Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Giáo trình thủy sinh đại cương - Đại học An Giang - part 8 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.43 KB, 14 trang )

từ 12 - 400 mg/l. Trong ao nuôi nếu hàm lượng 2 yếu tố này thấp có thể gây ra
hiện tượng mềm vỏ.
3.5. Amonia (NH3), Nitrite (NO2), Nitrate (NO3)
Trong môi trường các yếu tố này có được từ sự phân hủy các vật chất hữu cơ,
sản phẩm bài tiết của sinh vật, phân bón có chứa Protein trong thủy vực. Trong
môi trường thì amonia tồn tại ở dạng khí (NH
3
) và ion (NH
4
+
) và tỷ lệ giữa 2
dạng này tùy thuộc vào nhiệt độ và pH của nước. Trong nước, các vi khuẩn có
thể giúp chuyển hóa từ NH
3
(độc) sang NO
2
(độc) sang NO
3
(không độc). Hàm
lượng NH
3
) trong môi trường an tòan cho tôm, cá là <0.02 mg/l.
Cá (Các chất thải, thức ăn à Amonia à Nitrite à Nitrate à Sử dụng bởi thực vật
dư thừa, chất hữu cơ…) Nitrosmonas Nitrobacteris
3.6. Khí Hydrosulfure (H2S)
Thường tích tụ ở đáy ao và sinh ra từ quá trình phân hủy vật chất hữu cơ có
chứa lưu hùynh hay trong quá trình Sulfate hóa với sự tham gia của vi khuẩn
trong điều kiện hiếm khí.
Khí H
2
S là loại khí cực độc đối với các loài thủy sinh vật, tác hại của nó là liên


kết với sắt trong Hemoglobine trong máu, không có sắt thì hemoglobine không
có khả năng vận chuyển oxy cung cấp cho tế bào.
4. Bản chất sinh học của nước
Nước là một môi trường sống. Đã có rất nhiều giả thuyết cho rằng sự sống trên
quả địa cầu xuất phát từ môi trường nước, bởi lẽ trong nước chứa t
ất cả các
chất vô sinh và hữu sinh. Các chất vô sinh thương là các khí thiên nhiên hoặc là
các hợp chất mà chưa thể tham gia ngay vào các quá trình của vật chất sống
(N
2
). Chất hữu sinh (Biogen) là những chất vô cơ hay hữu cơ thường ở dạng
ion và có thể tham gia ngay vào các quá trình hoạt động của chất sống, thường
các Boigen có chứa nitrogen (NO
2
, NO
3
, NH
4
+
) hoặc PO
4
, Fe
2
+
, Fe
3
+

Trong nước cũng luôn chứa các chất sống đó là sinh vật nhỏ hay lớn có bản
chất thực vật hay động vật như: vi khuẩn, thực vật và động vật nổi, động vật đáy

và cá loài tôm, cá, cua, nhuyễn thể, rong biển… có kích thước lớn. Tất cả các
chất sống và sinh vật trong nước tạo nên bản chất sinh học của nước.
Bản chất sinh học của nước còn đượ
c khẳng định qua quá trình biến đổi qua lại
của chính môi trường nước. Vật chất trong môi trường nước luôn ở trạng thái
động, các chất vô sinh sẽ bị tác động bởi các nhân tố như nhiệt độ, pH, hóa
học… để trở thành các chất hữu sinh từ đó chúng được sử dụng bởi các vi sinh
vật, rồi các vi sinh vật phân hủy các vật chất hữu cơ trong môi trường để tạo ra
sinh khối của chính mình và các ch
ất vô cơ hay mạch hữu cơ. Các tảo sẽ hấp
thu các biogen trong nước để phát triển rồi bị ăn bởi các động vật cỡ lớn hơn
(động vật nổi, tôm, cá,…) sau đó các sinh vật chết đi để trả lại dinh dưỡng cho
môi trường.

Sản xuất giống

1.Trại sản xuất giống
1.1. Tiêu chuẩn chọn địa điểm
• Nguồn nước: Nước dùng cho trại sản xuất giống phải sạch, trong và ít
phù sa. Chất lượng nước tốt và ít biến động theo mùa trong năm. Tránh
nơi bị ảnh hưởng chất thải công nghiệp và nông nghiệp từ nội đồng đổ ra.
• Chất đất: Đất sét phù sa, hoặc sét có độ màu mỡ… nhìn chung là đất có
chất lượng tốt cho ao nuôi cá. Các loại đất cát, đá vôi, đất có đá nên
tránh.
• Giao thông: Dễ dàng về thông tin và đi lại.
• Nguồn năng lượng: Trại sản xuất giống không thể hoạt động nếu như
không có điện. Điện cần thiết để vận hành máy móc và các sinh hoạt của
trại. Do vậy, nên chọn địa điểm cần có điện thường xuyên.
• Địa hình: địa hình lý tưởng là nơi rộng rãi, nền đáy bằng phẳng, dễ dàng
tháo và cấp nước, không bị ảnh hưởng của lũ lụt, sóng gió…

1.2. Qui mô trại giống
Thiết kế trại giống phải dựa vào định mức năng suất dự kiến để quy hoạch qui
mô trại. Công suất dựa trên tỉ lệ ước lượng giữa ao nuôi vỗ, số lượng đàn cá bố
mẹ, công su
ất bể đẻ, hệ thống ấp và ao ương.
1.3. Thành phần chính của trại giống
• Ao ương cá bột: diện tích từ 100 - 1.000 m2, ao có hình chữ nhật
• Ao ương cá giống: diện tích từ 1.000 - 5.000 m2, ao có hình chữ nhật.
Đáy ao bằng phẳng hơi dốc về miệng cống.
• Ao cá bố mẹ: diện tích ao từ 1.000 - 2.000 m2, có dạng hình chữ nhật,
chiều rộng 20 - 30 cm, độ sâu từ 1 - 1,25 m.
• Bể lưu giữ: bể lưu giữ là bể để giữ cá bố mẹ đã chín mùi sinh dục trước
khi tiêm các kích dục tố. Phải có ít nhất 2 loại bể này để chứa cá đực và
cá cái riêng cho mỗi loài
• Bể đẻ: bể đẻ có hình tròn hoặc hình chữ nhật tuỳ loài cá đẻ. Bể đẻ dùng
để dùng để giữ cá sau khi tiêm kích dục tố để cá đẻ tự nhiên hay nhân
tạo.
• Hệ thống bình Weis: trong các trại giống kiểu bình Weis, hệ thống cấp
nước thường được lắp đặt bên dưới và đầu thoát ra ở phía trên, cò hình
trụ, hình phiểu, hình nón… Vật liệu làm bằng thuỷ tinh , nhựa, composit.
Mật độ ấp 100.000 trứng/lít.
• Hệ thống ấp bằng lưới phểu: giống như bình Weis nhưng đối với lưới
phểu phải đặt trong nước.
2.Sinh sản nhân tạo cá, tôm nước ngọt
Cá trước khi cho sinh sản được nuôi vỗ, tuyển chọn và phải đạt tiêu chuẩn sản
xuất giống. Cá nước ngọt được nghiên cứu sinh sản nhân tạo được chia thành
2 nhóm:
• Nhóm có thể cho sinh sản tự nhiên: hường, rô phi, rô đồng, chép, lóc, sặc
rằn, tai tượng, bống tượng, trê, tôm càng xanh…
• Nhóm được cho sinh sản bằng kích dục tố: cá tra, ba sa, hú, vồ đém, mè

vinh, he, trôi Ấn Độ, mè trắng, mè hoa, cá cóc…
3.Sinh sản nhân tạo cá, tôm nước lợ
Một số loài cá nước lợ được nghiên cứu sinh sản nhân tạo: mú, chẽm, măng,
cá ngựa, tôm sú, cua xanh… Các loài cá cho sinh sản nhân tạo cũng được nuôi
vỗ và tiêm các loại kích dục tố trước khi đẻ.

Thức ăn chế biến và thức ăn công nghiệp

1.Nhu cầu dinh dưỡng của cá tôm
Nhu cầu dinh dưỡng của các loài cá tôm nuôi nhìn chung gồm các thành phần
chủ yếu như: protein, lipid, hydrat carbon, khoáng vi lượng, vitamin.…
• Protein (chất đạm) là chất thiết yếu cho nhu cầu duy trì và phát triển cơ
thể của sinh vật. Đối với cá protein cần thiết cho hoạt động sống tùy thuộc
vào loài, các giai đoạn sinh trưởng, môi trường sống…
• Glucid (chất bột đường) là thành phần thức ăn chủ yếu và rất quan trọng
đối với cá ăn thực vật và ăn tạp. Glucid là nguồn cung cấp năng lượng
cho hoạt động của cá.
• Lipid (chất béo) cũng là nguồn năng lượng cung cấp cho hoạt động của
cá.
• Vitamin và khoáng: bộ xương và vỏ của tôm cá do nhiều khoáng tạo
thành. Trong đó chủ yếu là Ca và P. Vitamin là hợp chất hữu cơ quan
trọng tham gia vào hệ thống enzyme và biến dưỡng cho những nhiệm vụ
khác nhau giúp cơ thể kháng bệnh.
Tất cả các chất dinh dưỡng cấu thành trong thức ăn có mối tương tác có mối
tương tác rất chặt chẽ với nhau và được cơ thể sử dụng đồng thời với nhau. Do
đ
ó các chất dinh dưỡng trên phải có đầy đủ lượng và chất trong thức ăn.

2. Sử dụng hợp lý các nguồn thức ăn trong quá trình nuôi thuỷ sản
2.1. Tận dụng và gây nuôi thức ăn tự nhiên

2.1.1. Nuôi tảo: có 3 phương pháp nuôi tảo là nuôi từng đợt, nuôi bán liên tục và
nuôi liên tục
• Nuôi từng đợt là nuôi tảo trong các bể nuôi có môi trường dinh dưỡng,
sau một vài ngày thì mật độ tảo lên đến cực đại hoặc gần cực đại thì thu
hoạch một lần. Đây là phương pháp nuôi khá phổ biến vì đơn giản và
thuận tiện, có thể xử lí dễ dàng khi môi trương nuôi có sự cố.
• Nuôi bán liên tục: phương pháp nuôi này nhằm mục đích kéo dài thời gian
nuôi bằng cách thu hoạch từng phần. Sau khi thu hoạch thì cấp thêm
nước và môi trường dinh dưỡng để cho tảo tiếp tục phát triển. Thông
thường thì nuôi bán liên tục không tính được thời gian nuôi kéo dài bao
lâu vì còn phụ thuộc vào chất lượng nước và các loài vật dữ sử dụng tảo
để làm thức ăn hoặc cạnh tranh không gian sống.
• Nuôi liên tục: là phương pháp nuôi tương đối hiện đại, giá thành cao và
qui trình nuôi tương đối chặt chẽ. Nguyên tắc nuôi là liên tục dẫn tảo nuôi
đến bể ấu trùng đồng thời cấp nước và môi trường dinh dưỡng vào bể
nuôi. Tốc độ dòng chảy của tảo lấy ra và nước có môi trương dinh dưỡng
cấp vào phải bằng nhau. Nuôi theo phương pháp này có thể kéo dài thời
gian nuôi từ 2 - 3 tháng.
2.1.2. Nuôi Rotifera (luân trùng): có 2 phương pháp nuôi Rotifera
• Nuôi từng đợt: bể nuôi có dung tích 1m3 , bơm nước tảo vào ½ với mật
độ tảo là 14.000.000 tế bào trên 1 ml. Mật độ nuôi luân trùng là 100
con/1ml. Trong ngày đầu tiên cho ăn bổ sung thêm 0,25g men bánh mì
cho 1 triệu luân trùng sau đó tăng lên 0,38 g cho ngày thứ hai. Mật đọ tảo
cũng được bổ sung như ngày đầu tiên. Luân trùng sẽ được thu hoạch vào
ngày thứ ba.
• Nuôi bán liên tục: luân trùng được nuôi theo phương pháp trên nhưng sau
2 ngày nuôi, thì hàng ngày thu hoạch ½ dung tích bể, bơm nước vào và
cho ăn, đến ngày thứ 5 thì thu hoạch toàn bộ.
2.1.3. Nuôi Moina
Moina có thể phát triển nhanh trong ao và hồ chứa, nhưng chúng cũng có thể

sống tạm thời ở ao và các mương rảnh. Moina trưởng thành và sinh sản sau 4-
5 ngày ở nhiệt độ 26oC. Moina được nuôi sinh khối và sử dụng dưới dạng ướp
đông để nuôi trên 60 loài cá nước ngọt và mặn. Moina có thể dùng để thay thế
mộ
t phần Artemia trong ương nuôi ấu trùng tôm càng xanh. Moina có thể được
làm giàu chất dinh dưỡng bằng cách nuôi chúng trực tiếp bằng men bánh mì,
dầu gan cá hay dầu gan mực chuyển thành thể nhũ tương. Moina hấp thu (n-3)
HUFA tuy chậm hơn, nhưng cũng giống như luân trùng và nauplius của Artemia
và đạt đến nồng độ tối đa khoảng 40% sau thời gian ăn là 24 giờ.
2.1.4. Nuôi Artemia:
Hiện nay có 2 cách nuôi Artemia
• Nuôi trong bể ximăng với nước biển bình thường, phương pháp này đòi
hỏi chi phí sản xuất tương đối cao vì phải sử dụng nhiều thiết bị lọc nước,
máy cho ăn tự động, hệ thống nước chảy tuần hoàn.
• Nuôi Artemia trong ruộng muối, phương pháp này cũng cho năng suất
cao, nhưng ít tốn kém hơn. Tuy nhiên Artemia là thức ăn ưa thích của
nhiều loài cá, nếu nuôi trong ao nước biển bình thường sẽ có nhiều vật
dữ đối với chúng như các loài cá, động vật nổi mà chủ yếu là nhóm chân
mái chèo (Copepoda). Ngoài ra nuôi trong nước có độ muối thấp sẽ có sự
hiện diện của nhiều loài tảo độc (tảo lam), tảo đáy (lab lab) gây hại cho
Artemia. Đây là nguyên nhân chính giải thích tại sao phải nuôi Artemia
trong ruộng muối.
Nuôi Artemia có 2 mục đích khác nhau: nuôi để thu trứng phục vụ cho nuôi tôm
và nuôi để thu sinh khối phục vụ cho việc nuôi nhiều loài cá biển trưởng thành,
trong đó có cá ngựa. Nuôi để thu trứng đòi hỏi độ mặn cao (150 - 170 ppt) còn
nuôi thu sinh khối thì độ mặ
n tương đối thấp hơn (60 - 80%).

2.2. Sử dụng thức ăn nhân tạo
Thức ăn nhân tạo bao gồm những thức ăn đơn nguyên liệu hoặc thức ăn được

công thức hoá cho tôm cá ăn như một nguồn dưỡng chất. Một khẩu phần thức
ăn không hoàn chỉnh (khẩu phần bổ sung) nhằm bổ sung thức ăn tự nhiên trong
ao nuôi. Những khẩu phần này thường có mức n
ăng lượng cao và hàm lượng
protein tương đối thấp, có hoặc không bổ sung protein và khoáng. Khẩu phần
hoàn chỉnh có tất cả những dưỡng chất cần thiết (protein, lipid, vitamin và
khoáng)với lượng đầy đủ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của loài. Khẩu phần này
được cung cấp như nguồn dưỡng chất chính trong hệ thống nuôi. Những thức
ăn đơn nguyên liệu thường là đầy đủ cho dinh dưỡng bổ sung trong trong hệ
thố
ng nuôi quảng canh, những khẩu phần này được công thức hoá chất lượng
cao là cần thiết cho hệ thống bán thâm canh và thâm canh.

Các mô hình nuôi

Môi trường nước ngọt
1. Ao
Ao nuôi phổ biến và gắn liền với gia đình. Thường mỗi gia đình đều có 1 hoặc
vài ao. Ao nuôi cá có thể hiểu là vùng nước nhỏ và có độ sâu không lớn. Về tập
quán cá nuôi ao đã phổ biến nhiều nơi ở ĐBSCL, nhưng nhìn chung do hiểu
biết kỹ thuật cò hạn chế nên mức độ phát triển chưa đồng đều, năng suất không
đều và chưa ổn định. Tuy vậy năng suất cá nuôi ao c
ũng góp một phần đáng kể
về sản lượng cá nuôi hàng năm. Trong năm 2001, trong số trên 600.000 tấn
thủy sản nước ngọt, nuôi cá ao chiếm một lượng khiêm tốn khoảng 200.000 tấn,
riêng sản lượng tôm càng xanh nuôi chỉ vào khoảng 500 tấn.
* Kỹ thuật nuôi cá ao
• Giống loài thả nuôi: tra, sặc, trê phi, tai tượng, lóc, rô đồng, tai tượng,…
• Cỡ cá thả và mật độ thả: với mỗi loài khác nhau cỡ cá thả khác nhau. Đa
số các loài cá thả có cỡ chiều dài 4 - 6 cm, cá tra 10 - 12 cm. Mật độ cũng

tùy thuộc vào từng loài khác nhau, với nuôi đơn đa số thả với mật độ 3 - 5
con/m2. Ao nuôi thâm canh mật độ nuôi cao hơn
• Thức ăn cho cá: bao gồm thức ăn tự nhiên trong ao như sinh vật phù du,
sinh vật đáy và ăn thức ăn chế biến, thức ăn viên hay các phụ phẩm nông
nghiệp, chăn nuôi,…
• Cách cho ăn và lượng thức ăn: đối với thức ăn tinh cho các loài cá ăn
trực tiếp, được chế biến từ các sản phẩm hoặc phụ phẩm nông nghiệp,
chăn nuôi,… lượng cho ăn từ 5 - 10% trọng lượng đàn cá mỗi ngày. Tùy
theo đặc tính của từng loài cá, có thể cho ăn trong sàn đặt ở trong ao
hoặc rải trên mặt ao. Nên cho ăn mỗi ngày 1 - 2 lần, định vị trí và thời gian
cố định.
• Chăm sóc quản lý ao:
 Theo dõi và điều chỉnh mực nước trong ao hợp lý.
 Tăng giảm lượng thức ăn cho hợp lý.
 Theo dõi màu nước, mùi nước ao để điều chỉnh và thay nước kịp thời.
 Nhanh chóng phát hiện các dấu hiệu bệnh của cá để xử lý kịp thời.
• Thu hoạch: Tuỳ theo từng loài nuôi, khi đạt kích cỡ thương phẩm và có
giá trị trên thị trường thì thu hoạch. Có thể thu tỉa một lần hoặc thu toàn
bộ.
2. Lồng bè
Nuôi cá lồng hay bè là kỹ thuật nuôi tăng sản mang tính công nghiệp. Cá được
nuôi rên bè đặt trên các dòng sông nước chảy liên tục, do đó cung cấp đầy đủ
Oxy cho nhu cầu sống và phát triển của cá, vì vậy có thể nuôi với mật độ cao.
Bè thường có kích thước lớn và nuôi với số
lượng nhiều.Lồng có kích thước
nhỏ hơn bè nhiều lần, chủ yếu là nuôi các loài có giá trị kinh tế và bán giá cao.
Nuôi cá bè có những đặc tính ưu việt sau:
 Tận dụng được mặt nước không tốn đất đào ao, xây trại nuôi.
 Năng xuất cao, sản xuất mang tính công nghiệp.
 Dễ kiểm soát và thu hoạch, đảm bảo an toàn, tránh thất thoát, hao hụt, ngăn

chặn được dịch hại của cá.Cá tăng trưởng nhanh, rút ngắn được th
ời gian nuôi.
 Giá trị ngày công lao động rất cao, khoảng 250 - 1000 kg cá/ người/tháng.
Ngoài ra ĐBSCL có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngề nuôi cá lồng, bè:
 Thuận lợi về điều kiện thủy lý hoá của sông Cửu Long.
 Thuận lợi vềư nguồn thức ăn cho cá nuôi: htực phẩm trồng trọt , chăn nuôi
phong phú, đa dạng, gần các xí ngiệp công nghiệp thực phẩm, chế biến đông
lạ
nh.
 Nhiều đối tượng cá nuôi thích hợp cho nuôi cá bè.

T Kích thước một số loại bè


Loài
cá thả
Kích thước Dài (m) x rộng
(m) x cao (m)
Lượng cá thả
(con)
Loại cá thả

truyền
thống
15 x 5 x 2,5 12 x 4,5 x 2,5 10
x 4 x 2 8 x 3,5 x 2
30.000
20.000
15.000
12.000

Tra, Hú, lóc bông Basa
Basa, Hú He Tra, chày

hiện
nay
12 x 15 x 3 20 x 10 x 4,5
50.000
100.000
Basa, cá Hú, tra Basa
Lồng
3 x 2 x 1,5 4 x 3 x 1,75 6 x 4
x 2
1.500 3.000
4.000
Cá bống tượng, cá
chình


3. Các mô hình nuôi kết hợp
* Nuôi cá trong ruộng lúa
• Lợi ích của nuôi cá trong ruộng lúa:
o Kết hợp đa dạng hoá sản phẩm trên ruộng lúa
o Cá ăn sâu rầy, hạn chế dịch bệnh của lúa, hạn chế dùng thuốc trừ
sâu. đảm bảo cân bằng hệ sinh thái giữa các quần thể sinh vật
trong ruộng. Đồng thời tạo sản phẩm lúa cá sạch, tạo ra môi
trường lành mạnh cho người sản xuất và an toàn cho người sử
dụng.
o Mang lại hiệu quả kinh tế cao ở những vùng đất trũng, tăng thu
nhập cho người nông dân, tăng nguồn thực phẩm cho xã hội.
o Giải quyết một phần lao động nhàn rỗi

• Kỹ thuật nuôi cá trong ruộng lúa
o Thiết kế ruộng nuôi cá: khi chọn khu ruộng để nuôi cá kết hợp, cần
chú ý những điều kiện sau đây:
 Gần kênh rạch tiện cấp thoát nước.
 Gần nhà để có điều kiện chăm sóc bảo vệ, chống lũ, thu
hoạch để tiết kiệm chi phí sản xuất.
 Tận dụng diện tích bờ để phát triển thêm cây màu phục vụ
cho chăn nuôi, nuôi cá và đời sống gia đình.
 Diện tích thì tuỳ theo điều kiện của nông hộ, kể cả điều kiện
quản lí.

Ngoài ra khi tiến hành xây dựng 1 ruộng nuôi cá cần phải tiến hành các bước
sau:
• Đắp bờ bao: phải ngăn được lũ, giữ nước, giữ không cho cá ra ngoài,
chiều rộng bờ từ 1,5 - 2 m, chiều cao phải cao hơn mặt nước ao ít nhất từ
20 - 30 cm.
• Đào mương trong ruộng: kích thước mương có chiều rộng 2,5 - 4 m (trên
mặt) và dưới đáy 1,5 - 2,5, chiều sâu 0,8 - 1,2 m. Mương bao có thể thiết
kế nhiều dạng khác nhau như mương bao quanh, mương xương cá,
mương chữ thập…
• Cống: tuỳ diện tích ruộng mà có thể lắp một hay hai cống. Cống cấp đặt
cao hơn cống thoát. Cống để điều tiết nước cấp và thoát cho khu ruộng
khi sạ, cấy, khi sử dụng thuốc trừ sâu hoặc khi thu hoạch. Mực nước
trong ruộng được nâng dần theo sự phát triển của cây lúa, mực nước ở
mương nuôi cá từ 0,6 - 1 m.
• Thời vụ nuôi: có thể nuôi quanh năm, nhung để tránh được mùa lũ nên
thả sớm(tháng 3) để có thể thu hoạch trước khi lũ về (tháng 9). Sau đó có
thể thả nuôi cho vụ tiếp theo để có thể thu hoạch vào tháng 2 năm sau.
Do thời gian thu hoạch ngắn hơn nuôi cá, ta thả lưu đàn cá lại khi có gieo
cấy vụ mới. Cá có thể dồn xuống mương trú theo lịch sinh trưởng của cây

lúa.
• Chuẩn bị ruộng để thả cá:
o Tháo cạn nước mương bao, bắt hết cá tạp, cá dữ, địch hại cá.
o Làm sạch cỏ, san bằng đáy mương.
o Rải vôi bột đáy và bờ với liều lượng 7 - 10 kg/100 m2
o Bón lót phân hữu cơ 10 - 15 kg/100 m2.
• Cá thả nuôi: các loài cá chọn nuôi trong ruộng là Mè vinh, rô phi, sặc rằn,
chép, mè trắng, rô đồng,… Mật độ nuôi từ 1 - 2 con/m2, nế ruộng nuôi cá
có chăm sóc và cho ăn thêm thì có thể tăng hơn. Kích cỡ cá nuôi phải
đều, khỏe mạnh, không quá nhỏ (2 - 5g/con). Tỷ lệ ghép có thể chọn loài
cá chính với số lượng và tỷ lệ cao (40 - 50%) ghép với các loài cá khác
không cạnh tranh thức ăn với loài cá chính.
• Quản lí và chăm sóc
o Thức ăn nuôi trong ruộng chủ yếu là thức ăn tự nhiên như mùn bả
hữu cơ, động vật đáy, sâu bọ, côn trùng,….
o Trong thời gian mới thả cá còn ở dưới mương (15 - 20 ngày) cần
cho ăn bổ sung và bón thêm phân hữu cơ để gây nuôi thức ăn tự
nhiên cho cá. thức ăn bổ sung bằng 5 - 7 % trọng lượng cá nuôi.
Bón phân hữu cơ phải căn cứ vaomfu nước của mương để điều
chỉnh cho phù hợp.
o Khi sử dụng thuốc trừ sâu phải rút cạn nước trên ruộng dồn cá
xuống mương gĩư cá khoảng 5 -7 ngày cho giảm bớt độc lực của
thuốc mới đưa cá trở lại. Đặc biệt không dùng các loại thuốc có
tính độc hại cho cá.
o Khi thu hoach cá và trữ cá xuống mương cần tiến hành nhanh để
đưa cá trở lại ruộng vì cá lúc này đã lớn. Nếu sau vụ hè thu không
tiến hành làm vụ ba thì có thể bón thêm phân vô cơ hoặc hữu cơ
cho ruộng để tăng cường lúa chét phát triển và tăng thêm thức ăn
tự nhiên cho cá.
o Hàng ngày phải xem xét mực nước và cống bộng để kịp thời xử lí.

Ngăn ngừa các địch hại cho cá như cua, rắn, ếch, nhái…
• Thu hoạch cá: tùy tình hình tăng trưởng của cá và điều kiện thị trường, ta
có thể thu tỉa hoặc thu gọn một lần hoặc giữ nuôi tiếp những cá chưa đủ
cỡ.
* Nuôi cá ruộng vùng ngập lũ
Những ruộng nằm trong khu vực bị ngập lũ, có thể kết hợp nuôi cá trong mùa
ngập nước. Những yếu tố quan trọng nhất để ruộng có thể nuôi cá được: bờ
ph
ải chắc chắn không có lỗ mọi, hang hóc thông với khu vực ruộng khác xung
quanh và phải có lưới bao xung quanh ruộng.
• Sửa sang cải tạo diện tích nuôi cá:
o Đắp và sửa sang lại bờ, đặt cống và chắn lưới bên trong và ngoài
cống.
o Phát dọn sạch cỏ quanh bờ
o Sau vụ thu hoạch lúa để nguyên gốc rạ hoặc cắt để tại chỗ.
o Tháo cạn nước ruộng, diệt và bắt hết địch hại, cá dữ…
o Có thể đào một ao nhỏ ở một cạnh của ruộng gần nơi ở với diện
tích khoảng 200 -500 m2 để nuôi chứa cá trước khi thả lên ruộng
hoặc goòm cá khi thu hoạch.
• Thời vụ và giống cá thả nuôi: nuôi cá vào mùa ngập nước, có thể thả cá
giống vào ao chứa để nuôi trước một tháng. Thời gian ngập nước càng
dài thì có điều kiện cho cá tăng trưởng đạt cỡ thương phẩm.
o Giống cá thả: áp dụng biện pháp nuôi ghép những loài dễ nuôi,
tăng trưởng nhanh, cỡ thu hoạch không cần quá lớn, phù hợp với
nhu cầu thị trường (4 - 5 loài).
o Mật độ nuôi: 1 - 3 con/m2, cỡ cá thả từ 3 - 5 cm.
o Tỷ lệ ghép: Căn cứ đặc tính dinh dưỡng và sinh trưởng của loái để
định tỷ lệ thích hợp
Ví dụ: ghép 5 loài
• Cá rô phi là chính: 40%

• Mè vinh : 20%
• Chép : 10%
• Mè trắng : 10%
• Trôi Ấn Độ : 20%
• Thức ăn và chăm sóc: ngoài thức ăn tự nhiên trong ruộng như rơm, rạ
mục, sinh vật trong nước, trong đáy ruộng ta có thể cho ăn thêm nếu có
điều kiện
o Nếu có nguồn phân hữu cơ (heo, trâu, gà, cút…) đưa trực tiếp
xuống ruộng từ 10 - 15 kg/ngày/ha ruộng. Chú ý quan sát tình hình
sử dụng của cá để điều chỉnh cho phù hợp.
o Có điều kiện thì cho ăn phụ phẩm nông nghiệp, phụ phẩm lò mổ và
rau, củ, quả…
o Kiểm tra quản lí bờ, lưới, cống, bộng thường xuyên và chặt chẽ đề
phòng cua làm rách lưới, gió làm đỗ ngã hoặc ghe thuyền qua lại
làm hư hại.
• Thu hoạch: thu hoạch một lần khi hết lũ.
* Nuôi cá kết hợp VAC
Ở các tỉnh ĐBSCL thông thường mỗi gia đình đều có ao và chỉ nuôi cá theo
hình thức ao chỉ nuôi cá (A), ao nuôi cá kết hợp với ruộng lúa (A- R) và ao nuôi
kết hợp với trồng trọt chăn nuôi (VAC). Nuôi cá trong hệ thống VAC như sau:
• Xây dựng ao nuôi cá: phải đảm bảo một số yêu cầu
o Cấp thoát nước dễ dàng, thuận tiện, có cống cấp thoát nước.
o Không bị tàn cây che rợp.
o Bờ phải cao, không rò rỉ, sạt lở, đáy ao có lớp bùn mỏng.
Những vùng bị ảnh hưởng phèn, phải tùy theo địa tầng và tầng sinh phèn để
chọn vị trí và đào độ sâu thích hợp. Sau khi đào ao, phải cải tạo đáy ao bằng
nguồn phân hữu cơ cho đến khi không còn bị xì phèn mới nuôi cá được.
• Chọn loài cá nuôi và cơ cấu đàn cá nuôi ghép
o Chọn loài cá nuôi phù hợp: có thể chọn những loài cá có nguồn
gốc địa phương như Mè vinh, tra, chép, rô đồng… hay một số loài

cá ngoài địa phương và nhập nội như Mè trắng, trê phi, trê lai, rô
phi…
o Xác địn mật độ thả nuôi: phải căn cứ vào đặc tính sinh học của
từng loài, chủ yếu là tính ăn, khả năng chịu đựng và nguồn thức ăn
để chọn mật độ thích hợp. Ao có nguồn thức ăn chủ động thì thả
dày hơn ao không chủ động về thức ăn. Loài chịu đựng tốt điều
kiện khắc nghiệt thì thả mật độ
cao hơn.
o Xác định tỷ lệ ghép: căn cứ vào đặc tính sinh học từng loài để bố trí
tỷ lệ nuôi hợp lý. Trên nguyên tắc không tranh mồi lẫn nhau và
không làm xấu môi trường nước. Loài nào tận dụng tốt nhiều loại
thức ăn thì thả số lượng nhiều hơn.
• Nguồn thức ăn cho mô hình VAC
o Các loại thức ăn: phân gia súc, gia cầm, thức ăn thực vật (rau
muống, bèo tấm, cỏ non, bắp non ), phụ phẩm nông nghiệp (tấm,
cám, hèm bia rượu…), các loại khác (côn trùng, ốc, hến, cá vụn ).
o Cách tính lượng thức ăn (theo kinh nghiệm và một số tài liệu
nghiên cứu)
 Phân heo tươi (cho cá tra, rô phi, mè vinh, chép): 10 -12
kg/1kg cá
 Phân gà, cút : 7 - 8 kg/1kg cá
 Rau muống (cho cá trắm cỏ) : 30 kg/1kg cá
 Rau lang, cải (cho cá trắm cỏ) : 25 kg/1kg cá
 Bèo tấm (cho cá tra và mè vinh) : 40 - 50 kg/1kg cá
Trong thực tế vòng đời 1 heo nuôi 4 - 5 tháng có thể cho một lượng phân tươi
400 - 500 kg. Do đó nuôi cá bằng phân heo cho 1ao có diện tích 500 m2 chỉ cầ
một lượng phân của 3- 4 con heo. Ta có thể thu hoạch 150 - 150 kg cá thịt các
loại (sau 1 vòng nuôi heo).
 Cách giải quyết thức ăn kết hợp
• Kết hợp heo - cá - rau (bèo tấm): cứ 8 - 10 kg phân heo tươi + 15 - 20 kg

bèo tấm có thể nuôi đủ lượng tăng trọng 1 kg cá.
• Kết hợp vịt - cá - heo (bèo): vịt cung cấp phân, thức ăn dư thừa vừa sục
nước cũng như vườn rau vừa cung cấp thức ăn cho vịt, một vịt đẻ nuôi
quanh năm có thể cho 1 lượng chất thải tăng trọng 1,5 kg cá.
4. Bãi quây và đăng quầng.

Môi trường nước lợ

1. Nuôi ao
Cá chẽm và cá mú được nuôi trong ao ở Kiên Giang, khu vực Bà Rịa - Vũng
Tàu. Ao nuôi có diện tích từ 0,5 ha trở lên. Ao được chuẩn bị theo qui trình
chung của kỹ thuật nuôi cá tăng sản. Độ sâu 1,2 -2m. Nguồn giống được vớt
ngoài tự nhiên hay nhập từ Đài Loan, Hồng Kông. Cỡ cá thả từ 8 -10 cm. Thức
ăn cho cá chẽm và cá mú là cá nhỏ tươi xay nát. Thời gian nuôi 1 năm trở lên.
2. Lồng bè
Lồng nuôi cá có kích thước 6x6x3m (bà Rịa - Vũng Tàu) hay 4x4x2,5m (Kiên
Giang). Khung lồng bằng gỗ tố
t và chắc, xung quanh bao lưới PVC, mắt lưới 2a
=1-2cm. Bè có hệ thống phao giữ nổi và neo chắc chắn. Bè có thể liên kết với
nhiều bè khác.
Giống loài nuôi: các loài nuôi chính là cá mú (mú dẹt, mú đỏ, mú đen…), cá
bớp, cá chim. Nguồn giống cá được vớt ngoài tự nhiên hay nhập từ Đài Loan,
Hồng Kông. Thức ăn chủ yếu là cá tươi. Thời vụ nuôi quanh năm, thời gian nuôi
từ 1 năm trở lên hay kéo dài từ 2-3 năm.



Chương 9: Bệnh Học Và Một Số Bệnh Thường Xảy Ra
Trên Tôm Cá Nuôi


Bệnh học

1 Khái niệm về bệnh học
Bệnh là một quá trình suy yếu nhất định của cơ thể biểu hiện bằng các triệu
chứng gây ảnh hưởng cục bộ hay toàn cơ thể. Hoặc có thể nói bệnh là kết quả
của một tổ hợp giữa ký chủ, các tác nhân gây bệnh và môi trường. Bệnh có thể
truyền từ ký chủ nầy sang ký chủ khác hoặc có thể không.

2 Các loại tác nhân gây bệnh
• Ký sinh trùng thường là những tác nhân gây bệnh cơ hội, liên quan đến
điều kiện môi trường.
• Nấm là tác nhân gây bệnh đầu tiên. Nấm hiện diện trong tất cả các loài
thuỷ sản nuôi, đặc biệt khi gặp stress hay các vết thương, nấm gây bệnh
trên ký chủ.
• Vi khuẩn là tác nhân gây bệnh thứ cấp hay tác nhân gây bệnh cơ hội.
• Virus là tác nhân chính gây bệnh làm tổn thất cho tôm cá nuôi.
• Các tác yếu tố môi trường: nhiệt độ, pH, các kim loại nặng, các muối hoà
tan, các khí hoà tan.
• Thiếu dinh dưỡng: thiếu các acid amin, các khoáng vi lượng, các
vitamin…
3. Điều kiện phát sinh bệnh và quá trình truyền lây
• Điều kiện phát sinh bệnh: Mỗi cá thể sống đều có quan hệ mật thiết với
các yếu tố trong môi trường chúng sống. Do đó tác nhân gây bệnh chỉ
phát huy được tác dụng khi có điều kiện thuận lợi cho chúng (mầm bệnh)
phát triển nhưng lại bất lợi cho ký chủ.
Các điều kiện để phát sinh bệnh:
• Tính mẫn cảm của ký chủ: tác nhân gây bệnh chỉ phát huy được tác dụng
khi có động vật cảm thụ mẫn cảm với tác nhân gây bệnh đó và đồng thời
cá thể đó (ký chủ) suy yếu.
• Độc lực của tác nhân gây bệnh: mầm bệnh phải có đủ độc lực để gây

bệnh.
• Điều kiện bất lợi của môi trường: môi trường sống của động vật thủy sản
chủ yếu là nước. Nếu trong môi trường nước có nhiều tác nhân gây bệnh,
nhiều khí độc, ion kim loại, nhiệt độ, pH không thích hợp … cho động vật
thuỷ sản sống và phát triển thì bệnh dễ phát sinh.
(Mối tương quan giữa ký chủ - Mầm bệnh - Môi trường và sự phát sinh bệnh)
(Hình)
4. Các giải pháp phòng trị bệnh
4.1. Phòng bệnh:Biện pháp tổng hợp:
• Chọn con giống có chất lượng tốt, sạch bệnh.
• Cải tạo, quản lý tốt môi trường nuôi.
• Quản lý tốt sức khoẻ động vật thuỷ sản nuôi.
• Dùng vaccine chủng ngừa hoặc các chế phẩm sinh học.
• Diệt tác nhân gây bệnh.
4.2. Trị bệnh: Các giải pháp trị bệnh:
• Xử lý môi trường nuôi: thay nước, dùng hoá chất xử lý môi trường để diệt
tác nhân gây bệnh.
• Tăng cường dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của cá, tôm.
• Dùng thuốc hoặc hoá chất để diệt mầm bệnh trong cơ thể sinh vật.
4.3. Các phương pháp phòng trị bệnh:
• Phương pháp tắm: dùng thuốc với nồng độ tương đối cao tắm cho động
vật thuỷ sản theo thời gian qui định (tương ứng với nồng độ thuốc).
• Phương pháp ngâm (treo túi thuốc): thuốc được dùng với nồng độ thấp và
thời gian kéo dài.
• Phương pháp tiêm: dùng thuốc tiêm trực tiếp vào cơ thể cá (áp dụng cho
cá quí hiếm, cá bố mẹ, cá có giá trị kinh tế cao).
• Phương pháp cho ăn: dùng thuốc hoặc các chế phẩm trộn vào thức ăn.
Phương pháp nầy thường kém hiệu quả so với một số bệnh, vì cá thể
mang bệnh hoạt động kém, bắt mồi kém hoặc đôi khi bỏ ăn, nên kết quả
điều trị thường không cao.


4.4. Nguyên tắc dùng thuốc kháng sinh
• Chỉ dùng kháng sinh đối với bệnh nhiễm khuẩn.
• Xác định vi khuẩn gì gây bệnh.
• Dùng kháng sinh đồ để xác định loại kháng sinh nào cần dùng.
• Thuốc tới được vị trí (cơ quan) bị bệnh: động vật thủy sản có hai cách
dùng thuốc là ngâm (tắm) hoặc uống (trộn vào thức ăn). Vì vậy phải quan
tâm đến độ pH có liên quan đến hoạt tính của thuốc.
• Chuyển hóa thuốc : phần lớn được chuyển hóa ở gan (do hiện tượng
hydroxy hóa, acetyl hóa …).
o Mất hoạt tính của thuốc -Ampicillin, Colistin (bị chuyển hóa một
nửa…)
o Tăng hoạt tính như nalidicic acid hay
o Giữ nguyên hoạt tính của thuốc như Streptomycine, Kanamycine,
Ciprofloxacine …
• Khả năng sinh học của thuốc (hiệu quả trị liệu của thuốc): tập trung ở cơ
quan bị bệnh, chuyển hóa chậm, thời gian bán hủy dài, bài xuất chậm…
• Độc tính (quan tâm đến những loại thuốc có ảnh hưởng đến sức khỏe
người tiêu thụ sản phẩm)
o Liều thuốc dùng thường tính theo thể trọng - trọng lượng cơ thể
(kg/ngày)-
o Nồng độ ức chế tối thiểu (Minimum inhibitive concentration: MIC)
o Thời gian bán hủy của thuốc.
• Thời gian dùng thuốc: ngưng dùng thuốc 3 ngày sau khi các dấu hiệu
bệnh biến mất.
• Kết hợp thuốc: tránh kết hợp giữa các thuốc sẽ chuyển hóa thành những
hợp chất trơ (không còn hoạt tính thuốc) như
o Nhóm Penicillin kết hợp với Kanamycine, Gentamycine làm mất
khả năng kháng khuẩn do tạo phức chất với Penicilline.
o Nhóm Fluoroquinolon kết hợp với Erythromycine, Lincomycine,

Tetracycline sẽ có tác dụng đối kháng …
• Chi phí điều trị: cân nhắc để xem xét hiệu quả kinh tế của quá trình nuôi.

Các bệnh thường gặp trên tôm cá nuôi và biện pháp phòng trị

Bệnh thường gặp trên cá


Bệnh thường gặp trên cá nuôi nước ngọt
1. Bệnh ký sinh do nấm (Fungi):
*Nấm thuỷ mi:
Tác nhân gây bệnh:
nấm thuỷ mi gây bệnh cho cá có nhiều tên gọi khác nhau: nấm nước, nấm da,
mốc nước. Nấm thuỷ mi ký sinh cơ thể cá và trứng cá có nhiều giống.
Giống Saprolenia; Aphanomyces và Achlya
Họ: Saproleniaceae
Bộ: Saproleniales
Lớp: Phycomycetes
Ngành: Fungi.
Nấm thuỷ mi dạng sợi, bám sâu vào các tổ chức da, cơ, trứng cá. Chiều dài từ
3- 5mm. Bệnh có thể gây mất các vi trên thân cá. M
ắt thường có thể nhìn thấy
một đám màu trắng như bông bám trên da, trứng cá. Nấm thuỷ mi bám trên cá
gây chết sau 12 -24 giờ.

×