Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Bài giảng - Cơ điện nông nghiệp-chương 4 ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (508.44 KB, 19 trang )


74
Chương 4

ĐIỆN TRONG NÔNG NGHIỆP

Ngày nay điện năng đã được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực kinh tế và
đời sống. Đó là vì điện năng có nhiều ưu điểm so với những dạng năng lượng khác.
Nó dễ dàng chuyển tải đi xa với hao phí nhỏ. Nó cũng dễ dàng chuyển thành các
dạng năng lượng khác như cơ năng, nhiệt năng, quang năng và ngược lại, từ các
dạng năng lượng khác cũng có thể biến đổi thành năng lượng điện.

Năng lượng điện sản xuất ra chủ yếu dưới dạng dòng điện xoay chiều, nhờ
những máy phát điện xoay chiều kiểu cảm ứng. Trên thế giới có hàng vạn nhà máy
điện các loại ngày đêm hoạt động để cung cấp điện năng. Nhiều nước đã chú trọng
đến điện khí hóa nền kinh tế, phát triển kỹ thuật, tăng nhanh các quá trình sản xuất
các thiết bị, phụ tải dùng điện, đặc biệt là xây dựng mạng lưới điện toàn quốc hợp lý
với tổng công suất lớn. Trên cơ sở đó, cùng với cơ khí hóa tiến lên con đường tự
động hóa các qúa trình sản xuất.

Đối với nước ta, Nhà nước chủ trương tập trung sức đẩy mạnh phát triển một
số ngành công nghiệp nặng thiết yếu như điện, than, dầu khí, phân bón và cơ khí
với phương châm "điện đi trước một bước" để làm cơ sở cho sự phát triển các
ngành kinh tế khác. Chúng ta đã và đang xây dựng nhiều nhà máy nhiệt điện, thủy
điện có công suất lớn, vừa và nhỏ ở khắp mọi miền của tổ quốc, phấn đấu cung cấp
đầy đủ điện năng cho các ngành kinh tế và đời sống xã hội. Đặc biệt điện ngày càng
phục vụ đắc lực cho sản xuất nông nghiệp. Điện về nông thôn đã giảm nhẹ sức lao
động nặng nhọc cho người nông dân, góp phần tăng năng suất lao động, tăng năng
xuất cây trồng và vật nuôi, tăng khối lượng sản phẩm hàng hóa và văn minh hóa đời
sống con người.


Trong nông nghiệp sử dụng nhiều loại máy điện và nhiều loại phụ tải dùng
điện. Về máy điện, chủ yếu là máy phát điện, động cơ điện, máy biến áp. Phụ tải
dùng điện thông dụng có phụ tải chiếu sáng, phụ tải đốt nóng và phụ tải làm lạnh.
4.1. MÁY PHÁT ĐIỆN

4.1.1. Nguyên lý chung của máy phát điện
Nguyên lý chung của máy phát điện là dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ.
Khi có một thanh dây, chiều dài l chuyển động cắt các đường sức trong từ trường
của một nam châm vĩnh cửu N - S với vận tốc v (hình 4.1), thì trong thanh dây sẽ
xuất hiện sức điện động cảm ứng e, và được tính bằng công thức:

e = - Blv sin 

Trong đó: B là cường độ từ trường (tesla), l là
chiều dài thanh dây (m), v là tốc độ chuyển động
của thanh dây (m/s),  là góc lệch giữa phương
chuyển động của thanh dây với véctơ từ thông B.

Hình 4.1

l

v

S

N

B


75
Nếu thanh dây chuyển động song song với đường
sức, thì  = 0, sin = 0 và do đó e = 0.
Nếu thanh dây chuyển động vuông góc với đường sức, thì  = 90
0
và sin
=1, do đó e = E
max
(E
m
) = - Blv. Dấu - biểu thị sức điện động xuất hiện trong thanh
dây tuân theo định luật cảm ứng điện từ của Lenxơ. Chiều của sức điện động cảm
ứng được xác định bằng quy tắc bàn tay phải.

Vận dụng nguyên lý chung trên, người ta cho một khung dây chuyển động
quay đều quanh một trục với vận tốc không đổi  trong từ trường của một nam
châm vĩnh cửu N - S (hình 4.2), thì trong khung dây sẽ xuất hiện sức điện động cảm
ứng, và được tính bằng công thức:

e = - Blvsin = E
max
sint

Đồ thị biễu diễn sức điện động cảm ứng trong khung dây có dạng hình sin
với chu kỳ 2.













Hình 4.2
Sơ đồ nguyên tắc máy phát điện xoay chiều và đồ thị sức điện động hình sin

Trong thực tế kỹ thuật, từ thông B không do nam châm vĩnh cửu sinh ra, mà
do một nam châm điện và để tăng tần số dao động của điện áp, người ta tăng số cặp
cực N - S của nam châm. Thông thường máy phát điện xoay chiều có từ trường
quay còn khung dây đứng yên. Khung dây không chỉ có một vòng mà là một cuộn
dây, gồm nhiều vòng dây, do đó sức điện động sing ra tăng gấp bội:




W
dt
d
e



Trong đó,
dt
d


là tốc độ biến thiên của từ thông qua cuộn dây, W là số vòng
của cuộn dây, còn dấu - biểu thị sức điện động sinh ra trong cuộn dây tuân theo
định luật Lenxơ.

N

S
-E
m
E
m
2


0
e


t

B

e


76
4.1.2. Cấu tạo của máy phát điện xoay chiều một pha

Máy phát điện xoay chiều một pha có tần số công nghiệp (50 Hz) phần lớn là
máy phát điện đồng bộ. Cấu tạo của nó gồm có ba phần: Phần cảm (rôto), phần ứng

(stato) và phần kích thích.

Phần cảm là phần quay để tạo ra từ trường. Cấu tạo của nó là một khối nam
châm điện có số cặp cực chẵn. Toàn khối trụ được ép vào một trục lắp trên hai gối
đỡ đặt trong hai nắp máy và được quay nhờ ngoại lực.

Phần ứng là phần đứng yên, từ đây sinh ra dòng điện xoay chiều 1 pha. Phần
ứng là một cuộn dây dài được chia ra làm nhiều bối, quấn theo một quy luật nhất
định rồi ép vào các rãnh trong của một ống trụ làm bằng các lá thép kỹ thuật điện.
Toàn bộ ống trụ được đặt vào trong một vỏ bằng gang, phía ngoài có các gờ tản
nhiệt. Nguyên tắc quấn các bối dây đảm bảo sao cho sức điện động sinh ra ở các
vòng dây là cùng chiều để có thể tổng hợp thành sức điện động chung có gía trị lớn
đưa ra ngoài.

Phần kích thích có nhiệm vụ cung cấp dòng điện một chiều cho rôto để biến
nó thành nam châm điện. Phần kích thích có thể là máy phát điện một chiều công
suất nhỏ, có rôto quay cùng trục với máy phát điện chính, nhưng hiện nay phần lớn
dùng điốt bán dẫn chỉnh lưu một phần dòng điện xoay chiều lấy từ phần ứng, thành
dòng điện một chiều cung cấp cho rôto. Sơ đồ cấu tạo của máy phát điện xoay chiều
một pha được trình bày trên hình 4.3.

4.1.3. Máy phát điện xoay chiều ba pha

Dòng điện xoay chiều ba pha do máy phát điện xoay chiều ba pha tạo ra, so
với dòng điện xoay chiều một pha có hai ưu điểm:

- Tạo ra được từ trường quay cho động cơ điện xoay chiều ba pha hoạt động.

- Tiết kiệm đường dây tải điện


Dòng điện xoay chiều ba pha là một hệ thống gồm ba dòng điện xoay chiều
một pha, sinh ra bởi các sức điện động xoay chiều có cùng biên độ, cùng tần số,

Hình 4.
3


a- Phần cảm
b- Phần ứng

77
nhưng lệch pha nhau 120
0
. Về mặt cấu tạo, máy phát điện xoay chiều ba pha tương
tự như máy phát điện xoay chiều một pha, chỉ khác là ở phần ứng (stato) có ba cuộn
dây đặt lệch nhau 120
0
. Do vậy, sức điện động của mỗi pha (mỗi cuộn dây) ở một
thời điểm nào đó cũng lệch pha nhau 120
0
, nghĩa là:

e
A
= E
m
sin t
e
B
= E

m
sin (t - 120
0
)
e
C
= E
m
sin (t - 240
0
)

Trong đó e
A
, e
B
, e
C
là sức điện động tức thời sinh ra trong các cuộn dây, E
m

là sức điện động cực đại ,  là vận tốc góc của rôto, t là thời điểm đang xét.

Sơ đồ cấu tạo máy phát điện xoay chiều ba pha được trình bày trên hình 4.4a
và đồ thị sức điện động sinh ra ở ba pha được trình bày trên hình 4.4 b.






Hình 4.4
a. Sơ đồ cấu tạo máy phát điện xoay chiều ba pha
b. Đồ thị sức điện động sinh ra ở 3 cuộn dây
Trên hộp đầu cực của máy phát điện xoay chiều ba pha có 6 đầu: 3 đầu đầu
A, B, C và 3 đầu cuối X, Y, Z của 3 cuộn dây stato. Để tiết kiệm dây dẫn, có hai
cách đấu phổ biến, đó là đấu hình sao và đấu tam giác.

Đấu hình sao (ký hiệu là Y) nghĩa là 3 đầu đầu A, B, C của ba cuộn dây được
đưa lên mạng điện bằng ba dây khác nhau gọi là ba dây pha, còn 3 đầu cuối X, Y, Z
được nối chung với nhau và đưa lên mạng điện bằng một dây chung, gọi là dây
trung hòa. Ta được mạng điện ba pha, bốn dây. Ở phụ tải tiêu thụ điện phần lớn
cũng được đấu theo hình sao (hình 4. 5).

Với cách đấu hình sao, ta có: U
d
= 3 U
p
và I
d
= I
p

Trong đó U
d
, U
p
là điện áp giữa hai pha (giữa hai cuộn dây) và điện áp một
pha (giữa hai đầu của một cuộn dây), I
d
, I

p
là cường độ dòng điện trên dây tải và
trong cuộn dây). Còn công suất của mạng điện ba pha bằng tổng công suất các pha:


t
e
a

e
b

e
c

e
a,
b
,


78
P = 3 U
p
I
p
cos  = 3 U
d
I
d

cos  (trong đó  là góc lệch pha giữa
dòng điện và điện áp, cos là hệ số sử dụng công suất).









Hình 4.5 Sơ đồ đấu hình sao
1- Các cuộn dây của máy phát, 2- Phụ tải tiêu thụ

Giá trị của cường độ dòng điện trong dây trung hòa I
0
bằng tổng các gía trị
của cường độ dòng điện trong ba dây pha:

I
0
= I
PA
+ I
PB
+ I
PC


Nếu phụ tải tiêu thụ ở ba pha hoàn toàn như nhau (tải đối xứng) thì trên dây

trung hòa không có dòng điện đi qua, nghĩa là I
0
= 0. Nếu phụ tải tiêu thụ ở ba pha
không như nhau (tải không đối xứng) thì trên dây trung hòa có dòng điện lệch tải
nhỏ đi qua (gọi là dòng bù) để điều hòa sự chênh lệch dòng điện tải giữa các pha. Vì
vậy dây trung hòa thường có tiết diện nhỏ hơn các dây pha.

Cách đấu hình sao có ưu điểm là tiết kiệm được đường dây tải, đồng thời cho
ta hai cấp điện áp khác nhau U
d
và U
p
, do đó được ứng dụng rộng rãi trong mạng
điện vừa phục vụ sản xuất vừa phục vụ đời sống.

Đấu tam giác (ký hiệu là ) nghĩa là ta nối đầu đầu của cuộn dây này với
đầu cuối của cuộn dây tiếp theo, cả 3 cuộn dây nối thành một khung kín hình tam
giác. Các điểm nối đó được đưa lên mạng điện bằng 3 dây pha, ta được mạng điện
ba pha, ba dây (hình 4.6 a).

Với cách đấu tam giác, ta có: U
d
= U
p
, I
d
= 3 I
p



và P = 3 U
p
I
p
cos  = 3 U
d
I
d
cos 

Cách đấu tam giác chỉ dùng cho trạm phát điện lưu động công suất nhỏ với
chiều dài mạng dây điện hạn chế.

Trên hộp đầu cực của máy phát điện có các tấm nối cực bằng đồng (đã lắp
dự trữ trong hộp) để đấu nguồn theo sơ đồ hình sao hay tam giác. (hình 4.4b).




Dđy

Dđy trung ha

R
R
R
U
P

U

A

C

B

X

Y

Z

1

2


79















Hình 4.6
a - Sơ đồ đấu tam giác, b- Sơ đồ đấu dây ở hộp đầu cực

4.2. ĐỘNG CƠ ĐIỆN

Động cơ điện có nhiều loại, nhưng trong Nông, Lâm, Ngư nghiệp và một số
ngành kinh tế khác thường dùng động cơ điện xoay chiều không đồng bộ ba pha
rôto lồng sóc, vì nó cấu tạo đơn giản, dễ sử dụng và gía thành rẻ.

4.2.1. Nguyên lý chung của động cơ điện

Một dây dẫn có dòng điện đi qua đặt trong một từ trường thì dây dẫn sẽ chuyển
động dưới tác dụng của lực điện từ (hình 4.7) : F = BIl

Trong đó: F là lực điện từ (N), B là cường
độ từ trường (tesla), I là cường độ dòng điện
(A), l là chiều dài thanh dây (m). Chiều của lực
điện từ được xác định bằng quy tắc bàn tay trái.

4.2.2. Cấu tạo của động cơ điện

Cấu tạo của động cơ điện xoay chiều ba
pha không đồng bộ rôto lồng sóc gồm có hai
phần: stato (phần tĩnh) và rôto (phần quay).


Stato giống như stato của máy phát điện xoay chiều ba pha, nghĩa là có ba
cuộn dây đặt lệch nhay 120

0
trong một ống trụ làm bằng thép kỹ thuật điện. Toàn
bộ ống trụ được đặt trong vỏ động cơ làm bằng nhôm, gang hay thép đúc. Vỏ động
cơ có chân để cố định trên nền và hai đầu có hai nắp để bảo vệ các cuộn dây và để
lắp trục của rôto. Các cuộn dây của stato sẽ được nối với mạng điện ba pha.

I
d

Y

U
d
=U
A

B

C

X

Y

Z

Dđy pha

a, b,
Hình 4.7

F

I

S

N

B

80
Rôto bao gồm các lá thép kỹ thuật điện được ép vào một trục, trên mặt rôto
có xẻ các rãnh thẳng hoặc xiên với đường sinh. Trong rãnh có đặt các thanh nhôm
(hoặc đồng) và hai đầu có hai vành nhôm (hoặc đồng) làm kín mạch. Các thanh
nhôm và hai vành nhôm tạo thành một cái lồng, vì thế người ta gọi là rôto lồng sóc
(rôto ngắn mạch). Trục của rôto quay trên hai ổ đỡ lắp trên nắp vỏ động cơ.













Hình 4.8


a. Sơ đồ cấu tạo của động cơ điện ba pha không đồng bộ rôto lồng sóc
b. Cách đấu dây ở hộp đầu cực

4.2.3. Nguyên tắc làm việc của động cơ điện ba pha không đồng bộ

Khi ta cho dòng điện xoay chiều ba pha vào ba cuộn dây của stato thì sẽ tạo
ra một từ trường quay. Hiện tượng này đã làm cho rôto có các khung nhôm kín, có
dòng điện cảm ứng và quay theo chiều của từ trường dưới tác dụng của lực điện từ.
Nhưng tốc độ quay của rôto luôn nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường. Sự chênh lệch
số vòng quay đó (sự không đồng bộ) được đánh giá bằng độ trượt:

(%)
n
nn
s
1
21



Trong đó: - n
1
là tốc độ quay của từ trường ba pha. Nó phụ thuộc vào tần số
dòng điện (f) và số cặp cực (p):
p
f60
n
1


(vòng/phút)
- n
2
là tốc độ quay của rôto, n
2
= n
1
(1- s) (vòng /phút).
- Thông thường độ trượt s = 2 - 7 %.
Ví dụ: p = 2, f = 50Hz và s = 5% thì
1425)
100
5
1.(
2
50.60
n
2

vòng/phút

4.2.4. Sơ đồ đấu dây ở hộp đầu cực của động cơ điện ba pha



Y

b,
A


B

C

Z

Y

X

Rôto
a,


81
Trên hộp đầu cực của động cơ điện xoay chiều ba pha không đồng bộ có 6
đầu: 3 đầu đầu A, B, C và 3 đầu cuối x, y, z của 3 cuộn dây stato. Các đầu cực này
đấu khác nhau sẽ cho động cơ làm việc ở hai điện áp khác nhau.

Trên nhãn động cơ điện, ngoài các chỉ số về công suất định mức (KW), hệ số
sử dụng công suất (cos), tốc độ quay của rôto (vòng/phút), tần số định mức
(thường là 50 Hz), người ta thường ghi: /Y: 220/380 (V), nghĩa là, khi điện áp dây
U
d
= 220V thì ta đấu ba cuộn dây stato theo hình tam giác, và khi điện áp dây U
d
=
380V thì ta đấu ba cuộn dây stato theo hình sao (hình 4.8b).

Trong qúa trình sử dụng động cơ điện ba pha không đồng bộ rôto lồng sóc

cần chú ý: chỉ nên khởi động động cơ khi điện áp của mạng điện đảm bảo định
mức. Khi khởi động, đóng mở cầu dao vài ba lần, mỗi lần cách nhau 2-5 giây và
nếu có thể, nên thoát tải trước khi khởi động. Muốn đổi chiều quay của động cơ
điện ta đổi chỗ hai trong ba đầu dây đấu vào hộp đầu cực, thực chất là thay đổi
chiều quay của từ trường. Trong quá trình động cơ điện làm việc, phải luôn luôn
theo dõi nhiệt độ động cơ, nếu thấy quá nóng thì phải ngừng làm việc để kiểm tra,
sửa chữa.

4.2.5. Một số loại động cơ điện khác

Động cơ điện xoay chiều không đồng bộ một pha: Loại động cơ này thường
dùng khi công suất cơ học cần lấy ra nhỏ như động cơ trong quạt điện, trong các
máy bơm nước cỡ nhỏ, trong tủ lạnh, tủ sấy Các loại động cơ này không có khả
năng tự khởi động được vì dòng điện xoay chiều một pha không tạo ra từ trường
quay. Muốn tự khởi động thì phải biến được từ trường mạch đập do dòng điện xoay
chiều một pha tạo ra thành từ trường dạng elíp. Thông thường người ta làm thêm
các vòng đồng chập mạch trên stato của động cơ hoặc lắp thêm hai cuộn dây phụ
song song với hai cuộn dây chính, trong đó có một cuộn được đấu nối tiếp với một
tụ điện.

Động cơ điện xoay chiều ba pha đồng bộ: Rôto của loại động cơ này là một
nam châm điện, bao gồm lõi thép và cuộn dây kích thích. Dòng điện đưa vào cuộn
dây kích thích là dòng điện một chiều. Khi cho dòng điện xoay chiều ba pha vào ba
cuộn dây của stato, thì do tác dụng tương hỗ giữa từ trường và dòng điện của rôto
và stato, tạo ra mômen làm cho rôto quay đồng bộ với tốc độ quay của từ trường
stato. Động cơ điện xoay chiều ba pha đồng bộ và máy phát điện xoay chiều ba pha
đồng bộ có tính thuận nghịch, nghĩa là nếu cho dòng điện một chiều vào rôto và
dùng ngoại lực quay rôto thì trên các cuộn dây stato sẽ sinh ra dòng điện xoay chiều
ba pha. Ngược lại, nếu cho dòng điện một chiều vào rôto và dòng điện xoay chiều
ba pha vào stato thì rôto sẽ quay.


Động cơ điện một chiều: Loai động cơ này, ngoài stato và rôto còn có vành
đổi chiều. Khi đưa dòng điện một chiều vào cuộn dây kích thích của stato và dây
quấn rôto, thì giữa dòng điện trong dây quấn rôto và từ trường stato tác dụng tương
hỗ lên nhau, tạo thành mômen tác dụng lên rôto. Nhờ có vành đổi chiều nên dòng

82
điện một chiều được chỉnh lưu thành dòng điện xoay chiều đưa vào dây quấn rôto,
tạo ra lực tác dụng làm cho rôto quay. Động cơ điện một chiều và máy phát điện
một chiều cũng có tính thuận nghịch.

4.3. MÁY BIẾN ÁP

Máy biến áp là máy điện từ tĩnh dùng để biến đổi dòng điện xoay chiều ở
điện áp này sang điện áp khác. Dòng điện đi vào gọi là dòng sơ cấp. Dòng điện lấy
ra gọi là dòng thứ cấp. Máy biến áp có vai trò to lớn trong việc truyền tải điện năng
đi xa.

4.3.1. Cấu tạo chung của máy biến áp













Máy biến áp gồm có: Khung từ, các cuộn dây và vỏ máy. Khung từ làm bằng
những lá thép kỹ thuật điện, được ghép lại thành một khung kín dùng làm
mạch từ để dẫn từ thông và làm khung để quấn dây. Các cuộn dây sơ cấp và thứ cấp
đều làm bằng đồng, phía ngoài có bọc chất cách điện. Các cuộn dây khác nhau về
số vòng và tiết diện. Phía có điện áp cao, cuộn dây có nhiều vòng hơn nhưng tiết
diện lại nhỏ hơn phía điện áp thấp. Ở máy biến áp ba pha có ba cuộn dây sơ cấp và
ba cuộn dây thứ cấp quấn chồng lên nhau từng đôi một. Vỏ máy dùng để bảo vệ các
bộ phận bên trong và đối với các loại máy biến áp làm mát bằng dầu thì còn dùng
để đựng dầu máy biến áp.

4.3.2. Nguyên lý làm việc của máy biến áp

Nguyên lý làm việc của máy biến áp dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ.
Khi cuộn dây sơ cấp (W
1
) được nối với dòng điện xoay chiều có điện áp U
1
, trong
cuôn dây sơ cấp có dòng điện xoay chiều I
1
đi qua, nó sinh ra từ thông biến thiên 
trong khung từ , làm cho cuộn dây sơ cấp W
1
và cuộn dây thứ cấp W
2
cảm ứng các
sức điện động e
1
và e

2
. Cac sức điện động này có gía trị hiệu dụng là:


E
1
= 4,44 f W
1

max
và E
2
= 4,44 f W
2

max

(trong đó f là tần số dòng điện)


Hinh 4.9

Sơ đồ cấu tạo
máy biến áp 1
pha

1 - Khung từ
2 - Cuộn sơ cấp
3 - Cuộn thứ
c

ấp

W
2





U
1

U
2





W
2

W
1

1

2

3



83

Khi máy biến áp không tải (cuộn dây thứ cấp hở mạch), thì:

E
1
= U
1
và E
2
= U
2
, nên
k
W
W
E
E
U
U
2
1
2
1
2
1




Trong đó k gọi là hệ số máy biến áp. Khi k >1 ta có máy hạ áp và khi k < 1
ta có máy tăng áp.

Khi máy biến áp có tải, tức là trong cuộn dây thứ cấp có dòng điện I
2
chạy
qua, ta có thể chứng minh được:


1
2
2
1
I
I
U
U

hay U
1
I
1
= U
2
I
2


Nghĩa là đứng trên quan điểm năng lượng mà xét thì máy biến áp không phải

là một máy biến đổi năng lượng mà là một máy truyền tải năng lượng dòng điện
xoay chiều từ điện áp này sang điện áp khác. Nếu bỏ qua hao tổn đồng và hao tổn từ
(khoảng 1,5 - 4,5%) thì ta có thể coi công suất máy biến áp nhận vào ở phía sơ cấp
bằng công suất máy đưa ra ở phía thứ cấp.

Hiện nay công nghiệp sản xuất nhiều loại máy biến áp. Trong nông nghiệp
thường sử dụng các loại máy hạ áp 22 KV, 15KV, và 10KV / 0,4 KV với công suất
50, 63,100,180, 320 KVA

Ngoài các máy biến áp thông thường, còn có một số máy biến áp đặc biệt
như: máy biến áp tự ngẫu, máy biến áp đo lường, máy biến dòng điện, máy biến áp
hàn.


Máy biến áp tự ngẫu là loại máy tự biến áp dùng để điều chỉnh điện áp thứ
cấp một cách liên tục bằng cách thay đổi số vòng dây của cuộn sơ cấp. Máy biến áp
đo lường chuyên dùng để biến đổi điện áp cao của các mạng điện xoay chiều xuống
điện áp thấp để đo lường bằng các dụng cụ đo thông thường hoặc đưa vào mạch
điện các thiết bị bảo vệ tự động (rơ le). Máy biến dòng điện dùng để biến đổi các
dòng điện rất lớn xuống dòng điện nhỏ để đo bằng các dụng cụ thông thường. Máy
biến áp hàn thực chất là một máy hạ áp để giảm điện áp của dòng điện xoay chiều
xuống thích hợp với điện áp cần thiết khi hàn (khoảng 55-70 vôn). Để hồ quang
cháy ổn định và liên tục, thông thường máy biến áp hàn có thêm cuộn điện kháng ở
ngoài. Khi hàn, muốn điều chỉnh dòng điện hàn, ta điều chỉnh khe hở lõi thép của
cuộn điện kháng.

4.4. THIẾT BỊ CHIẾU SÁNG


84

Hiện nay ánh sáng điện trở thành một yêu cầu rất lớn của con người và sản
xuất. Anh sáng điện được sinh ra nhờ một thiết bị gọi là đèn điện. Đèn điện chủ yếu
dùng để thắp sáng, ngoài ra còn dùng để sưởi ấm, hoặc tạo ra ánh sáng đặc biệt có
tác dụng chữa bệnh hay kích thích qúa trình sinh trưởng của cây trồng và vật nuôi.

Đèn điện có nhiều loại, nhưng thông dụng nhất là đèn sợi đốt, đèn huỳnh
quang và đèn compact.

4.4.1. Đèn sợi đốt

Đèn sợi đốt làm việc theo nguyên tắc phát xạ nhiệt. Khi có dòng điện đi qua
dây dẫn có điện trở lớn trong bóng đèn, do hiệu ứng Jun-Lenxơ, năng lượng điện
biến thành năng lượng nhiệt. Nhiệt lượng nung sợi đốt lên nhiệt độ cao làm cho sợi
đốt phát ra các sóng nhìn thấy được. Hiệu quả phát quang của đèn sợi đốt thường
đạt 10 -12 Lumen/W. Tuổi thọ của đèn sợi đốt trung bình đạt 1000 giờ.

Đặc điểm cấu tạo của đèn sợi đốt là: Trong một bầu thủy tinh dạng hình nấm
hoặc quả lê chất lượng cao, đã hút hết không khí (hoặc chứa khí trơ) đặt một đoạn
dây điện có điện trở cao và chịu nhiệt, thường là hợp kim Vônfram (sợi đốt).
Cổ đèn có hai loại: xoắn ốc hoặc ngạnh trê. Loại đèn có cổ xoắn ốc thì vặn vào đuôi
đèn xoắn ốc. Loại đèn có cổ ngạnh trê thì vặn vào đuôi đèn tương ứng. Đèn sợi đốt
có hai thông số đặc trưng: công suất và điện áp. Công suất của đèn có từ 1W đến
1000W, nhưng trong sinh hoạt chủ yếu là 40, 60, 75, 100W. Điện áp của đèn
thường là 3, 6, 12 V và phổ biến là 220 V.



Đèn Halogen là một loại đèn sợi đốt đặc biệt. Trong bầu thủy tinh có chứa
khí halogen và hơi thủy ngân. Đèn halôgen có ánh sáng rất trắng, có hiệu quả phát
quang đạt khoảng 90 Lumen/W và tuổi thọ trung bình đạt 3000 giờ. Nhưng đèn

halôgen có giá thành cao hơn nhiều so với đèn sợi đốt bình thường.

4.4.2. Đèn huỳnh quang

Đèn huỳnh quang còn gọi là đèn ống hoặc đèn nêon. Đèn huỳnh quang làm
việc theo nguyên tắc là sự phát quang của khí kém trong một ống kín dưới tác dụng
Hình
4.
10


Đèn sợi đốt
a- Loại ngạnh trê
b- Loại xoắn ốc
a
,
,,

b
,


85
của dòng điện. Hiệu quả phát quang của đèn huỳnh quang có thể đạt tới 90
Lumen/W và tuổi thọ của đèn có thể đạt 5000 giờ.

Cấu tạo của đèn huỳnh quang gồm có một ống thủy tinh dài mà thành bên
trong được phủ bằng một lớp bột huỳnh quang mỏng. Phía trong ống thủy tinh đã
được hút hết không khí và thay vào đó là khí Acgon và hơi thủy ngân. Kích thước












của ống thủy tinh tùy thuộc vào công suất của đèn. Hai đầu ống là hai điện cực
thường làm bằng hợp kim Vônfram. Hai đầu ra của điện cực được nối với bộ khởi
động (thường gọi là tắcte). Hai đầu còn lại thì một đầu nối với chấn lưu, một đầu
chấn lưu nối với nguồn điện, một đầu nối trực tiếp với nguồn điện. Đèn huỳnh
quang có hai thông số đặc trưng: chiều dài và công suất của đèn. Chiều dài của đèn
thường là 0,6 hoặc 1,2m. Công suất của đèn phổ biến là 20, 40 W.

Đèn huỳnh quang so với đèn sợi đốt có ưu điểm là tạo ra ánh sáng mát dịu,
hiệu quả phát quang cao, tiết kiệm điện và thời gian sử dụng dài. Nhưng nó có
nhược điểm là cấu tạo phức tạp, gía thành cao, khả năng làm việc của đèn phụ thuộc
vào nhiệt độ (khi nhiệt độ môi trường thấp hơn 15
o
C thì đèn rất khó khởi động), gây
nhiễu cho máy thu thanh, thu hình và ánh sáng của một vài loại đèn huỳnh quang
không thật lắm nên khó ước lượng chính xác kích thước các đồ vật.

Có một loại đèn huỳnh quang đặc biệt, mới xuất hiện trong những năm gần
đây, gọi là đèn compact. Nó được sản xuất với công nghệ tiên tiến nhằm tạo nguồn
sáng tối ưu, kéo dài tuổi thọ làm việc và đảm bảo tiết kiệm điện năng nhiều nhất.
Nguyên lý làm việc của loại đèn compact cơ bản giống như đèn huỳnh quang nhưng

không gian làm việc bé hơn nhiều. Hiện nay người ta đang khuyến khích sử dụng
loại đèn này, nhưng có hạn chế là gía thành của nó tương đối cao. Ngoài ra còn có
loại đèn hơi natri cao áp, khả năng phát quang rất lớn (có thể đạt 120 Lumen/W) và
tuổi thọ rất cao (có thể đạt 10.000giờ), chủ yếu dùng để chiếu sáng ngoài trời như
các công trình thể thao, đường phố, bến xe

4.5. THIẾT BỊ ĐỐT NÓNG

Các thiết bị đốt nóng bằng năng lượng điện như bếp điện, lò sưởi, tủ sấy, bàn
là, nồi cơm điện, ấm đun nước nóng Các thiết bị này làm việc theo nguyên tắc
1

2

3

Hinh 4.11

Sơ đồ cấu tạo
đèn huỳnh quang

1- Chấn lưu
2- Bóng đèn
3- Bộ khởi động

86
chung là: Cho dòng điện đi qua dây dẫn có điện trở cao, do hiệu ứng Jun-lenxơ,
năng lương điện biến thành năng lượng nhiệt để đốt nóng và tỏa nhiệt.

Dùng năng lượng điện để đốt nóng có một số ưu điểm là bảo đảm phát nóng

đồng đều, cho phép điều chỉnh nhiệt độ phát nóng trong một giới hạn rộng, tự động
đóng và cắt điện trong một thời gian xác định, đảm bảo sạch sẽ và không gây ô
nhiễm môi trường, đồng thời ít nguy hiểm về mặt phòng hỏa. Có thể nói rằng: Thiết
bị đốt nóng bằng điện đã giảm nhẹ được sức lao động cho con người, rút ngắn thời
gian hoàn thành các công việc và đạt hiệu suất cao về mặt sử dụng năng lượng.

Kết cấu chung của thiết bị đốt nóng gồm các bộ phận chính: Bộ phận đốt
nóng, các cực tiếp xúc, vật liệu cách điện, vật liệu cách nhiệt và bộ phận phụ trợ.
Ngoài ra, một số thiết bị còn có bộ phận điều chỉnh độ nóng. Bộ phận đốt nóng là
phần cơ bản của thiết bị đốt nóng, ở đây năng lượng điện được biến đổi thành năng
lượng nhiệt. Bộ phận đốt nóng được làm bằng dây dẫn điện đặc biệt có điện trở
suất cao, chịu nhiệt tốt và không bị ôxy hóa (còn gọi là dây điện trở). Đó là các loại
dây hợp kim Constantan, Nicrôm, Feran. Bộ phận đốt nóng có thể đặt hở hoặc đặt
kín. Tùy theo điện áp làm việc và công suất của từng loại thiết bị mà chọn cỡ dây
đốt nóng thích hợp.

4.6. THIẾT BỊ LÀM LẠNH

Thiết bị làm lạnh bằng năng lượng điện bao gồm các loại tủ lạnh, tủ đá, máy
điều hòa nhiệt độ Các thiết bị này làm lạnh theo nguyên tắc trao đổi nhiệt, nghĩa
là người ta sử dụng một chất đặc biệt (gọi là tác nhân làm lạnh hay là "ga") có nhiệt
độ sôi rất thấp. Khi chất này sôi và bay hơi, nó sẽ hấp thụ nhiệt chứa trong khu vực
kín cần làm lạnh. Sau đó hơi của môi chất làm lạnh sẽ được nén trong thiết bị ngưng
tụ và tỏa nhiệt.

Kết cấu chung của thiết bị làm lạnh gồm có các bộ phận chính: động cơ điện
và máy nén khí, dàn bay hơi (dàn lạnh), dàn ngưng tụ (dàn nóng), phin lọc, các ống
dẫn

Tủ lạnh dùng để phục vụ cho công tác nghiên cứu, thí nghiệm và bảo quản

thực phẩm, rau qủa, làm đá phục vụ trực tiếp cho đời sống hàng ngày của con
người. Tủ lạnh có nhiều loại, nhưng hiện nay chủ yếu dùng loại tủ lạnh nén khí.

Máy điều hòa nhiệt độ dùng để điều hòa không khí, nghĩa là làm giảm nhiệt
độ khi trời nóng và cũng có thể tăng nhiệt độ khi trời lạnh cho phù hợp với yêu cầu
của con người. Máy điều hòa nhiệt độ có nhiều loại, nhưng hiện nay chủ yếu dùng
loại có hai khối di động, làm việc theo nguyên tắc một chiều (chỉ giảm nhiệt độ) và
hai chiều (vừa có thể giảm ,vừa có thể tăng nhiệt độ).

4.7. MẠNG ĐIỆN HẠ ÁP

4.7.1. Khái niệm chung về mạng điện hạ áp

87

Máy phát điện phát ra điện năng và nhờ mạng điện, năng lượng được đưa
đến các phụ tải. Hình 4.12 trình bày qúa trình công nghệ từ việc sản xuất, truyền tải
đến phân phối điện năng cho các phụ tải.

Để truyền tải và phân phối điện năng tới các hộ tiêu thụ phải xây dựng hệ
thống đường dây dẫn điện đến từng phụ tải. Nếu đường dây càng dài và công suất
truyền tải trên đường dây càng lớn thì phải nâng điện áp trên đường dây càng cao để
giảm tổn thất điện năng và tiết kiệm vật liệu làm dây dẫn. Nhưng cấp điện áp của
đường dây càng cao sẽ dẫn đến vốn đầu tư lớn (do phải chi phí cho dây dẫn, cột, xà,
sứ cách điện và các trạm biến áp ); đồng thời việc vận hành và bảo quản các thiết
bị điện đó càng khó khăn hơn. Do đó khi chọn điện áp cho mạng điện ta phải dựa
vào khoảng cách truyền tải và công suất truyền tải để chọn phương án tối ưu nhất. Ở
nước ta hiện nay đã có các đường dây siêu cao áp với điện áp 500KV, đường dây
cao áp với điện áp 220KV, 110KV, đường dây trung áp với các mức điện áp 35 kV,
22 kV, 15 kV, 10 kV, và đường dây hạ áp 0,4 kV.















Hinh 4.12



Phụ tải của mạng điện hạ áp bao gồm tất cả các thiết bị tiêu thụ điện năng và
thường được chia làm hai loại: Phụ tải động lực, phụ tải chiếu sáng và sinh hoạt.

Phụ tải động lực bao gồm các thiết bị tiêu thụ công suất lớn và các loại động
cơ điện.

Phụ tải chiếu sáng và sinh hoạt bao gồm các loại đèn điện và các thiết bị điện
phục vụ sinh hoạt cho đời sống của con người.

Khi thiết kế và thi công mạng điện hạ áp, người ta căn cứ vào các yêu cầu cơ
bản sau đây:


Đường
dây
trung
áp



Đ
.dây
cao áp

M
áy
6
-
10
MB
110K
110K
(10
-
35K


M
ạng điện hạ áp


Đ.
dây t

rung
10K
10K
35K

88
- Bảo đảm cung cấp điện liên tục tương ứng cho các loại phụ tải, đặc biệt là
các loại phụ tải quan trọng không cho phép mất điện đột ngột. Vì nếu để mất điện sẽ
ảnh hưởng đến kinh tế, chính trị, quốc phòng hoặc gây ra nguy hiểm đến tính mạng
con người.

- Bảo đảm chất lượng của điện năng. Chất lượng của điện năng ngoài yếu tố
cấp điện liên tục, còn được đánh gía bằng độ ổn định của điện áp và tần số của
nguồn phù hợp với điện áp và tần số của các phụ tải.

- Bảo đảm tính kinh tế, nghĩa là đầu tư tối thiểu nhưng khả năng cấp điện và
bảo đảm an toàn tối đa.

- Bảo đảm vận hành dễ dàng, hợp lý, độ tin cậy cao và an toàn cho người và
thiết bị.

- Phải tính đến khả năng phát triển của phụ tải sau này.

Mạng điện hạ áp được chia làm hai phần: Mạng điện cung cấp và mạng điện
phân phối hạ áp. Mạng điện cung cấp hạ áp bao gồm các đường dây từ trạm



Mạng điện cung cấp


Bảng điện chính Mạng điện phân phối



Bảng điện phụ




biến áp đến các bảng điện chính của các hộ tiêu thụ. Mạng điện phân phối hạ áp bao
gồm các đường dây từ bảng điện chính đến các phụ tải. Người ta thường đặt các
thiết bị để bảo vệ và điều khiển từ đầu vào của mạng điện phân phối hạ áp như cầu
dao, cầu chì hoặc aptômát. Nếu hộ tiêu thụ nhiều điện năng, người ta thường dùng
một bảng điện chính và nhiều bảng điện phụ như hình 4.13. Mỗi bảng điện phụ
cung cấp điện cho một nhóm phụ tải.

4.7.2. Các thiết bị bảo vệ trong trong mạng điện hạ áp

Trong mạng điện hạ áp có thể xẩy ra các loại sự cố: quá tải, ngắn mạch, qúa
điện áp.

Hinh 4.
13



89
- Quá tải là trường hợp dòng điện phụ tải lớn hơn dòng điện cho phép làm
việc lâu dài của dây dẫn. Nguyên nhân gây ra hiện tượng qúa tải là do nối thêm các
phụ tải có công suất lớn vào mạng. Trường hợp này để lâu dài sẽ làm cho cách điện

của đường dây và thiết bị điện giảm xuống và có thể xẩy ra ngắn mạch.

- Ngắn mạch có thể xẩy ra giữa các pha của mạng điện hoặc một pha nào đó
của mạng điện chạm đất. Nếu ba pha chạm nhau, gọi là ngắn mạch ba pha. Nếu hai
pha chạm nhau, gọi là ngắn mạch hai pha. Nếu một dây pha chạm dây trung hòa
hoặc chạm đất, gọi là ngắn mạch một pha. Khi xẩy ra ngắn mạch, dòng điện sẽ chạy
qua điểm ngắn mạch rồi về nguồn, do đó dòng điện lúc này rất lớn, được gọi là
dòng điện ngắn mạch. Nó có thể gây ra những hư hỏng lớn đối với dây dẫn và các
thiết bị điện.

- Qúa điện áp thường xẩy ra do sét đánh trực tiếp vào đường dây, hoặc do
cảm ứng của sét khi đánh gần nó. Qúa điện áp thường làm hỏng cách điện hoặc
cháy nổ các thiết bị phụ tải, các trạm biến áp và dây dẫn điện

Để bảo vệ mạng điện, tránh các sự cố như trên ta phải sử dụng các thiết bị
bảo vệ như cầu chì, áptômát, khởi động từ

Cầu chì là thiết bị để bảo vệ ngắn mạch và qúa tải cho đường dây. Đối với
động cơ điện, do dòng điện mở máy lớn nên cầu chì không bảo vệ qúa tải được. Vì
vậy nên muốn bảo vệ ngắn mạch và quá tải cho động cơ điện phải phối hợp cả cầu
chì và áptômát hoặc khởi động từ có rơle nhiệt. Phần tử bảo vệ của cầu chì là dây
chảy (thường làm bằng dây chì), được đặc trưng bởi I
dc
, đó là dòng điện định mức
lâu dài qua dây chảy mà không làm dây bị chảy đứt. Điều kiện khi chọn cầu chì là:

- Dây chảy của cầu chì không bị đứt khi dòng điện làm việc định mức lâu dài
I
lv
chạy qua:

I
dc
> I
lv


Trong đó: I
dc
là dòng điện định mức của cầu chì (tra trong sổ tay kỹ thuật điện).


I
lv
là dòng điện làm việc lâu dài của phụ tải hoặc của đường dây.
- Khi qúa tải ngắn mạch, ví dụ khi mở máy động cơ điện, cầu chì cũng không
được cắt. Muốn vậy, trong thời gian ngắn đó, cầu chì cho phép quá tải với hệ số ,
nghĩa là:

. I
dc
= I
mm
hay là: I
dc
= I
mm
/ 

Nếu động cơ mở máy nhanh thì  = 2 - 2,5 và nếu động cơ mở máy chậm
thì  = 1,6 - 2.


- Khi mạng điện có sự cố, cầu chì phải cắt nhanh và cắt đúng chỗ.


90
Để đảm bảo 3 yêu cầu trên, đối với phụ tải chiếu sáng ta chọn:

I
dc


I
tt
( trong đó I
tt
là dòng điện phụ tải tính toán).

Áptômát dòng điện cực đại có cái ngắt là rơle nhiệt và khởi động từ có rơle
nhiệt dùng để bảo vệ quả tải cho các thiết bị điện và đường dây. Áptômát và khởi
động từ không có tác dụng cắt mạch khi mở máy động cơ điện vì dòng điện mở
máy chạy qua trong thời gian ngắn chưa đủ để đốt nóng phần tử đốt nóng của rơle.
Aptômát sẽ cắt mạch khi dòng điện qua phần tử đốt nóng của rơle lớn hơn dòng
điện làm việc lâu dài cho phép của đường dây hoặc thiết bị điện.

Cần chú ý rằng, áptômát hay khởi động từ không bảo vệ được ngắn mạch, vì
dòng điện ngắn mạch rất lớn sẽ làm hỏng thiết bị này trước khi nó cắt được mạch
điện. Vì vậy, phải kết hợp cầu chì với áptômát dòng cực đại có cái ngắt bằng rơle
nhiệt hoặc khởi động từ có rơle nhiệt.

4.8. AN TOÀN ĐIỆN


4.8.1. Tác dụng của dòng điện đối với con người

Con người bị đặt trong một điện áp sẽ bị tác động của dòng điện đi qua thân
thể. Tùy theo độ lớn của cường độ dòng điện đi qua con người mà mức độ nguy
hiểm khác nhau, làm cho con người có thể bị tê, bị dật, bị tê liệt thần kinh, bị ngừng
hô hấp hoặc chết. Bảng 4.1 trình bày mức độ nguy hiểm phụ thuộc vào cường độ
dòng điện.

Bảng 4.1. Mức độ nguy hiểm con người phụ thuộc vào dòng điện

Cường độ
dòng điện (mA)
Mức độ nguy hiểm

Cường độ
dòng điện (mA)
Mức độ nguy hiểm

0,6-1,5
2-3
12-15
Tê tay
Bị dật
Nhức khớp xưương

20-25
50-80
100
Tê liệt thần kinh

Ngừng hô hấp
Tim ngừng đập

Khi một bộ phận của cơ thể con người chạm vào dây điện thì sẽ có một dòng
điện chạy qua. Độ lớn của dòng điện, ngoài sự phụ thuộc vào điện áp chạm còn phụ
thuộc vào điện trở của con người. Tùy theo đặc điểm, trạng thái và môi trường mà
điện trở của con người nằm trong khoảng 40-100 ngàn ôm.


4.8.2. Những nguyên nhân gây tai nạn về điện

Những trường hợp cụ thể bị tai nạn về điện rất nhiều, nhưng có thể do các
nguyên nhân chính sau đây:


91
- Do con người vô ý chạm vào dây điện hoặc các bộ phận mang điện của các
thiết bị điện. Trường hợp này không phổ biến vì đường dây dẫn điện và các bộ phận
mang điện đều được bảo vệ chu đáo, hơn nữa những người sử dụng điện có sự chú
ý nhất định.

- Do con người chạm phải các bộ phận kim loại không mang điện của các
thiết bị điện (như vỏ động cơ điện chẳng hạn). Nhưng do cách điện của các thiết bị
điện này bị hư hỏng nên rò điện ra vỏ, người ta thường gọi là hiện tượng "chạm
mát". Các thiết bị điện bị "chạm mát" khó phát hiện và rất nguy hiểm, mà người sử
dụng lại hay tiếp xúc luôn nên dễ gây ra tai nạn, vì vậy phải có dây tiếp đất cho các
thiết bị này.

- Do hiên tượng phóng hồ quang điện giữa các bộ phận mang điện áp cao đối
với con người khi khoảng cách giữa con người và các bộ phận mang điện quá nhỏ.

Khi ta đóng cắt điện không đúng quy trình kỹ thuật, tia lửa điện sinh ra cũng có thể
làm cho con người bị bỏng.

- Do điện áp bước khi con người đứng vào khu vực có điện trường. Khi dây
dẫn của mạng điện áp cao bị đứt và rơi xuống đất, sẽ có một dòng điện tản chạy
trong đất và ở mỗi điểm trong khu vực đó đều có điến thế. Điểm càng ở gần nơi dây
dẫn chạm đất có điện thế càng cao. Điểm cách xa khoảng 20 mét coi như điện thế
bằng không. Điện áp giữa hai điểm cách xa nhau khoảng 0,5- 0,8 mét (bằng bước
chân của con người) gọi là điến áp bước. Nếu con người hay súc vật đi trong vòng
có bán kính khoảng 20 mét, kể từ tâm điểm dây dẫn điện áp cao chạm đất sẽ chịu
một điện áp bước và sẽ có một dòng điện chạy qua cơ thể. Vì vậy khi dây dẫn điện
bị đứt và rơi xuống đất (nhất là dây dẫn cao áp), cần phải cắt điện ngay, nếu chưa
kịp cắt thì không cho người và súc vật đi vào vùng nguy hiểm nói trên.

Trên đây là những nguyên nhân chính gây nên những tai nạn về điện. Theo
số liệu thống kê, thì đa số các tai nạn về điện đều xẩy ra ở mạng điện áp 220/380V.
Loại mạng điện áp này đang được dùng phổ biến ở nước ta hiện nay, do đó cần phải
biết các biện pháp bảo vệ an toàn.

4.8.3. Các biện pháp bảo vệ an toàn

Khi sử dụng, sửa chữa các thiết bị điện và đường dây điện, nhất thiết phải áp
dụng các biện pháp bảo vệ an toàn sau đây:

- Đường dây trần tải điện phải đặt cách mặt đất, các vật kiến trúc và nơi sinh
hoạt đúng tiêu chuẩn quy định.
- Đường dây điện đi trong nhà phải là dây bọc có tiết diện đáp ứng yêu cầu
đặt ra. Các chỗ nối hở trên đường dây phải được quấn vải cách điện cẩn thận.
- Phải lắp cầu chì đúng quy định, đảm bảo đúng trị số của dây chì và không
được thay dây chì khác trị số hoặc dây khác loại.

- Hộp cầu dao để đóng, cắt điện phải treo cách mặt đất tối thiểu là 1,5 mét và
có hộp, nắp, khóa cẩn thận.

92
- Các vỏ máy bằng kim loại phải được nối đất. Dây nối đất phải đảm bảo
đúng kỹ thuật và thường xuyên phải kiểm tra
- Không được thay thế, sửa chữa khi các thiết bị máy móc đang nối với mạng
điện.
- Người không có chuyên môn, không có thiết bị kiểm tra, không có thiết bị
bảo hộ lao động thì không được sửa chữa mạng điện và các máy móc thiết bị điện.

- Khi có người bị tai nạn về điện (như bị điện dật chẳng hạn) thì lập tức ngắt
mạch điện bằng cách cắt cầu dao, cầu chì hoặc dùng vật cách điện để làm đứt dây
điện. Để kéo người bị tai nạn ra khỏi mạng điện, phải đi găng cao su hoặc dùng các
vật cách điện khác. Nếu người bị tại nạn bất tỉnh, thì cần phải đặt nạn nhân ở chỗ
thoáng mát, mở hết những chỗ quần áo chật ra và tiến hành hô hấp nhân tạo. Đồng
thời tìm cách nhanh nhất để đưa nạn nhân tới cơ sở y tế điều trị.













×