Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.93 KB, 4 trang )
Chẩn đoán Ung thư tế bào gan (HCC)
Hình ảnh HCC
Chẩn đoán Ung thư tế bào gan (HCC) dựa trên xét nghiệm máu (Alpha-
Fetoprotein), chẩn đoán hình ảnh (siêu âm, CT scan, chụp cộng hưởng từ MRI) và sinh
thiết khối u gan để phân loại về mặt mô học. Bước kế tiếp là phân giai đoạn của khối u
để có thể hoạch định một chiến lược điều trị thích hợp.
Các bước để chẩn đoán HCC
A- Alpha-Fetoprotein (AFP)
Lượng Alpha-fetoprotein đo bằng cách xét nghiệm máu. Alpha-fetoprotein
(AFP) là một chỉ điểm ung thư thường tăng ở từ 60% đến 70% bệnh nhân ung thư tế
bào gan (hepatocellular carcinoma= HCC). Bình thường, AFP ở mức < 10 ng/ml,
nhưng thường tăng đến mức giới hạn (10 đến 100 ng) ở những bệnh nhân viêm gan
mãn. Tuy nhiên, tất cả những bệnh nhân có trị số AFP tăng cao đều nên được tầm soát
HCC (bằng siêu âm bụng, CT scan hoặc MRI) đặc biệt khi AFP tăng hơn so với trị số
căn bản ở các xét nghiệm đã làm trước đây. Theo kinh nghiệm, khi trị số AFP tăng lên
đều đặn thì chẩn đoán HCC hầu như chắc chắn. Độ chuyên biệt của AFP rất cao nếu
trị số vượt qua 400 ng/ml. Các carcinom quái (teratocarcinoma) không biệt hoá và
carcinom tế bào phôi thai (embryonal cell carcinoma) của tinh hoàn hay buồng trứng
có thể cho kết quả dương tính giả, nên chúng cần phải được đưa vào phần chẩn đoán
phân biệt tăng AFP.
Thời gian để trị số AFP tăng gấp đôi là từ 60 đến 90 ngày. Do đó, nên kiểm tra
AFP mỗi 3 đến 4 tháng để tầm soát HCC ở các bệnh nhân xơ gan có nguy cơ cao
(viêm gan C, viêm gan B, và bịnh máu nhiễm sắt hemochromatosis).
B- Chẩn Đoán Hình Ảnh
Độ chính xác trong chẩn đoán của siêu âm, CT, MRI và chụp động mạch tuỳ
thuộc nhiều yếu tố: tính chuyên nghiệp của bác sĩ (đặc biệt đối với siêu âm), độ tinh
xảo của trang thiết bị và kỹ thuật, sự hiện diện của xơ gan và, quan trọng nhất là kinh
nghiệm của người đọc kết quả. Đối với những u nhỏ (<2 cm), độ chính xác của chẩn