắt mồi, lột xác và trao đổi
Oxy ở mang, có thể dẫn đến trường hợp gây tôm chết.
Theo D.V. Lightner (1996): “ Tất cả các sinh vật liên quan đến bệnh mảng bám
trên tôm đều là những sinh vật sống tự do trong nước. Chúng không phải là
mầm bệnh thật sự, mà chúng sử dụng tôm như là một giá thể
để chúng bám
vào. Những sinh vật nầy được gọi là sinh vật hội sinh.
Quan sát tôm bệnh dựa vào những dấu hiệu bên ngoài của tôm. Mảng bám trên
bề mặt của thân làm vỏ tôm mờ, không sáng bóng, hoặc trên mang và các phần

phụ của tôm sẽ bị đổi màu (thường là nâu hoặc đen) khi bị các tác nhân nầy
bám vào. Khi mang tôm có màu xanh biển hay xanh nâu là do tảo bám.

2. Bệnh do vi khuẩn
 Bệnh do vi khuẩn dạng sợi
Tác nhân gây bệnh: Tác nhân gây bệnh chủ yếu do Leucothrix mucor, ngoài ra
còn gặp một số vi khuẩn dạng sợi khác như Cytophagar sp., Flexibacter
sp.,Thiothrix sp., Flavobacteriumsp.,… Đó là những vi khuẩn hoại sinh sống tự
do trong nước biển. Chúng có thể phát triển trên bề mặt của nhiều loài động vật
có xương sống, không xương sống và rong biển.
Dấu hiệu bệnh lý: Trên tôm ấu trùng và hậu ấu trùng, vi khuẩn dạng sợi phát
triển trên bề mặt cơ thể, đặc biệt là đầu mút các phần phụ.
Trên tôm trưởng thành vi khuẩn dạng sợi phát triển trên chân bơi, chân bò, râu
và các phần đầu, các phần phụ của miệng và mang. Cá thể nhiễm bệnh nặng
mang chuyển màu từ vàng sang xanh lá hoặc nâu.
Chẩn đoán: Soi dưới kính hiển vi, các phần lông cứng của ấu trùng và hậu ấu
trùng, hoặc các phần phụ, mang . của tôm giống và các giai đoạn tôm thương
phẩm thấy các thể sợi bám trên bề mặt của vỏ kitin hay các đầu mút của các
phần phụ.
Phân bố bệnh: Bệnh có thể gặp trên tất cả giai đoạn phát triển của tôm, nhưng
thường gặp trên tôm ấu trùng và hậu ấu trùng. Bệnh có thể gây chết tôm đến
80% trong vòng vài ngày đến vài tuần lễ. Tất cả các loài tôm he đều có thể bị
nhiễm bệnh nầy.
Phòng trị bệnh:
• Dùng CuSO4, CuCl2 nồng độ 0,1ppm ngâm trong 24 giờ. Hoặc CuCl2
nồng độ 0,5 -1ppm từ 2-4giờ.
• KmnO4 nồng độ 2,5 -5ppm ngâm trong 4 giờ.
• Formaline nồng độ 25ppm ngâm trong 24 giờ, hoặc nồng độ 50- 250ppm
ngâm từ 4-8 giờ.
• Cloramine T nồng độ 5ppm ngâm trong 24 giờ.

• Malachite green nồng độ 5ppm ngâm trong 2 phút.
• Oxytetracycline nồng độ 100ppm ngâm trong 24 giờ.
• Neomycine nồng độ 10ppm ngâm trong 24 giờ.
• Bệnh vỏ đốm nâu (đốm đen) hay bệnh Vibrios trên tôm he
Tác nhân gây bệnh: bệnh do các loài vi khuẩn thuộc giống Vibrio gây ra. Đa số
là các loài: Vibrrio parahaemolyticus V. alginolyticus, V. anguillarum, Vibrio spp.,
Pseudomonas sp., Aeromonas sp., … Đây là hóm vi khuẩn bắt màu Gram âm,
hình que, dáng cong nhẹ, kích thước 0,3 - 0,5 x 1,4 -2,5µm, di động nhờ tiêm
mao, hiếu khí.
Bệnh xuất hiện trên tất cả các loài giáp xác ở biển và cửa sông, trên các loài
tôm he nuôi các vùnh trên thế giới.
Dấu hiệu bệnh lý: Tôm giống và tôm trưởng thành bỏ ăn, kéo thành đàn bơi
vòng vòng, các phần phụ và lưng xuất hiện các đốm nâu hay đen, đục cơ ở
bụng, chân bơi, chân bò biến màu đỏ, đôi khi đứt khớp vỏ ở đốt thư ba.
Chẩn đoán: Phân lập vi khuẩn bằng phương pháp vi sinh học.
Phòng trị bệnh :
• Quản lý chất lượng nước nuôi tôm tốt
• Dùng EDTA (Ethylene diamine tetraacetic acide) nồng độ 5ppm.

×