Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Giáo trình thủy sinh đại cương - Đại học An Giang - part 6 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.21 KB, 15 trang )

• Nhóm cá tự nhiên sống trong sông (cá trắng) bao gồm các loài cá có kích
thước lớn và có giá trị kinh tế cao như cá hô, cóc, bông lau, duồng … Bên
cạnh đó có loài cá kích thước thân thể nhỏ nhưng quần đàn lớn và có giá
trị kinh tế như cá linh, thiểu, cơm…
Di cư của cá ở hạ lưu sông Cửu Long theo các dạng sau
• Di cư sinh sản : Gồm có hai nhóm, nhóm di cư ngược dòng để đẻ ở các
vùng trung và thượng lưu sông Mékông như cá tra, duồng, ba sa, hô, tra
dầu, hú…. Nhóm di cư từ sông vào vùng trũng ngập nước vào mùa mưa
để đẻ như cá lăng, leo, mè lúi, he …
• Di cư vỗ béo : Vào đầu mùa lũ, cá từ sông di cư vào các vùng đồng ruộng
trũng ngập nước để kiếm ăn. Đến cuối mùa lũ , nước rút, cá lại theo dòng
nước di cư ra sông để tìm mồi. Ngoài ra, còn có một số loài cá nước mặn,
lợ di cư vào sông để tìm mồi trong mùa khô.
• Di cư thụ động : Dạng di cư nầy thường gặp ở cá bột của một số loài cá
như cá tra, ba sa, vồ đém, hú, bông lau … Những loài cá nầy đẻ ở vùng
trung và thượng lưu sông Mékông. Vào đầu mùa lũ, cá bột trôi theo dòng
nước chảy về phía hạ lưu sông và các vùng ngập nước ven sông.

- Vùng sinh thái trũng phèn
Vùng Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên nhận nước từ hai nguồn chính là
nước từ sông Cửu Long chảy qua hệ thống kênh rạch và nguồn nước mưa tại
chỗ. Vào mùa lũ ( từ tháng 8 -11), Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên là
vùng sinh trưởng, đẻ trứng của nhiều loài cá di cư từ sông vào. Khi nước rút,
hầu hết các loài cá nầy lần lượt di cư ra sông, chỉ có các loài cá đen chịu được
khô hạn và phèn, còn lưu lại trong các đìa, bàu láng trũng nước cạ
n và bị nhiễm
phèn ở các mức độ khác nhau. Đây là những vùng lưu giữ nguồn gen của tập
đoàn cá đen nổi tiếng như cá lóc, rô, trê, sặc, lươn, trạch … và nhóm cá kích
thước nhỏ điển hình là cá trâm - sinh vật chỉ thị cho thuỷ vực phèn nặng, có thể
chịu được môi trường nước pH từ 2 -3.
- Vùng sinh thái cửa sông ven biển


Các cửa sông ven biển vùng đồng bằng sông Cửu Long thuộc hệ thống sông
Mékông và một số cửa sông khác có nguồn gốc tại chỗ. Phần lớn các cửa sông
chảy ra biển Đông và chịu ảnh hưởng thuỷ triều biển Đông. Một số cửa sông đổ
ra khu vực biển Tây và chịu ảnh hưởng thuỷ triều biển Tây. Một số cừa sông
thuộc khu vực mũi Cà Mau thuộc vùng chuyển giữ
a biển Đông và biển Tây.
Các cửa sông chịu ảnh hưởng thuỷ triều biển Đông thuộc hệ thống sông Cửu
Long có lưu lượng nước đổ ra biển hằng năm rất lớn, tạo nên một khu vực cửa
sông rộng lớn có sự hoà trộn nước sông và nước biển. Nơi đây sự biến động về
môi trường và độ mặn xảy ra rất lớn về
mùa khô và mùa mưa.
• Cửa sông Mỹ Thanh không thuộc hệ thống sông Cửu Long nhưng do vị trí
gần cửa sông Trần Đề và Bassac của hệ thống sông Cửu Long nên chịu
ảnh hưởng về môi trường và chế độ nước giống như các cửa sông thuộc
hệ thống sông Cửu Long.
• Cửa sông Gành Hào không thuộc hệ thống sông Cửu Long và ở xa vị trí
các cửa sông thuộc hệ thống sông Cửu Long nên chế độ nước và môi
trường không giống như các các sông thuộc hệ thống đó.
Cửa sông Cái Lớn chịu ảnh hưởng thuỷ triều biển Tây.
Các cửa sông Ông Đốc, Bảy Hạp chịu ảnh hưởng của cả hai vùng biển Đông và
biển Tây.
Do đặc điểm sinh thái vùng cửa sông cùng với m
ối quan hệ về độ mặn và đặc
điểm sinh học của tôm cá, nên sự phân bố của chúng trong khu vực có thể chia
tành bốn nhóm sinh thái cá.
Nhóm I - Nhóm cá biển
Nhóm cá nầy đời sống phần lớn ở vùng nước có độ mặn cao. Chúng có quan
hệ với vùng cửa sông thông qua chuổi thức ăn và mùn bã hữu cơ từ cửa sông
đưa ra biển. Đây là các loài thích nghi rộng muối và hẹp muối. Có thể gặp cá
thích nghi với độ muối th

ấp 5%o , nhưng đa số gặp cá thích nghi với nồng độ
muối từ 18 - 25%o . Nhóm cá nầy gồm các loài cá sống khơi, điển hình như các
họ Trigonidae, Scombridae, Clupeidae, Engraulidae… Nhóm cá biển thường
gặp ở phần cuối các cửa sông, nơi nước có nồng độ muối cao và ít biến động,
nhất là vào mùa khô khi lượng nước sông giảm.
Nhóm II - Nhóm cá nước lợ cửa sông
Nhóm cá nầy sống chủ yếu ở vùng nước lợ cửa sông, có n
ồng độ muối biến
động từ 0,4 - 25%o, thích nghi với sự biến động mạnh của các yếu tố môi
trường và ít di cư. Thức ăn của chúng là mùn bã hữu cơ và thực vật. Cá nước
lợ cửa sông thuộc nhiều nhóm khác nhau thuộc họ Clupeidae, Engraulidae,
Harpadonthidae, Bregmacerotidae, Belonidae, Ariidae, Polynemidae,
Apogonidae, Carangidae, Sciaenidae, Lutjanidae, Sparridae… Phần lớn các loài
cá nầy có kích thước nhỏ, sống đáy. Nhiều loài sống ổn định trong vùng, nhưng
cũng có nhiều loài di cư giữa sông và bi
ển. Một số loài ở vùng cửa sông là nơi
bắt buộc trong một giai đoạn của chu trình sống, khi sinh sản phải di cư đến
vùng sinh thái khác. Nhóm các nước lợ cửa sông và nhóm cá biển di nhập vào
là cơ cấu chủ yếu của nghề khai thác cá cửa sông và vùng nước nông ven biển.
Nhóm III - Nhóm cá di cư giữa nước mặn và nước lợ theo mùa
Đây là nhóm cá có nguồn gốc từ biển thường di cư vào vùng nước lợ dể sinh
sản và ki
ếm ăn theo các mùa trong năm. Có một số loài di cư qua vùng nước lợ
cửa sông, đến vùng nước ngọt trong sông theo mùa. Các loài cá thường gặp
thuộc họ Clupeidae, Engraulidae, Plotosidae, Leiognathidae, Polynemidae,
Sciaenidae, Cynoglossidae, Soleidae, Ariidae…
Nhóm IV - Nhóm cá nước ngọt
Gồm các loài cá phần lớn đời sống ở vùng nước ngọt, nồng độ muối dưới 4%o.
Một số loài có thể xuống vùng cửa sông, nước có nồng độ muối 10%o để kiếm
ăn. Chúng thường được gặp ở cửa sông vào mùa nước lũ và nước ròng. Nhóm

nầy có những loài thuộc họ Anabantidae, Bagridae, Pangasidae …

Đánh giá nguồn lợi thủy sản


Mục tiêu của việc đánh giá trữ lượng cá

Khái niệm:
• Trữ lượng là một nhóm động vật cùng một nòi hoặc loài có cùng quỹ gen
chung và có cùng một gới hạn phân bố địa lý nhất điịnh.
Mục tiêu của việc đánh giá trữ lượng:
• Đưa ra cơ sở khai thác tối ưu nguồn lợi thuỷ sản: mức khai thác cho phép
để đảm bảo năng suất tối đa về trọng lượng một cách bền vững.
• Dự báo sự biến đổi trong tương lai về năng suất, sản lượng, giá trị đánh
bắt trong các mức độ khai thác khác nhau.

Phương pháp khảo sát đánh giá nguồn lợi thuỷ sản

Đây là phương pháp khảo sát, đánh giá nguồn lợi thuỷ sản ven biển và nội
đồng. Trên cơ sở các bước khảo sát, ta tập hợp nguồn số liệu đã thu thập để
phân tích, xử lý và đánh giá nguồn lợi trong vùng nghiên cứu.
1. Số liệu khảo sát tại hiện trường
Khảo sát cụ thể trên tất cả các loại ngư cụ đang khai thác trong vùng nghiên
cứu và đặc điểm như :
• Ngư trường khai thác
• Loại ngư cụ (mô tả)
• Tên ngư cụ
• Thời gian khai thác
• Thành phần loài khai thác
• Sản lượng khai thác

2. Số liệu thu thập từ ngư dân
Chọn ngư dân tiêu biểu cho từng loại ngư cụ đặc trưng trong vùng nghiên cứu.
Qua phiếu điều tra ta sẽ thu thập những số liệu sau:
• Tên ngư cụ
• Ngày khai thác
• Thời gian khai thác
• Thành phần loài khai thác chính
• Sản lượng khai thác: kg/ ngày, kg/ tháng, kg/mùa, tấn/năm
• Phân loại sản lượng khai thác/ một mẻ khai thác.
3. Số liệu thống kê từ cơ quan quản lý thuỷ sản tại địa phương
Qua phiếu điều tra đã thiết kế sẳn, gửi đến cơ quan quản lý ngành thuỷ sản địa
phương, những số liệu cần thiết được cung cấp:
• Tổng số dân cư trong vùng nghiên cứu
• Bao nhiêu người dân trong vùng có liên quan đến nghề khai thác thuỷ sản
o Bán chuyên nghiệp
o Chuyên nghiệp
• Thống kê chi tiết các ngư cụ trong vùng nghiên cứu
• Thống kê chi tiết ngư dân sử dụng từng loại ngư cụ cụ thể
• Thời gian khai thác của từng loại ngư cụ
• Mùa vụ khai thác cuả từng loại ngư cụ
4. Xử lý và đánh giá nguồn lợi trong vùng nghiên cứu
Với ba nguồn số liệu đã thu thập trên, chúng ta thiết kế phần mềm Exel đơn
giản để xử lý. Từ ba góc độ nhìn khác nhau, chúng ta có thể đánh giá một cách
tương đối về nguồn lợi thuỷ sản trong vùng nghiên cứu.

Những nét tổng quát về đánh giá trữ lượng đàn cá
Số liệu thu thập càng nhiều thì mức độ chính xác của việc đánh giá trữ lượng
đàn cá càng cao. Khả năng nầy tương quan với sự phát triển nghề cá. Trong
trường hợp đàn cá chưa bị khai thác, cách đánh giá phải dựa trên cơ sở sinh
thái chung hoặc các chuyến khảo sát nghiên cứu nghề cá. Ngay khi khai thác

bắt đầu, chính nghề cá có thể cung cấp cơ sở số liệu để có thể đánh giá phức
t
ạp hơn. Ở một nghề cá phát triển cao, phần lớn thuộc về đàn cá đã bị khai
thác. Như thế sẽ dễ dàng cho việc thu mẫu hoặc thu thập số liệu. Phương pháp
luận đánh giá và dự báo đàn cá thay đổi tương ứng với số liệu thu được tăng
lên. Trong khi những đánh giá sơ bộ có thể chỉ dựa vào mối quan hệ giữa năng
suất sơ c
ấp và thứ cấp hoặc so sánh vùng chưa được khai thác và vùng đã
được khai thác có cùng đặc điểm chung về môi trường.
Những đánh giá về trữ lượng đàn cá sống đáy hoặc sống nổi chưa bị khai thác
có thể thực hiện bằng phương pháp đơn giản là dùng lưới kéo.

Các vấn đề chung về đánh giá trữ lượng
Có hai loại số liệu chính theo thứ tự ưu tiên:
1. Số liệu thu từ nghề cá thương phẩm
• Tổng sản lượng (theo loài, khu vực và ngư cụ khai thác).
• Cường lực khai thác (theo khu vực và ngư cụ).
• Tần số chiều dài (theo loài và giới tính).
• Số liệu sinh học (độ chín sinh dục, mối quan hệ chiều dài và trọng lượng).
• Số liệu về ngư cụ khai thác (kích thước mắt lưới và các ngư cụ khai thác).

2. Số liệu từ khảo sát nghiên cứu
• Sản lượng và cường lực (ví dụ: số lượng khai thác trong một giờ, theo
từng loài).
• Sản lượng trên một đơn vị diện tích (để tính theo phương pháp diện tích
lưới quét qua).
• Tần số chiều dài (theo loài và giới tính).
• Số liệu sinh học (độ chín sinh dục, mối quan hệ chiều dài - trọng lượng).
• Số liệu về ngư cụ khai thác (ví dụ kích thước mắt lưới).


Phương pháp đánh giá

Có rất nhiều phương pháp đánh giá trữ lượng đàn cá từ đơn giản đến phức tạp,
từ cổ điển đến hiện đại. Việc đánh phụ thuộc vào nguồn số liệu chúng ta có thể
thu thập được từ nghiên cứu, từ thống kê nghề cá ở những vùng chưa được
khai thác hoặc vùng đang khai thác.
• Phương pháp đanhs giá trữ lượng đơn giản:
Khảo sát bằng lưới kéo (giã cào, lưới vây, lưới kéo)
Lưới: có kích thước mắt tương đối dày, để thu được mẫu đại diện cho toàn bộ
kích thước của loài đang nghiên cứu.
1. Các thông tin vùng khảo sát
Gồm những thông tin về độ sâu, nền đáy, chế độ gió theo mùa và các kiểu di cư
của các đàn cá.
2. Mục tiêu và kế hoạch khảo sát
Đây là một số việ
c quan trọng cần phải xem xét trước khi tiến hành khảo sát.
• Ước lượng tổng sinh khối và tốc độ đánh bắt.
• Ước lượng sinh khối cho loài được chọn.
• Thu thập các số liệu sinh học và môi trường.

Chọn ngư cụ khảo sát

Lưới kéo phải phù hợp với điều kiện nền đáy. Kích thước mắt lưới sử dụng
nghiên cứu thường nhỏ hơn nhiều so với kích thước mắt lưới sử dụng trong
khai thác. Vì cá nhỏ có ý nghĩa quan trọng cho các phương pháp đánh giá dựa
vào tần số chiều dài.
1. Thiết kế khảo sát
Nên quyết định một qui trình chọn lựa các trạm. Một hệ thống các trạm kiểu kẻ ô
sẽ đảm bảo cho việc thu được các thông tin tối đa về phân bố trên toàn bộ khu
vực.

2. Phân bố các mẻ lưới
Nên phân bố các mẻ lưới tương ứng với mật độ phân bố
của cá, sao cho phân
tích được các vùng có mật độ cao, trung bình và thấp. Như vậy trước khi khảo
sát phải thu thập thông tin. Thiết kế khảo sát đầu tiên phải hoàn toàn ngẫu
nhiên, hoặc các mẻ lưới kéo phải được phân bố đều. Trong giai đoạn tiếp theo
của chương trình, khi đã có được một số thông tin về mật độ và độ lệch tiêu
chuẩn của cá có giá trị ước lượng mật độ thì sử dụng thông tin nầ
y cho phân bố
cấu trúc mẻ lưới khai thác.
3. Số lượng các mẻ lưới
Để ước tính bao nhiêu mẻ lưới có thể thực hiện được trong một khoảng thời
gian nào đó, thì cần có những thông tin sau:
• Tổng số ngày có thể có N.
• Thời gian đi và về từ bãi cá t1.
• Thời gian 1 mẻ lưới t2.
• Thời gian thả và kéo lưới t3.
• Thời gian phủ kín khoảng cách giữa các trạm t4.
• Số giờ có được trong một ngày, tập tính của loài nghiên cứu, hằng hải
T.
• Thời gian cho các công việc chuẩn bị (ngư cụ và trang thiết bị) t5.
Trừ ngày đầu tiên và cuối cùng của chuyến khảo sát, khi T không tính đến t1, thì
số mẻ lưới trong ngày có thể tính được từ:
• Số mẻ lưới trong ngày = T/(t2 + t3 + t4).
• Tổng số mẻ lưới = (N – t1 – t5) x số mẻ lưới trong ngày + số mẻ lưới kéo
trong ngày đầu và ngày cuối cùng x số chuyến biển.
Việc tiêu chuẩn hoá thời gian một mẻ lưới trong suốt chuyến khảo sát có ý
nghĩa quan trọng. Vì khả năng đánh bắt của loài và kích thước cá thường phụ
thuộc vào khoảng thời gian của mẻ lưới.
4. Ghi chép số liệu

Các thông tin cần ghi nhận trong chuyến khảo sát:
• Một nhật ký ghi tóm tắt toàn bộ hành trình trên biển.
• Nhật ký khai thác cá: chi tiết về từng trạm như vị trí, thời gian bắt đầu và
kết thúc từng mẻ lưới, sản lượng, thành phần trọng lượng của từng loài.
• Các thông tin chi tiết về sản lượng, chiều dài, trọng lượng, giới tính, độ
thành thục sinh dục … theo từng các thể hoặc các mẫu phân bố tần số
chiều dài.
Chương 8: Đối Tượng Nuôi, Các Hệ Thống Và Mô Hình
Canh Tác Thuỷ Sản


Đặc điểm sinh học của một số đối tượng nuôi tại Việt Nam


Môi trường nước ngọt

1. Cá
1.1. Cá Tra (Pangasius hypophthalmus)
• Phân bố: Cá tra phân bố ở Bornéo, Sumatra, Java, Thai lan, Mã lai,
Campuchia và đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam. Cá sống ở các tầng
nước, nhưng thường sống ở tầng đáy cả nơi nước tĩnh và nước chảy. Cá
có khả năng sống nơi ao tù có nhiều chất hữu cơ.
• Tính ăn: Cá tra là loài ăn tạp thiên về động vật.
• Sinh trưởng : Cá tra là loài lớn nhanh trong điều kiện nuôi bình thường cá
có thể đạt 0,8 -1 kg sau một năm nuôi và 1,5 - 2 kg sau 2 năm nuôi.
• Sinh sản : Cá tra thành thục sinh dục ở điều kiện sống ngoài tự nhiên.
Trong ao nuôi cá thành thục sinh dục ở tuổi 3 - 4 với chế độ dinh dưỡng
đầy đủ.
1.2. Cá Ba sa (Pangasius bocourti)
Cá ba sa là loài được nuôi phổ biến trong bè trên sông Tiền và sông Hậu của

hai tỉnh An giang và Đồng Tháp.
• Phân bố : Cá ba sa phân bố ở India, Myanma, Thailand, Java, Campuchia
và Đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam. Cá sống ở thuỷ vực nước chảy
và hồ lớn, chịu đựng được nồng độ oxy tương đối thấp.
• Tính ăn: Cá ba sa ăn tạp thiên về động vật.
• Sinh trưởng: Cá lớn nhanh từ năm thứ nhất đến năm thứ ba, đạt trung
bình 1 -1,2 kg sau một năm nuôi ở bè.
• Sinh sản: Cá ba sa thành thục sinh dục ở điều kiện sống ngoài tự nhiên.
Trong bè hay ao nuôi vỗ cá thành thục sinh dục ở tuổi 3 - 4 với chế độ
dinh dưỡng thích hợp.
1.3. Cá Trôi Ấn Độ (Cirrhinus mrigala, Labeo rohita, Catla catla)
Gồm ba loài được di nhập từ India vào Việt nam là cá trôi trắng Mgrigal
(Cirrhinus mrigala), cá trôi đen Rohu (Labeo rohita) và cá Catla (Catla catla).
• Phân bố: Cá Rohu phân bố ở miền Trung và Bắc Ấn độ, Bangladesh,
Nepal, Myanma. Hiện cá được di giống sang nuôi ở nhiều nước trên thế
giới. Cá phân bố rộng trong các loại hình mặt nước ngọt nơi tầng giữa và
tầng đáy.
• Khả năng thích ứng : Cá trôi Ấn độ thích ứng với nhiệt độ từ 11 - 42oC,
nồng độ muối từ 4 -5 %o.
• Tính ăn : Khi còn nhỏ cá ăn thực vật và động vật phù du. Khi trưởng
thành cá trôi đen và cá trôi trắng ăn tạp, cá catla ăn động vật phù du và
mùn bã hữu cơ lắng đọng ở đáy ao.
• Sinh trưởng: Cá trôi Ấn độ có thể nuôi ở nhiều loại hình thuỷ vực khác
nhau và tốc độ tăng trưởng ở từng thuỷ vực cũng khác nhau. Nhìn chung
cá trôi Ấn độ lớn nhanh trong hai năm đầu , sau đó tốc độ tăng trưởng
giảm dần. đặc biệt cá catla tăng trưởng nhanh nhất , sau một năm nuôi có
thể đạt 1, 5kg/con.
• Sinh sản: Ở đồng bằng sông Cửu Long, cá trôi đen và cá trôi trắng thành
thục sinh dục ở độ tuổi 15 tháng, còn catla thì thành thục ở độ tuổi 20
tháng. Khi sinh sản phải dùng các biện pháp kích thích để cá đẻ. Một năm

cá có thể đẻ từ 4 -5 lần.
1.4. Cá Chép (Cyprinus carpio Linaeus)
• Phân bố : Cá chép phân bố rộng khắp các nước trên thế giới. Cá sống
chủ yếu ở nước ngọt nhưng cũng có thể sống ở vùng nước lợ nhạt và
vùng cao 1500m so với mặt biển. cá chép có thể nuôi trong ao và ở trong
bè.
• Khả năng thích ứng : cá chép thuộc loài rộng nhiệt, chúng có thể sống
dưới lớp nước đóng băng vào mùa đông ở châu Âu và mùa hè ở vùng
nhiệt đới. Nhiệt độ thích hợp để cá phát triển tốt là 20 -28oC. Độ pH thích
hợp : 7-8 nhưng cũng sống được ở pH 5,5 - 8,5. cá có thể sống nơi nước
tĩnh có nồng độ oxy hoà tan thấp hay nơi có dòng nước chảy.
• Tính ăn: Lúc còn nhỏ cá ăn động vật phù du như Rotifera, Cladocera, sau
đó chuyển sang ăn động vật đáy. Trong nuôi thuỷ sản cá chép ăn được
thức ăn viên công nghiệp, thức ăn chế biến.
• Sinh trưởng: Cá chép nuôi ở đồng bằng sông Cửu long trong mô hình ao
hồ, năm đầu tăng trọng trung bình 0,3 - 0,5 kg/con. Năm thứ hai đạt 0,7 -
1kg/con. Năm thứ ba đạt 1 - 1,5kg/con. Nuôi trong ruộng lúa kết hợp có
thể đạt 0,5 -0,8 kg/con sau 8 - 9 tháng nuôi.
• Sinh sản: Ở Việt nam cá chép thành thục sinh dục sau 1 năm nuôi. nếu
nuôi với thức ăn đầy đủ, cá thành thục sinh dục sau 8 - 9 tháng. Cá chép
có thể đẻ tự nhiên trong môi trường ao nuôi. Cá đẻ nhều lần trong năm,
tập trung vào đầu và giữa mùa mưa với nhiệt độ từ 25 -29oC. Trong sinh
sản nhân tạo cá chép đẻ quanh năm.
1.5. Cá Lóc (Ophicephalus strriatus)
• Phân bố: Giống cá lóc có khoảng 30 loài trên thế giới. Phân bố ở Việt nam
và một số nước vùng Đông Nam Á có 5 loài: Ophiocephalus striatus (cá
lóc, cá sộp), O.maculatus (cá chuối: miềm Bắc Việt Nam), O.micropeltes
(cá lóc bông), O.marulius , O.punstatus. cá lóc có thể sống ở ao, hồ,
kênh, rạch, mương vườn, đìa, lung, bàu.
• Khả năng thích ứng: Cá lóc hoạt động bắt mồi vào lúc sáng sớm và chiều

tối khi nhiệt độ nước trên 25oC. Nhiệt độ thích hợp cho cá phát triển 20 -
35oC. Cá có thể sống lâu trên cạn với điều kiện da luôn ẩm ướt, vì cá có
khả năng hô hấp khí trời.
• Dinh dưỡng: Khi mới nở cá sống nhờ noãn hoàng, tập trung thành đàn
với mật độ cao ở tầng mặt (cá đóng khói đèn). Sau 5 - 6 ngày cá sử dụng
thức ăn bên ngoài như sinh vật phù du cỡ nhỏ như luân trùng (Rotifera),
trứng nước (Moina). Cá lóc mẹ có tập tính bảo vệ trứng và con. Khi chiều
dài thân cá được 2 - 3cm, (30 - 45 ngày tuổi) chúng có thể bơi phân tán
để tìm mồi. Khi chiều dài thân cá khoảng 5 - 6cm cá con có thể tự tìm mồi.
Thức ăn của chúng là các loại tép và cá nhỏ
khác. Khả năng bắt mồi của
chúng tuỳ thuộc vào mật độ và kích thước con mồi. Khi cá có chiều dài
thân trên 10cm, cá hoàn toàn chủ động bắt mồi và sống độc lập cho đến
trưởng thành.
• Sinh trưởng: Trong điều kiện nuôi, cá lóc tăng trọng trung bình từ 0,4 -
0,8kg/con/năm.

Cá thường sống nơi nước tĩnh hoặc nơi có dòng nước chảy yếu, mực nước sâu
trung bình từ 0,5 - 1m, nơi có nhiều thực vật thuỷ sinh để rình và bắt mồi.
Cá lóc sống được những vùng nước ngọt, nhưng cũng sống được ở vùng nước
lợ nhạt với nồng độ muối 5%o. Cá cũng có th
ể sống ở những vùng nước nhiễm
phèn nhẹ với pH: 5,5. Nhưng cá phát triển tốt ở vùng nước pH: 6,5 - 7,5 như đa
số cá loài cá khác làm thức ăn cho chúng.
• Sinh sản: Cá lóc thành thục sinh dục từ 8 -12 tháng tuổi. Cá có thể đẻ
trứng quanh năm, nhưng tập trung nhất vào đầu mùa mưa khoảng tháng
6 -7dl và thường đẻ rộ sau những cơn mưa lớn. Sức sinh sản bình quân
từ 15.000 - 20.000 trứng/tổ ở cá có trọng lượng 1 -1,5kg/con và 5.000 -
10.000 trứng/tổ ở cá có trọng lượng 0,4 -0,8kg/con. Khi cá thành thục
thường tự ghép đôi và tìm nơi yên tĩnh, thích hợp để làm tổ như các buội

cỏ n
ước ven bờ, gốc rạ … Những cây cỏ thuỷ sinh giữ trứng không cho
trôi nổi khi mưa gió. Trứng cá lóc là loại trứng nổi có màu vàng rơm hoặc
vàng trong. Cá cái và đực luôn canh giữ tổ và tấn công bất cứ sinh vật
xâm phạm tổ trong khu vực có bán kính khoảng 1 -1,5m.

1.6. Cá Lóc bông (Ophicephalus micropeltes)
• Phân bố : Cá lóc bông phân bố ở khu vực Nam và Đông Nam Á trong các
loại hình thuỷ vực nước ngọt như sông, kênh, rạch, đồng ruộng, lung bàu
…Cá cũng có thể sống và phát triển ở vùng nước lợ nhạt. Cá được nuôi
trong bè và trong ao đất.
• Tính ăn: Cá lóc bông là loài cá dữ, có tập tính bắt mồi. Thức ăn cho cá là
động vật tươi sống : cá, tép, ếch, nhái.
• Sinh trưởng: Cá dễ nuôi, lớn nhanh. Nuôi trong bè có thể đạt 0,7 -1kg/con
sau 6 tháng nuôi. Hoặc có thể đạt từ 1 -1,5kg/con/năm
• Sinh sản : Cá lóc bông thành thục sinh dục sau 24 -30 tháng tuổi. Cá
thành thục sinh dục và đẻ tự nhiên. Nguồn giống cá lóc bông được ngư
dân vớt nuôi vào đầu mùa lũ.

1.7. Cá Mè trắng Trung quốc (Hypophthalmychthys molitrix)
• Phân bố: Cá mè trắng Trung quốc phân bố chủ yếu ở lưu vực sông
Trường Giang, Châu Giang, Tây Giâng và Hắc Long Giang. Đây là loài cá
đặc trưng của khu hệ đồng bằng Trung quốc. năm 1964, cá mè trắng
được di nhập vào Việt nam, có thể cho sinh sản nhân tạo và nuôi phổ
biến ở miền Bắc. cá cũng được di nhập vào các nước thuộc châu Á, châu
Phi, châu Âu… Cá sống ở tầng mặt và tầng giữa, bay nhảy khỏi mặt nước
khi có động.
• Tính ăn: Sau khi nở 3 ngày, cá ăn động vật phù du vừa với kích cỡ miệng
cá. Sau 4 -5 ngày, cá ăn thêm tảo phù du. Sau đó cá ăn tảo nhiều hơn
cho đến khi trưởng thành. Cá trưởng thành ăn thực vật phù du là chính,

động vật phù du và chất hữu cơ lơ lững. Ngoài ra cá cũng có thể ăn thêm
cám mịn, bột hay sữa đậu nành.
• Khả năng thích ứng: Cá thích sống trong môi trường nước rộng, sâu,
thoáng, hàm lượng Oxy cao, nhiệt độ thích hợp: 22 - 25oC, pH: 7 - 8.
• - Sinh trưởng: Cá lớn nhanh. Ở miền Bắc cá nuôi đạt 0,5 - 0,7kg/con, sau
1 năm. Đạt 1,5 -1,8 sau 2 năm nuôi và 4,6 kg/con sau 3 năm. Ở đồng
bằng sông Cửu Long, trong những ao rộng sâu hay ruộng lúa ngập nước
sâu vào mùa lũ, cá đạt 0,8 -1kg/con sau 1 năm nuôi.
• Sinh sản: Cá thành thục sinh dục sau 2 năm. Trong điều kiện nuôi tốt, một
số cá thành thục sinh dục sau 1 năm. Cá đực thành thục sớm hơn cá cái
về thời gian trong năm và tuổi. Ở đồng bằng sông Cửu Long cá đẻ tập
trung vào mùag mưa với nhiệt độ nước 26 -29oC. Sức sinh sản 86.000
trứng/kg cá cái. Bình quân 1 con cá có thể sinh sản 4 -5 lần/mùa sinh sản.
Trứng cá thuộc loại bán trôi nổi, lơ lững trôi theo dòng nước chảy.

1.8. Cá Mè hoa (Aristichthys nobilis)
• Phân bố: Cá mè hoa ở Việt Nam được tìm thấy tại sông Kỳ Cùng (Lạng
Sơn) nhưng với số lượng không nhiều. Năm 1958, cá mè hoa được nhập
từ Trung quốc, sau đó cho đẻ nhân tạo thành công và được nuôi rộng rãi
nhiều nơi. Đây cũng là loài cá điển hình của khu hệ cá đồng bằng Trung
quốc. Lúc đầu chúng phân bố ở sông Ngọc Giang, Trường Giang sau đó
là Hắc Long Giang.
• Khả năng thích ứng: Cá sống ở tầng trên và tầng giữa, trong môi trường
nước rộng, thoáng, độ sâu thấp hơn cá mè trắng. Cá mè hoa không nhảy
hay vùng vẫy nhiều, chúng thường bơi thành đàn, hoạt động chậm chạp
dễ đánh bắt. Cá ưa sông trong nước có hàm lượng Oxy cao trên 2 -3mg/l,
nhưng chịu đựng hàm lượng Oxy thấp tốt hơn cá mè trắng. Nhiệt độ thích
hợp: 30 - 31oC.
• Tính ăn: Cá mè hoa khi còn nhỏ ăn động vật phù du. Lúc trưởng thành
cũng ăn động vật phù du là chính. Ngoài ra còn ăn thực vật phù du cám

mịn, bã đậu, bột mì …
• Sinh trưởng: Cá mè hoa thường lớn nhanh hơn cá mè trắng. Tăng trưởng
cực đại về chiều dài từ năm thứ nhất đến năm thứ ba, sau đó giảm nhanh
vào năm thứ tư. Về trọng lượng, cá lớn tương đối nhanh từ năm thứ hai
đến năm thứ bảy, nhưng tăng nhanh nhất vào năm thứ ba. Trong ao nuôi
với mật độ thưa, cá lớn nhanh sau 1 năm nuôi cá đạt 1 -1, 5kg/con. Cá
biệ
t có con nặng 2 -2,5kg/con. Cá nuôi 2-3 năm có thể đạt 4-6 kg/con.
• Sinh sản: Ở Việt nam cá đực thành thục sinh dục sau 2 năm tuổi, cá dài
53cm, nặng 2,5kg/con. Cá cái thành thục sinh dục sau 3 năm tuổi, dài
60cm, nặng 3,5kg/con. Nếu nuôi tốt có thể cho cá sinh sản khi thành thục
sinh dục ở 2 tuôi. Thậm chí có thể cho cá sinh sản ở 1 tuổi. Sức sinh sản
20.000 -25.000 cá bột/kg cá cái. Cá mè hoa sinh sản tập trung từ tháng 3
-6 và chỉ đẻ 1-2 lần trong một năm. Điều kiện cho cá sinh sản pH: 7-8,
nhiệt độ thích hợp nhất: 24 -28oC, hàm lượng Oxy hoà tan 5-8mg/l, lưu
tốc nước 0,8 -1,2 m/giây.

1.9. Cá Mè Vinh (Puntius gonionotus)
• Phân bố: Cá mè được tìm thấy ở Indonesia, Lào, Thai lan, Campuchia,
đồng bằng sông Cửu Long Việt nam. Cá sống rộng rãi trong các loại hình
thuỷ vực nước ngọt nhưng cũng phát triển bình thường ở thuỷ vực nước
lợ với nồng độ muối 7%o.
• Khả năng thích ứng: Cá sống và hoạt động ở mọi tầng nước, thích sống ở
những thuỷ vực nước ấm, trong sạch có hàm lượng Oxy cao. Cá sống
được ở nhiệt độ 15 -33oC, nhưng thích hợp nhất từ 25 -30oC. Cá chịu
đựng được pH: 5,5 -9, nhưng pH thích hợp nhất cho cá là 7- 8.
• Tính ăn: Cá mè vinh có chiều dài thân nhỏ hơn 10cm ăn mùn bã hữu cơ,
thực vật thượng đẳng, tảo khuê, tảo lam, tảo lục, tảo mắt…
• Cá mè vinh có chiều dài thân lớn hơn 10cm ăn nhiều thực vật thượng
đẳng, vật chất hữu cơ, tảo khuê, tảo lam, tảo lục…Loài cá nầy có thể

dùng để diệt cỏ ở ao hồ
• Sinh trưởng: Cá mè vinh sinh trưởng nhanh vào năm thứ nhất, đến năm
thứ haởntở đi tốc độ sinh trưởng chậm hơn. Cá nuôi trong ao đạt trọng
lượng 150 -250gr/con/năm. Nuôi trong ruộng lúa đạt trọng lượng
500gr/con sau 6 -8 tháng nuôi.
• Sinh sản: Mùa vụ sinh sản của cá mè vinh ngoài tự nhiên kéo dài từ tháng
5 -9. Trong sinh sản nhân tạo, cá đẻ quanh năm, tập trung nhất vào các
tháng đầu và giữa mùa mưa. một con cá có thể đẻ 4-5 lần/năm. Khoảng
cách giữa 2 lần đẻ là 30 - 45 ngày. Sức sinh sản 200.000 - 300.000
trứng/1kg cá cái. Trưng bán trôi nổi . Ở điều kiện nhiệt độ 27 -29oC phôi
phát triển trong vòng 12 giờ, thời gian nở hết lứa trứng kéo dài 5 - 6 giờ.

1.10. Cá Rô phi (Tilapia)
• Phân bố: Cá rô phi là loài đặc trưng của vùng nhiệt đới. Chúng phân bố tự
nhiên ở các thuỷ vực của nhiều nước châu Phi. Hiện nay chúng cũng
được nuôi ở nhiều nước Đông nam Á và khắp thế giới. Việt Nam có 3
loài:
o Rô phi trắng (rô phi cỏ Oreochromis mosambicus Peter) nhập vào
Việt Nam năm 1958 từ Thái Lan.
o Rô phi vằn (rô phi Đài Loan O. niloticus Linaeus), nhập vào Việt
Nam từ năm 1974 từ Đài Loan.
o Rô phi đỏ (Red Tilapia) nhập vào Việt Nam năm 1985 từ Thái Lan.
Cả 3 loài rất thích hợp với điều kiện môi trường sống ở Việt Nam
và hiện là đối tượng nuôi quan trọng của nhiều loại hình thuỷ vực
nội địa và ven biển.
• Khả năng thích ứng: Cá rô phi có thể sống được ở môi trường nước thiếu
oxy với hàm lượng chất hữu cơ cao. Nhiệt độ cần thiết cho sự phát triển
của cá rô phi từ 20 -32oC. Thích hợp nhất là 25oC. Độ pH thích hợp cho
cá là 6,5 - 8,5. Cá sống được ở các môi trường nước ngọt, lợ, mặn. Rô
phi cũng có thể sống được ở độ mặn tới 40%o. Tuy nhiên ở những môi

trường nước lợ, m
ặn cvá chậm lớn hơn.
• Dinh dưỡng: Từ khi mới nở đến lúc chiều dài thân 17 -18mm, cá ăn sinh
vật phù du. Sau 20 ngày tuổi cá chuyển dần sang ăn nhiều loại thức ăn
khác nhau. Khi trưởng thành cá ăn tạp. Thức ăn gồm: mùn bã hữu cơ, tảo
lắng ở đáy, ấu trùng côn trùng, giun, giun, một phần thực vật thượng đẳng
mềm, sinh vật phù du, thức ăn nhân tạo, phân gia súc gia cầm…
• Sinh trưởng: Tốc độ sinh trưởng thay đổi tuỳ theo điều kiện nuôi và thức
ăn. Cá rô phi vằn lớn nhanh bvà kích thước thân thể lớn hơn rô phi cỏ. Cá
rô phi cỏ lớn nhanh từ tháng đầu đến tháng thứ 3 - 4, còn cá rô phi vằn
lớn nhanh từ tháng đầu đến tháng thứ 5 -6. Trong điều kiện nuôi ở đồng
bằng sông Cửu Long cá rô phi vằn sau 1 năm nuôi có thể đạt trọng lượng
200 - 500 gr/con. Cá đực thường lớn nhanh hơn cá cái, nhất lá sau khi
thành thục sinh dục. Do đó cá đực được dùng để nuôi tăng sản.
• Sinh sản: Cá rô phi thành thục sinh dục rất sớm. Cá rô phi trắng thành
thục sinh dục lần đầu sau 3 - 4 tháng tuổi. Cá rô phi vằn sinh sản sau 5-6
tháng tuổi. Ở đồng bằng sông Cửu Long cá rô phi đẻ quanh năm. Số lần
đẻ của cá từ 6 -11 lần/năm và khoảng cách giữa hai đẻ từ 22 - 24 ngày.
Sức sinh sản của cá mỗi lần khoảng 200 -300 trứng. Trứng cá màu vàng,
dạng quả lê. Ở nhiệt độ nước 23 -25oC, trứng nở sau 4 -5 ngày. Khi sinh
sản, cá cái và cá đực đào tổ để đẻ trứng. Tổ hình lòng chảo, rộng hơn
chiều dài thân cá, sâu 10 -15cm. Cá cái đẻ trứng vào tổ, cá đực phóng
tinh cùng một lúc. Trứng thụ tinh được cá cái nhặt vào miệng ấp. sau 3 -5
ngày trứng nở. Cá mẹ tiếp tục chăm sóc cá con trong miệng từ 9 -10
ngày, sau đó chúng rời cá mẹ để sống độc lập.

1.11. Cá Sặc rằn (Trichogester pectoralis Regan)
• Phân bố: Cá sặc rằn được tìm thấy ở các quần đảo ở Ấn Độ, Thailand,
Malaysia, lào, campuchia, Việt nam và di giống sang một số nước khác.
Cá sống ở nước ngọt và nước lợ ở cá thuỷ vực như ao, đìa, ruộng lúa,

rừng tràm…
• Khả năng thích ứng: Cá sặc rằn có cơ quan thở khí trời nên có thể sống
được ở môi trường nước thiếu hoặc không có oxy. Cá cũng có thể chịu
được môi trường nước bẩn do hàm lượng chất hữu cơ cao hay môi
trường có độ pH thấp từ 4 - 4,5. Nhiệt độ thích hợp cho cá từ 24 - 30oC,
Nhưng cũng có thể chịu được nhiệt độ từ 11-39oC.
• Dinh dưỡng: Thức ăn cho cá ặc rằn sau khi nở khoảng 3 ngày là thực vật
phù du, động vật phù du như luân trùng (Rotifera), mùn hữu cơ lơ lững
trong nước. Khi cá lớn ăn tạp thiên về thực vật.
• Sinh trưởng: Nuôi cá sặc rằn trong ruộng lúa hay trong ao có sử dụng
phân hữu cơ cá lớn nhanh. Sau một năm nuôi cá đạt trọng lượng 100 -
150 gr/con. Đây là kích cỡ được thu hoạch.
• Sinh sản: Cá sặc rằn trưởng thành có thể phân biệt được đực cái rõ ràng.
Cá thành thục sinh dục lần đầu dưới 1 năm tuổi. Mùa sinh sản của cá tại
đồng bằng sông Cửu Long tập trung vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng
9. trong sinh sản nhân tạo cá đẻ từ tháng 2 đến tháng 9. Cá có sức sinh
sản cao, từ 200.000 - 300.000 trứng/kg cá cái. Trứng cá sặc rằn thuộc
loại trứng nổi. Cá đực gom trứng vào miệng rồi nhả trở lại m
ặt nước dưới
dạng bọt “tổ bọt”. Cá cái và cá đực bảo vệ tổ suốt quá trình phát triển phôi
và ấu trùng cá mới nở.
1.12. Cá Tai Tượng (Osphronemus gouramy)
• Phân bố: Cá tai tượng lá loài cá đặc trưng ở vùng nhiệt đới, phân bố chủ
yếu ở Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Campuchia, Việt Nam. Hiện nay cá
được nuôi phổ biến ở miền Nam Việt Nam. Mô hình nuôi cá tai tượng
thường là nuôi cá kết hợp trong ruộng lúa.
• Khả năng thích ứng: cá tai tượng có thể sống trong ao giàu chất hữu cơ,
thiếu Oxy nhò có cơ quan thở khí trời nằm ở cung mang thứ nhất. Cá
cũng có thể sống nơi vùng nước chua phèn pH: 4, nước nhiễm mặn có
nồng độ muối từ 6 -8%o và nhiệt độ dao động từ 16 -42oC. Ở điêù kiện

nước ấm từ 22 -30oC cá tăng trưởng nhanh. Ở nhiệt độu thấp cá lớn
chậm và hay bị bệnh. So với cá sặc rằn và rô phi cá tai tượng chịu lạnh
kém hơn, nhưng sức chịu nóng cao hơn.
• Dinh dưỡng: Cá tai tượng ăn tạp thiên về thực vật. Sau khi nở và tiêu hết
noãn hoàng cá ăn động vật phù du nhỏ như Moina, Daphnia, Cyclops.
Sau 2 tuần tuổi cá ăn được trùng chỉ (Tubefix), cung quăng, sâu bọ, bèo
cám Đến 1 tháng tuổi cá tai tượng ăn tạp thiên về động vật, càng về sau
chúng ăn chuyển sang ăn tạp với thành phần thực vật là chính.
• Sinh trưởng: Cá tai tượng là loài có kích thước lớn. Cỡ cá lớn nhất được
biết là 50 kg. Cá lớn chậm. nuôi trong ao với thức ăn đầy đủ, mật độ thưa,
cá đạt trung bình 600 -800gr/con hay 1kg/con/năm.
• Sinh sản:Cá tai tượng thành thục sinh dục khi ở 1,5 hay 2 năm tuổi, trọng
lượng có thể tham gia sinh sản là 300 - 400gr trong điều kiện nuôi vỗ tốt.
Cá đẻ tốt, số lượng trứng nhiều. Cá con có sức sống cao, cá bố mẹ phải
đạt từ 3-5 tuổi và trọng lượng phải từ 1 -1,5 kg.
Ngoài tự nhiên cá để tập trung vào tháng 2-3 và tháng 8-10 dương lịch. Trong
ao nuôi cá đẻ từ tháng 2-7, nhưng tập trung từ tháng 3 -5 dl. Từ tháng 8 trở đi
cá tham gia sinh sả
n giảm rõ rệt. mùa vụ sinh sản của cá còn tùy thuộc vào thời
gian nuôi vỗ sơm hay muộn, nếu nuôi vỗ từ tháng 9 -10 năm trước thì cá có thể
tham gia sinh sản vào tháng 1 năm sau.

1.13. Cá Hường (Helostoma temmincki)
• Phân bố: Cá hường phân bố ở Indonesia, Malaysia, Thailand và được di
giống sang một số nước khác trong đó có Việt Nam. Cá sống ở nước
ngọt, nơi hồ nước tĩnh, hoạt động bắt mồi trên tầng mặt và tầng giữa.
• Khả năng thích ứng: Cá sống được trong môi trường giàu chất hữu cơ,
thiếu Oxy và ngay trên cạn trong nhiều giờ nên rất dễ vận chuyển. Cá
cũng chịu đựng được ở nước có pH:5,5, nhưng pH thích hợp là 6 -7 với
nhiệt độ 25 -30oC.

• Dinh dưỡng: Cá giống và cá trưởng thành ăn tảo phù du. Nuôi trong ao cá
ăn cám mịn, bột ngũ cốc, bột cá cá tăng trưởng nhanh.
• Sinh trưởng: Cá sinh trưởng chậm, đạt 150 -200gr/con sau 1 năm nuôi.
• Sinh sản: Cá thành thục và tham gia sinh sản lần đầu sau 12 -18 tháng.
Cá đẻ nhiều lần trong năm. Sau 3 tháng cá đẻ 1lần, không có mùa vụ rõ
rệt. Số lượng trứng 1000 - 7000 trứng/1cá cái. Trứng có giọt dầu nên nổi
trên mặt nước, đường kính trứng 1-1,5mm, nở sau 20 giở nhiệt độ 26 -
28o C.
1.14. Cá Bống tượng (Oxyeleotris marrmoratus)
• Phân bố: Cá tai tượng lá loài cá đặc trưng ở vùng nhiệt đới, phân bố rộng
rãi ở các nước Đông nam Á, chủ yếu như Lào, Campuchia, Indonesia,
Thái Lan, Malaysia, Campuchia và Việt Nam. Hiện nay cá được nuôi phổ
biến ở miền Nam. Cá sống trong thủy vực nước ngọt như sông, ngòi,
kênh, rạch, ao, hồ, có tập tính sống đáy, hoạt động nhiều về đêm, ban
ngày thường vùi mình trong bùn. Khi gặp nguy hiểm có thể chúi sâu đến
1m và có thể sống ở đó hằng chục giờ. Tong ao cá thích sống ẩn ven bờ,
những nơi có hang hốc, rong cỏ, thực vật thủy sinh thượng đẳng làm giá
đỡ.
• Khả năng thích ứng: Cá sống được trong môi trường nước phèn pH:5 và
nước lợ có nồng độ muối 15%o, sống được trong nước có điều kiện Oxy
thấp và ngay khi chui rúc trong bùn nhiều giờ nhờ có cơ quan hô hấp phụ.
Nhiệt độ chịu đựng được là 15 - 41,5oC, nhiệt độ thích hợp từ 26 - 32oC.
• Dinh dưỡng: Cá bống tượng ăn động vật. đây là loài cá dữ điển hình.
Thức ăn chủ yếu là tôm, tép, cá nhỏ, cua, ốc Khác với cá lóc, cá bống
tượng không chủ động bắt mồi mà chỉ rình mồi. Ngoài ra chúng còn ăn
được thức ăn chế biến khi nuôi trong lồng và ao.
• Sinh trưởng: Cá bống tượng có tốc độ tăng trưởng chậm, đặc biệt ở giai
đoạn trọng lượng thân dưới 100gr. Từ 100gr trở lên tốc độ tăng trưởng
của cá khá hơn. Sau 1 năm nuôi cá có thể đạt từ 100 -300gr/con. Cá
thương phẩm trọng lượng thân đạt từ 400gr trở lên. Cá có trọng lượng

thân 100gr cần 5-8 tháng nuôi ở ao và 5 -6 tháng nuôi ở bè để đạt trọng
lượng thương phẩm.
• Sinh sản: Cá bống tượng thành thục sinh dục trên dưới 1 năm. Mùa vụ
sinh sản tự nhiên từ tháng 4-11, tập trung từ tháng 5-8. Sức sinh sản khá
cao từ 100.000 - 200.000 trứng/kg cá cái. Tuy sức sinh sản cao, nhưng
trong tự nhiên cá bị hao hụt nhiều.

1.15. Cá Trắm cỏ (Ctenopharyngodon idellus)
• Phân bố: Cá trắm cỏ phân bố tự nhiên ở các sông hồ miền Trung Á, đồng
bằng Trung quốc, đảo Hải Nam, miền trung và hạ lưu sông Amua. Ở Việt
Nam đã tìm thấy cá trắm cỏ ở sông Hồng tại Hà Nội và sông Kỳ Cùng
(Lạng Sơn). Hiện nay cá trắm cỏ được di giống đến 50 nước trê thế giới.
Cá thích sống ở tầng giữa và tầng dưới vùng ven bờ, nơi có nhiều rong
cỏ
thủy sinh.
• Khả năng thích ứng: Cá trắm cỏ có thể sống trong môi trường nước lợ với
nồng độ muối 7-11%o. Cá có chiều dài 5-7cm, chịu đựng rất lớn với điều
kiện môi trường thay đổi như nhiệt độ tăng 4-22oC từ 2-3 giờ và nồng độ
Oxy thấp từ 3-7mg/l thì ít bị ảnh hưởng.
• Dinh dưỡng: Sau khi nở cá dinh dưỡng bằng noãn hoàng, 3 ngày sau khi
nở cá ăn động vật phù du như luân trùng, ấu trùng không đốt và một số
tảo hạ đẳng, ấu trùng giáp xác, ấu trùng cô trùng cỡ nhỏ. Cá dài 2-3cm
bắt đầu ăn một ít mầm non thực vật thượng đẳng, bèo tấm, rong, rau bèo
thái nhỏ. Khi đạt chiều dài thân 10cm, cá ăn chủ yếu là thực vật thượng
đẳng ở nước và trên cạn như cá trưởng thành. Ngoài ra cá còn ăn cám,
bột ngũ
cốc, động vật như giun đất
• Sinh trưởng: Cá trắm cỏ nếu nuôi tốt sẽ đạt 1kg/con sau 1 năm nuôi, 2
tuổi có thể đạt từ 2-9kg, 3 tuổi nặng 9 -12kg/con.

×