Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Giáo trình - Kinh doan nông nghiệp chuyên sâu - chương 3 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (440.81 KB, 19 trang )


26

CHƯƠNG 3: KỸ NĂNG XÂY DỰNG CÁC DỰ ÁN KINH DOANH
TRONG NÔNG NGHIỆP
1. Giới thiệu sơ lược về dự án kinh doanh nông nghiệp
1.1 Định nghĩa
Dự án kinh doanh (DAKD) là một tài liệu mô tả cụ thể các công việc trong một
kế hoạch mà đơn vị dự định làm
1.2 Lợi ích của việc lập DAKD
- DAKD giúp xác định rõ hướng đi của đơn vị.
- DAKD là bảng mô tả tóm tắt các hoạt động cụ thể của một kế hoạch, giúp lãnh đạo và
các thành viên trong đơn vị hiểu được trình tự, yêu cầu, đòi hỏi của từng công việc
trong kế hoạch
- DAKD là tài liệu phân tích các điểm mạnh yếu, cơ hội, nguy cơ của đơn vị trong điều
kiện kinh tế thị trường luôn thay đổi, nhằm giúp chủ sở hữu chủ động ra quyết định
trong việc sản xuất kinh doanh
- PAKD là tài liệu có tính thuyết phục cao đối với các đối tác bên ngoài như; khách
hàng, cô đông, tổ chức tín dụng, nhà nước…
2. Các bước xây dựng dự án kinh doanh
2.1 Chuẩn bị ý tưởng làm dự án
Ý tưởng kinh doanh là những dự định mà bạn dự định làm trong tương lai. Các ý tưởng
kinh doanh luôn xuất phát từ những khó khăn hàng ngày nơi bạn đang sinh sống
Ví dụ:
STT

Tình Huống Ý tư
ởng Kinh
Doanh
1 Một bác nông dân nói với anh cán bộ nông nghiệp
“ Dao nay, thương lái mua ép giá qua!”


hợp đồng bao tiêu
nông sản
2 Tiệm sữa xe Honda bị ế khách dự án kiểm tra xe
honda miễn phí cho
khác hàng
3 Đất bãi bồi ven biển nhiều, trên bờ cỏ dại mọc nhiều
dưới tán rừng phòng hộ
Lập dự án “trên dê,
dưới hến”

-Ý tưởng kinh doanh có thể tìm ra được nhờ vào phân tích các vấn đề khó khăn tại nơi
bạn sinh sống
- Giải thích rõ ràng đâu là nguyên nhân dẫn đến khó khăn cho cộng đồng. Khó khăn

27

của cộng đồng, chính là mục tiêu của dự án sẽ làm
Ví dụ: 90% xã viên của HTX trồng lúa, các hộ xã viên luôn làm đơn lẽ trong sản xuất
& tiêu thụ sản phẩm. Do đó, chi phí sản xuất đầu vào thường cao và thu nhập đầu ra
thường thấp và lợi nhuận của từng xã viên không cao.
- Nông dân phải mua vật tư nông nghiệp, phân bón, thuốc trù sâu… với giá cao
- Có nhiều nông dân bán lúa trong cùng một thời điểm, nên giá lúa thường thấp
Đó chính là lý do HTX muốn làm dịch vụ cung cấp vật tư nông nghiệp và bao tiêu sản
phầm.
Phụ lục 1: Bảng câu hỏi để tìm ý tưởng kinh doanh
(chú ý: bảng này chỉ giúp học viên tìm ra ý tưởng kinh doanh, giống như bảng
nháp)
1. Những dự án nào tổ chức của bạn dự định làm trong thời gian tới ?
Dự án thứ 1:……………………………………………………………………
Dự án thứ 2:……………………………………………………………………

D
ự án thứ 3:……………………………………………………………………
2. Cộng đồng nơi bạn sinh sống cần nhất là dự án nào? giải thích tại sao? (chú
ý: chỉ chọn ra 1 dự án)
Dự án cộng đồng cần nhất là………………… Bởi vì……………………………
3. Dự án nào được sự ủng hộ của nhiều đối tượng khác nhau trong cộng đồng
Dự án thứ 1:……… Số người đối tượng ủng hộ (nông dân, chính quyền,
lãnh đạo tôn giáo, thiếu nhi, phụ nữ…)
Dự án thứ 2:…………Số người đối tượng ủng hộ(………………………)
Dự án thứ 3:…………Số người đối tượng ủng hộ (………………………)
4. Dự án nào mà tổ chức của bạn có nhiều cơ hội biến nó thành hiện thực ?
Dự án thứ ?????
5. Dự án nào có khả năng cải thiện được những khó khăn hiện tại của cộng
đồng
6. Dự án nàp phù hợp với các nguồn lực sẳn có của đơn vị
2.2 Mô tả tính cấp thiết của dự án
Tính cấp thiết của dự án là bảng mô tả
- Điều kiện hiện tại của vùng dự án: lý do tại sao dự án có thể làm được? có
thuận lợi gì về mặt tài chính, nhân sự, sự ủng hộ của nhân dân, chính quyền…
- Các khó khăn của cộng đồng trong vùng đang gặp: Nêu các khó khăn của
vùng dự án và kỳ vọng sự phát triển giảm khó khăn sau khi có dự án

28

Ví dụ: Em ở vùng nước nổi huyện An Phú, hàng năm có 4 tháng mùa nước nổi, người
dân rất nông nhàn, không có việc làm, thu nhập thấp. Trong khi mùa nước nổi có nhiều
bông điển điển, thuỷ sản…Do đó em dự định xây dựng dự án làm kinh doanh du lịch
trong mùa nước nổi, dẫn khách du lịch từ Núi Sam Châu Đốc đến An Phú, ăn canh
chua bông điên điển , thưởng thức các đặc sản mùa nước nổi…Như vây, em kỳ vọng
dự án sẽ giải quyết được nhiều lao động nông nhàn trong mùa nước nổi và tăng thu

nhập cho người dân.
- Các thuận lợi về tự nhiên, địa lý… của vùng dự án: Hãy nêu ra các thuận
lợi về mặt điều kiện tự nhiên, địa lý, khí hậu mà chỉ có nơi em làm dự án là tốt nhất,
những vùng khác sẽ không có điều kiện thuận lợi bằng
Ví dụ:
- Nuôi thú hoang dã tại Tri Tôn, An Giang. Do Tri Tôn có nhiều núi và rừng,
nên có điều kiện thuận lợi về đất đai, con giống
- Nuôi cá bè, cá da trơn tại các khu vực vên sông tiền và sông Hâu
- Quýt hồng Lai Vung, Cam Sành Tam Bình, Trà Ôn – Vĩnh Long
- Nghiêu Bình Đại, Ba Tri - Bến Tre
- Các lợi ích cho cộng đồng nhằm giảm khó khăn, tận dụng thuận lợi để
phát triển cộng đồng
Ví dụ: Tính cấp thiết của một dự án chăn nuôi bò
HTX Nông Nghiệp An Châu có 80% xã viên là nông dân, sông xung quanh các
lò gạch của khu vực thị trấn An châu. Ngoai thời gian 2 vụ lúa mỗi năm, các hộ xã viên
rất nông nhàn, không có công việc đồng áng, nhiều hộ xã viên phải đi nơi khác để làm
thuê. Hay vào làm thuê trong các lò gạch. Do đặc điểm khu vực có nhiều lò gạch, nên
các chủ lò gạch thường mua đất từ nơi khác dữ trữ xung quanh nhà để làm nguyên liệu
chính sản xuất gạch.
Các gò đất dự trữ này là điều kiện tốt để các loại cỏ sinh sản tự nhiên. Đây là
nguồn thức ăn dồi dào cho bò. Do đó, dự án chăn nuôi bò vỗ béo tại HTx An Châu ra
đời nhằm: tận dụng nguồn thức ăn tại chỗ, và số lao động nông nhàn tại đại phương.
Nâng cao đời sống của xã viên, và tăng lợi nhuận của HTX.
2.3 Xác định mục tiêu của dự án
Mục tiêu của dự án là những gì công việc, nội dung, hay kết quản mà dự án mong
muốn hay kỳ vọng đạt được
Các mục tiêu của dự án có thể bao gồm
- Lợi nhuận
- Sự phát triển, sự gia tăng, sự lớn mạnh về qui mô, diện tích….
- Các lợi ích cho chủ sở hữu, cộng đồng…


29

- Đối tượng hưởng lợi
Ví dụ:
Mục tiêu của dự án là tăng lợi nhuận của từng hộ xã viên bằng cách giảm chi phí đầu
vào, tăng thu nhập đầu ra trong qua trình sản xuất và tiêu thụ lúa.
- HTX sẽ làm trung gian để xã viên mua vật tư nông nghiệp trực tiếp từ các công ty
- HTX sẽ đại diện cho các xã viên kí hợp đồng bao tiêu sản phẩm với công ty
Ví dụ 2: Mục tiêu của dự án trồng rau nhúc kết hợp nuôi tôm đăng quầng là tăng thu
nhập cho từng hộ nông dân trong mùa nước nổi
Phụ lục 2: Bảng liệt kê và đánh giá mục tiêu của dự án
(chú ý: bảng này chỉ giúp học viên tìm ra và đánh giá các mục tiêu dự án muốn đạt
được, giống như bảng nháp, không nên kèm theo dự án)
Mục tiêu 1 Mục tiêu 2 Mục tiêu 3
Tính chất của mục
tiêu
Tăng, giảm, hạn
chế…
Tăng, giảm, hạn
chế…
Tăng, giảm, hạn
chế…
Lĩnh vực thay đổi
Đối tượng thay đổi
Mức độ thay đổi %, con số %, con số %, con số
Thời gian thay đổi Tháng, năm Tháng, năm Tháng, năm
…………………….
Ví dụ:
Chi phí đầu vào Thu nhập đầu ra

Tính chất của mục tiêu Giảm Tăng
Lĩnh vực thay đổi Trồng trọt (lúa)
Đối tượng thay đổi Chi phí trồng lúa Giá bán lúa
Mức độ thay đổi 30% 20%
Thời gian thay đổi 1 vụ lúa (3-4 tháng)
2.4 Xác định phương pháp và chiến lược thực hiện
Phương pháp & chiến lược thực hiện dự án là việc mô tả chi tiết các kế hoạch của dự
án nhằm: thực hiện được các mục tiêu vừa nêu trên từ lúc khởi đầu cho đến khi kết
thúc dự án
Cần chú ý các vấn đề sau:
- Mô tả cụ thể các các phương pháp định làm
- Nêu lý do và chứng minh tại sao chọn phương pháp này
Để tìm ra được các phương pháp và chiến lược thực hiện, bạn nên tham khảo mục lục
sau
Phụ lục 3: Các câu hỏi để tìm ra phương pháp và chiến lược thực hiện dự án

30

(chú ý: bảng này chỉ giúp học viên liệt kê những gì mình có, lý do tại sao chọn phương
pháp, hay chiến lược…, đây là bảng nháp, không nên kèm theo dự án)
1. Nguồn lực của đơn vị không thể thay đổi được là gì?
- Số vốn hiện có
- Trình độ nhân viên
- Diện tích đất
2. Những hoạt động nào giúp thực hiện được dự án
- Thị trường đầu ra ổn định
- Điều kiệnn tự nhiên thuận lợi
- Trình độ quản lý cao, kinh nghiệm thực tế nhiều
- Sự ủng hộ từ bên ngoài
3. Thời gian bắt đầu và kết thức cho từng hoạt động

4. Ai sẽ đảm trách hoạt động nào (tức phân công cụ thể cho từng thành viên)

Phụ lục 4: Bảng phân công nhiệm vụ
(chú ý: bảng này chỉ giúp học viên hiểu được công việc của từng thành viên, thời gian
thực hiện và cần những hỗ trợ gì cho công tác này. đây là bảng nháp, không nên kèm
theo dự án)
Công việc
Người
phụ trách
thời gian bắt
đầu
và kết thúc
Công cụ
hỗ trợ
1. Viết dự án Phòng kế hoạch
2. Liên hệ với cong ty lương thực Giám đốc
3. Kí hợp đồng với công ty lương thực

Phó giám đốc
4. Quản lý theo dõi
5………………

2.5 Xác định các nhu cầu cần cho dự án
Nhu cầu nguyên vật liệu:
- Cần sử dụng nguyên vật liệu gì, lấy từ nguồn nào.
- Số lượng bao nhiêu, nhập về từng đợt hay một lần. Thời gian, số lượng của từng lô
hàng là bao nhiêu. Thời gian đặt hàng đến khi nhận được hàng là bao lâu.
- Cần dự trữ nguyên vật liệu trong kho là bao nhiêu: Xem xét đến các yếu tố thời gian
đặt hàng, nguồn nguyên vật liệu, yêu cầu của sản xuất, bán hàng
- Kho nguyên vật liệu có cần được bảo quản đặc biệt không, có xảy ra hao hụt hay

hỏng hóc không.

31

- Có cần sử dụng nhà thầu phụ trong quá trình sản xuất không, nếu có thì tỷ lệ thuê
thầu phụ là bao nhiêu phần trăm giá trị của sản phẩm.
- Có sự phụ thuộc vào nhà thầu phụ không. Nếu có, phụ thuộc như thế nào.
Nhu cầu về thiết bị:
Bạn cần trả lời và làm các công việc sau:
- Cần có thiết bị gì: Cân nhắc đến công suất máy, chi phí vận hành, phụ tùng thay thế,
bảo hành, giá cả của thiết bị.
- Xác định thực trạng của thiết bị hiện có: có cần nâng cấp hay thay mới hay không.
- Tổng hợp nhu cầu trang thiết bị thành một bảng riêng.
Nhu cầu về nhân sự (con người)
cần trả lời các câu hỏi sau:
- Dự án cần bao nhiêu người
- Trình độ từng ngươi như thế nào?
- Thời gian cần tường đối tượng bao lâu
Các công trình, cơ sở cần xây mới, đầu tư, sữa chữa:
Bao gồm các nhà xưởng, trạm bơm, phương tiện, công cụ……
Các thiết bị, công cụ, dụng cụ cần mua sắm
Các loại phương tiện, hay kỹ thuật đòi hỏi phải có
2.6 Giải trình nhu cầu tài chính của dự án
Bảng giải trình nhu cầu vốn của dự án
ĐVT (đ)
STT

Nội dung Diễn Giải Tổng
tiền
Tự


Đòi
hỏi
1
Xây dựng mới cơ sở vật chất
2
Mua sắm máy móc thiết bị
3
Khấu hao tài sản, máy móc, nhà kho
4
Nguyên liệu, nhiên liệu, công cụ dụng cụ
5
Nhân công điều khiển.
6
Các chi phí khác hỗ trợ cho dự án
7
Lương
8
Các khoản chi khác (nếu có)
9
……………………
10
……………………
TỔNG CỘNG
Chú ý: Để đơn giản, các bạn có thể tính các chi phí này ở một bảng riêng

32

2.7 Mô tả các hoạt động của dự án
Khi mô tả qui trình sản xuất hay tiến hành của dự án, bạn phải trả lời các câu hỏi sau:

- Các công đoạn sản xuất ra sản phẩm,
- Công đoạn nào làm trước, công đoạn nào làm sau
- Vẽ sơ đồ mô tả quá trình(nếu được)
- Có công đoạn nào phải tách biệt với các công đoạn khác do những lý do về an ninh,
vệ sinh, tiếng ồn
- Có công đoạn nào phải sử dụng hợp đồng phụ không, và chất lượng được quản lý như
thế nào
2.8. Vẽ biểu đồ thời gian thực hiện dự án
Biểu đồ thời gian là một công cụ quản lý, nó là một bảng mô tả thứ tự ưu tiên của các
công việc trong dự án. Nó cho người quản lý biết: thời gian bắt đầu và kết thức của một
công việc, công việc nào ưu tiên làm trước, công việc nào làm sau. Biểu đồ thời gian
giúp cho nhà quản lý điều hành dự án được logic
Biểu đồ thời gian
Thời Gian thực hiện công việc (tháng) Tính chất
Công việc

Tên Công Việc

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

11

12


Viết dự án



Trình dự án với

xã viên


công ty công
ty
công
ty

Kí hợp đồng
Hỗ trợ xã viên
trên đồng ruộng

Thu gom sản
phẩm

Tổng kết dự án


(ghi chú:  biểu thị thời gian không được trễ hơn.
Biểu thị khoảng thời gian của công việc, biểu tượng này dành để biểu diễn
các công việc mang tính dài ngày)
2.9 Phân tích thị trường
Phân tích thị trường là quá trình bạn tìm hiểu các thông tin về thị trường cho dự
án của bạn. Mục đích của việc phân tích thị trường nhằm dự đoán được khả năng tiêu
thụ hàng hoá, hay dịch vụ của dự án bạn đinh làm( dự đoán đầu ra cho sản phẩm).

33

Các vấn đề cần biết khi phân tích thị
- Khách hàng của bạn là ai? họ cần sản phẩm hàng hoá gì?

- Họ từ đâu tới? khách hàng này có đặc điểm gì?
- Khách hàng mua hàng trong thời gian nào?
- Tại sao khách hàng mua hàng của bạn? (mua về sử dụng, mua đi bán lại )
- Làm thế nào để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đảm bảo lợi nhuận cho bạn?
- Khách hàng chấp nhận giá bao nhiêu?
- Khách hàng cần cung cấp thông tin gì khi mua hàng
Phân đoạn thị trường
Phân đoạn thị trường tức là việc chia khách hàng của bạn thành nhiều đối tượng khác
nhau để dễ dàng quản lý và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng
* Phân đoạn thị trường bằng cách chia thị trường theo:
- Khu vực địa lý: tp Hồ chí Minh, cần Thơ, Long Xuyên hay ấp, xã
- Theo đối tượng khách hàng: khách hàng là nam hay nữ, khách hàng là nông dân
hay công nhân viên, khách hàng là người địa phương hay người địa phương khác…
Phân tích cạnh tranh
Giá cả và chất lượng là hai yếu tố quyết định cho việc cạnh tranh của sản phẩm trên thị
trường. Tuy nhiên, còn 3 yếu tố nữa cũng không kém phần quan trọng đó là:
- Địa điểm
- Các dịch vụ hậu mãi sau bán hàng
- Kỹ thuật bán hàng/phục vụ của nhân viên
Khi phân tích tính cạnh tranh trên thị trường, các bạn phải trả lời các câu hỏi sau
- Ai là đối thủ chính, cơ sở của họ ở đâu, đã hoạt động trong lĩnh vực này bao lâu, quy
mô của họ lớn hay nhỏ, thị phần thế nào.
- Đối thủ cạnh tranh có những điểm mạnh, yếu nào?
- Tình hình cạnh tranh trên thị trường của dự án:
+ Tình trạng cung cấp của các đối thủ đang thừa hay thiếu
+ Cách cạnh của đối thủ (các đối thủ có liên kết với nhau để chống lại những
người mới tham gia thị trường không?)
Công cụ phân tích cạnh tranh
Điểm Mạnh (Strengths)
- Những thuận lợi nào bạn có ( ví dụ: chính quyền quan tâm, xã viên ủng hộ, ban quản

trị có trình độ….)
-Những dịch vụ, sản phẩm, công việc nào cơ quan bạn làm tốt

34

Ví dụ: Sản xuất với giá thành thấp, có kinh nghiệm kí hợp đồng với cong tyNhững
nguồn lực nào bạn đang có sẵn
Tóm lại, ở phần này bạn liệt kê ra tất cả những điểm mạnh của của dự án, những điểm
này nó giúp bạn cạnh tranh với đối thủ trên thị trường
Điểm yếu (Weaknesses)
- Cần cải tiến cái gì? (ví dụ: trạm bơm điện cũ, cần sửa chữa
- Những vấn đề gì dự án không thể làm tốt (ví dụ: không thể đóng gói sản phẩm,chỉ
bán sản phẩm thô )
Cơ hội (Opportunities)
- Những hội tốt từ bên ngoài (Vd: UBND tỉnh có chính sách ưu tiên hỗ trợ vốn cho
HTX mới thành lập, được đưa đi đào tạo miễn phí, sắp có sinh viên tốt nghiệp đại học
về làm tình nguyện )
- Những cơ hội tốt từ bên trong (vd: sắp có thêm 50 xã viên mới, mỗi xã viên mua cổ
phần hơn 30 triệu đồng…)
- Các cơ hội mang lại từ thị trường, công nghệ, hay các chính sách của nhà nước….
vd: chính phủ miễn giảm thuế, nhà nước cấp đất cho HTX xây trụ sở…
Đoe doạ, thách thức (Threats)
- Những trở ngại từ bên trong và bên ngoài HTX đang gặp?
VD trở ngại bên trong(kiểm soát được): không thu được tiền làm dịch vụ, thiều kế toán
giỏi…
Vd trở ngại bện ngoài(không kiểm soát được): tình hình lũ lụt thất thường, nguy cơ bể
đê, hàng ngoại nhập …
ĐIỂM MẠNH (M) ĐIỂM YẾU (Y)
CƠ HỘI (H) (M)+(H)= phát huy
kết hợp các điểm mạnh và

cơ hội để phát huy sức cạnh
tranh
(Y)+(H)= cải thiện điểm yếu
Dùng các cơ hội để cải thiện
các điểm yếu, nâng đỡ các
điểm yếu
THÁCH THỨC (T) (M)+(T)= giảm nguy cơ
Dùng các điểm mạnh để dự
đoán, hạn chế ảnh hưởng
của các nguy cơ.làm gi
ảm
nguy cơ cạnh tranh
(Y)+(T)= chiến lư
ợc cải
thiện
kết hợp điểm yếu v
à thách
thức để biết được tình hình
của HTX, từ đó có chiến lược
hành động, nhằm hạn chế các
yếu tố bất lợi
- Những đòi hỏi đặc biệt cho dự án má HTX không đáp ứng đượcWhat obstacles do
you face?

35

Cách phân tích:
Sau khi liệt kê, các bạn đưa các yếu tố trên vào một bảng tổng hợp,nó sẽ giúp bạn có
cái nhìn bao quát về dự án của mình
2.10 Phân tích tài chính

Mục đích: Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư để triển khai PAKD. Tính toán chi phí
cho các hạng mục được trình bày trong các phần trước và chi phí cần thiết khác. Trên
cơ sở đó phân tích tài chính bằng cách tính toán một vài chỉ số tài chính.
Xác định nhu cầu vốn đầu tư vốn
Có thể tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư theo các nội dung sau
1.1. Trang thiết bị và công cụ
- Thiết bị sản xuất
- Chi phí lắp đặt
- Phân xưởng, nhà kho …
- Cơ sở hạ tầng (điện, nước …)
- Phương tiện vận chuyển
- Thiệt bị văn phòng
1.3. Chi phí khởi đầu
- Giải phóng mặt bằng, đền bù
- Khào sát, thiết kế, xây dựng
- Phí tư vấn, pháp lý….
- Phí đăng ký, xin cấp phép
- Phí tuyển dụng đào tạo
- Sản xuất và thử nghiệm sản phẩm
-Quảng cáo ban đầu
- Chi phí thành lập
1.2. Tồn kho đầu kỳ
- Nguyên vật liệu
- Bán thành phẩm
- Thành phẩm
1.4. Vốn lưu động và các chi phí khác
- Chi phí nguyên vật liệu
- Giá thành bán thành phẩm
- Giá thành thành phẩm
- Giá thành hàng hoá đã phân phối

nhưng chưa thanh toán.
- Tiền mặt cần thiết
Trang thiết bị và công cụ
- Xem xét các chi tiết như đặc điểm kỹ thuật của máy móc cần mua sắm, chi phí
xây dựng hay cải tạo nhà xưởng, chi phí lắp đặt, thiết bị văn phòng…
- Cân nhắc xem nên mua hay thuê trang thiết bị.
- Liệt kê các nhà thầu, nhà cung cấp thiết bị tin cậy và phù hợp với điều kiện của
HTX
- Đối với máy móc thiết bị, nhà xưởng hiện có, liệt kê giá mua, giá trị khấu hao,
và giá trị trên sổ sách.
- Tổng hợp tất cả thông tin này trên cùng một bảng.

36

Tồn kho đầu kỳ
- Tất cả hàng hoá, nguyên vật liệu tồn kho điều phải được xác định bằng giá mua
ban đầu.
- Xem xét giá trị của mỗi đơn đặt hàng một cách kinh tế nhất. Cần phải cân đối
giữa việc mỗi lần đặt hàng với số lượng ít để giảm vốn lưu động với việc đặt hàng số
lượng lớn để giảm giá mua.
- Sử dụng các thông tin nào để tính thời gian lưu kho, thiết bị bảo quản hàng lưu
kho … để đảm bảo đáp ứng nhu cầu kinh doanh.
- Tính toán thời gian và chi phí mua nguyên vật liệu.
Chi phí khởi sự khác.
- Tổng hợp thành bảng các loại chi phí, ví dụ chi phí quảng cáo ban đầu, dịch vụ
phí về pháp luật, phí đăng ký kinh doanh, chi phí tuyển dụng lao động….
- Nếu phát sinh các chi phí khác như: chi phí giải phóng mặt bằng, đền bù, thuê
đất…Cần xác định rõ với các nhà chức trách địa phương mức phí chung cho các công
việc này.
Vốn lưu động vá các chi phí khác

Đây là số lượng vốn cần thiết để đảm bảo lượng tiền mặt có sẵn cần thiết, duy trì
kho hàng cũng như hàng hoá đã được phân phối nhưng chưa thanh toán.
Vốn lưu động = tài sản lưu động – Nợ ngắn hạn
Cuối cùng tổng hợp các chi phí trên cùng một bảng chung
Xác định nguồn vốn
Nội Dung Số Tiền (đ)
Vốn góp của xã viên
Vốn vay
Vốn từ ngân sách của chính quyền địa phương
Tổng cộng

Phân tích tài chính
Dự kiến thu chi hàng tháng/ quí/mùa
- Xác định thu nhập và chi phí phát sinh trong tháng, những con số này có thể
khác với số lượng tiền mặt thu được hay phải thanh toán trong tháng đó.
+ Đối với thu nhập: là những khoản thu mà khách hàng phải thanh toán hoá đơn
trong tháng đó.
+ Đối với chi phí: là những khoản phải thanh toán theo hoá đơn trong tháng đó
- Mua sắm nguyên vật liệu, đầu tiên được ghi tăng trong sổ sách kế toán, sau đó

37

được ghi thành chi phí sản xuất khi hàng hoá được bán ra
Dự kiến dòng tiền mặt theo tháng/quí/mùa
Phần này được xác định trên cơ sở dự báo lỗ, lãi hàng tháng; tuy nhiên giá trị
phần này được ghi trên sổ sách khi các hoạt động thanh toán bằng tiền mặt thực sự diễn
ra.
Dự kiến bảng cấn đối tài sản
Thông thường HTX cần dự kiến kết quả tài chính cho ít nhất 1 năm đầu tiên, hoặc thậm
chí dài hơn, nếu đến cuối năm thứ nhất các giao dịch về tài chính và đầu tư chưa hoàn

tất
2.11 Đánh giá hiệu quả dự án
Hãy lấy ví dụ: phân tích hiệu quản sản xuất kinh doanh tại 1 HTX nông nghiệp
a. . Tổng doanh thu………………………………………………… (đồng)



b. Tổng chi phí cho dự án = (1)+(2)+(3)+(4)+(5)+(6)…………………(đồng)
1. Khấu hao tài sản, máy móc, nhà kho…………………….……(đồng)
2. Nguyên liệu, nhiên liệu, công cụ dụng cụ….………….………(đồng)
3. Nhân công điều khiển.…………………………………………(đồng)
4. Các chi phí khác hỗ trợ cho dự án.………………………… …(đồng)
5. Lương cho ban quản trị……………………………….… ……(đồng) (*)
6. Các khoản chi khác (nếu có)………………………….… ……(đồng)

(*) Có 2 cách tính lương cho ban quản trị
Cách 1: tính lương khoán, tức là đại hội xã viên quy định bao nhiêu tiền/ngươi/tháng.
Nếu tính lương theo hình thức này, thì tiền lương cho ban quản trị là một con số cụ thể.
Các bạn cứ để con số đó vào mục số(5).
Ví dụ: chủ nhiệm 01 người: lương 1.000.000 đ/tháng làm 5 tháng. = 5.000.000 đ
- Phó chủ nhiệm 2 người: lương 800.000 đ/tháng, làm 5 tháng = 8.000.000 đ
=> (5) tiền lương ban quản trị là 5.000.000 + 8.000.000 = 14.000.000 đ
cách 2: Tính lương theo phần trăm doanh thu sau khi tru di chi phí tạo nên doanh thu
đó
Tức là các bạn làm như sau:
- Đầu tiên lấy tổng doanh thu trừ đi chi phí tạo nên doanh thu do (tức là tổng các
Doanh Thu = Đơn Giá * Tổng Số Lượng


38


mục (1)+(2)+(3)+(4)+(6)), giả sử ra được kết quả là A
- tiếp theo lấy A nhân vơi tỷ lệ % lương của ban quản trị được hưởng
Ví dụ: Đại hội xã viên thống nhất: tiền lương của tất cả các thành viên trong ban quản
trị làm suốt trong dự án này là 20% doanh thu sau khi trừ đi chi phí tạo nên doanh thu.
Và các số liệu ví dụ như sau
TỔNG DOANH THU……………………………………………20.000.000 (đồng)

TỔNG CHI CHO DỰ ÁN =
(1)+(2)+(3)+(4)+(5)+(6)………….…………………(đồng)
1. Khấu hao tài sản, máy móc, nhà kho……………………3.000.000(đồng)
2. Nguyên liệu, nhiên liệu, công cụ dụng cụ….…………. 5.000.000(đồng)
3. Nhân công điều khiển.………………………………… 4.000.000(đồng)
4. Các chi phí khác hỗ trợ cho dự án.………………………6.000.000(đồng)
5. Lương cho ban quản trị……………………………….….?????????(đồng)
6. Các khoản chi khác (nếu có)………………………….…2.000.000(đồng)
=> (5) tiền lương = 20 tr – (3 tr + 5 tr + 4 tr + 6 tr + 2 tr) = 10 tr
Do đó (5) tiền lương BQT là : 10.000.000 x 20% = 4.000.000
Như vậy tổng chi phí của dự án lúc này là
TỔNG CHI CHO DỰ ÁN =
(1)+(2)+(3)+(4)+(5)+(6)………….………14.000.000(đồng)
1. Khấu hao tài sản, máy móc, nhà kho……………………3.000.000(đồng)
2. Nguyên liệu, nhiên liệu, công cụ dụng cụ….…………. 5.000.000(đồng)
3. Nhân công điều khiển.………………………………… 4.000.000(đồng)
4. Các chi phí khác hỗ trợ cho dự án.………………………6.000.000(đồng)
5. Lương cho ban quản trị………………………………….4.000.000(đồng)
6. Các khoản chi khác (nếu có)………………………….…2.000.000(đồng)
c. Điểm hòa vốn của dự án
Điểm hoà vốn là điểm tại đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí, nghĩa là hoạt đông kinh
doanh không lãi, không lỗ.

Ví dụ: Một chị bán khoai lang. Chị ta đi chợ mua 5kg khoai, giá mỗi kg khoai tại chợ
là 2.000đ/kg. Chi phí cho việc đi mua khoai và đun nấu là 2.000 đồng. Biết rằng giá
khoai đã nấu là 4.000đ/kg. (giả sử số kg khoai trước và sau khi nấu không đổi)
 Tổng chi phí của chị bán khoai là : (5kg x 2.000đ/kg )+ 2.000 = 12.000 đ
 Tổng doanh thu là: 5kg x 4.000 đ/kg = 20.000 đ

39












Như vậy, chị bán khoai bán như thế nào không cần biết, nhưng nếu chị bán được
12.000. Có nghĩa là chi ta đã đạt điểm hoà vốn (huề vốn).
12.000 đ ở ví dụ trên gọi là điểm hoà vốn, hay chúng ta gọi theo cách khác đó là “
ngưỡng cửa sinh lợi”
Từ số liệu trên ta có 2 cách tín điểm hoà vốn.



=> Điểm hoà vốn theo số tiền là = 12.000 đ











d. Lợi nhuận thuần (Lợi nhuận trước thuế) …. (đồng)
Là lợi nhuận còn lại sau khi lấy doanh thu trừ đi tất cả các chi phí tạo nên doanh thu
đó. (tức là lợi nhuận này chưa nộp thuế cho nhà nước)
ĐIỂM HOÀ VỐN XẢY RA KHI: DOANH THU = CHI PHÍ
b
ắt đầu dự án

Lợi nhuận âm (-)
Đi
ểm ho
à v
ốn

Lợi nhuận = 0
SINH L
ỜI

$
ĐHV
THEO SỐ LƯỢNG
=


Tổng chi Phí
Giá/đơn vị
ĐHV

THEO SỐ TIỀN (CHÍ PHÍ)
=

TỔNG CHI PHÍ
ĐHV

THEO SL khoai
=

12.000
4.000
= 3kg

Như vậy, chị bán khoai khi nào bán được 3kg khoai là đạt điểm hoà vốn

40





Ví dụ: lấy số liệu ở ví dụ trên
Tổng doanh thu (I) = 20.000.000
Tổng chi phí(II) = 14.000.000
=> Lợi nhuận thuần (III) = (I) –(II) = 20.000.000 – 14.000.000 = 6.000.000
e. Lợi nhuận ròng :(Lợi nhuận sau thuế) ………. (đồng)

Lợi nhuận ròng: là lợi nhuận sau khi đã nộp thuế cho nhà nước.



Muốn tìm được lợi nhuận ròng các bạn làm 2 bước
a. Số tiền thuế phải nộp = Lợi nhuận thuần (III) x tỷ lệ thuế suất
Tỷ lệ thuế suất hiện nay là 28%
b. Lợi nhuận ròng = lợi nhuận thuần - số tiền thuế đã nộp cho nhà nước
Ví dụ: lấy các số liệu ở trên, thuế doanh nghiệp HTX phải nộp là 32%
=> số tiền thuế phải nộp = 6.000.000 x 32% =
= 1.9200.000
=> Lợi nhuận ròng (IV) = Lợi nhuận thuần (III) - tiền thuế phải nộp
= 6.000.000 – 1.920.000 = 4.080.000
Số tiền lợi nhuận ròng 4.080.000 là số tiền còn lại của HTX, HTX chỉ việc trích lập
các quỹ và chia lai cổ phần cho xã viên
f. Tổng các quỹ trích lại HTX= (1)+(2)+(3)+(4) ……………… (đồng)
1. Quỹ tái sản xuất……………………….% * (V)
2. Quỹ phúc lợi – khen thưởng………… % * (V)
3. Quỹ dự phòng…………………………% * (V)
4. Quỹ đào tạo…………………………….% * (V
Ví dụ: lấy số liệu trên.
Đại hội xã vịen qui định trích: quỹ tái sản xuất 20%, quỹ phúc lợi khen thưởng 5%,
quỹ dự phòng 5%, quỹ đào tạo 2%
1. Quỹ tái sản xuất = 20% * 4.080.000 = 816.000
(IV) = (I)
-
(II)

Lợi nhuận thuần= Doanh thu - chi phí
(V) = (IV) – Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.


41

2. Quỹ phúc lợi – khen thưởng =5% * 4.080.000 = 204.000
3. Quỹ dự phòng =5% * 4.080.000 = 204.000
4. Quỹ đào tạo =2% * 4.080.000 = 81.600
Tổng 32% lợi nhuận r
òng 1.305.600
Như vậy tổ số tiền trích lại các quỹ của HTx là = 1.305.600
=> số tiền con lại để đem chia lãi cổ phần là 4.080.000 - 1.305.600 = 2.774.400
g. Chia lãi / đơn vị vốn góp (ĐVVG) …………. (đồng)
Số tiền sau khi trích lập các quỹ đó là tiền lãi cổ phần. Các bạn phải tính ra số tiền lãi
của mỗi cổ phần, sau đó phân chia lãi cho xã viện




Ví dụ: theo số liệu trên
Tổng số tiền lãi cổ phần là 4.080.000 - 1.305.600 = 2.774.400





Ví dụ: HTX có 7 xã viên, tổng số cổ phần quy định là 20 cổ phần







Như vậy, mỗi cổ phần sẽ nhận được số tiền lãi là 138.720 đ. Số tiền phát cho từng xã
viên =số tiền lãi là 138.720 x số cổ phần của họ (bảng).
2.11 Cấu trúc của một bảng đề xuất dự án
Đây là công việc sau cùng của dự án, các bản in ra và sắp xếp theo thứ tự sau
1. Trang bìa
Trang bìa của dự án kinh doanh thường gồm có


Lãi /cổ phần (Lãi vốn góp) =
T
ổng tiền l
ãi c

ph
ần

Tổng số cổ phần
T
ổng tiền l
ãi c
ổ phần = Tổng lợi nhuận r
òng
-
T
ổng các quỹ đa trích





Lãi /cổ phần=
2.774.400
20
= 138.720 d/cp

42

- Tên cơ quan nhà nước chủ quản lý (UBND)
- Quốc hiệu Việt Nam: ( Cộng hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc)

STT

Tên xã Viên Số cổ
phần
Số tiền lãi được
nhận
(đồng)
1 Mới 1 138.720
2 Thành 3 416.160
3 Châu 4 554.880
4 Phú 2 277.440
5 Đốc 5 693.600
6 Sơn 2 277.440
7 Tôn 3 416.160
Tổng 20 2.774.400

- Tên dự án sản xuất kinh doanh
- Tên & địa điểm của tổ chức lập dự án: (HTX An Giang – Thành Phố Long Xuyên, Tổ
liên kết sản xuất Châu Đốc - Thị xã Châu Đốc…)

- Biểu tượng của tổ chức
- Địa chỉ liên hệ: (ấp (khóm), xã (Phường), Huyện (Thị Trấn), Tỉnh (Thành phố). Số
điện thoại, fax.
- Thời gian thực hiện
2. Tóm tắt tổng hợp
Trang tóm tắt
Trình bày vắn tắt nội dung của dự án bao gồm các nội dung chủ yếu sau
- Tên đơn vị, địa chỉ, ngành nghề sản xuất kinh doanh
- Tên dự án
- Mục tiêu/kết quả kỳ vọng
- Các tính toán về tài chính: chi phí đầu tư, doanh thu dự kiến, lợi nhuận dự kiến
- Các chỉ số phân tích tài chính và kế hoạch trả nợ ( nếu có vay ngân hàn)
Trang mục lục
Phần nội dung của toàn bộ dự án (tức bạn in toàn bộ 10 bước đa làm)

43

Các phụ lục kèm theo
TÓM TẮT CHƯƠNG
Dự án kinh doanh (DAKD) là một tài liệu mô tả cụ thể các công việc trong một
kế hoạch mà đơn vị dự định làm
Các bước xây dựng dự án kinh doanh
* Chuẩn bị ý tưởng làm dự án
Ý tưởng kinh doanh là những dự định mà bạn dự định làm trong tương lai. Các ý tưởng
kinh doanh luôn xuất phát từ những khó khăn hàng ngày nơi bạn đang sinh sống
-Ý tưởng kinh doanh có thể tìm ra được nhờ vào phân tích các vấn đề khó khăn tại nơi
bạn sinh sống
- Giải thích rõ ràng đâu là nguyên nhân dẫn đến khó khăn cho cộng đồng. Khó khăn
của cộng đồng, chính là mục tiêu của dự án sẽ làm
* Mô tả tính cấp thiết của dự án

- Điều kiện hiện tại của vùng dự án:
- Các khó khăn của cộng đồng trong vùng đang gặp
- Các thuận lợi về tự nhiên, địa lý… của vùng dự án:
* Xác định mục tiêu của dự án
Các mục tiêu của dự án có thể bao gồm
- Lợi nhuận
- Sự phát triển, sự gia tăng, sự lớn mạnh về qui mô, diện tích….
- Các lợi ích cho chủ sở hữu, cộng đồng…
- Đối tượng hưởng lợi
* Xác định phương pháp và chiến lược thực hiện
Phương pháp & chiến lược thực hiện dự án là việc mô tả chi tiết các kế hoạch của dự
án nhằm: thực hiện được các mục tiêu vừa nêu trên từ lúc khởi đầu cho đến khi
* Xác định các nhu cầu cần cho dự án
*Giải trình nhu cầu tài chính của dự án
* Mô tả các hoạt động của dự án
* Vẽ biểu đồ thời gian thực hiện dự án
* Phân tích thị trường
* Phân tích tài chính
* Đánh giá hiệu quả dự án
Cấu trúc của một bảng đề xuất dự án
1. Trang bìa

44

2. Tóm tắt tổng hợp
Trang tóm tắt
Trang mục lục
Phần nội dung của toàn bộ dự án (tức bạn in toàn bộ 10 bước đa làm)
Các phụ lục kèm theo


CÂU HỎI ÔN TẬP
Bài tập nhóm: Trên cở sở điều kiện kinh tế xã hội của địa phương. Anh ( chị ) hãy đề
xuất hoạt động kinh doanh một loại nông sản .

×